Ngày 01/5/2011, hàng triệu con tim Công giáo khắp thế giới rung lên niềm vui trước biến cố lịch sử trọng đại: Đức Gioan Phaolô II, vị Cha Chung một thời của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ được Giáo Hội tuyên phong Chân phúc sau khi nhìn nhận các nhân đức anh hùng của ngài.
Đặc biệt người dân Ba Lan tri ân và hãnh diện có một vị Giáo chủ yêu nước đã góp phần quan trọng và chính yếu vào việc thay đổi cục diện thế giới.
Riêng người Công giáo Việt Nam gần đây càng ngày càng tỏ rõ ý chí “không sợ” đáp lại lời hiệu triệu “Đừng Sợ!” của Đức Giaon Phaolô II, như mọi người thấy qua các biến cố Tòa Khâm sứ Hà Nội, các Giáo xứ Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Tòa, Loan Lý, Cồn Dầu vân vân…,.
Điển hình mới nhất là những cuộc tập hợp công khai và đông đảo người Công giáo tại các nhà thờ ở nhiều giáo xứ miền Bắc VN để cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt giữ trái phép khi hai vị này đứng về phía công lý trong vụ xử án luật sư Cù Huy Hà Vũ ngày 04/4/2011.
Tinh thần bất khuất, “không sợ” ấy bất ngờ đã mang lại một kết quả như là đòn đánh phủ đầu khiến nhà cầm quyền CSVN từ kẻ độc tài tự cho mình vô địch không sợ ai, bỗng khiếp hãi, chùn tay, lập tức trả tự do cho hai nhà đấu tranh bênh vực cho chính nghĩa Công lý và nhân quyền sau 9 ngày 10 đêm bị giam giữ trái phép.
Những biểu lộ lòng “không sợ” đang lan tỏa trên quê hương Việt Nam, khiến Đức Giám mục Ngyễn Thái Hợp, Chủ tịch UBCL&HB trực thuộc HĐGMVN cũng đã tỏ rõ khí khái không sợ: Ký tên vào kiến nghị đòi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Ls Cù Huy Hà Vũ.
Hy vọng, với lễ tuyên phong Chân phúc cho Vị Cha Chung của người Công Giáo, Đức Gioan Phaolô II biểu tượng của tinh thần bất khuất, tất cả các đấng bậc ở VN cũng sẽ thoát ra khỏi nỗi sợ và vùng lên theo lệnh truyền của Đấng Chân Phúc: “ĐỪNG SỢ!”
Lòng yêu nước của Chân phúc Gioan Phaolô II
Trong tác phẩm nhan đề “Pope John Paul II An Intimate Life[1]” xuất bản bằng tiếng Anh năm 2007, ký giả Caroline Pignozzi, nữ phóng viên quốc tế nổi danh của tạp chí Paris Match (Pháp) viết về lòng yêu nước của Đức Gioan Phaolô II đối với Tổ quốc Ba Lan đại ý rằng: Dù ngồi trên ngai Giáo hoàng, đảm nhận trọng trách người Cha Chung của Công giáo toàn cầu, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vẫn giữ trong tim Ngài tình yêu nồng thắm đối với quê hương tổ quốc mình.
Thật vậy, tình yêu Tổ quốc chiếm một chỗ đứng quan trọng trong trái tim của Đức Gioan Phaolô II. Điều hiển nhiên đó không ai chối cãi và chính ĐTC cũng đã minh thị trong một bài giảng của ngài vào năm 1982 tại Krakow, tổng giáo phận mà ngài đã từng coi sóc trước khi lên ngôi giáo hoàng: “Ba Lan là Tổ quốc của tôi, cho dù tôi đã trở thành Giáo hoàng và cả thế giới đang là quê hương của tôi. Tôi còn nặng nợ với đất nước Ba Lan của tôi. Đây là một xứ sở chịu đau khổ triền miên; nó giúp tôi cảm thông với những ai chịu khổ đau vì chẳng những bị cướp lấy tất cả những phần vật chất của cuộc sống mà còn bị tước đoạt đến cả quyền tự do. Cho nên, đối với tôi, tình liên đới với những người đau khổ là một tình cảm tự nhiên.”
Chính dòng máu Ba Lan và truyền thống văn hóa Kitô giáo trong con người Ba Lan của Đức Gioan Phaolô II là nhân tố liên kết chặt chẽ ngài với đất mẹ của ngài. Lịch sử đau thương trải dài trên đất nước Ba Lan cũng góp phần không ít nung nấu ý chí đấu tranh kiên cường trong con người Ba Lan của Đức Hồng y Tổng Giám mục Karol Wojtyla, tức Giáo hoàng Chân phúc Gioan Phaolô II.
Ba Lan, một đất nước bị xâu xé
Ba Lan đã trải qua những thời kỳ lịch sử vinh quang thì ít, tủi nhục thì nhiều. Từ thế kỷ 15, Ba Lan đã bị sáp nhập vào hai nước Lithuania và Livonia, rồi lại là thành phần của nước Ukraine.
Kế đó, trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nga năm 1611, quân đội Ba Lan đã đánh bại đoàn quân Nga và đã tiến sâu vào đất Nga, chế ngự Mạc Tư Khoa. Nhưng chẳng bao lâu sau, quân Nga cấu kết với quân Phổ (Russians-Prussians) kéo đại quân mở cuộc phản công chinh phạt Ba Lan, khiến đầu thế kỷ 18 Ba Lan lại bị chia cắt và chịu sự thống trị của giặc ngoại xâm: phía bắc thuộc về Nga, phía nam do người Phổ thống trị. Dân Ba Lan đấu tranh vô vọng cho sự thống nhất của đất nước, vô vọng chống lại sự xâu xé của các cường quốc lân bang.
Mãi cho đến ngày 28/6/1919, Hiệp định Versailles (Hiệp ước kết thúc Thế Chiến I) mở ra cho Ba Lan con đường thống nhất. Nhưng 20 năm sau, năm 1939, Thế chiến II bùng nổ, Hitler của Đức Quốc Xã và Staline của Cộng sản Liên Xô lại cấu kết nhau xua quân chia cắt Ba Lan một lần nữa.
Với Hòa ước bất tương xâm ký kết ngày 14/8/1939 giữa Đức Quốc Xã và Cộng sản Liên Xô, vùng lãnh thổ Ba Lan phía tây ba con sông Narew, Vistula và San thuộc về Đức Quốc Xã. Vô số thường dân Ba Lan trong đó có người Ba Lan gốc Do Thái, bị tàn sát dã man.
Còn phía đông Ba Lan thì do quân Xô Viết chiếm đóng. Quân này cũng dữ tợn và man rợ không kém quân Đức Quốc Xã. Cụ thể, sau khi Hồng quân Liên Xô đánh bại Đức Quốc Xã, năm 1940 mật vụ Liên Xô đã tàn sát hàng vạn con dân ưu tú của Ba Lan, điển hình là vụ thảm sát tập thể và chôn sống hơn 22, 000 sĩ quan Ba Lan tại vùng rừng Katyn. Cộng sản Liên Xô đã từng lấp liếm vụ này và đổ lỗi cho quân Đức, nhưng cuối cùng giới lãnh đạo Nga đã phải thừa nhận tội lỗi và lên tiếng thú lỗi công khai sau khi nhiều tài liệu từ hồ sơ mật được công bố[2].
Kết thúc Thế Chiến II, Hiệp ước Yalta[3] lại công nhận một Ba Lan thống nhất. Nhưng oái oăm thay! Cũng chính Hiệp Ước này đặt Ba Lan vào vùng kiểm soát của Cộng sản Xô Viết, khiến Ba Lan bị “Xô Viết hóa” và xích hóa cùng lúc với các quốc gia Trung Âu khác như Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Romania, Albania, Nam Tư và Đông Đức…
Cũng như tại các nước bị chế độ Cộng sản thống trị, người dân Ba Lan chịu bách hại, ngược đãi và bị tước đoạt hết mọi quyền tự do chính đáng của mình trải dài nhiều thập niên. Người Ba Lan mất tất cả, trừ niềm tin Kitô giáo. Niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa toàn năng trở thành vũ khí thiêng liêng bén nhọn độc nhất mà người Ba Lan kiên cường bảo vệ để âm thầm đối đầu với bạo quyền Cộng sản cho tới khi điều kiện chín muồi cho phép họ vùng lên.
Vị Chủ Chăn Ba Lan can đảm công khai lãnh đạo người Công giáo Ba Lan chống lại chế độ Cộng sản vô thần trong giai đoạn đầu là ĐHY Wyszynski. Bị đàn áp liên tục bởi chế độ độc tài toàn trị và bị tước lột quyền Chủ chăn, ĐHY Wyszynski đã nảy ra sáng kiến mới là cổ võ việc sùng kính Đức Mẹ bằng hình thức cung nghênh tượng Đức Mẹ Đen ở Czestochowa xuyên qua khắp mười ngàn làng mạc và giáo xứ trong nước như là một động thái vừa tuyên dương đức tin Công giáo vừa biểu lộ sự phản kháng chống lại chính sách cai trị hà khắc của Cộng sản.
Ngày 13/01/1946, sau khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Krakow, Đức Karol Wojtyla dấn thân vào đường hướng mà Giáo chủ Wyszynski đã hoạch định. Đức Cha Karol Wojtyla cho tiến hành ngay việc cung nghênh tượng Đức Mẹ Đen khắp Tổng Giáo phận trực thuộc.
Khi Đức TGM Karol Wojtyla được ĐGH Phaolô VI cất nhắc lên Hồng Y vào 26/6/1967, nhà cầm quyền Cộng sản tại Liên Xô cũng như tại Warsova mở cờ trong bụng. Họ tin đây là “thắng lợi” của chủ nghĩa Cộng sản, vì lầm tưởng Đức TGM Wojtyla sẽ mềm dẻo với Cộng sản hơn so với đường lối cứng rắn bất khoan nhượng của ĐHY Giáo chủ Wyszynski. Bên cạnh đó, nhân khi “đồng ý” cho Đức TGM Karol Wojtyla nhận mũ Hồng Y, cơ quan mật vụ Cộng sản tìm cách gài vị tân Hồng y mà họ tin là “tiến bộ” vào cái “bẫy” thỏa hiệp với Cộng sản chống lại vị Giáo chủ “bảo thủ,” hòng gây chia rẽ trong Giáo Hội Công giáo Ba Lan. Nhưng Đức tân Hồng y Wojtyla không hề có một lời nói, thái độ hay hành động nào tỏ dấu hiệu hạ mình “đối thoại” tìm đường thỏa hiệp với Cộng sản hay tỏ ra ít nhiều mâu thuẫn gì với Đức Hồng Y Wyszynski, trái lại ngài luôn đóng vai trò nhà lãnh đạo “Giáo Hội thầm lặng” và luôn sát cánh với vị Giáo chủ đàn anh đáng kính của mình. Trong mọi trường hợp, ĐHY Karol Wojtyla đều đứng về phía lập trường đấu tranh của Đức Hồng Y Wyszynski.
Lẽ nào một công dân nước xhcn lên ngôi giáo hoàng?
Ngày 16/10/1978, tại Mật Nghị Hồng Y ở Vatican để tuyển chọn Đấng kế vị Đức Gioan Phaolô I mới băng hà sau một tháng trên ngai Giáo hoàng, ĐHY Karol Wojtyla của Ba Lan được Hống Y đoàn đồng thanh bầu chọn. Ngài nhận danh hiệu Gioan Phaolô II.
Nhà cầm quyền Cộng sản cả Liên Xô lẫn Ba Lan lại một lần nữa hí hửng cho rằng ý thức hệ Cộng sản sắp toàn thắng khi một “người con của đất nước xã hội chủ nghĩa” lên nắm quyền lãnh đạo Công Giáo toàn thế giới!
Sau một thời gian dài sát cánh với các hoạt động của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ký giả Công giáo người Mỹ nổi tiếng, George Weigel, đã cống hiến độc giả ít nhất 15 tác phẩm chuyên đề về vị giáo hoàng thời đại này. Đáng chú ý nhất là quyển The Final Revolution: The Resistance Church and the Collapse of Communism – Cuộc Cách mạng cuối cùng: Giáo Hội đối kháng và sự Sụp Đổ của chủ nghĩa Cộng Sản.
Nhưng đầy đủ nhất và phong phú nhất là tác phẩm nghiên cứu dày hơn 1000 trang nhan đề Witness to Hope: The Biography of Pope John Paul II – Chứng Nhân Hy Vọng: Tiểu Sử Giáo Hoàng Gioan Phaolô II do Happer Collins Publishers xuất bản tại New York năm 1999.
Theo Weigel qua tác phẩm này, khi hay tin Đức Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử giáo hoàng, phản ứng đầu tiên của Liên Xô là im lặng như thể mừng thầm với việc giáo chủ xuất thân từ miền đất xã hội chủ nghĩa trở thành nhà lãnh đạo tôn giáo lớn nhất thế giới. Người Cộng sản tin rằng “không còn nữa thời đại của những giáo chủ Công Giáo người Ý chống Cộng”, và họ coi đó là “dấu chỉ bước đường cùng của chủ trương chống Cộng mà Giáo Hoàng Piô XII đã cổ võ.”
Tuy nhiên, sau khi Cơ quan Mật vụ Liên Xô KGB do Yuri Andropov cầm đầu khám phá ra những nghi vấn “đáng quan ngại” về vị tân giáo hoàng thì Đảng CS Liên Xô giật mình. Một viên chức cao cấp Liên Xô đã phải thốt lên: “người Sô Viết thà chọn Aleksandr Solzhenitsyn[4] làm Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc hơn là thấy một giáo sĩ Ba Lan lên làm giáo hoàng.”
Vô cùng giận dữ trước việc “ngành an ninh mật vụ Cộng sản lỏng lẻo” để cho Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử Giáo hoàng, lãnh tụ Đảng CS Sô Viết đã cật vấn viên chỉ huy mật vụ Liên Xô KGB ở Ba Lan: “Làm sao lại có chuyện bầu chọn một công dân nước xã hội chủ nghĩa lên ngôi giáo hoàng?” Viên chỉ huy Mật vụ Ba Lan trả lời: “Việc này đồng chí lãnh đạo nên hỏi Rôma hơn là hỏi Varsovie.” (Witness to Hope, Chương 12, do André Nguyễn Văn Châu trích dẫn trong “In the Eye of the Storm – Giữa Trung Tâm Bão,” trang 278-281).
Bấy giờ phía chính quyền Cộng Sản Ba Lan lúng túng chẳng biết mình nên mừng hay nên sợ. Mừng vì ít ra đất nước Ba Lan cũng hãnh diện về người con ưu tú của Tổ quốc được chọn làm nhà lãnh đạo Công Giáo hoàn vũ. Nhưng họ lại sợ Ba Lan sẽ rơi vào tình trạng khó xử và sợ rằng chính bản thân họ, những người đang lãnh đạo Ba Lan, có thể sẽ là nạn nhân của những “đột biến” không lường trước vì họ biết rất rõ bản lãnh và lòng cương trực của vị tân giáo hoàng chắc chắn sẽ làm thay đổi cục diện chính trị trong nước, điều mà Bộ Chính trị Cộng đảng Liên Xô đã ngầm cảnh báo họ với những mật lệnh răn đe nghiêm khắc.
Về thăm quê
Vừa lên ngôi Giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô II tỏ ý muốn về thăm quê hương. Dĩ nhiên, Cộng sản Ba Lan không thể gật đầu hay lắc đầu khi chưa nhận được chỉ thị từ Điện Cẩm Linh ở Mạc Tư Khoa. Dù ở thế lưỡng nan, trước thế giới, Mạc Tư Khoa không thể nào từ chối quyền về thăm quê của một công dân Ba Lan nay đang trở thành nhà lãnh đạo Công giáo thế giới!
Thế là ngày 02/6/1979, ĐGH Goan Phaolô II mở chuyến tông du về thăm quê Ba Lan.
Ký giả Andrew Curry (tờ US News & World Report) trong bài báo nhan đề “Về Quê” đề ngày 02/4/2005 ghi nhận rằng, ngay sau khi được tin Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử giáo hoàng, nhận được lệnh đảng, tất cả giáo viên các trường học Ba Lan đồng loạt cảnh báo học sinh của họ: “Giáo hoàng là kẻ thù của chúng ta. Bởi vì ông ta là người có tài khôi hài và thường đưa ra những câu chuyện vừa hài hước hấp dẫn vừa bao hàm nhiều ý nghĩa rất thâm độc nhằm đánh vào chế độ ta, nên ông ấy là một người nguy hiểm.”
Vả lại quyền bính của vị giáo hoàng là một biểu tượng tinh thần cực kỳ quan trọng khiến nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan rất lo ngại nếu ĐGH về thăm quê hương, thì quyền thống trị của họ thế nào cũng lung lay trước khi bị hủy diệt. Tình hình như vậy sẽ thật bi đát cho họ, bởi lẽ, như nhà báo Andrew Curry nhận xét, “sau bao thập niên Cộng Sản thống trị Ba Lan, dĩ nhiên bất cứ một khúc rẽ nào cũng sẽ mang đến một thảm họa cho di sản văn hóa vô thần của họ. Họ nghĩ rằng, cách duy nhất để đối phó với uy tín của ĐGH là làm sao cho dân chúng Ba Lan thấy chỉ có lớp thế hệ già nua mới nồng nhiệt đón chào vị tân giáo hoàng khi vị này trở về thăm quê mình.”
Cộng Sản Ba Lan tuân theo mật lệnh của Xô Viết tăng cường chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc uy tín của ĐGH, cố làm cho giới công nhân và giới trẻ Ba Lan coi thường hay lơ là với chuyến trở về quê hương của ngài.
Ít ai ngờ chuyến tông du đầu tiên của ĐGH Gioan Phaolô II về thăm quê lại là bước khởi đầu một khúc quanh lịch sử thay đổi bộ mặt Ba Lan và cả châu Âu cùng toàn thế giới.
Kể từ khi ĐGH đặt chân trên quê hương ngày 02/6/1979 cho tới khi rời khỏi Ba Lan chín ngày sau, chuyến hồi hương của ngài là một biến cố mang cả tầm vóc quốc gia lẫn quốc tế, mặc dầu nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan nỗ lực bằng mọi giá hạ thấp tầm quan trọng của cuộc tông du ấy. Các đài truyền hình nhà nước cố tình không cho khán thính giả Ba Lan thấy đám đông hàng triệu dân chúng nồng nhiệt đón chào Đức Thánh Cha trên khắp các thành phố ngài đi qua, thay vào đó người ta chỉ cho chiếu lên màn ảnh vị Chủ Chăn “cô đơn” với một ít nữ tu già vây quanh.
Lời hiệu triệu cho người Ba Lan: “Đừng sợ!”
Trong chuyến viếng thăm quê hương Ba Lan, Đức Gioan Phaolô II thường xuyên lặp lại lời mời gọi khẩn thiết: “Đừng sợ!” Lời hiệu triệu ấy nhắc lại sứ điệp đầu tiên của ĐTC trong Lễ Đăng quang Giáo hoàng ngày 22/10/1978 và cũng là lời Chúa Giêsu dạy (Mt. 10, 26; Lc. 12, 32) “Các con đừng sợ!”
Nhiều tín hữu Công giáo và hầu như mọi người trên thế giới có vẻ không chú ý mấy tới ý tưởng “đừng sợ” mà ĐTC đã bộc bạch trong lời chào nhậm chức của ngài dầu ngài đã triển khai ý tưởng ấy khá minh bạch: “Các con đừng sợ đón chào Chúa Kitô và đón nhận quyền năng của Người. Các con hãy giúp đỡ vị giáo hoàng và hết thảy những ai ước ao phụng sự Chúa Kitô, và nhờ quyền năng của Chúa Kitô mà phục vụ con người cùng toàn thể nhân loại.”
Mãi cho đến ngày 08/6/1979, khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trở về Ba Lan thăm lại Krakow, giáo phận cũ của mình, lời hiệu triệu của ngài lại vang vọng, bấy giờ ý tưởng đấu tranh mới được mọi người chú ý tới: “Không có điều gì khiến chúng ta phải sợ hãi. Mọi biên cương phải được mở thông.” Chẳng phải chỉ người dân Ba Lan mà cả thế giới đều nhận ra từ lời hiệu triệu đanh thép ấy một thông điệp hết sức cấp bách: Đừng sợ! Hãy tiến lên! Mở rộng biên cương của tự do, dân chủ, nhân quyền và dân quyền!
Ngày 10/6/1979, trong Thánh Lễ tại Bolnie (Ba Lan) kỷ niệm 900 năm Thánh Giám mục Stanislas tử đạo, trước hàng triệu tín hữu Ba Lan, ĐTC lại nhắc nhỏ quần chúng “hãy hưng phấn và kiên vững… Nhờ đức tin, và với đức tin, anh chị em sẽ không khi nào phải sợ hãi.”
Vâng! Nhờ đức tin và với đức tin, người Công giáo chắc chắn sẽ vượt qua nỗi sợ! Nhưng “đừng sợ” để làm gì? Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chỉ rõ: “Các con đừng sợ. Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô. Để quyền năng Chúa thực thi ơn cứu độ, các con hãy mở thông biên giới các quốc gia, mở thông các hệ thống chính trị và kinh tế, mở thông các lãnh vực rộng lớn của văn hóa, văn minh và phát triển,.”
Lời hiệu triệu “Đừng sợ!” vang lên khắp nước Ba Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh, từ miền duyên hải tới các vùng đồi núi xa xôi, từ nơi xưởng tàu tới các hầm mỏ.
Lời hiệu triệu ấy chẳng những được chuyển tải nhanh chóng trong hàng triệu con tim người dân Ba Lan mà còn vang dội khắp địa cầu, mặc cho đài truyền thanh, truyền hình và báo chí Cộng Sản cố tình át đi lời kêu gọi ái quốc khẩn trương ấy!
Sứ điệp “Đừng sợ” đạt được hiệu quả của nó như tiếng pháo lệnh thúc giục đoàn người Ba Lan mỗi lúc mỗi đông dũng cảm lên đuờng tiến ra khỏi nỗi sợ hãi đã hơn bao chục năm đè nén họ. Nhà cầm quyền Cộng sản bỗng nhiên cảm thấy hụt hẫng bất lực trước sức mạnh của cơn lũ cuồn cuộn dâng lên như sóng thần đáp lại tiếng gọi “Đừng sợ!”
Sức mạnh của mệnh lệnh “Đừng sợ/”
Điều nghịch lý là tiếng kèn lệnh “Đừng Sợ” trong khi đánh tan nỗi sợ ám ảnh quần chúng Ba Lan suốt gần nửa thế kỷ, thì nó lại giống như một cơn địa chấn làm run rẩy những kẻ cai trị bằng bạo lực “xưa nay chỉ gây sợ hãi cho người khác chứ chưa hề biết sợ ai.” Cả Cộng sản Liên Xô lẫn Cộng sản chư hầu Ba Lan hoảng loạn tinh thần đến độ hoàn toàn mất khả năng phòng vệ phản công đối phó với cơn địa chấn cách mạng làm rung chuyển thành trì chủ nghĩa Mác-Lê mà người ta tự hào là vô cùng kiên cố, là vô địch, không đời nào sụp đổ.
Vào ngày 04/6/1979, trước Hội Đồng Giám Mục Ba Lan họp tại thành phố Czesochowa, Đức Gioan Phaolô II cảnh báo chính quyền CS Ba Lan hãy biết “tôn trọng những quyền lợi nền tảng chính đáng của con người, kể cả quyền tự do tôn giáo.”
Người Cộng sản những ngỡ rằng dưới bàn tay sắt của CS, tinh thần đời sống tâm linh con người Ba Lan đã rệu rã nếu không hẳn đã chết. Nào ngờ tinh thần ấy nay bỗng vùng dậy phản công rầm rộ làm lay gốc tróc rễ cái cơ chế thống trị độc tài, độc đảng đã đâm rễ sâu trong lòng đất Ba Lan bấy lâu nay.
Di sản của nền đảng trị không phải chỉ trên đất nước Ba Lan mà còn trên cả Liên Bang Xô Viết lẫn các nước Đông Âu nay chỉ còn là một bóng mờ lịch sử sau chuyến tông du lữ hành “về thăm quê” của vị giáo chủ.
Một linh mục Dòng Tên người Ba Lan trẻ tuổi vào thời ấy, Cha Andrzej Koprowski nhận định xác đáng rằng “Cái chủ nghĩa Cộng sản giống như vết bẩn bám trên cửa sổ và chỉ một cuộc viếng thăm [của ĐGH Gioan Phaolô II] đã xóa tan vết bẩn ấy.”
Cuộc hồi hương lần II, một thiên hùng sử ca
Ngày 13/5/1981, núp sau mật vụ Bulgaria, Mật vụ KGB của Liên Xô tổ chức mưu sát Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Tên Mehmed Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống tại Sofia, thủ đô nước Cộng sản Bulgaria được thuê bắn lén 3 phát đạn vào Đức Giáo Hoàng, gây thương tích trầm trọng nơi vùng bụng, phá nát bộ ruột già của ngài đang khi ngài chào mừng đám đông khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican. Đức Giáo hoàng lập tức được đưa đi bệnh viện giải phẫu khẩn cấp. Ngài thoát chết nhờ ơn Thiên Chúa qua sự bầu cử của Mẹ Maria.
Nếu vào thời điểm đó Chúa cất Đức Gioan Phaolô II đi, thì chẳng biết thế giới sẽ đi về đâu! Chủ nghĩa Cộng sản sẽ bành trướng và kéo dài nỗi đau khổ chết chóc của nhân loại cho đến bao giờ mới dứt? Cuộc đấu tranh của dân Ba Lan tưởng đâu sắp đi vào ngõ cụt.
Nhưng sức khỏe của Đức Giáo hoàng phục hồi nhanh chóng mở ra tín hiệu hồi sinh cho phong trào đấu tranh tại quê hương của ngài. Nhờ đó, Công Đoàn Đoàn Kết (CĐĐK) Ba Lan tăng thêm sức mạnh, quyết tâm dẫn dắt cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ đi đến thắng lợi, bất chấp những cuộc khủng bố, ruồng bắt, tù đày mỗi lúc mỗi gia tăng.
Tổng Bí Thư Leonid Brezhnev lãnh đạo CS Liên Xô ở Mạc Tư Khoa rối lên. Ông và Bộ Chính Trị Liên Xô kết luận rằng Stanislaw Kania, Tổng Bí Thư Đảng CS Ba Lan, thiếu khả năng, nên hạ lệnh loại trừ tức khắc ông Kania ra khỏi chức vụ trên. Chấp hành chỉ thị hỏa tốc của mật vụ Xô viết, Ủy ban Trung ương BCH Đảng CS Ba Lan họp bất thường, truất phế Stanislaw Kania và đưa Tướng Wojciech Jaruzelski lên thay thế (18/10/1981). Ông tướng này được nắm trọn trong tay 3 quyền lãnh đạo then chốt gồm lãnh đạo đảng, lãnh đạo nhà nước và điều động quân đội. Như vậy, tướng Jaruzelski là Tổng Bí Thư Đảng CS Ba Lan kiêm Chủ tịch Nhà Nước Ba Lan và Tổng Tư Lệnh Quân đội Nhân dân Ba Lan.
Ngày 21/11/1981, Tổng Bí Thư Đảng CS Sô Viết Leonid Brezhnev cảnh báo tân Tổng Bí Thư Jaruzelski: “Không còn cách nào cứu nổi chủ nghĩa xã hội tại Ba Lan ngoại trừ một trận quyết liệt đánh thẳng vào giai cấp thù địch.”
Ngày 28/11/1981, UBTƯ Đảng CS Ba Lan lệnh cho Quốc Hội CS Ba Lan phải thông qua đạo luật khẩn cấp trao cho Tướng Jaruzelski toàn quyền sử dụng lực lượng quân sự trấn áp biểu tình và đình công.
Ngày 12/12/1981, thiết quân luật được ban hành, có hiệu lực tức khắc trên toàn lãnh thổ Ba Lan. Luật này cũng minh thị tuyên bố đặt các tổ chức của công nhân, đặc biệt Công đoàn Đoàn kết, ra ngoài vòng pháp luật.
Hệ quả của thiết quân luật là hàng ngàn công nhân bị bắt giam và bị tra tấn dã man, bỏ tù vô thời hạn không cần thông qua một cuộc xét xử nào. Gần hai năm sau, do áp lực của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng như của quốc tế, tháng 9/1983, thiết quân luật được bãi bỏ. Dầu vậy cuộc truy lùng bắt bớ công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên và trí thức vẫn tiếp tục, thậm chí có những vụ bắt cóc, thủ tiêu đê tiện. Cụ thể, năm 1984, vị linh mục tuyên úy của CĐĐK, Cha Jerzy Popieluszko đã bị bắt cóc và giết chết một cách man rợ. (DĐGD số 71, tháng 10/2007, mục Gương Sống Đạo Giữa Đời do Lê Thiên và Lê Tinh Thông phụ trách: Linh mục Jerzy Popieluszko).
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II liên tục phản đối và cảnh cáo cách hành xử thô bạo của Đảng và Nhà Nước CS Ba Lan. Dịp Lễ Giáng Sinh 1981, ngài gửi lời cầu chúc đặc biệt tới “đồng bào yêu dấu trên quê hương”, trong đó ngài cầu nguyện cho “những người chịu đau khổ, những gia đình có người thân bị cướp mất mạng sống, những người cùng cực hay tuyệt vọng vì bị áp bức.” Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh: “Phẩm giá con người đã in dấu trong lương tri con người, cho nên việc đòi hỏi quyền tự do phải là cơn sóng dâng lên, chứ không phải là bước thụt lùi.”
Để cảnh cáo Liên Xô không được can thiệp vào nội tình Ba Lan, Đức Giáo Hoàng nêu rõ: “Người Ba Lan có một quyền không ai chối cãi là quyền tự giải quyết mọi vấn đề giữa họ với nhau, với những nỗ lực của riêng họ.”
Ngày 16/6/1983, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thực hiện chuyến lữ hành thứ hai về quê hương. Tại Ba Lan, ngài mạnh mẽ lên án hành động thiết quân luật và các cuộc bách hại mà nhà cầm quyền Ba Lan nhắm vào dân chúng, nhất là giới công nhân.
Chuyến tông du này trở thành điểm tựa cho cuộc cách mạng dẫn tới lật đổ chế độ Cộng Sản trên đất nước Ba Lan thân yêu của vị Giáo Chủ.
Theo ký giả Caroline Pigozzi, lời hiệu triệu “Đừng Sợ” của ĐGH Gioan Phaolô II chống lại chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) trở thành nổi danh và là biểu tượng đấu tranh của các nhà hoạt động cho nhân quyền, tự do và dân chủ.
Nhưng trước tiên “Đừng Sợ” là tiếng gọi thúc đẩy tổ chức CĐĐK Ba Lan do Lech Walesa lãnh đạo, dũng cảm tiến lên làm một cuộc cách mạng long trời lở đất chẳng những đánh gục chính thể Cộng sản ở Ba Lan mà còn làm tan rã chế độ Cộng sản ở Liên Xô và Trung Âu cũng như làm tiêu vong chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới.
Tinh thần đoàn kết và khát vọng tự do của người dân Ba Lan rõ ràng hít thở làn sinh khí mới từ tiếng lệnh “Đừng Sợ” của ĐGH Gioan Phaolô II và họ đã toàn thắng chẳng những nhờ thực hiện mệnh lệnh của ngài mà còn nhờ vào chính sự hỗ trợ tích cực của ngài, như nhà báo Timothy Garton Ash nhận định: “Không có vị Giáo Hoàng, không có Công Đoàn Đoàn Kết. Không có Công Đoàn Đoàn Kết, không có Gorbachev. Không có Gorbachev, chủ nghĩa Cộng Sản không sụp đổ.”
Trường hợp Việt Nam
Bây giờ người Công giáo Việt Nam mới thấm thía lời Đức Gioan Phaolô II khen ngợi Đức Tổng Giám mục Phi-líp-phê Nguyễn Kim Điền “cộng tác trong đối kháng” (collaborer en résistant)[5].
Công thức lừng danh “collaborer en résistant” nêu trên dường như cũng ngụ ý nói lên kinh nghiệm hành xử thận trọng của Đức TGM Karol Wojtyla khi ngài giao tiếp với nhà cầm quyền Cộng sản, một sự thận trọng không mang tính thỏa hiệp, nhân nhượng, đầu hàng, ngược lại đó là cách đối kháng khôn ngoan của vị lãnh đạo tinh thần trong một Giáo Hội Thầm Lặng. Việc gì có ích lợi cho người dân và phù hợp với đức tin Kitô giáo thì hợp tác, nhưng là một sự “hợp tác mang tính đối kháng,” đối kháng để bênh vực cho lẽ phải, bảo vệ công bằng xã hội, bảo vệ quyền sống của con người và quyền tự do của người dân, cả bằng giá của mạng sống. Đối kháng cũng có nghĩa là từ chối mọi kiểu đối thoại hình thức, đối thoại cúi đầu, đối thoại nhượng bộ.
Đó là điểm nổi bật về lòng yêu nước của Đức Hồng y Giáo chủ Carol Wojtyla người Ba Lan, tức Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, nay là Chân phúc Gioan Phaolô II.
Phải chăng trong ý thức “đối kháng” ấy cùng với lời nhận định “cộng tác trong đôi kháng” dành cho vị Tổng Giám mục người Việt Nam mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên dương Đức Cha Nguyễn Kim Điền là vị “Tổng Giám mục dũng cảm” (le vaillant Archevêque[6]) trước mặt hàng Giám mục VN nhân chuyến viếng thăm Ad limina của các Đấng tại Giáo đô Công Giáo Rôma vào năm 1981?
Người ta có cảm tưởng rằng lời tuyên dương ấy cũng nhằm nói với các Chủ Chăn khác của Việt Nam là phải DŨNG CẢM trước bạo quyền CSVN như vậy.
Ngày 01/5/2011 Giáo Hội long trọng nhìn nhận GƯƠNG CHỨNG TÁ ANH HÙNG của ĐGH Gioan Phaolô II, tôn phong ngài lên hàng Chân Phúc, một bước quan trọng để Giáo Hội tiến tới tuyên thánh cho ngài sau này.
Các nhân đức ANH HÙNG của vị tân Chân Phúc lẽ nào không bao gồm ĐỨC DŨNG CẢM nhờ sự trợ lực của Chúa Thánh Thần thông qua ơn Sức Mạnh mà ngài đã tỏ rõ trong công cuộc đấu tranh chống bạo quyền Cộng sản trên quê hương mình và làm triệt tiêu chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới.
Trong khi tạ ơn Chúa về hồng ân ban cho Hội Thánh một Đấng Chân phúc mẫu gương Anh hùng tuyệt vời là Chân phúc Gioan Phaolô II, người Công giáo Việt Nam cũng hết lòng cầu nguyện cho các Chủ Chăn trong nước nếu không đạt tới tầm vóc ANH HÙNG của Đấng Chân phúc thì ít ra cũng là những Chủ Chăn tỏ rõ bản lãnh dũng cảm sống chết vì và với đàn chiên mình như Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Đức TGM Nguyễn Kim Điền hay như Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Đức Giám mục Hoàng Đức Oanh…cũng như nhiều vị chủ chăn khác ở đẳng cấp thấp hơn nhưng cương nghị không kém, trong đó có nhiều vị đã bị giết hay chết rũ tù (như lm Nguyễn Văn Vinh, Hà Nội; lm Nguyễn Luân, Nha Trang, lm Nguyễn Văn Vàng DCCT SàiGòn) hoặc các vị hãy còn sống và còn tiếp tục vượt lên trên nỗi sợ, kiên trì đấu tranh cho Công bằng xã hội và quyền sống của con người như lm Nguyễn Văn Lý, lm Chân Tín, lm Phan Văn Lợi, lm Nguyễn Hữu Giải, các lm Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam. Nổi bật hiện nay là một số vị linh mục và giáo dân miền Bắc đang can đảm đối đầu với bạo quyền không phải bằng bạo lực mà bằng tinh thần hợp nhất và cầu nguyện ngày đêm cho Công Lý, Nhân quyền và Dân chủ trên quê hương..
Riêng ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã để lại cho chúng ta bản tuyên ngôn bất hủ “Con có một Tổ quốc.”
Con có một Tổ Quốc: Việt Nam
Quê hương yêu quý ngàn đời…..
…….
Con phục vụ hết tâm hồn
Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu
Con xây dựng bằng tim óc
Vui niềm vui đồng bào
Buồn nỗi buồn của dân tộc
……………….
Nguyện xin Chân phúc Gioan Phaolô II cầu bầu cùng Chúa Thánh Thần soi sáng cho các Đấng đương quyền trong hàng Giám phẩm Việt Nam sống và hành động DŨNG CẢM (vaillant) đưa dân tộc Việt Nam trong đó có người Công giáo Việt Nam cùng đồng bào các tôn giáo khác thoát ách thống trị của Cộng sản vô thần.
Ngày 01/5/2011
Ngày Giáo Hội tôn phong ĐGH Gioan PhaoLô II lên bậc Chân phúc
Lê Thiên
Theo Nữ Vương Công Lý
[1] Tác giả Caroline Pignozzi với tác phẩm này đã đoạt giải thưởng của Hàn Lâm Viện Pháp.
[2] “Vào tháng 4/1943, quân đội Đức phát hiện trong rừng Katyn, Nga, thi thể 4,500 sĩ quan Ba Lan chôn trong những nấm mồ tập thể. Một Ủy ban của Hội Hồng Thập Tự Quốc tế sau khi điều tra đã kết luận các nạn nhân trên là thành phần của 25,000 người Ba Lan mất tích vào lúc đó. Nhưng Chính quyền Xô Viết liên tục chối bỏ trách nhiệm và đổ lỗi cho phía Đức Quốc xã. Đến năm 1989, tài liệu mật từ văn khố mật của Nga tiết lộ chính tên đồ tể Joseph Stalin đã ra lệnh mật vụ Liên Xô thực hiện cuộc tàn sát, không phải chỉ 4,500 mà tới 22,000 sĩ quan Ba Lan. Năm 1990, Mikhail GorbachevLech Kaczyński cùng phu nhân và nhiều quan chức cao cấp Ba Lan tử nạn máy bay trên đường bay đi Katyn dự lễ tưởng niệm này. (Tổng Bí thư Đảng CS Liên Xô) chính thức nhìn nhận Mật vụ Liên Xô đã thực hiện cuộc hành quyết tập thể này. Từ đó, ngày 13/4 mỗi năm đều tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân tại đài tưởng niệm Katyn. Ngày 10/4/2010, Tổng thống Ba Lan
[3] Ký kết tại Yalta, Crimea ngày 11/02/1945 giữa ba nhà lãnh đạo cường quốc - Mỹ với Tổng thống Franklin D. Roosevelt, Anh với Thủ tướng Winston Churchill, and Xô viết với Chủ tịch Joseph Stalin.
[4] (Aleksandr Solzhenitsyn là nhà văn Nga viết quyển Quần đảo [ngục tù] Gulak, tố cáo sự tàn bạo gian ác của CS Liên Sô. Ông được giải Nobel văn chương với tác phẩm này, nhưng bản thân ông thì lại trở thành kẻ thù số một của CS Liên Sô, ông bị chế độ CS đày ải, sống lưu vong nơi đất khách quê người cho đến khi chủ nghĩa CS sụp đổ mới được phép hồi hương).
[5] Lời chứng của Lm Hồ Văn Quý và Lm Nguyễn Văn Lý chúng tôi đã từng trích dẫn trong bài giới thiệu ĐTGM Nguyễn Kim Điền trên mục Gương Sống Đạo Giữa Đời, nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân, Nam California, Hoa Kỳ.
[6] -Nt-
Đặc biệt người dân Ba Lan tri ân và hãnh diện có một vị Giáo chủ yêu nước đã góp phần quan trọng và chính yếu vào việc thay đổi cục diện thế giới.
Riêng người Công giáo Việt Nam gần đây càng ngày càng tỏ rõ ý chí “không sợ” đáp lại lời hiệu triệu “Đừng Sợ!” của Đức Giaon Phaolô II, như mọi người thấy qua các biến cố Tòa Khâm sứ Hà Nội, các Giáo xứ Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Tòa, Loan Lý, Cồn Dầu vân vân…,.
Điển hình mới nhất là những cuộc tập hợp công khai và đông đảo người Công giáo tại các nhà thờ ở nhiều giáo xứ miền Bắc VN để cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt giữ trái phép khi hai vị này đứng về phía công lý trong vụ xử án luật sư Cù Huy Hà Vũ ngày 04/4/2011.
Tinh thần bất khuất, “không sợ” ấy bất ngờ đã mang lại một kết quả như là đòn đánh phủ đầu khiến nhà cầm quyền CSVN từ kẻ độc tài tự cho mình vô địch không sợ ai, bỗng khiếp hãi, chùn tay, lập tức trả tự do cho hai nhà đấu tranh bênh vực cho chính nghĩa Công lý và nhân quyền sau 9 ngày 10 đêm bị giam giữ trái phép.
Những biểu lộ lòng “không sợ” đang lan tỏa trên quê hương Việt Nam, khiến Đức Giám mục Ngyễn Thái Hợp, Chủ tịch UBCL&HB trực thuộc HĐGMVN cũng đã tỏ rõ khí khái không sợ: Ký tên vào kiến nghị đòi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Ls Cù Huy Hà Vũ.
Hy vọng, với lễ tuyên phong Chân phúc cho Vị Cha Chung của người Công Giáo, Đức Gioan Phaolô II biểu tượng của tinh thần bất khuất, tất cả các đấng bậc ở VN cũng sẽ thoát ra khỏi nỗi sợ và vùng lên theo lệnh truyền của Đấng Chân Phúc: “ĐỪNG SỢ!”
Lòng yêu nước của Chân phúc Gioan Phaolô II
Trong tác phẩm nhan đề “Pope John Paul II An Intimate Life[1]” xuất bản bằng tiếng Anh năm 2007, ký giả Caroline Pignozzi, nữ phóng viên quốc tế nổi danh của tạp chí Paris Match (Pháp) viết về lòng yêu nước của Đức Gioan Phaolô II đối với Tổ quốc Ba Lan đại ý rằng: Dù ngồi trên ngai Giáo hoàng, đảm nhận trọng trách người Cha Chung của Công giáo toàn cầu, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vẫn giữ trong tim Ngài tình yêu nồng thắm đối với quê hương tổ quốc mình.
Thật vậy, tình yêu Tổ quốc chiếm một chỗ đứng quan trọng trong trái tim của Đức Gioan Phaolô II. Điều hiển nhiên đó không ai chối cãi và chính ĐTC cũng đã minh thị trong một bài giảng của ngài vào năm 1982 tại Krakow, tổng giáo phận mà ngài đã từng coi sóc trước khi lên ngôi giáo hoàng: “Ba Lan là Tổ quốc của tôi, cho dù tôi đã trở thành Giáo hoàng và cả thế giới đang là quê hương của tôi. Tôi còn nặng nợ với đất nước Ba Lan của tôi. Đây là một xứ sở chịu đau khổ triền miên; nó giúp tôi cảm thông với những ai chịu khổ đau vì chẳng những bị cướp lấy tất cả những phần vật chất của cuộc sống mà còn bị tước đoạt đến cả quyền tự do. Cho nên, đối với tôi, tình liên đới với những người đau khổ là một tình cảm tự nhiên.”
Chính dòng máu Ba Lan và truyền thống văn hóa Kitô giáo trong con người Ba Lan của Đức Gioan Phaolô II là nhân tố liên kết chặt chẽ ngài với đất mẹ của ngài. Lịch sử đau thương trải dài trên đất nước Ba Lan cũng góp phần không ít nung nấu ý chí đấu tranh kiên cường trong con người Ba Lan của Đức Hồng y Tổng Giám mục Karol Wojtyla, tức Giáo hoàng Chân phúc Gioan Phaolô II.
Ba Lan, một đất nước bị xâu xé
Ba Lan đã trải qua những thời kỳ lịch sử vinh quang thì ít, tủi nhục thì nhiều. Từ thế kỷ 15, Ba Lan đã bị sáp nhập vào hai nước Lithuania và Livonia, rồi lại là thành phần của nước Ukraine.
Kế đó, trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nga năm 1611, quân đội Ba Lan đã đánh bại đoàn quân Nga và đã tiến sâu vào đất Nga, chế ngự Mạc Tư Khoa. Nhưng chẳng bao lâu sau, quân Nga cấu kết với quân Phổ (Russians-Prussians) kéo đại quân mở cuộc phản công chinh phạt Ba Lan, khiến đầu thế kỷ 18 Ba Lan lại bị chia cắt và chịu sự thống trị của giặc ngoại xâm: phía bắc thuộc về Nga, phía nam do người Phổ thống trị. Dân Ba Lan đấu tranh vô vọng cho sự thống nhất của đất nước, vô vọng chống lại sự xâu xé của các cường quốc lân bang.
Mãi cho đến ngày 28/6/1919, Hiệp định Versailles (Hiệp ước kết thúc Thế Chiến I) mở ra cho Ba Lan con đường thống nhất. Nhưng 20 năm sau, năm 1939, Thế chiến II bùng nổ, Hitler của Đức Quốc Xã và Staline của Cộng sản Liên Xô lại cấu kết nhau xua quân chia cắt Ba Lan một lần nữa.
Với Hòa ước bất tương xâm ký kết ngày 14/8/1939 giữa Đức Quốc Xã và Cộng sản Liên Xô, vùng lãnh thổ Ba Lan phía tây ba con sông Narew, Vistula và San thuộc về Đức Quốc Xã. Vô số thường dân Ba Lan trong đó có người Ba Lan gốc Do Thái, bị tàn sát dã man.
Còn phía đông Ba Lan thì do quân Xô Viết chiếm đóng. Quân này cũng dữ tợn và man rợ không kém quân Đức Quốc Xã. Cụ thể, sau khi Hồng quân Liên Xô đánh bại Đức Quốc Xã, năm 1940 mật vụ Liên Xô đã tàn sát hàng vạn con dân ưu tú của Ba Lan, điển hình là vụ thảm sát tập thể và chôn sống hơn 22, 000 sĩ quan Ba Lan tại vùng rừng Katyn. Cộng sản Liên Xô đã từng lấp liếm vụ này và đổ lỗi cho quân Đức, nhưng cuối cùng giới lãnh đạo Nga đã phải thừa nhận tội lỗi và lên tiếng thú lỗi công khai sau khi nhiều tài liệu từ hồ sơ mật được công bố[2].
Kết thúc Thế Chiến II, Hiệp ước Yalta[3] lại công nhận một Ba Lan thống nhất. Nhưng oái oăm thay! Cũng chính Hiệp Ước này đặt Ba Lan vào vùng kiểm soát của Cộng sản Xô Viết, khiến Ba Lan bị “Xô Viết hóa” và xích hóa cùng lúc với các quốc gia Trung Âu khác như Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Romania, Albania, Nam Tư và Đông Đức…
Cũng như tại các nước bị chế độ Cộng sản thống trị, người dân Ba Lan chịu bách hại, ngược đãi và bị tước đoạt hết mọi quyền tự do chính đáng của mình trải dài nhiều thập niên. Người Ba Lan mất tất cả, trừ niềm tin Kitô giáo. Niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa toàn năng trở thành vũ khí thiêng liêng bén nhọn độc nhất mà người Ba Lan kiên cường bảo vệ để âm thầm đối đầu với bạo quyền Cộng sản cho tới khi điều kiện chín muồi cho phép họ vùng lên.
Vị Chủ Chăn Ba Lan can đảm công khai lãnh đạo người Công giáo Ba Lan chống lại chế độ Cộng sản vô thần trong giai đoạn đầu là ĐHY Wyszynski. Bị đàn áp liên tục bởi chế độ độc tài toàn trị và bị tước lột quyền Chủ chăn, ĐHY Wyszynski đã nảy ra sáng kiến mới là cổ võ việc sùng kính Đức Mẹ bằng hình thức cung nghênh tượng Đức Mẹ Đen ở Czestochowa xuyên qua khắp mười ngàn làng mạc và giáo xứ trong nước như là một động thái vừa tuyên dương đức tin Công giáo vừa biểu lộ sự phản kháng chống lại chính sách cai trị hà khắc của Cộng sản.
Ngày 13/01/1946, sau khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Krakow, Đức Karol Wojtyla dấn thân vào đường hướng mà Giáo chủ Wyszynski đã hoạch định. Đức Cha Karol Wojtyla cho tiến hành ngay việc cung nghênh tượng Đức Mẹ Đen khắp Tổng Giáo phận trực thuộc.
Khi Đức TGM Karol Wojtyla được ĐGH Phaolô VI cất nhắc lên Hồng Y vào 26/6/1967, nhà cầm quyền Cộng sản tại Liên Xô cũng như tại Warsova mở cờ trong bụng. Họ tin đây là “thắng lợi” của chủ nghĩa Cộng sản, vì lầm tưởng Đức TGM Wojtyla sẽ mềm dẻo với Cộng sản hơn so với đường lối cứng rắn bất khoan nhượng của ĐHY Giáo chủ Wyszynski. Bên cạnh đó, nhân khi “đồng ý” cho Đức TGM Karol Wojtyla nhận mũ Hồng Y, cơ quan mật vụ Cộng sản tìm cách gài vị tân Hồng y mà họ tin là “tiến bộ” vào cái “bẫy” thỏa hiệp với Cộng sản chống lại vị Giáo chủ “bảo thủ,” hòng gây chia rẽ trong Giáo Hội Công giáo Ba Lan. Nhưng Đức tân Hồng y Wojtyla không hề có một lời nói, thái độ hay hành động nào tỏ dấu hiệu hạ mình “đối thoại” tìm đường thỏa hiệp với Cộng sản hay tỏ ra ít nhiều mâu thuẫn gì với Đức Hồng Y Wyszynski, trái lại ngài luôn đóng vai trò nhà lãnh đạo “Giáo Hội thầm lặng” và luôn sát cánh với vị Giáo chủ đàn anh đáng kính của mình. Trong mọi trường hợp, ĐHY Karol Wojtyla đều đứng về phía lập trường đấu tranh của Đức Hồng Y Wyszynski.
Lẽ nào một công dân nước xhcn lên ngôi giáo hoàng?
Ngày 16/10/1978, tại Mật Nghị Hồng Y ở Vatican để tuyển chọn Đấng kế vị Đức Gioan Phaolô I mới băng hà sau một tháng trên ngai Giáo hoàng, ĐHY Karol Wojtyla của Ba Lan được Hống Y đoàn đồng thanh bầu chọn. Ngài nhận danh hiệu Gioan Phaolô II.
Nhà cầm quyền Cộng sản cả Liên Xô lẫn Ba Lan lại một lần nữa hí hửng cho rằng ý thức hệ Cộng sản sắp toàn thắng khi một “người con của đất nước xã hội chủ nghĩa” lên nắm quyền lãnh đạo Công Giáo toàn thế giới!
Sau một thời gian dài sát cánh với các hoạt động của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ký giả Công giáo người Mỹ nổi tiếng, George Weigel, đã cống hiến độc giả ít nhất 15 tác phẩm chuyên đề về vị giáo hoàng thời đại này. Đáng chú ý nhất là quyển The Final Revolution: The Resistance Church and the Collapse of Communism – Cuộc Cách mạng cuối cùng: Giáo Hội đối kháng và sự Sụp Đổ của chủ nghĩa Cộng Sản.
Nhưng đầy đủ nhất và phong phú nhất là tác phẩm nghiên cứu dày hơn 1000 trang nhan đề Witness to Hope: The Biography of Pope John Paul II – Chứng Nhân Hy Vọng: Tiểu Sử Giáo Hoàng Gioan Phaolô II do Happer Collins Publishers xuất bản tại New York năm 1999.
Theo Weigel qua tác phẩm này, khi hay tin Đức Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử giáo hoàng, phản ứng đầu tiên của Liên Xô là im lặng như thể mừng thầm với việc giáo chủ xuất thân từ miền đất xã hội chủ nghĩa trở thành nhà lãnh đạo tôn giáo lớn nhất thế giới. Người Cộng sản tin rằng “không còn nữa thời đại của những giáo chủ Công Giáo người Ý chống Cộng”, và họ coi đó là “dấu chỉ bước đường cùng của chủ trương chống Cộng mà Giáo Hoàng Piô XII đã cổ võ.”
Tuy nhiên, sau khi Cơ quan Mật vụ Liên Xô KGB do Yuri Andropov cầm đầu khám phá ra những nghi vấn “đáng quan ngại” về vị tân giáo hoàng thì Đảng CS Liên Xô giật mình. Một viên chức cao cấp Liên Xô đã phải thốt lên: “người Sô Viết thà chọn Aleksandr Solzhenitsyn[4] làm Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc hơn là thấy một giáo sĩ Ba Lan lên làm giáo hoàng.”
Vô cùng giận dữ trước việc “ngành an ninh mật vụ Cộng sản lỏng lẻo” để cho Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử Giáo hoàng, lãnh tụ Đảng CS Sô Viết đã cật vấn viên chỉ huy mật vụ Liên Xô KGB ở Ba Lan: “Làm sao lại có chuyện bầu chọn một công dân nước xã hội chủ nghĩa lên ngôi giáo hoàng?” Viên chỉ huy Mật vụ Ba Lan trả lời: “Việc này đồng chí lãnh đạo nên hỏi Rôma hơn là hỏi Varsovie.” (Witness to Hope, Chương 12, do André Nguyễn Văn Châu trích dẫn trong “In the Eye of the Storm – Giữa Trung Tâm Bão,” trang 278-281).
Bấy giờ phía chính quyền Cộng Sản Ba Lan lúng túng chẳng biết mình nên mừng hay nên sợ. Mừng vì ít ra đất nước Ba Lan cũng hãnh diện về người con ưu tú của Tổ quốc được chọn làm nhà lãnh đạo Công Giáo hoàn vũ. Nhưng họ lại sợ Ba Lan sẽ rơi vào tình trạng khó xử và sợ rằng chính bản thân họ, những người đang lãnh đạo Ba Lan, có thể sẽ là nạn nhân của những “đột biến” không lường trước vì họ biết rất rõ bản lãnh và lòng cương trực của vị tân giáo hoàng chắc chắn sẽ làm thay đổi cục diện chính trị trong nước, điều mà Bộ Chính trị Cộng đảng Liên Xô đã ngầm cảnh báo họ với những mật lệnh răn đe nghiêm khắc.
Về thăm quê
Vừa lên ngôi Giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô II tỏ ý muốn về thăm quê hương. Dĩ nhiên, Cộng sản Ba Lan không thể gật đầu hay lắc đầu khi chưa nhận được chỉ thị từ Điện Cẩm Linh ở Mạc Tư Khoa. Dù ở thế lưỡng nan, trước thế giới, Mạc Tư Khoa không thể nào từ chối quyền về thăm quê của một công dân Ba Lan nay đang trở thành nhà lãnh đạo Công giáo thế giới!
Thế là ngày 02/6/1979, ĐGH Goan Phaolô II mở chuyến tông du về thăm quê Ba Lan.
Ký giả Andrew Curry (tờ US News & World Report) trong bài báo nhan đề “Về Quê” đề ngày 02/4/2005 ghi nhận rằng, ngay sau khi được tin Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử giáo hoàng, nhận được lệnh đảng, tất cả giáo viên các trường học Ba Lan đồng loạt cảnh báo học sinh của họ: “Giáo hoàng là kẻ thù của chúng ta. Bởi vì ông ta là người có tài khôi hài và thường đưa ra những câu chuyện vừa hài hước hấp dẫn vừa bao hàm nhiều ý nghĩa rất thâm độc nhằm đánh vào chế độ ta, nên ông ấy là một người nguy hiểm.”
Vả lại quyền bính của vị giáo hoàng là một biểu tượng tinh thần cực kỳ quan trọng khiến nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan rất lo ngại nếu ĐGH về thăm quê hương, thì quyền thống trị của họ thế nào cũng lung lay trước khi bị hủy diệt. Tình hình như vậy sẽ thật bi đát cho họ, bởi lẽ, như nhà báo Andrew Curry nhận xét, “sau bao thập niên Cộng Sản thống trị Ba Lan, dĩ nhiên bất cứ một khúc rẽ nào cũng sẽ mang đến một thảm họa cho di sản văn hóa vô thần của họ. Họ nghĩ rằng, cách duy nhất để đối phó với uy tín của ĐGH là làm sao cho dân chúng Ba Lan thấy chỉ có lớp thế hệ già nua mới nồng nhiệt đón chào vị tân giáo hoàng khi vị này trở về thăm quê mình.”
Cộng Sản Ba Lan tuân theo mật lệnh của Xô Viết tăng cường chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc uy tín của ĐGH, cố làm cho giới công nhân và giới trẻ Ba Lan coi thường hay lơ là với chuyến trở về quê hương của ngài.
Ít ai ngờ chuyến tông du đầu tiên của ĐGH Gioan Phaolô II về thăm quê lại là bước khởi đầu một khúc quanh lịch sử thay đổi bộ mặt Ba Lan và cả châu Âu cùng toàn thế giới.
Kể từ khi ĐGH đặt chân trên quê hương ngày 02/6/1979 cho tới khi rời khỏi Ba Lan chín ngày sau, chuyến hồi hương của ngài là một biến cố mang cả tầm vóc quốc gia lẫn quốc tế, mặc dầu nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan nỗ lực bằng mọi giá hạ thấp tầm quan trọng của cuộc tông du ấy. Các đài truyền hình nhà nước cố tình không cho khán thính giả Ba Lan thấy đám đông hàng triệu dân chúng nồng nhiệt đón chào Đức Thánh Cha trên khắp các thành phố ngài đi qua, thay vào đó người ta chỉ cho chiếu lên màn ảnh vị Chủ Chăn “cô đơn” với một ít nữ tu già vây quanh.
Lời hiệu triệu cho người Ba Lan: “Đừng sợ!”
Trong chuyến viếng thăm quê hương Ba Lan, Đức Gioan Phaolô II thường xuyên lặp lại lời mời gọi khẩn thiết: “Đừng sợ!” Lời hiệu triệu ấy nhắc lại sứ điệp đầu tiên của ĐTC trong Lễ Đăng quang Giáo hoàng ngày 22/10/1978 và cũng là lời Chúa Giêsu dạy (Mt. 10, 26; Lc. 12, 32) “Các con đừng sợ!”
Nhiều tín hữu Công giáo và hầu như mọi người trên thế giới có vẻ không chú ý mấy tới ý tưởng “đừng sợ” mà ĐTC đã bộc bạch trong lời chào nhậm chức của ngài dầu ngài đã triển khai ý tưởng ấy khá minh bạch: “Các con đừng sợ đón chào Chúa Kitô và đón nhận quyền năng của Người. Các con hãy giúp đỡ vị giáo hoàng và hết thảy những ai ước ao phụng sự Chúa Kitô, và nhờ quyền năng của Chúa Kitô mà phục vụ con người cùng toàn thể nhân loại.”
Mãi cho đến ngày 08/6/1979, khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trở về Ba Lan thăm lại Krakow, giáo phận cũ của mình, lời hiệu triệu của ngài lại vang vọng, bấy giờ ý tưởng đấu tranh mới được mọi người chú ý tới: “Không có điều gì khiến chúng ta phải sợ hãi. Mọi biên cương phải được mở thông.” Chẳng phải chỉ người dân Ba Lan mà cả thế giới đều nhận ra từ lời hiệu triệu đanh thép ấy một thông điệp hết sức cấp bách: Đừng sợ! Hãy tiến lên! Mở rộng biên cương của tự do, dân chủ, nhân quyền và dân quyền!
Ngày 10/6/1979, trong Thánh Lễ tại Bolnie (Ba Lan) kỷ niệm 900 năm Thánh Giám mục Stanislas tử đạo, trước hàng triệu tín hữu Ba Lan, ĐTC lại nhắc nhỏ quần chúng “hãy hưng phấn và kiên vững… Nhờ đức tin, và với đức tin, anh chị em sẽ không khi nào phải sợ hãi.”
Vâng! Nhờ đức tin và với đức tin, người Công giáo chắc chắn sẽ vượt qua nỗi sợ! Nhưng “đừng sợ” để làm gì? Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chỉ rõ: “Các con đừng sợ. Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô. Để quyền năng Chúa thực thi ơn cứu độ, các con hãy mở thông biên giới các quốc gia, mở thông các hệ thống chính trị và kinh tế, mở thông các lãnh vực rộng lớn của văn hóa, văn minh và phát triển,.”
Lời hiệu triệu “Đừng sợ!” vang lên khắp nước Ba Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh, từ miền duyên hải tới các vùng đồi núi xa xôi, từ nơi xưởng tàu tới các hầm mỏ.
Lời hiệu triệu ấy chẳng những được chuyển tải nhanh chóng trong hàng triệu con tim người dân Ba Lan mà còn vang dội khắp địa cầu, mặc cho đài truyền thanh, truyền hình và báo chí Cộng Sản cố tình át đi lời kêu gọi ái quốc khẩn trương ấy!
Sứ điệp “Đừng sợ” đạt được hiệu quả của nó như tiếng pháo lệnh thúc giục đoàn người Ba Lan mỗi lúc mỗi đông dũng cảm lên đuờng tiến ra khỏi nỗi sợ hãi đã hơn bao chục năm đè nén họ. Nhà cầm quyền Cộng sản bỗng nhiên cảm thấy hụt hẫng bất lực trước sức mạnh của cơn lũ cuồn cuộn dâng lên như sóng thần đáp lại tiếng gọi “Đừng sợ!”
Sức mạnh của mệnh lệnh “Đừng sợ/”
Điều nghịch lý là tiếng kèn lệnh “Đừng Sợ” trong khi đánh tan nỗi sợ ám ảnh quần chúng Ba Lan suốt gần nửa thế kỷ, thì nó lại giống như một cơn địa chấn làm run rẩy những kẻ cai trị bằng bạo lực “xưa nay chỉ gây sợ hãi cho người khác chứ chưa hề biết sợ ai.” Cả Cộng sản Liên Xô lẫn Cộng sản chư hầu Ba Lan hoảng loạn tinh thần đến độ hoàn toàn mất khả năng phòng vệ phản công đối phó với cơn địa chấn cách mạng làm rung chuyển thành trì chủ nghĩa Mác-Lê mà người ta tự hào là vô cùng kiên cố, là vô địch, không đời nào sụp đổ.
Vào ngày 04/6/1979, trước Hội Đồng Giám Mục Ba Lan họp tại thành phố Czesochowa, Đức Gioan Phaolô II cảnh báo chính quyền CS Ba Lan hãy biết “tôn trọng những quyền lợi nền tảng chính đáng của con người, kể cả quyền tự do tôn giáo.”
Người Cộng sản những ngỡ rằng dưới bàn tay sắt của CS, tinh thần đời sống tâm linh con người Ba Lan đã rệu rã nếu không hẳn đã chết. Nào ngờ tinh thần ấy nay bỗng vùng dậy phản công rầm rộ làm lay gốc tróc rễ cái cơ chế thống trị độc tài, độc đảng đã đâm rễ sâu trong lòng đất Ba Lan bấy lâu nay.
Di sản của nền đảng trị không phải chỉ trên đất nước Ba Lan mà còn trên cả Liên Bang Xô Viết lẫn các nước Đông Âu nay chỉ còn là một bóng mờ lịch sử sau chuyến tông du lữ hành “về thăm quê” của vị giáo chủ.
Một linh mục Dòng Tên người Ba Lan trẻ tuổi vào thời ấy, Cha Andrzej Koprowski nhận định xác đáng rằng “Cái chủ nghĩa Cộng sản giống như vết bẩn bám trên cửa sổ và chỉ một cuộc viếng thăm [của ĐGH Gioan Phaolô II] đã xóa tan vết bẩn ấy.”
Cuộc hồi hương lần II, một thiên hùng sử ca
Ngày 13/5/1981, núp sau mật vụ Bulgaria, Mật vụ KGB của Liên Xô tổ chức mưu sát Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Tên Mehmed Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống tại Sofia, thủ đô nước Cộng sản Bulgaria được thuê bắn lén 3 phát đạn vào Đức Giáo Hoàng, gây thương tích trầm trọng nơi vùng bụng, phá nát bộ ruột già của ngài đang khi ngài chào mừng đám đông khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican. Đức Giáo hoàng lập tức được đưa đi bệnh viện giải phẫu khẩn cấp. Ngài thoát chết nhờ ơn Thiên Chúa qua sự bầu cử của Mẹ Maria.
Nếu vào thời điểm đó Chúa cất Đức Gioan Phaolô II đi, thì chẳng biết thế giới sẽ đi về đâu! Chủ nghĩa Cộng sản sẽ bành trướng và kéo dài nỗi đau khổ chết chóc của nhân loại cho đến bao giờ mới dứt? Cuộc đấu tranh của dân Ba Lan tưởng đâu sắp đi vào ngõ cụt.
Nhưng sức khỏe của Đức Giáo hoàng phục hồi nhanh chóng mở ra tín hiệu hồi sinh cho phong trào đấu tranh tại quê hương của ngài. Nhờ đó, Công Đoàn Đoàn Kết (CĐĐK) Ba Lan tăng thêm sức mạnh, quyết tâm dẫn dắt cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ đi đến thắng lợi, bất chấp những cuộc khủng bố, ruồng bắt, tù đày mỗi lúc mỗi gia tăng.
Tổng Bí Thư Leonid Brezhnev lãnh đạo CS Liên Xô ở Mạc Tư Khoa rối lên. Ông và Bộ Chính Trị Liên Xô kết luận rằng Stanislaw Kania, Tổng Bí Thư Đảng CS Ba Lan, thiếu khả năng, nên hạ lệnh loại trừ tức khắc ông Kania ra khỏi chức vụ trên. Chấp hành chỉ thị hỏa tốc của mật vụ Xô viết, Ủy ban Trung ương BCH Đảng CS Ba Lan họp bất thường, truất phế Stanislaw Kania và đưa Tướng Wojciech Jaruzelski lên thay thế (18/10/1981). Ông tướng này được nắm trọn trong tay 3 quyền lãnh đạo then chốt gồm lãnh đạo đảng, lãnh đạo nhà nước và điều động quân đội. Như vậy, tướng Jaruzelski là Tổng Bí Thư Đảng CS Ba Lan kiêm Chủ tịch Nhà Nước Ba Lan và Tổng Tư Lệnh Quân đội Nhân dân Ba Lan.
Ngày 21/11/1981, Tổng Bí Thư Đảng CS Sô Viết Leonid Brezhnev cảnh báo tân Tổng Bí Thư Jaruzelski: “Không còn cách nào cứu nổi chủ nghĩa xã hội tại Ba Lan ngoại trừ một trận quyết liệt đánh thẳng vào giai cấp thù địch.”
Ngày 28/11/1981, UBTƯ Đảng CS Ba Lan lệnh cho Quốc Hội CS Ba Lan phải thông qua đạo luật khẩn cấp trao cho Tướng Jaruzelski toàn quyền sử dụng lực lượng quân sự trấn áp biểu tình và đình công.
Ngày 12/12/1981, thiết quân luật được ban hành, có hiệu lực tức khắc trên toàn lãnh thổ Ba Lan. Luật này cũng minh thị tuyên bố đặt các tổ chức của công nhân, đặc biệt Công đoàn Đoàn kết, ra ngoài vòng pháp luật.
Hệ quả của thiết quân luật là hàng ngàn công nhân bị bắt giam và bị tra tấn dã man, bỏ tù vô thời hạn không cần thông qua một cuộc xét xử nào. Gần hai năm sau, do áp lực của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng như của quốc tế, tháng 9/1983, thiết quân luật được bãi bỏ. Dầu vậy cuộc truy lùng bắt bớ công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên và trí thức vẫn tiếp tục, thậm chí có những vụ bắt cóc, thủ tiêu đê tiện. Cụ thể, năm 1984, vị linh mục tuyên úy của CĐĐK, Cha Jerzy Popieluszko đã bị bắt cóc và giết chết một cách man rợ. (DĐGD số 71, tháng 10/2007, mục Gương Sống Đạo Giữa Đời do Lê Thiên và Lê Tinh Thông phụ trách: Linh mục Jerzy Popieluszko).
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II liên tục phản đối và cảnh cáo cách hành xử thô bạo của Đảng và Nhà Nước CS Ba Lan. Dịp Lễ Giáng Sinh 1981, ngài gửi lời cầu chúc đặc biệt tới “đồng bào yêu dấu trên quê hương”, trong đó ngài cầu nguyện cho “những người chịu đau khổ, những gia đình có người thân bị cướp mất mạng sống, những người cùng cực hay tuyệt vọng vì bị áp bức.” Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh: “Phẩm giá con người đã in dấu trong lương tri con người, cho nên việc đòi hỏi quyền tự do phải là cơn sóng dâng lên, chứ không phải là bước thụt lùi.”
Để cảnh cáo Liên Xô không được can thiệp vào nội tình Ba Lan, Đức Giáo Hoàng nêu rõ: “Người Ba Lan có một quyền không ai chối cãi là quyền tự giải quyết mọi vấn đề giữa họ với nhau, với những nỗ lực của riêng họ.”
Ngày 16/6/1983, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thực hiện chuyến lữ hành thứ hai về quê hương. Tại Ba Lan, ngài mạnh mẽ lên án hành động thiết quân luật và các cuộc bách hại mà nhà cầm quyền Ba Lan nhắm vào dân chúng, nhất là giới công nhân.
Chuyến tông du này trở thành điểm tựa cho cuộc cách mạng dẫn tới lật đổ chế độ Cộng Sản trên đất nước Ba Lan thân yêu của vị Giáo Chủ.
Theo ký giả Caroline Pigozzi, lời hiệu triệu “Đừng Sợ” của ĐGH Gioan Phaolô II chống lại chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) trở thành nổi danh và là biểu tượng đấu tranh của các nhà hoạt động cho nhân quyền, tự do và dân chủ.
Nhưng trước tiên “Đừng Sợ” là tiếng gọi thúc đẩy tổ chức CĐĐK Ba Lan do Lech Walesa lãnh đạo, dũng cảm tiến lên làm một cuộc cách mạng long trời lở đất chẳng những đánh gục chính thể Cộng sản ở Ba Lan mà còn làm tan rã chế độ Cộng sản ở Liên Xô và Trung Âu cũng như làm tiêu vong chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới.
Tinh thần đoàn kết và khát vọng tự do của người dân Ba Lan rõ ràng hít thở làn sinh khí mới từ tiếng lệnh “Đừng Sợ” của ĐGH Gioan Phaolô II và họ đã toàn thắng chẳng những nhờ thực hiện mệnh lệnh của ngài mà còn nhờ vào chính sự hỗ trợ tích cực của ngài, như nhà báo Timothy Garton Ash nhận định: “Không có vị Giáo Hoàng, không có Công Đoàn Đoàn Kết. Không có Công Đoàn Đoàn Kết, không có Gorbachev. Không có Gorbachev, chủ nghĩa Cộng Sản không sụp đổ.”
Trường hợp Việt Nam
Bây giờ người Công giáo Việt Nam mới thấm thía lời Đức Gioan Phaolô II khen ngợi Đức Tổng Giám mục Phi-líp-phê Nguyễn Kim Điền “cộng tác trong đối kháng” (collaborer en résistant)[5].
Công thức lừng danh “collaborer en résistant” nêu trên dường như cũng ngụ ý nói lên kinh nghiệm hành xử thận trọng của Đức TGM Karol Wojtyla khi ngài giao tiếp với nhà cầm quyền Cộng sản, một sự thận trọng không mang tính thỏa hiệp, nhân nhượng, đầu hàng, ngược lại đó là cách đối kháng khôn ngoan của vị lãnh đạo tinh thần trong một Giáo Hội Thầm Lặng. Việc gì có ích lợi cho người dân và phù hợp với đức tin Kitô giáo thì hợp tác, nhưng là một sự “hợp tác mang tính đối kháng,” đối kháng để bênh vực cho lẽ phải, bảo vệ công bằng xã hội, bảo vệ quyền sống của con người và quyền tự do của người dân, cả bằng giá của mạng sống. Đối kháng cũng có nghĩa là từ chối mọi kiểu đối thoại hình thức, đối thoại cúi đầu, đối thoại nhượng bộ.
Đó là điểm nổi bật về lòng yêu nước của Đức Hồng y Giáo chủ Carol Wojtyla người Ba Lan, tức Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, nay là Chân phúc Gioan Phaolô II.
Phải chăng trong ý thức “đối kháng” ấy cùng với lời nhận định “cộng tác trong đôi kháng” dành cho vị Tổng Giám mục người Việt Nam mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên dương Đức Cha Nguyễn Kim Điền là vị “Tổng Giám mục dũng cảm” (le vaillant Archevêque[6]) trước mặt hàng Giám mục VN nhân chuyến viếng thăm Ad limina của các Đấng tại Giáo đô Công Giáo Rôma vào năm 1981?
Người ta có cảm tưởng rằng lời tuyên dương ấy cũng nhằm nói với các Chủ Chăn khác của Việt Nam là phải DŨNG CẢM trước bạo quyền CSVN như vậy.
Ngày 01/5/2011 Giáo Hội long trọng nhìn nhận GƯƠNG CHỨNG TÁ ANH HÙNG của ĐGH Gioan Phaolô II, tôn phong ngài lên hàng Chân Phúc, một bước quan trọng để Giáo Hội tiến tới tuyên thánh cho ngài sau này.
Các nhân đức ANH HÙNG của vị tân Chân Phúc lẽ nào không bao gồm ĐỨC DŨNG CẢM nhờ sự trợ lực của Chúa Thánh Thần thông qua ơn Sức Mạnh mà ngài đã tỏ rõ trong công cuộc đấu tranh chống bạo quyền Cộng sản trên quê hương mình và làm triệt tiêu chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới.
Trong khi tạ ơn Chúa về hồng ân ban cho Hội Thánh một Đấng Chân phúc mẫu gương Anh hùng tuyệt vời là Chân phúc Gioan Phaolô II, người Công giáo Việt Nam cũng hết lòng cầu nguyện cho các Chủ Chăn trong nước nếu không đạt tới tầm vóc ANH HÙNG của Đấng Chân phúc thì ít ra cũng là những Chủ Chăn tỏ rõ bản lãnh dũng cảm sống chết vì và với đàn chiên mình như Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Đức TGM Nguyễn Kim Điền hay như Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Đức Giám mục Hoàng Đức Oanh…cũng như nhiều vị chủ chăn khác ở đẳng cấp thấp hơn nhưng cương nghị không kém, trong đó có nhiều vị đã bị giết hay chết rũ tù (như lm Nguyễn Văn Vinh, Hà Nội; lm Nguyễn Luân, Nha Trang, lm Nguyễn Văn Vàng DCCT SàiGòn) hoặc các vị hãy còn sống và còn tiếp tục vượt lên trên nỗi sợ, kiên trì đấu tranh cho Công bằng xã hội và quyền sống của con người như lm Nguyễn Văn Lý, lm Chân Tín, lm Phan Văn Lợi, lm Nguyễn Hữu Giải, các lm Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam. Nổi bật hiện nay là một số vị linh mục và giáo dân miền Bắc đang can đảm đối đầu với bạo quyền không phải bằng bạo lực mà bằng tinh thần hợp nhất và cầu nguyện ngày đêm cho Công Lý, Nhân quyền và Dân chủ trên quê hương..
Riêng ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã để lại cho chúng ta bản tuyên ngôn bất hủ “Con có một Tổ quốc.”
Con có một Tổ Quốc: Việt Nam
Quê hương yêu quý ngàn đời…..
…….
Con phục vụ hết tâm hồn
Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu
Con xây dựng bằng tim óc
Vui niềm vui đồng bào
Buồn nỗi buồn của dân tộc
……………….
Nguyện xin Chân phúc Gioan Phaolô II cầu bầu cùng Chúa Thánh Thần soi sáng cho các Đấng đương quyền trong hàng Giám phẩm Việt Nam sống và hành động DŨNG CẢM (vaillant) đưa dân tộc Việt Nam trong đó có người Công giáo Việt Nam cùng đồng bào các tôn giáo khác thoát ách thống trị của Cộng sản vô thần.
Ngày 01/5/2011
Ngày Giáo Hội tôn phong ĐGH Gioan PhaoLô II lên bậc Chân phúc
Lê Thiên
Theo Nữ Vương Công Lý
[1] Tác giả Caroline Pignozzi với tác phẩm này đã đoạt giải thưởng của Hàn Lâm Viện Pháp.
[2] “Vào tháng 4/1943, quân đội Đức phát hiện trong rừng Katyn, Nga, thi thể 4,500 sĩ quan Ba Lan chôn trong những nấm mồ tập thể. Một Ủy ban của Hội Hồng Thập Tự Quốc tế sau khi điều tra đã kết luận các nạn nhân trên là thành phần của 25,000 người Ba Lan mất tích vào lúc đó. Nhưng Chính quyền Xô Viết liên tục chối bỏ trách nhiệm và đổ lỗi cho phía Đức Quốc xã. Đến năm 1989, tài liệu mật từ văn khố mật của Nga tiết lộ chính tên đồ tể Joseph Stalin đã ra lệnh mật vụ Liên Xô thực hiện cuộc tàn sát, không phải chỉ 4,500 mà tới 22,000 sĩ quan Ba Lan. Năm 1990, Mikhail GorbachevLech Kaczyński cùng phu nhân và nhiều quan chức cao cấp Ba Lan tử nạn máy bay trên đường bay đi Katyn dự lễ tưởng niệm này. (Tổng Bí thư Đảng CS Liên Xô) chính thức nhìn nhận Mật vụ Liên Xô đã thực hiện cuộc hành quyết tập thể này. Từ đó, ngày 13/4 mỗi năm đều tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân tại đài tưởng niệm Katyn. Ngày 10/4/2010, Tổng thống Ba Lan
[3] Ký kết tại Yalta, Crimea ngày 11/02/1945 giữa ba nhà lãnh đạo cường quốc - Mỹ với Tổng thống Franklin D. Roosevelt, Anh với Thủ tướng Winston Churchill, and Xô viết với Chủ tịch Joseph Stalin.
[4] (Aleksandr Solzhenitsyn là nhà văn Nga viết quyển Quần đảo [ngục tù] Gulak, tố cáo sự tàn bạo gian ác của CS Liên Sô. Ông được giải Nobel văn chương với tác phẩm này, nhưng bản thân ông thì lại trở thành kẻ thù số một của CS Liên Sô, ông bị chế độ CS đày ải, sống lưu vong nơi đất khách quê người cho đến khi chủ nghĩa CS sụp đổ mới được phép hồi hương).
[5] Lời chứng của Lm Hồ Văn Quý và Lm Nguyễn Văn Lý chúng tôi đã từng trích dẫn trong bài giới thiệu ĐTGM Nguyễn Kim Điền trên mục Gương Sống Đạo Giữa Đời, nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân, Nam California, Hoa Kỳ.
[6] -Nt-
Gửi ý kiến của bạn