BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73798)
(Xem: 62286)
(Xem: 39481)
(Xem: 31206)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ánh mắt giai nhân

19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 1168)
Ánh mắt giai nhân
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
LGT: Những người Cộng sản Việt Nam đã được kể như là những người vô nhân tính, tàn bạo, cuồng tín, qua suốt quá trình hoạt động chiếm quyền và giữ quyền. Như Hồ chí Minh đã chỉ điểm cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp bắt để lấy tiền thưởng phát triển đảng; đã giết người đầu gối tay ấp Nông thị Xuân để bảo vệ hình ảnh “bác Hồ hy sinh không vợ con vì đất nước”; đã cho tố khổ bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long, người đã bỏ gia sản cơ nghiệp ra giúp đỡ Hồ và đồng đảng trong những ngày đầu nắm chính quyền không tiền, không bạc, mà mục đích chỉ là để chứng tỏ sự trung thành theo Cộng sản để được Mao trạch Đông viện trợ sau khi chiếm được Trung Hoa.Và tất cả cán bộ đảng viên và quần chúng CS đều được dậy dỗ, khuyến khích tố giác, canh chừng lẫn nhau, mà hậu quả là những chuyện đối xử với nhau tệ mạt không thể tưởng nổi bây giờ trong nước, bởi những con người “mới xã hội chủ nghĩa” mà VC đào tạo trên nửa thế kỷ. Tuy nhiên vẫn có biệt lệ, ở một con người Cộng sản cao cấp bậc nhất từ tháng 8/1945, người đã cùng với Cù Huy Cận nhận ấn kiếm thoái vị của vua Bảo Đại. Người này sau đó đã chìm đi trong hệ thống lãnh đạo CS, vì muốn sống với những tình cảm của mình. Đó là Trần Huy Liệu.


Nửa đời sương gió ngang tàng
Trái tim mềm yếu bên nàng mà thôi.

Người ta chỉ biết đến Trần Huy Liệu, một người đã cống hiến nửa cuộc đời cho kháng chiến chống Pháp, một Bộ Trưởng Tuyên Truyền đắc lực của chế độ CS sắt máu, một người đại diện cho chính quyền vào Huế tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại. Nhưng ít ai biết đến Trần Huy Liệu với một mối tình si ! Một cuộc tình đẹp như một đóa hoa và lãng mạn như một bài thơ. Cuộc tình thực éo le trong bối cảnh nhiễu nhương của lịch sử. Một cuộc tình đầy trắc trở, được đem ra tham vấn, quyết định bởi HCM và những người cao cấp CS.



Trần Huy Liệu sinh ngày 5 tháng 11 năm 1901 tại làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Năm 23 tuổi, ông vào Nam cộng tác với các báo Nông Cổ Mín Đàm, Rạng Đông, và làm chủ bút tờ Đông Pháp Thời Báo. Năm 1927, ông bị Pháp bắt giam vì tổ chức lễ truy điệu Lương Văn Can, nguyên Hiệu Trưởng Đông Kinh Nghĩa Thục, mới từ trần ở Hà Nội. Năm 1928, ông thành lập “Cường Học Thư Xã” để xuất bản những sách nâng cao dân trí, và kích động lòng yêu nước. Cũng trong năm này, ông gia nhập Việt Nam Quốc Dân đảng và giữ chức Chi Bộ trưởng miền Nam. Ngày 15-2-1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, ông bị Pháp bắt và đầy ra Côn Đảo 5 năm. Trong tù, ông được các đảng viên CS móc nối và thuyết phục ông ly khai VN Quốc Dân đảng để gia nhập đảng CS.

Năm 1935, mãn hạn tù, ông bị trục xuất về nguyên quán miền Bắc. Năm 1936, ông được kết nạp vào Đảng CS và tích cực hoạt động cho đảng. Tháng 10 năm 1939, ông bị Pháp bắt và đày đi Sơn La, Bá Vân, Nghĩa Lộ. Tháng 3 năm 1945, ông tham gia phá trại giam Nghĩa lộ, vượt ngục, trở về Hà Nội tiếp tục làm cách mạng, viết báo Cứu Quốc trong bóng tối.

Tháng 8 năm 1945, ông được HCM bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Tuyên Truyền trong Chính Phủ lâm thời. Ngày 30/8/1945, ông được đề cử thay mặt Chính phủ đi cùng với Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận vào Huế tiếp nhận lễ thoái vị của vua Bảo Đại (theo hồi ký Võ Nguyên Giáp). Tuy nhiên, theo Hồi ký “Dragon d’Annam” của Bảo Đại, thì chỉ có 2 người vào tiếp nhận ấn kiếm là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận. Trần Huy Liệu được Bảo Đại mô tả là “một người vóc dáng nhỏ bé, mắt hơi lé”.

Cũng trong chuyến đi này, cuộc đời tình cảm của Trần Huy Liệu đã bước sang một giai đoạn mới. Trong buổi tiệc rượu tại nhà người bạn thân ở Huế. Ngồi trong bàn tiệc, lơ đãng ngó qua cửa sổ, ông bỗng bắt gặp một thiếu phụ trẻ đang đứng tư lự trong vườn, và quay lưng lại phía ông. Người thiếu phụ tóc vấn trần, vóc dáng mảnh khảnh mềm mại trong tấm áo dài lụa màu nguyệt bạch. Tâm hồn ông chợt thấy xúc động và ngây ngất ! Như có giác quan thứ 6, người thiếu phụ bất chợt quay đầu nhìn lại. Bốn mắt gặp nhau trong khoảnh khắc. Nàng chớp mắt e lệ, cúi đầu, và bước vào nhà trong. Cặp nhãn quang kỳ diệu đó đã làm tâm hồn Trần Huy Liệu chếnh choáng.

Giai nhân hạnh ngộ hôm nay
Rượu đào chưa uống đã say ngà ngà.


Năm đó THL đã 44 tuổi. Sau bao năm miệt mài vì lý tưởng chính trị, bôn ba khắp nơi, vào tù ra khám, nhưng chưa một lần THL được biết đến cái rung động của tình yêu trai gái. Lần gặp gỡ kỳ diệu này, chỉ một ánh nhìn trong khoảnh khắc, đã tạo nên “tiếng sét ái tình” đánh thẳng vào trái tim của THL. Từ hôm đó, Trần Huy Liệu trở nên si tình, khắc khoải. Tâm hồn luôn vương vấn hình ảnh của người thiếu phụ có vóc dáng thướt tha với cặp mắt bồ câu đen nhánh.

Người thiếu phụ này là cô Nguyễn thị Hy, trong nhà gọi là cô Sửu, có lẽ do tuổi sửu. Cô là con ông Nguyễn văn Ngọc, tác giả nhiều sách giáo khoa lớp tiểu học và các chuyện cổ tích VN thời đó. Cô Hy nổi tiếng xinh đẹp và gia giáo, đã được ông Phạm Quỳnh, một vị Thượng Thư triều Nguyễn, hỏi cưới cho người con trai trưởng là ông Phạm Giao. Tiếc thay, cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối, trai tài gái sắc này được ít năm thì gẫy đổ. Ông Phạm Giao qua đời để lại cho vợ 2 người con trai là Phạm Vinh và Phạm Dũng.

Ông Trần Huy Liệu từ ngày gặp người đẹp thì cứ nấn ná ở Huế, không muốn về Bắc. Ông tìm hỏi về thân thế cô Hy, và nhờ người bạn nối nhịp cầu ô thước để người tục tới được cảnh tiên.

Ở VN khi đó, tình hình chính trị vô cùng phức tạp. Trong gia đình ông Phạm Quỳnh, lại càng phức tạp hơn, kể từ khi ông Phạm Quỳnh bị bắt giam tại Phủ Thừa ngày 23/8/45, và sau đó được di chuyển tới làng Hiền Sĩ. Tới ngày 6/9/45, thì đột nhiên mất tích. Cả gia đình ông luôn sống trong lo âu và sợ hãi. Tới năm 1956, gia đình TT Ngô Đình Diệm tìm ra ông Phạm Quỳnh bị thủ tiêu bằng cách đập đầu, và được chôn chung cùng nấm mộ bên ven đường với ông Ngô Đình Khôi và con là Ngô Đình Huân.

Ông Phạm Quỳnh là một học giả viết rất nhiều tác phẩm văn chương và khảo cứu có gía trị. Ông uyên thâm cả chữ Hán lẫn chữ Pháp nên được chính quyền Pháp rất trọng nể sử dụng. Ông là chủ bút tờ Nam Phong Tạp Chí, làm Thượng Thư trong triều đình Huế. Mấy năm sau, ông về ở ẩn tại Trang trại Hoa Đường bên bờ sông An Cựu, Phủ Cam cùng với vợ và 13 người con.

Từ khi ông Phạm Quỳnh mất tích, gia đình ông như rắn mất đầu, cả nhà sống triền miên trong hồi hộp, bất an. Khi nghe người thân bắn tiếng là ông Trần Huy Liệu muốn làm quen với cô Sửu, thì cả nhà đều vui mừng, và nói vun vào, hy vọng có được một thế lực để che chở, nương tựa, mặc dầu, từ khi chồng chết, cô Sửu đã có ý muốn thủ tiết, giữ đúng tam tòng tứ đức của phong tục VN.

Về phần ông Trần Huy Liệu thì đã gặp khó khăn bội phần trên đường đi tới hôn nhân với cô con dâu ông Phạm Quỳnh, vì ông Phạm Quỳnh đã bị chính phủ lâm thời HCM kết án là thân Pháp và đem thủ tiêu. Sau nhiều đêm suy nghĩ, bàn thảo với bạn bè. Ông xin gặp riêng HCM để dãi bày tâm sự. Ông tha thiết trình bày là ông đã cống hiến hơn nửa cuộc đời cho đấu tranh dân tộc, giờ đây, ông xin phép được dùng chút ít cho riêng tư cá nhân, xin Hồ Chủ Tịch thông cảm cho hoàn cảnh éo le, và ông xin sẵn sàng chấp nhận hết những quyết định của chính phủ.

HCM sau khi tham khảo với các lãnh đạo cao cấp, đã cho phép ông được lấy cô Sửu, với điều kiện là hôn nhân phải cử hành trong âm thầm, kín đáo để tránh tai tiếng cho chính phủ. Sau đó, ông phải từ bỏ các chức vụ lãnh đạo để không làm ảnh hưởng tới đường lối của nhà nước.

Ông Trần Huy Liệu đã chấp thuận tất cả để được chung sống với người ông yêu. Hai người tổ chức lễ cưới đơn sơ trong vòng gia đình. Họ đã sống chan hòa hạnh phúc trong mấy chục năm và sanh được 2 con: một trai, một gái.

Giữ đúng lời hứa với HCM, Trần Huy Liệu xin chuyển qua công tác về nghiên cứu khoa học. Ông đã là Viện trưởng viện sử học, và Phó chủ tịch Ủy ban khoa học Xã Hội VN. Những chức vụ ít được mọi người chú ý. Ông qua đời vào ngày 28/7/1969.

Đoan Phương
12/2010

Theo Báo Tổ Quốc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn