BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73893)
(Xem: 62307)
(Xem: 39503)
(Xem: 31221)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trường hợp anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

17 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 910)
Trường hợp anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Khi được tin anh Điếu Cày đến Los Angeles tôi rất xúc động và viết bài “Điệu hổ ly sơn”. Tôi mừng cho anh được ra khỏi tù được sống tự do thật sự ở Mỹ, nhưng tôi buồn cho anh chị em tranh đấu, còn trong nhà tù hoặc đã ra tù, nhưng còn ở Việt nam. Tôi liền nghĩ đến những ngày kế tiếp anh Điếu Cày sẽ gặp những nỗi vui và những nỗi buồn, những cái được và những cái mất mà anh không biết, hoặc không đóan biết trước được. Tôi đã nhiều lần nói những người tù bị đưa ra nước ngoài, như Cù Huy Hà Vũ chẳng hạng, là bị từ bỏ kiếp người hùng để biến thành một chánh khách lưu vong. Khi nhà văn nữ Dương thu Hương, Trần Khải Thanh Thủy… còn ở trong nước, một truyện ngắn, một bài văn ngắn, đủ làm cho cán bộ cọng sản lo lắng, làm cho dân chúng từ Bắc chí Nam phấn khởi tin tưởng. Nhưng khi ra nước ngoài, phải nói thật, chìm lỉm dưới đáy hồ như con cá nước ngọt bị đẩy ra biển. Ngay cả tiến sĩ nổi danh như Cù huy Hà Vũ, như Đoàn Viết Hoạt, một thời gian, rồi biến thành giáo sư đi dạy một đại học nào đó, thỉnh thoảng viết một vài bài báo phê phán bọn cộng sản trong nước, hoặc đi vận động vài vị dân biễu không thích cộng sản lên án bọn Việt cộng. Đó là cái mất mát lớn nhất đối với những vị tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm bị đưa ra nước ngoài. Bị làm con cọp bỏ núi rừng xuống đồng ruộng, bị làm con cá từ nước ngọt ra nước mặn. Tôi không bi quan khi nói những điều đó, vì tôi luôn tin tưởng còn những người yêu nước đang hoạt động trong nước, đang đóng vai anh hùng cứu quốc. Và hết lớp này còn lớp khác tiếp tục đóng vai trò người hùng yêu nước yêu dân tộc. Có người nói tranh đấu ở đâu cũng đuợc miễn còn tranh đấu là được, câu nói đó chỉ có giá trị an ủi mà thôi.

Hai mươi lăm năm trước, nhờ thượng nghị sĩ Mc. Cain “ vận động”, bọn Việt cộng chấp nhận cho một số lớn gần nửa triệu quân chính miền Nam Việt nam, đã bị tù trên ba năm, được định cư tại Mỹ, gọi là chương trình H.O. chương trình nhân đạo. Đó là một nỗi mừng lớn cho những anh em tù cải tạo được thoát cảnh tù đày dã man nhất, khủng khiếp nhất của chánh quyền cộng sản để được định cư tại Hoa Kỳ, một nước dân chủ, một nước giàu có số một trên thế giới. Nhưng đối với chánh quyền Việt cộng cũng là một đại thắng lợi, vì đã đẩy ra khỏi nước hàng triệu người đối lập hận thù. Thử tưởng tượng, nếu hàng triệu người tù chuyên cầm súng, có kinh nghiệm tác chiến, ở vào thế cùng quẩn, họ vùng lên thì chính quyền tham nhũng đồi trụy của Viêt cọng sẽ như thế nào. Biết đâu nước Việt Nam đã không còn một tên cộng sản nào, và bọn Tàu cộng phải chấm dứt sự cướp bóc bành trướng, và người dân no ấm hạnh phúc, một xã hội tránh được sự đồi trụy đói khát nhục nhã như hiện nay. Cho nên được cái nọ mất cái kia.

Anh Điếu Cày phải thấy điều đó, được cái nọ mất cái kia. Tôi nghĩ anh không đến nỗi thơ ngây nghĩ rằng anh được luôn cả hai cái, cái đến Mỹ và cái tranh đấu hữu hiệu cho tự do dân chủ nhân quyền cho tổ quốc Việt nam. Anh cũng không ngây thơ nghĩ rằng sự khâm phục, sự mến thương, sự tin tưởng của dân chúng đã dành cho anh, thì nó cũng sẽ dành cho anh khi anh được sống sung sướng an toàn tại đất Mỹ. Bởi vì người ta thường nói “ chống cộng ở đất Mỹ, chống Mỹ ở Bắc Hàn” Tỷ lệ nguời Việt trong nước và người Việt lưu vong có thể lên trên 100% cảm phục mến thương tin tưởng những nhân vật như Dương thu Hương, Trần khải Thanh Thủy, Đoàn Viết Hoạt, Cù huy Hà Vũ … khi còn hoạt động can trường ở trong nước, khi chống chính quyền trước họng súng của chính quyền. Rồi tỷ lệ đó nó tỷ lệ ngược với thời gian, ngày nay có lẽ không còn được 5% ! Anh Điếu Cày, bây giờ anh chưa thấy, nhưng chừng một năm nữa anh thấy nhận xét của tôi rất thự tế và chính xác.

Tôi rất mừng khi thấy anh vừa xuống máy bay, đặt chân trên đất tự do dân chủ, có rất nhiều Việt kiều đón anh, hân hoan chào mừng anh. Tôi hi vọng anh không cô đơn, không lẻ loi nơi đất lạ, nhưng khi anh từ chối cầm lá cờ quốc gia miền Nam, lá cờ vàng ba sọc đỏ; tôi sụp đổ ở anh nhiều quá. Anh cao ngạo và thấp kém quá. Cao ngạo ở chỗ anh muốn đứng trên, và đứng giữa người Việt quốc gia với người Việt cộng sản. Anh làm sụp đổ hoàn toàn. Anh làm ngỡ ngàng cho những người đến phi trường đón anh. Anh tự cô lập giữa anh với cộng đồng người Việt hải ngoại. Tôi bảo thấp kém vì anh nói nhiều quá, nên hớ hên rất nhiều, anh ngụy biện nào là cờ là một biểu tượng có thể thay đổi, nào là lá cờ chung cho 90 triệu dân Việt Nam…Anh ở tù không nhiều, không nhiều như những anh em quân chính Miền Nam, mà anh đã lú lẫn, nên anh không biết, không hiểu được cái ý nghĩa thiên liên của lá cờ vàng ba sọc đỏ đối với những người từng chiến đấu bảo vệ nó tức bảo vệ miền Nam Việt nam. Nhưng sau khi thua cuộc, họ mất hết, họ không còn gì hết, chỉ còn duy nhất lá cờ để nối kết tất cả những người Việt Nam ở rải rác khắp năm châu, để nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, để cho những thế hệ sau ý thức đúng được sự hi sinh và lòng yêu nước của lớp cha ông. Họ trân quý nó hơn là lúc nó còn phất phới ở quê hương Việt nam. Tâm hồn anh đơn giản quá, nên anh không thấy được cái giá trị vô cùng của lá cờ đối với người Việt lưu vong. Anh không nhận lá cờ, tức anh từ chối lá cờ, tức anh từ chối cộng đồng quốc gia Việt nam. Không thể bác bỏ ý đó, để anh nói lung tung, để anh chờ lá cờ của 90 triệu người chấp nhận. Anh đụng chạm quá mạnh vào lòng tự ái của cộng đồng Việt kiều hiên tại. Cho nên anh bị sự nghi kỵ, sự phản ứng tức giân của một số Việt kiều, họ đã dùng những lời nặng nề đối với anh. Tôi chê anh và tôi trách những người gọi là góp ý kiến với anh để anh phải trượt chân ngã ngay ở phút đầu. Riêng cá nhân tôi không tin anh còn theo cộng sản vì anh qua những năm tháng tù đày, anh có thừa thì giờ suy nghiệm lại cuộc đời, suy nghiệm lại quá khứ của anh, và của những đồng chí những thần tượng xưa của anh.

Ngay khi vừa bước ra khỏi khu vực làm thủ tục nhập cảnh, hàng chục người đã chạy đến vây kín blogger Điếu Cày, tặng hoa, và hỏi thăm. Files photos


Anh luôn nhắc đi nhắc lại “ Tôi sẽ kiện chánh quyền cộng sản Viêt nam” vì anh có thể nghĩ rằng đó là viêc quan trọng mà tại sao lâu nay Việt kiều không làm. Đó là một ý kiến khoác lác, không thực tế của anh, nó chỉ nói lên sự cao ngạo thấp kém không thiết thực của anh. Tôi muốn nói cho anh biết rằng trong cộng đồng Việt kiều có rất nhiều người đau khổ hơn anh, có nhiều người yêu nước Việt nam hơn anh, có nhiều người tù tội nhiều hơn anh, có nhiều người hiểu biết tài giỏi, đạo đức nhiều hơn anh. Anh nên nhớ, tuy ở bên thua cuộc, nhưng trong mỗi người Việt kiều, đến nay trên 60 tuổi, có những cuộc đời oai hùng, có những lúc gian khổ cùng cực, có những lúc nhục nhã cùng cực …nói cách khác, một cuộc đời khá phong phú, một cuộc đời đáng hãnh diện mà những người nước khác, cũng ở tuổi đó, không thể có được. Anh nên nhớ sở dĩ tổng thống Obama nhắc đến tên anh và một số tù nhân chính trị tại Việt nam là do sự tranh đấu nhiều lần của cộng đồng Việt kiều, thế mà anh quên mất điều đó, và những người cố vấn cho anh cũng quên mất điều đó.

Nhân danh một người lớn tuổi, một người mười bảy tuổi đã chống Việt cộng đã bị tù, một người nguyện chống cộng sản đến phút chót, một người có trên 15 năm tù qua các chế độ, có những lời khuyên chân thành nhất gửi đến anh, như một người em thân mến :

1- Nên thành thật, rất thành thật với cộng đồng Việt kiều hải ngoại.

2- Nên thực tế, khiêm nhường để dễ gần gũi với anh em trong cộng đồng.

3- Phải có bản lĩnh và can đảm nhận những sự sai trái những lầm lẫn đối với cộng đồng và nhất là đối với lá cờ thiên liên duy nhất của cộng đồng chống cộng sản.

4- Dành nhiều thì giờ học tiếng Anh và học báo chí, vì anh nguyên là một ký giả, để có đủ tầm cỡ tranh đấu cho tổ quốc Việt nam, tầm cỡ một chính khách lưu vong.

Nguyễn Liệu

Nguồn Quảng Ngãi Nghĩa Thục
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn