
Thành phố Toronto cách thủ đô Ottawa khoảng gần 5 giờ xe hơi. Chào đón bình minh sớm nhất trong đoàn biểu tình tại Toronto ngày Thứ Bảy 8-6-2013 có lẽ là chị Lisa và Ban âm thanh do chị phụ trách. Chất toàn bộ hệ thống máy móc nặng nề lên xe hơi, Lisa rời Toronto lúc 4 giờ sáng để lên đường. Chị Lisa hoàn toàn thiện nguyện. Sau đó, khoảng 7 giờ sáng, ba xe bus lớn (mỗi xe chở 50 người, do UBYTPTDCQN thuê), cùng với hơn 10 chiếc xe nhà, từ Toronto bắt đầu hướng về thủ đô Ottawa.
Tại Montreal, anh Đào Bá Ngọc, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia, hướng dẫn đoàn biểu tình gồm một xe bus và một số xe nhỏ tham gia biểu tình. Montreal cách Ottawa hơn hai giờ xe hơi. Ngoài ra còn có đồng hương Việt Nam tại Ottawa và các thành phố phụ cận như Kingston, Brockville, Corwall … cùng tham dự.
Điểm đáng chú ý trong cuộc biểu tình nầy là

Người lớn tuổi nhất trong đoàn biểu tình là bác Hiệu ở Toronto, năm nay 96 tuổi. Bác Hiệu luôn luôn có mặt trong tất cả các sinh hoạt chống cộng tại Toronto. Trong phái đoàn đến từ Montreal, có sự hiện diện của bác sĩ Lâm Thu Vân, khoảng gần 80 tuổi. Ngoài ra, người ta còn nhận thấy có khá nhiều người Canadian gốc da trắng, kể cả những người đến từ xa. Họ tuyên bố tham gia biểu tình để ủng hộ người Việt Nam trong nước phản đối lại nền độc tài của CSVN.
Nhà chính khách hiện diện sớm nhất là Thượng nghị sĩ (TNS) liên bang Ngô Thanh Hải. Từ khi được thủ tướng Stephen Harper đề cử làm TNS, ông Hải luôn luôn xuất hiện trong các sinh hoạt của Cộng đồng Người Việt Quốc gia Canada. Phải thành thật nói ngay, chứ không phải khen phò mã tốt áo, là TNS Hải rất đắc lực giúp đỡ tổ chức cuộc biểu tình thành công. Ông có mặt rất sớm tại tiền đình Quốc hội cùng với 7 sinh viên thực tâp chính trị người Việt. Khi chị Lisa đến trước Quốc hội lúc 9:30 AM, các thực tập sinh giúp chị Lisa dàn dựng hệ thống âm thanh cồng kềnh trước thềm Quốc hội.

Sau khi chào mừng toàn thể đồng hương khắp nơi, đại diện Quốc hội, đại diện chính phủ Canada đến tham dự biểu tình, ông Tấn lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền CSVN đang vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng, đàn áp tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do hội họp, và ông nhấn mạnh: “Chúng ta về đây để cùng nhau lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền CSVN trước dư luận thế giới, vận động chính phủ Canada lên tiếng yêu cầu CSVN phải tôn trọng nhân quyền, phải trả tự do cho tất cả những tù nhân lương tâm, những người yêu nước mà họ đang giam giữ. Với tư cách là công dân Canada, chúng tôi yêu cầu chính phủ Canada xét lại chính sách ngoại giao với CSVN.”
Tiếp theo, tiến sĩ Lê Duy Cấn, thay mặt Ban Chấp hành Liên hội Người Việt Canada, phát biểu bằng song ngữ Việt Anh, tiếp tục lên tiếng phản đối nhà cầm quyền CSVN đàn áp nhân quyền, ca tụng lòng yêu nước của tuổi trẻ quốc nội, và ông kết luận: “Lòng can đảm, sự dấn than của những người trẻ tuổi như Phương Uyên, Nguyên Kha, Việt Khang cho chúng ta thấy dù chế độ có độc tài đến đâu cũng không thể bóp chẹt lòng yêu nước của thanh niên. Lòng can đảm của Phương Uyên, Nguyên Kha, Việt Khang là ngọn lửa thiêng không bao giờ tắt và chính ngọn lửa thiêng nầy sẽ làm cho chế độ độc tài cộng sản tại Việt Nam sụp đổ, mang lại dân chủ tự do cho đất nước.”
Người thứ ba phát biểu là bác sĩ Đào Bá Ngọc,

Theo chương trình, nhân vật thứ tư lên phát biểu là TNS Ngô Thanh Hải, nhưng TNS Hải cho biết Bộ trưởng Bộ Quốc tịch, Nhập cư và Đa văn hóa Jason Kenny phải rời Ottawa sớm để di công tác, nên TNS Hải nhường cho ông Kenny phát biểu trước. Bộ trưởng Kenny là một chính khách rất quen thuộc với Cộng đồng Người Việt Canada. Ông cho biết ông sẽ trình bày với chính phủ Canada vấn đề CSVN vi phạm nhân quyền, đàn áp những người đã bày tỏ ý kiến một cách bất bạo động. Ông đặc biệt đề cập đến ba người trẻ là Phương Uyên, Nguyên Khang và Việt Khang và hứa sẽ tìm cách vận động để CSVN trả tự do cho những tù nhân lương tâm hiện đang bị CSVN giam giữ. Điều làm cho nhiều người biểu tình chú ý là bộ trưởng Kenny nhắc đến Việt Khang, chứng tỏ ông liên tục theo dõi vụ án nầy như toàn thể đồng hương chúng ta.
Ngoài bộ trưởng Jason Kenny, còn có hai vị dân biểu Liên bang là các ông Royal Galipeau (đảng CP) và Paul Dewar (đảng NDP). Dân biểu Paul Dewar là con của bà Marion Dewar, là vị thị trưởng Ottawa đã chấp nhận cho 4,000 người Việt nhập cư năm 1980 khi bà tại chức. Cả hai vị dân biểu liên bang đều lên án CSVN vi phạm nhân quyền và tuyên bố ủng hộ cuộc tranh đấu đòi hỏi dân chủ một cách bất bạo động của người Việt Nam ở trong nước, và ủng hộ cuộc tranh đấu của Cộng đồng người Canadian gốc Việt cho nền tự do dân chủ ở Việt Nam.

Bảy sinh viên gốc Việt thực tập về chính trị học tại văn phòng TNS Hải đều rất trẻ, sinh trưởng ở Canada. Khi phát biểu, có em nói tiếng Việt rất chuẩn, nhưng cũng có em phát biểu khó khăn, đều bày tỏ sự bất bình trước việc đàn áp những thanh niên yêu nước của nhà nước CSVN. Các em kêu gọi đồng hương hãy hưởng ứng chiến dịch vận động chữ ký của các em để trình lên Quốc hội Canada.
Cuối cùng là phần phát biểu của vị đại diện Phật giáo và của các em đại diện thanh niên sinh viên Toronto. Có em đã xúc động quá nên bật khóc khi đang phát biểu làm cho nhiều người nghe rất cảm động. Xen kẻ những phát biểu của các chính khách, đại diện đồng hương và thanh niên, là những khẩu hiệu chống CSVN và chống Trung Cộng được hô to, vừa tiếng Việt, vừa tiếng Anh, vang dội khắp sân rộng lớn trước Quốc hội.
Nhiều du khách đến thăm Ottwa và Quốc hội Canada,

Mở đầu cuộc biểu tình trước Tòa đại sứ CSVN tại Canada, ông Nguyễn Văn Tấn, đại diện Ủy Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội, đã nói ngắn gọn, yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân Việt Nam, trả tự do ngay tức khắc cho những người yêu nước đang bị giam giữ, hủy bỏ điều 4 Hiến pháp 1992, không được quyền bán đất bán biển cho Trung Cộng, và Trung Cộng phải cút khỏi Biển Đông. Những diễn giả của đoàn biểu tình trước tiền đình Quốc hội lại một lần nữa lên tiếng trước sứ quán CSVN.
Đặc biệt lần nầy, bà Đặng Thị Danh, chủ tịch Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước đã đọc Bản tuyên cáo của Phong trào, “cực lực lên án phán quyết vi phạm nhân quyền và dân quyền của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trong phiên tòa ngày 16 tháng 5 năm 2013.” Bản tuyên cáo của Phong Trào PNVNHĐCN cũng đã được dịch qua tiếng Pháp.

Trước khi kết thúc bài tường thuật ngắn nầy, có lẽ nên nhắc lại một lần nữa là trong phiên tòa ngày 16-5-2013 tại Long An, sinh viên Nguyễn Thị Phương Uyên khẳng khái xác nhận: “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’, khẩu hiệu bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’, là vì tôi thể hiện lòng yêu nước khi tôi căm phẫn Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đến tột cùng sự phẫn uất… Tôi vẽ bức tranh này trong 15 phút để thể hiện thực tế người dân thấp cổ bé miệng khi nói ra thì bị đàn áp….” (Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Nhung, thân mẫu của Phương Uyên, sau khi tham dự phiên tòa Long An ngày 16-5-2013.) (VOA ngày 16-5-2013) Còn Đinh Nguyên Kha được mẹ là bà Nguyễn Thị Kim Liên kể lại như sau: “Kha nói từ đầu đến cuối mình yêu nước, mình không chống dân tộc, mà chỉ chống đảng cộng sản. Kha nói chống đảng thì không phạm tội.”
(http://www.chuacuuthe.com/2013/05/16/tuong-thuat-phien-toa-xet-xu-phuong-uyen-va-nguyen-kha/).
Lời nói của hai sinh viên nầy tuy ngắn, gọn, nhưng hàm chứa lòng yêu nước thiết tha muôn đời của thanh niên Việt Nam. Lời nói của Uyên Kha chẳng những làm ray rứt tâm can của toàn thể đồng bào Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước, mà lời nói của hai người trẻ nầy đã đi vào lịch sử dân tộc, vang vang như tiếng trống thúc quân của tổ tiên, réo gọi mọi người hãy cùng nhau đứng lên tranh đấu cho tự do, dân chủ và sự sinh tồn của Việt Nam.
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 9-6-2013)
Theo Người Việt Boston
Gửi ý kiến của bạn