BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73866)
(Xem: 62303)
(Xem: 39496)
(Xem: 31219)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

“Sự cố Nguyễn Đình Lộc” và sự ngộ nhận của chúng ta?

26 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 958)
“Sự cố Nguyễn Đình Lộc” và sự ngộ nhận của chúng ta?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Việc ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp, một trong 72 vị nhân sĩ trí thức ký tên vào Bản kiến nghị sửa đổi Hiếp pháp 1992 và ông là người dẫn đầu đoàn người đại diện cho nhóm 72 nhân sĩ đến trụ sở Quốc hội để trao bản kiến nghị, rồi cũng chính ông đã xuất hiện trong chương trình thời sự của VTV1 ngày 23/3/2013 với lời phát biểu liên quan đến kiến nghị sửa đổi hiến pháp của nhóm 72 nhân sĩ.

Lời phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên VTV1 đã làm nhiều người thất vọng tuy nhiên cũng đã có người lên tiếng bênh vực, thông cảm với ông. Những lời khen chê đã có đầy đủ trên mạng, thiển nghĩ không cần nhắc lại ở đây. Những trường hợp tương tự như “sự cố Nguyễn Đình Lộc” xảy ra không phải là lần đầu và chắc cũng không phải là lần cuối. Chúng ta cần nhìn nhận sự việc một cách nghiêm túc và sâu sắc để rồi khỏi phải thất vọng và khỏi mất thì giờ tranh cãi những việc, đáng ra, đã rõ ràng từ lâu.

Những lời phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên VTV1, theo tôi, là hoàn toàn sự thật. Nó đúng với những gì ông Lộc nghĩ và nó cũng đúng với những gì đã xảy ra vì rằng nó không thể xảy ra khác đi được. Việc ông Lộc “đến đấy mới được lên trưởng đoàn”, việc ông “không tham gia viết Bản kiến nghị” nhưng chỉ vì ông là “cựu bộ trưởng Tư pháp” nên “các đồng chí, các bạn ấy tín nhiệm giao việc trao thôi” còn thì “trước đó (ông) không trao đổi kỹ” và “cái dự thảo mà gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 thì tôi hoàn toàn không tham gia”…Sau này khi trả lời đài RFA Tiếng Việt, ông Nguyễn Đình Lộc nói thêm rằng: “Cái việc hôm ấy đã làm xong rồi thì rút hay không rút làm gì nữa? Chỉ làm bằng ấy thôi chứ có làm thêm điều gì đâu? Chuyện gì mà ân hận nhỉ? Quốc hội kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến thì chúng tôi góp ý kiến thôi có gì đâu mà ân hận? Tiếp thu hay không thì đó là việc của ban soạn thảo, đem trình Quốc hội thì Quốc hội quyết chứ”. Nói tóm lại trong hai lần trả lời phỏng vấn trên VTV1 và RFA thì chính kiến của ông Nguyễn Đình Lộc về Bản kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp 1992 của nhóm 72 nhân sĩ là nhất quán và rất rõ ràng.

Ông Lộc sai ở chổ nào? Theo tôi thì ông Lộc làm đúng với những gì ông suy nghĩ. Ông chỉ cố gắng làmmột công dân tốt. Việc ông tham gia ký vào bản Kiến nghị 72 chỉ phản ánh thái độ chính trị của ông, chính kiến của ông với mong muốn là chính quyền lắng nghe và thay đổi, chấm hết. Còn việc chính quyền có lắng nghe hay không, ông không biết và có lẽ cũng không hy vọng gì. Ông “Chỉ làm bằng ấy thôi chứ có làm thêm điều gì đâu?… Tiếp thu hay không thì đó là việc của ban soạn thảo”. Những người thất vọng về ông là những người đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào ông và bản kiến nghị 72. Họ đã đòi hỏi ở ông những điều mà ông không có, không thể cho họ được. Sự ngộ nhận lớn nhất ở đây là việc một người nào đó (dù nổi tiếng) nói lên chính kiến (hoặc bày tỏ thái độ chính trị) hoàn toàn khác với những người làm chính trị, vì vậy không nên quá đặt kỳ vọng vào họ. Hoạt động chính trị là công việc của các tổ chức chính trị có danh xưng rõ ràng và công khai. Làm chính trị là công việc thường xuyên và chuyên nghiệp của những chính trị gia, là những người dấn thân mạnh mẽ, dứt khoát và có lập trường rõ ràng với tham vọng vận động quần chúng để thay đổi xã hội. Đặc điểm để nhận ra một tổ chức chính trị đó là: có một tư tưởng chính trị nghiêm túc; một vị lãnh đạo có hiểu biết, lương thiện và bao dung; một đội ngũ nòng cốt gắn bó và đoàn kết; có những hoạt động thường xuyên, có sự phân công, tổ chức và lãnh đạo rõ ràng; có sự kế thừa…(Xin xem thêmbài “Thành lập một đảng chính trị dễ hay khó?).

Nhóm 72 nhân sĩ ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp không phải là một tổ chức chính trị nên không có những đặc điểm như trên vì vậy không thể tránh khỏi chuyện “tiền hậu bất nhất”, lủng củng và thiếu sót. Ngay cả bản dự thảo Hiến pháp mà nhóm này đưa ra cũng còn nhiều khiếm khuyết do không được bàn thảo kỹ lưỡng từ trước (ngay cả ông Lộc cũng không được tham gia).

Việc 72 nhân sĩ đưa ra bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp có ý nghĩa tích cực là nâng cao nhận thức chính trị cho dân chúng, tạo ra một chủ đề thảo luận sôi nổi khiến người dân quan tâm đến chính trị nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu nhóm kiến nghị 72 có ý định thành lập một tổ chức chính trị chẳng hạn thì nên có những bước đi lẫn sự chuẩn bị tư tưởng và nhân sự cần thiết để các hoạt động của mình được chính danh và hiệu quả còn nếu chỉ muốn nói lên những quan điểm, chính kiến về chính trị của nhóm thì thiết nghĩ cũng nên công bố rõ ràng cho mọi người khỏi ngộ nhận. Hãy ra tuyên bố như Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ rằng “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không làm chính trị mà chỉ bày tỏ quan điểm chính trị của mình”.

Điều quan trọng hơn cả là dư luận và người dân Việt Nam cần có một cái nhìn sâu sắc hơn về chính trị. Không nên lấy các chức danh hay học hàm học vị của một người nổi tiếng nào đó để làm tín chỉ cho các hoạt động chính trị của họ. Không nên chạy theo những vụ việc ồn ào mang tính nhất thời nhưng thiếu chiều sâu. Hãy dành sự quan tâm của mình cho những tổ chức chính trị đứng đắn, có uy tín và đã được kiểm chứng bởi thời gian. “Làm chính trị” cũng là một công việc vì vậy phải có kiến thức và sự hiểu biết. Một người công nhân cũng phải mất vài ba năm để học nghề, muốn trở thành một bác sĩ phải học mất 7 năm … Điều này thì ai cũng biết và đồng ý, ai cũng cho là bình thường trong khi đó thì dư luận lại cực kỳ dễ dãi với những người hoạt động chính trị trong khi người đó chưa hề học làm chính trị bao giờ? Một cựu tù nhân chính trị nổi tiếng là anh Huỳnh Việt Lang có lần nói rằng bài học lớn nhất mà anh rút ra được sau thời gian ở tù là “muốn làm chính trị thì phải học để làm chính trị”. Vậy muốn “học chính trị” thì học ở đâu? Câu trả lời cũng rất đơn giản: Học trong môi trường của các tổ chức chính trị. Vấn đề này xin hẹn độc giả vào một dịp khác.

Dân chủ cho Việt Nam là mục tiêu và ước nguyện của mọi người dân Việt Nam cộng với xu thế dân chủ tất yếu của thời đại thì những sự cố như “sự cố Nguyễn Đình Lộc” chỉ là những ổ gà nho nhỏ trên con đường ngày càng rộng lớn và cỗ xe dân chủ vẫn tiến ngày càng nhanh về cái đích cuối cùng. Không một ai, không một thế lực nào có thể ngăn cản được hành trình tiến về đích tự do và dân chủ đó.

Việt Hoàng 

Theo Thông Luận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn