BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73815)
(Xem: 62292)
(Xem: 39485)
(Xem: 31212)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đơn đòi công lý cho chồng

07 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 655)
Đơn đòi công lý cho chồng
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Năm người vợ của năm nhà hoạt động dân chủ trong nước thuộc khối 8406 đã ký vào một đơn yêu cầu nhà nước và Bộ Công An trả tự do cho chồng của họ bị bắt hồi tháng Chín và bị ghép vào tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Thanh Trúc có bài chi tiết sau đây:

Vợ của năm nhà Dân Chủ cùng đệ đơn lên CP

Hôm 29 tháng Mười vừa qua, năm người vợ của năm nhà hoạt động dân chủ ký vào một lá đơn chung do họ thảo, yêu cầu nhà nước và Bộ Công An Việt Nam trả tự do cho chồng của họ đang bị giam giữ tại trại B14 ở Hà Nội.

Chị Bùi Thị Rề, Chị Nguyễn Thị Lộc, Ông Nguyễn Thanh Giang, Chị Lý Thị Tuyết Mai, Chị Nguyễn Thị Nga và Chị Nguyễn Thị Huyền Trang (Từ trái)


Cả năm nhà hoạt động dân chủ này bị bắt từ tháng Chín , bị khép tội tuyên truyền chống phá nhà nước, vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình Sự.

Năm người ký vào đơn đòi công lý cho chồng là : bà Nguyễn Thị Nga, vợ ông Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng. Bà Nguyễn Thị Huyền Trang, vợ ông Phạm Văn Trội ở Hà Tây. Bà Bùi Thị Rề, vợ ông Nguyễn Văn Túc, ở Thái Bình. Bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ ông Vũ Hùng, ở Hà Tây. Bà Nguyễn Thị Lộc, vợ ông Nguyễn Kim Nhàn, ở Bắc Giang.

Song song việc gởi đơn lên chính phủ, Bộ Công An, trưởng phòng điều tra bộ công an , đơn cũng được đến Liên Hiệp Âu Châu, hạ viện Hoa Kỳ, các tổ chức nhân quyền quốc tế, người Việt và các tổ chức Việt Nam hải ngoại.

Từ Hà Tây, bà Nguyễn Thị Huyền Trang, vợ nhà dân chủ Nguyễn Văn Trội, cho biết:

Mình gởi qua đường bưu điện bình thường thôi. Tôi nghĩ là gởi thì sẽ đến nơi. Họ có xét hay không đấy là việc của họ. Chắc chắn họ sẽ phải đọc, còn họ hồi âm như thế nào và mình sẽ phản ứng như thế nào thì cũng chưa biết được. Gởi đơn ra ngoài thì sẽ gởi lên mạng đấy ạ.

Về lý do thúc đẩy bà và các chị em khác mạnh dạn gởi đơn kêu oan cho chồng, bà Nga nói tiếp:

Tại vì chúng tôi cảm thấy rất là bất công cho những người đấu tranh như chồng tôi và các anh hay các chú. Tôi cảm thấy chồng tôi chả có tội gì cả, những gì mà chồng tôi làm là đúng sự thật. Và tôi ký vào đơn như thế để đòi trả tự do cho chống tôi là điều chính đáng thôi.

Phổ biến đơn ra ngoài nước

Là một trong những người hỗ trợ việc gởi đơn của các bà vợ này, nhà tranh đấu dân chủ Nguyển Phương Anh, giải thích vì sao cần gởi và phổ biến đơn ra ngoài nước:

Đấy là cái việc mà các chị nên làm bởi vì trong Việt Nam thì cái việc đấu tranh dân chủ như chống các chị đấy vẫn chưa được nhà nước này nhìn nhận như một sự nói lên tiếng nói theo các điều khoản của hiến chương về nhân quyền hay là theo hiến pháp hoặc pháp luật mà họ coi những hành động đó như là phản động.

Do vậy đưa đơn lên nhà cầm quyền , chủ tịch nước hay là bộ công an cách nào cũng thế thôi, tôi nghĩ là họ không xét. Do vậy các chị phải gởi ra bên ngoài để mà cùng với các đoàn thể khác lên tiếng.

Ông kể trường hợp của ông hầu minh chứng là có nhiều khả năng đơn của các bà vợ đòi trả tự do cho chồng sẽ không được cứu xét:

Tôi còn nhớ là cái hồi mà tôi bị đánh ở Hữu Lũng đấy, thì bố mẹ tôi cũng làm đơn từ gởi khắp nơi, có cả phiếu báo nhận đấy, nhưng mà công an họ không thèm trả lời bố mẹ tôi gì hết, họ không cần quan tâm .

Vì thế tôi nghĩ gởi ra các cộng đồng bên ngoài thì được sự quan tâm trả lời và được sự chia sẻ .Tin tức từ nước ngoài là sẽ đi vòng về trong nước chứ còn ở trong nước thì họ không quan tâm đâu.

Ý kiến của nhà dân chủ Nguyễn Phương Anh được bà Huyền Trang, vợ ông Nguyễn Văn Trội, tán đồng:

Ông Nguyễn Phương Anh nói đúng đấy ạ, rất là đúng đối với tình hình Việt Nam bây giờ. Chúng tôi không cảm thấy lo sợ gì hết, mình dám làm thì mình phải đương đầu thôi. Chỉ mong nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho chồng tôi, những gì anh ấy làm mà lý tưởng thì tôi phải tôn trọng thôi.

Lá bài chống phá nhà nước

Trả lời đài Á Châu Tự Do từ Hải Phòng, bà Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa:

Chị em thống nhất với nhau là ký cả chứ, vì tôi nghĩ là chống tôi vô tội. Theo sự suy nghĩ đơn giản của tôi thì chồng tôi là người đấu tranh cho công bằng và lẽ phải chứ anh không làm điều gì mà phạm tội hình sự hoặc là lật đổ chính phủ hay thế này thế khác mà họ qui tội anh ấy vào là chống phá nhà nước là hôm đó họ bắt anh ấy đi đấy. Ông Túc cũng bị bắt cùng đêm hôm với chồng tôi, ông Trội thì hôm sau họ đưa lộn về và công bố bắt .

Được hỏi bà có ngần ngại hay lo sợ khi ký vào đơn đòi trả tự do cho chồng hay không, bà Nga trả lời:

Tôi nghĩ tôi cứ làm điều chính đáng thì tôi chẳng lo sợ gì cả cho nên tôi sãn sàng ký vào lá đơn ấy. Tôi cũng sẵn sàng đối phó với những cái mà có thể là nguy hiểm đấy.

Cùng một câu hỏi, vợ ông Nguyễn Văn Túc là bà Bùi Thì Rề ở Thái Bình, bày tỏ:

Không, em chả nghĩ gì đến nguy hiểm cả, cứ bảo em bị chết hay bị làm sao để cho chồng em ra em cũng đồng ý. Em nghĩ chồng em không có tội gì cả. Chồng em chỉ muốn là cho dân cho nước được sống yên vui sống hạnh phúc, chứ còn nhà em không chống phá.

Có khi giả sử đưa đơn tới không chắc họ nhận đâu, thế nên phải nhờ phối hợp cả bên ngoài nó tác động thì may ra chứ còn không biết là thế nào. Em biết anh Túc nhà em bị giam ở trại B14 ở Hà Nội, em đi thăm nhà em hai lần rồi. Thứ Bảy này là em lại mang chăn với lại mang quần áo rét cho nhà em. Nếu mà gây khó khăn với em thì đừng có mà đùa.

Còn dưới mắt ông Nguyễn Phương Anh, dù muốn dù không, dù lo sợ hay không lo sợ khi ký vào đơn thì vợ của các nhà tranh đấu dân chủ cũng đã là những thành phần mà công an không có thiện cảm với họ rồi:

Cái việc đấy các cơ quan an ninh họ đã nói rồi ấy chứ. Vì dụ họ đã hù dọa vợ anh Túc đấy, là không được đi lên Hà Nội gặp gỡ người nọ người kia, rồi chi Mai thì cũg bị an ninh gọi lên, bảo là khai báo cho thành khẩn vào. Họ coi vợ các nhà tranh đấu giống như đồng phạm ấy thôi. Họ đã gây khó dễ rồi.

Đối với bà Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, điều bà mong ước là :

Tôi mong giới truyền thông và những người bênh vực công lý ở trong và ngoài nước lên tiếng để bảo vệ, bênh vực những người đấu tranh cho công bằng lẽ phải trong đó có chồng tôi. Chồng tôi thì đã bị bắt rồi, và tôi muốn chính phủ Việt Nam này phải nhìn rộng một chút và cũng nên nhìn xa với thế giới, không nên đàn áp người dân của chính mình.

Thanh Trúc, phóng viên RFA
07/11/2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn