BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73786)
(Xem: 62284)
(Xem: 39478)
(Xem: 31205)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhiều người bị quản thúc, bị hành hung vì xin biểu tình

16 Tháng Bảy 200812:00 SA(Xem: 592)
Nhiều người bị quản thúc, bị hành hung vì xin biểu tình
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

Điều 69 Hiến Pháp Việt Nam có công nhận quyền được biểu tình của người dân. Pháp luật có quy định công dân muốn biểu tình phải đăng ký xin phép. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân tại Việt Nam không mấy dễ dàng thực hành nhân quyền căn bản này.

Đơn cử như trường hợp gần đây nhất, đơn xin phép biểu tình của cô Phạm Thanh Nghiên cùng một số nhà dân chủ ở Miền Bắc không những bị Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội bác bỏ, mà các đương sự còn gặp nhiều hình thức sách nhiễu từ phía chính quyền, thậm chí là ngang nhiên bị quản thúc tại gia mà không cần văn bản lệnh.

Trong câu chuyện với Trà Mi, cô Nghiên thuật lại diễn tiến sự việc từ sau khi cô nhận đựơc giấy mời triệu tập của chính quyền lần thứ nhất vào ngày 5-7:

Tải xuống để nghe


Cô Phạm Thanh Nghiên: Mùng 5, lúc đó tôi đã không đi thì tôi lại nhận được hai cái giấy mời liên tiếp, tất cả là 3 giấy mời và tôi cũng đã không đi. Mùng 5, mùng 6, hai ngày công an đã đặt chốt canh gác nhà tôi 24/24 và sau đó thì họ bỏ chốt canh gác cho đến ngày 11 vừa rồi thì họ lập lại chốt canh gác.

Ngày 12 thì công an thành phố, công an quận và công an phường sở tại đến nơi tôi sinh sống. Họ đến và họ ra lệnh quản thức tôi. Họ nói đây là lệnh miệng. Và cho đến ngày hôm nay thì tôi vẫn đang trong tình trạng bị quản thúc. Khi tôi đi ra ngoài thì họ ngăn cấm, không cho tôi đi.

Quản thúc để ngăn chận biểu tình

Trà Mi: Vâng. Cô vui lòng cho biết là những người ra cái lệnh miệng đó là ai và họ nêu lý do như thế nào đối với lệnh quản thúc này?
 






Cô Phạm Thanh Nghiên

: Một người là đại diện cho công an thành phố, một người là đại diện cho công an quận sở tại của tôi, và hai người là công an phường. Và khi tôi cũng có hỏi họ thì họ nói rằng cái lệnh này là không có văn bản giấy tờ gì mà đây là lệnh trên.



Tôi cũng có hỏi trên là ai thì họ chỉ nói một cách chung chung là họ yêu cầu tôi là không được đi ra khỏi nhà, đặc biệt là không lên Hà Nội cho đến hết ngày 16 tức là ngày mà chúng tôi đã ghi trong cái đơn biểu tình và dự định sẽ biểu tình nếu được sự đồng ý.

Và tôi cũng có nói với họ là việc tôi đi lại thì họ không có quyền ngăn cản, đấy là quyền công dân của tôi, và khi mà họ đã ngăn cản thì họ phải đưa ra lý do chính đáng và đặc biệt là phải có lệnh bằng văn bản, nhưng họ đã không trình ra được những thứ đó.

Trà Mi: Thưa, nhưng mà họ có nêu cái lý do một cách công khai rõ ràng vì sao có cái lệnh quản thúc này không?

Cô Phạm Thanh Nghiên: Dạ thưa có ạ. Họ nói rằng vì họ lo sợ là tôi đi biểu tình. Hôm nay thì có hội phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên, rồi là trưởng thôn, rồi là bên tư pháp này kia người người đến nhà tôi có hình thức như là đấu tố tôi.

Họ kết tội tôi và họ rất là to tiếng. Thì tôi cũng nói là vì sao họ tới đây, thì họ nói rằng vì do đi biểu tình. Tôi có hỏi lại họ rằng các ông có biết cái tinh thần của cái đơn đi biểu tình, cái mục đích như thế nào không?

Họ nói rằng là chúng tôi chỉ biết cái lệnh trên như thế thôi, chúng tôi phải có cái trách nhiệm đến đây nói chuyện với cô, cô không được làm cái nọ, cô không được làm cái kia.

Trà Mi: Những người đồng ký tên trong cái đơn xin biểu tình của cô, cô có biết cái tình trạng của họ thế nào không?

Cô Phạm Thanh Nghiên : Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cũng đã gặp tình trạng như tôi. Ông còn nhận được lệnh miệng sớm hơn tôi. Ông cũng bị công an bao vây. Chỉ cần bước chân ra khỏi cửa là họ đã từ ngoài xông vào đẩy ông vào nhà rồi.

Còn bác Vũ Cao Quận thì có nhẹ nhàng hơn một chút nhưng mà họ cũng vẫn cho công an canh gác và cũng có người của uỷ ban cũng như là của phường công an vào tận nhà làm việc. Và họ cũng có đưa giấy mời đó thì bác Vũ Cao Quận cũng có lên làm việc.

Hiện tại thì cả 3 chúng tôi đều bị quản thúc. Từ Hà Tây cho tới Hà Nội, Lạng Sơn thì tôi biết được là các anh em dân chủ ở ngoài Bắc cũng đang chịu chung tình trạng như chúng tôi là ngừời thì bị quản thúc, người thị bị triệu tập ạ.

Hiến pháp có được tôn trọng ?

Trà Mi : Trước sự trả lời của phía UBND thành phố thì cô bỏ ý định đi biểu tình như vậy thì cô có nghĩ đến cách nào để biểu lộ quan điểm của mình, ý kiến của mình một cách đỡ bị nhắc nhở hơn hay không?

Cô Phạm Thanh Nghiên : Cách đây vài hôm chúng tôi cũng đã làm cái đơn khiếu nại chính thức về việc UBND thành phố Hà Nội đã có hành vi là không cho phép tiến hành hành động tập trung đông người, tức biểu tình ở nơi công cộng theo pháp luật. Và chúng tôi đã thuê luật sư để bảo vệ pháp lý cho chúng tôi.

Trà Mi: Trong trường hợp những việc làm đó vẫn không được như mong muốn thì cô có nghĩ đên một phương thức nào khác để thể hiện quan điểm của công dân một cách gọi là bớt bị sách nhiễu hơn hay chăng?

Cô Phạm Thanh Nghiên : Tôi nghĩ rằng cái mục đích không phải là làm cái gì để mà bớt bị sách nhiễu hơn mà mục đích chính của chúng tôi là có những nỗ lực về dân quyền.

Trong trường hợp này cụ thể là được biểu tình như Điều 69 Hiến Pháp đã công nhận các quyền của công dân và chúng tôi sẽ đấu tranh để được thực hiện những cái quyền này, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chúng tôi.

Giải thích của công an

Để ghi nhận quan điểm từ phía chính quyền liên quan đến vụ việc này, Trà Mi cũng đã liên lạc với công an Vũ Văn Thược, ngừơi từng làm việc nhiều lần với cô Thanh Nghiên, và là một trong bốn nhân viên công lực đến đưa lệnh miệng về việc quản thúc tại gia đối với cô Nghiên:

Trà Mi: Chúng tôi xin phép được thưa chuyện với ông Thược, thưa ông?

Ông Vũ Văn Thược : Rồi.

Trà Mi: Chúng tôi gọi từ Đài Phát Thanh Quốc Tế RFA, xin phép được hỏi thăm ông để ghi nhận quan điểm của những người thừa hành công vụ đó ông về phản ánh của cô Phạm Thanh Nghiên. Cổ nói rằng cô đang bị quản thúc tại gia bằng lệnh miệng, thì thựcnhư của vụ việc này ra sao, xin ồn cho biết để rộng đường dư luận, được không ạ?

Ông Vũ Văn Thược: Chúng tôi làm theo sự chỉ đạo chớ có phải là... Chúng tôi chỉ là cán bộ bình thường thôi, nhé.

Trà Mi: Vâng. Và cũng xin ông cho biết là vì lý do gì cô ta bị quản thức tại gia và vì sao mà không có lệnh chính thức bằng văn bản, thưa ông?

Ông Vũ Văn Thược : Thì cô ta có những quan điểm mà chưa tuân theo cái pháp luật Việt Nam.

Trà Mi: Vậy thưa ông, theo luật pháp Việt Nam thì một công dân muốn đi biểu tình phải làm đơn xin phép, trong trường hợp này thì cô Nghiên cũng đã làm đúng trình tự pháp luật yêu cầu, thế thì vì lý do gì lại bị cho là sai pháp luật và bị có lệnh miệng quản thúc tại gia?

Ông Vũ Văn Thược : Thì cái này chúng tôi chỉ làm theo sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên, nhé. Thế còn nếu chị cần rõ hơn nữa nhé thì chị liên lạc với những người có chức có quyền cao hơn nữa, nhé.

Làm theo chỉ đạo

Trà Mi: Vâng. Chúng tôi biết là ông chỉ thừa hành cái lệnh của cấp trên, nhưng mà cũng xin ông giải thích với công luận việc quản thúc tại gia ở Việt Nam theo đúng pháp luật là phải có văn bản chính thức đối với công dân, phải không ạ?

Ông Vũ Văn Thược : Vâng. Ở Việt Nam thì... có những cái sự chỉ đạo... thì... không thể... bởi vì cái pháp luật thì bao giờ nó cũng có những cái khía cạnh hai mặt. Nói đi thì đúng nhưng mà ngược lại, nhé, nói lại thì sai, nhé. Bởi vì những người làm luật người ta nghiên cứu rất kỹ, nhé. Bao giờ người ta cũng có những cái để mà biện minh cho cái việc người ta... những điều luật người ta đưa ra, nhé.

Trà Mi: Dạ, thưa ông, như ông vừa nói là cô Nghiên cổ có những hành động sai phạm pháp luật cho nên mới bị quản thúc tại gia thì khi mà đối với những việc làm sai phạm pháp luật đó thì phải được những cái văn bản pháp luật?

Ông Vũ Văn Thược : Hồi nãy tôi đã nói rồi, chị cần biết được thì hãy liên hệ với những người có chức có quyền, nhé, cao hơn tôi. Tôi không thể giúp gì cho chị, nhé.

Trà Mi: Cảm ơn ông rất nhiều đã dành thời gian trao đổi với chúng tôi.

Bị sách nhiễu, hành hung

Như lời cô Thanh Nghiên chia sẻ, ngoài cô và những người ký đơn xin phép biểu tình chung với cô, trong thời gian kề cận ngày dự định biểu tình ghi trong đơn là 16 tháng 7, những nhà dân chủ khác ở rải rác các tỉnh Miền Bắc cũng liên tục bị chính quyền địa phương sách nhiễu bằng những buổi làm việc không lý do. Thậm chí có người còn bị hành hung vô cớ, như trường hợp mới đây của nhà giáo Vũ Hùng. Ông Hùng cho biết:

Nhà giáo Vũ Hùng : Hàng ngày tôi bị công an triệu tập liên tiếp và họ canh tôi cả ngày cả đêm vì họ sợ tôi đi biểu tình. Trong các cuộc thẩm vấn thì họ có hỏi rằng tôi có dự định đi biểu tình hay không. Vừa rồi tôi đi bộ về nhà thì đàng sau tôi có một người đến đập mạnh vào người tôi và bảo: "Đi đâu mà cứ phải để theo suôt?". Tôi mới bảo là cái việc tôi đi đau là kệ tôi chớ quan hệ gì đến anh. Thế là anh ta dấm liên tiếp vào lưng tôi.

Ngay lập tức có mấy xe máy đến áp sát vào. Tôi mới xông đến thì anh ta bỏ chạy vào ngỏ tối. Điều chắc chắn là chỉ có công an đánh tôi thôi chứ không thể nào có chuyện một người nào đó tự dưng đánh tôi, mà tôi đi trên đường này tôi không làm điều gì ngang trái.

Cách đây không lâu, hôm biểu tình 29 tháng 4, những người công an được lệnh của cấp trên đánh tôi và đánh những anh em biểu tình để chống rước đuốc, thì đấy là khẳng định chứ không nghi ngờ. Họ làm việc như thế này thì nó không tuân theo pháp luật.

Vừa rồi là các thông tin mới cập nhật liên quan đến tình trạng bị sách nhiễu của những nhà dân chủ ở phía Bắc sau khi họ đệ đơn xin phép biểu tình và bị từ chối. Làm thế nào để người dân tại Việt Nam đựơc thực thi một trong những nhân quyền căn bản vốn đã đựơc pháp luật quy định và đựơc chính phủ cam kết với quốc tế - vẫn là một câu hỏi mà nhiều người mong chờ được giới chức trách giải đáp.

Trà Mi, RFA
16/07/2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn