BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76681)
(Xem: 63115)
(Xem: 40506)
(Xem: 32132)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Báo Pháp: Hàng vạn trẻ bất hạnh Thăng Long những ngày giỗ Tổ

13 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 851)
Báo Pháp: Hàng vạn trẻ bất hạnh Thăng Long những ngày giỗ Tổ
52Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
43
Báo chí Pháp đưa tin ra sao về những ngày kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long ở Hà Nội?

Đến nay đã một tuần, không có một tin gì cả. Cả lễ khai mạc ngày 1-10, có bà Tổng giám đốc UNESCO tham dự, rồi những Đường gốm sứ, thả diều, cờ hoa, đèn màu, ca hát, đêm văn hóa nghệ thuật, các tượng đài mới…đều không thấy đưa tin, hình ảnh, bình luận trên báo chí, tivi Pháp.


Hình gốm đắp trên Con đường gốm sứ ven sông Hồng, kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long


Sáng nay thứ năm 7-10, báo Libération - Giải Phóng - mới có một bài trên trang quốc tế do phóng viên thường trú tại Hà Nội Hervé Lissandre gửi về.

Tít bài là «Việt nam săn đuổi trẻ em đường phố» - Le Vietnam fait la chasse aux enfants des rues. Vậy là nhà báo Pháp coi sự kiện này là điều đáng nói nhất trong dịp Đại lễ này. Bài báo cho biết:

-Từ vài hôm nay, cho đến chủ nhật, Hà Nội không còn giống như trước. Phướn, khẩu hiệu, đèn hoa sen cài đầy trên cây dọc các vỉa hè mới được sửa sang, còn các trẻ em quen thuộc của đường phố đã biến mất ! Đó là các cô bé bán kẹo cao -su, những chú bé đánh giầy, chừng 1.600 em tất cả, thường lẩn quất quanh bờ hồ, dọc các quán xá trong hẻm phố. Một bà bán nước mía đá vỉa hè cho tôi biết: «chúng nó bỏ chạy về quê hết rồi, vì sợ bị công an chặn bắt». Được biết có cả một chiến dịch càn quét các khu phố được thực hiện khi chuẩn bị lễ hội kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long.

-Từ tháng 5, thành phố Hà Nội đã báo tin thành lập những đội
trật tự chuyên trách về bọn trẻ ma-cà-bông này. Lúc ấy, một em bé đánh giầy cho tôi biết rằng em sẽ trở về quê ở Hưng Yên để khỏi bị bắt giam.

Bài báo dài này kể tiếp:

-Có vẻ như cứ mỗi lần có sự kiện lớn là nhà cầm quyền ở Việt Nam lại mở những cuộc săn đuổi, bắt giữ trẻ em đường phố, nhằm che dấu cảnh nghèo khổ của nước mình.

Nhớ lại, hồi 2006, khi Tổng thống Hoa kỳ Geeorge W. Bush sang thăm Việt Nam, tổ chức Nhân Quyền Human Rights Watch từng tố cáo những cuộc lùng bắt và giam giữ vô nhân đạo như nói trên. Một em gái 13 tuổi bán kẹo cao-su cho tôi biết năm ngoái em đã bị bắt và đưa đến «trại xã hội» ở Ba Vì, ngoại ô Hà Nội.

Tại trại em đã bị công an đánh bằng gậy bởi vì em không chịu khai ra tên người «thủ lãnh» đỡ đầu của em. Em bị giam suốt một tháng, mỗi ngày chỉ được một nắm cơm nhỏ. Các em bị giam chung với bọn du thủ du thực, người tàn tật và kẻ ăn mày. Có em cho tôi biết tại một trại ở Đông Anh, bốn em phải nằm chung trên một chiếc giường nhỏ.
Bài báo kết luận:

-Cô Lê Hồng Loan làm việc cho tổ chức Unicef về bảo vệ trẻ em của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết có 130 trung tâm xã hội như thế trong cả nước.

-Không thể biết mấy tuần nay có bao nhiêu trẻ em thủ đô bị săn đuổi và bắt giữ trong các trại ở ngoại ô. Cô Loan cho rằng rồi các em sẽ trở lại, để tự nuôi sống và cứu giúp cả gia đình các em ở thôn quê, một khi các khẩu hiệu, cờ xí, đèn hoa giăng mắc dọc hè phố được gỡ xuống.

Thế là đông đảo độc giả Pháp chỉ biết đến Đại lễ Ngàn năm Thăng Long qua thảm cảnh của hàng ngàn các cô chú bé thủ đô bất hạnh.

Đó là cháu chắt ch út chít của các Cụ Tổ Thăng Long sau Ngàn năm vẫn chưa mở mày mở mặt được với đời, với 5 châu 4 biển. Đau xót quá!

Quý vị trong bộ chính trị có biết đến số phận hẩm hiu của các chú bé công dân thủ đô tý hon này không? Cờ xí, pháo hoa mà làm gì!

Kể ra chi phí gần 5 tỷ đô la để rao bán hình ảnh Thủ đô lỗng lẫy, phồn thịnh, mà thu về kết quả như bài báo thê thảm trên đây, trưng ra quốc tế, thật là đáng tiếc.

Các bạn nhà báo Việt Nam đang mê say chụp ảnh, viết bài đầy âm thanh, màu sắc về Đại lễ Thăng Long nghĩ gì về đôi mắt tinh, ngòi bút sắc của anh bạn đồng nghiệp Pháp Hervé Lissandre? Bài báo quý thật!

Đó là lương tâm xã hội của nghề báo chân chính đó các bạn ạ.

Bùi Tín

12-10-2010

Theo Blog Bùi Tín
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn