BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73798)
(Xem: 62286)
(Xem: 39481)
(Xem: 31206)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hòa giải và cải cách

18 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 1078)
Hòa giải và cải cách
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
4.36
Khi mới lập blog này, tôi đã gây tranh cãi khi đề cập đến vấn đề quốc kì. Cụ thể, tôi đã lý luận rằng người Việt Nam nên tập trung nỗ lực để giải quyết những vấn đề bức xúc nhất hiện nay nếu không sẽ trở thành tù nhân của lịch sử.

Với đề nghị như vậy, có không ít người cho rằng tôi là người “yêu chế độ”. Vài hôm sau, sau khi thừa nhận bài viết của tôi có lẽ chưa đủ nhạy cảm đối với những quan điểm trái ngược, tôi lại bị tố là “phản động”. Khổ thế không biết !

Đến bây giờ, tôi có rất nhiều bạn từ mọi phía. Vì nghiên cứu nhiều về chính sách của nhà nước Việt Nam, tôi có nhiều bạn làm trong những cơ quan nhà nước ở các cấp trên mọi miền của đất nước. Qua quan sát và nghiên cứu, tôi thấy hoàn cảnh xã hội của những người bạn của tôi thật là đa dạng. Thực vậy, một trong những điều thích nhất ở Việt Nam là được tiếp xúc với nhiều người dân.

Nhưng chỉ qua những thảo luận gay gắt (đặc biệt trong thời điểm mới lập blog này), tôi đã hoàn toàn hiểu ra rằng nhiều vấn đề ở Việt Nam có liên quan đến vấn đề hòa giải. Hơn nữa, tôi có cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ giữa vấn đề hòa giải dân tộc và cải cách. Vì vậy, tôi đã quyết định bắt đầu một dự án nghiên cứu để làm rõ những quan điểm về vấn đề này từ phạm trù chính trị, ở cả trong và ngoài Việt Nam.

Giả định là một nghiên cứu kiểu này về vấn đề tuy không còn mới mẻ nhưng vẫn có tính thời sự như hòa giải dân tộc có thể góp phần làm rõ những vấn đề lâu nay được thừa nhận bởi người Việt Nam ở khắp mọi nơi qua nhiều cách khác nhau.

Lịch làm việc quốc tế của tôi trong những tháng tới cũng sẽ giúp tôi thực hiện nghiên cứu này. Trong tuần tới sẽ có những thảo luận cá nhân và bàn tròn ở Trung và Tây Âu ; ở Úc, Mỹ vào mùa thu và mùa đông này và vài nơi ở Việt Nam. Trong suốt thời gian này tôi sẽ thỉnh thoảng chỉa sẻ, đưa ra tài liệu, cập nhật những ý tưởng hay nổi lên trong những cuộc thảo luận. Đồng thời, tôi sẽ thu thập ý kiến từ những bạn đọc khác nhau.

Sau đây xin nêu lên năm câu hỏi :

1. Hòa giải có nghĩa là gì ?

2. Hòa giải dân tộc ở Việt Nam phải có những yếu tố nào ?

3. Quá trình hòa giải nên diễn ra như thế nào nếu bắt đầu từ năm này ?

4. Cụ thể, làm sao để có thể thu hút sự tham gia từ mọi phía ?

5. Nên có những bước đi như thế nào trong một tương lai gần ?

Xin các bạn cho biết quan điểm và ý kiến cũng như những câu hỏi cốt yếu mà tôi có thể chưa nhận ra.

§ Xin gửi tới địa chỉ jlondontraloi@gmail.com

§ Có thể giấu tên nhưng làm ơn cho biết một chút về bản thân mình

§ Không viết bài quá dài ; nên ngắn gọn, súc tích nhưng chất lượng

§ Không gửi tập tin đính kèm nào, viết ngay vào mục tin nhắn

Vào đầu tháng 10 tôi sẽ chia sẻ những bài, những ý tưởng hay nhất trong thời điểm ban đầu và thảo luận thêm về những bước đi tiếp theo của công trình này. Qua đó cũng có thể cho ra đời một số kết quả có giá trị như bài thảo luận, sách vở hay trang web cố định (established).

Mục tiêu chủ yếu là cải thiện một quá trình mà sẽ đẩy mạnh hòa giải lẫn khuyến khích những thảo luận thiết yếu về những thách thức mà Việt Nam đang phải đương đầu hiện nay. Tôi biết nhiều người Việt giỏi hơn mình đã đề cập những vấn đề này. Hy vọng vị trí bất thường của tôi sẽ cho phép một thảo luận có thể tránh được những trở ngại xưa. Hy vọng những nỗ lực này sẽ có ích cho Việt Nam.

Jonathan London
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn