BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73878)
(Xem: 62306)
(Xem: 39500)
(Xem: 31220)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Một nửa sự thực trong chai rượu chát

08 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 1241)
Một nửa sự thực trong chai rượu chát
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Trong thâm tâm, tôi muốn ba hoa chích chòe rằng khoảng cách từ Hoa kỳ tới Úc gần hơn lộ trình từ thành phố McLean của tiểu bang Virginia tới thành phố Greenbelt của tiểu bang Maryland, nhưng bố mẹ tôi không sinh tôi ra với cái mồm đi trước. Ngoài ra, một vài lần tôi nổ vung xích chó rằng ăn hải sản thì phải uống rượu mạnh Cordon Bleu thay vì rượu trắng Chardonnay, để bị bạn bè cười cho thối mũi, mà không hiểu phải làm sao để mở rộng não bộ bẩm sinh của mình vốn quá hạn hẹp. Biết mình phải tầm sư học đạo, tôi đã nghĩ tới lần đến dự buổi văn nghệ kỷ niệm 50 năm cô Kiều Chinh đóng góp cho nghệ thuật điện ảnh, người sáng chói nhất giữa vũ trường đêm 27-2-2009 ấy không phải là nữ minh tinh Kiều Chinh, mà là ông cựu chủ biên chương trình Việt ngữ đài phát thanh Hoa Kỳ. Tại vũ trường Mini Club bữa ấy, ông Lê Văn đã hoàn toàn chinh phục được tôi với tài sử dụng ba tấc lưỡi như một… "Món Quà Của Thượng Đế" (viết hoa, mượn của ông cựu chủ biên).

Lần nầy, khi nghe tin buổi ra mắt cuốn ‘Tâm Tư Tổng Thống Thiệu’ do diễn giả cao cấp Lê Văn đóng vai Tô Tần, tôi gọi ngay cho nhà báo Mai Loan để cùng đi. Một phần trăm lý do chúng tôi kéo nhau đi dự buổi ra mắt sách là để xem tận mặt một ông cựu bộ trưởng, đậu tới văn bằng tiến sĩ và làm giáo sư của trường đại học Howard ở thủ đô Washington DC 20059 mà tự điển Wikipedia bảo là trường dành cho Mỹ đen. Một phần trăm thứ nhì làm chúng tôi phải có mặt vì tác phẩm quân sự và lịch sử mới nhất của ông Nguyễn Tiến Hưng mà nhà báo lão thành Nguyễn Đạt Thịnh đặt vấn đề, "Tôi không tin ông Hưng có thể thành công trong nỗ lực vinh danh ông Thiệu bằng cách hạ nhục những vị anh hùng tiết tháo, sống chết theo sự mất hay còn của đất nước", nhưng lại nghe tin đồn buổi ra mắt sách được tổ chức bởi một anh thư khoa bảng địa phương, là cháu gái của tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát vào ngày 30-4-1975 tại Việt Nam thay vì đào ngũ như quân nhân Nguyễn Văn Thiệu. Chín mươi tám phần trăm sau cùng làm chúng tôi hẹn nhau bỏ trận túc cầu giải thế giới giữa Anh và Pháp, là vì cái tên của ông Lê Văn. Ưu tiên hơn thực vật, trời sinh ra thú vật và con người có cái lưỡi để làm được nhiều phận sự khác nhau: lưỡi để nói, lưỡi để hót hay hát, lưỡi để bôi nhọ và vinh danh, lưỡi để nịnh bợ, lưỡi để chũi mắng và cầu kinh, lưỡi để bú và liếm, và lưỡi cũng để nếm rượu chát nữa. Cho nên, bỏ một buổi chiều, tốn xăng, để được chiêm ngưỡng một bài thuyết pháp miễn phí, nếu là bài thuyết pháp vô tư, trung thực, công bằng và thăng bằng, thật đáng đồng tiền bát gạo.

Nhập đề, ông Lê Văn làm chúng tôi lo lỗ vốn, vì ông báo động là ban tổ chức chỉ cho ông đúng 10 phút. May quá. Ông ấy chỉ nói láo làm duyên. Nếu không tính thời gian mà tác giả cuốn sách trả lời các câu hỏi của một số thính giả thật và thính giả cò mồi, bài nói của ông Nguyễn Tiến Hưng ngắn hơn bài của ông Lê Văn. Thì cũng phải thôi. Ông Nguyễn Tiến Hưng không thể gáy rằng tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng là người tài ba xuất chúng, là người mà khi nhã ngọc phun châu thì kiến trong hang cũng phải bò ra và tổng thống Tào Tháo tân thời cũng phải phun tất cả chuyện riêng tư về ái ố bi hỉ nộ. Phải rồi. Luật sư thì phải cãi cho thân chủ; trắng thì phải trắng, đen cũng phải trắng. Nghề thuyết khách cũng thế. Hồi còn bé, tôi vẫn trốn học để la cà đứng chôn chân hàng giờ xem mấy anh Sơn Đông mãi võ quảng cáo cao đơn hoàn tán và thuốc nhổ răng không đau, cứ nói xong một câu, trống cầm nhịp đánh thùng thùng, xong con khỉ phụ tá cầm cái nón rách lật ngữa đi vòng quanh khịt khịt mũi xin tiền xu tiền hào của người xem. Cũng hồi bé tôi nghe người lớn kể chuyện Trạng Quỳnh lột da: trạng ta nằm trong một chiếc ghe che chắn kín mít, trên bờ khản giả sắp hàng mua vé chờ đến lượt xuống xem con người lột da như loài rắn. Từng người lần lượt vào xem, khi trở lên bờ, người khác hỏi "có thật là người lột da như rắn?" – "Có thật". Thì phải nói vậy cho đỡ ngượng, chứ không lẽ nói thật là mình đã bị lừa, tốn tiền để xem Trạng Quỳnh cỡi hết áo quần, trần truồng như nhộng và ngạo nghễ nằm cười? Và cứ thế, người đi trước thấy và biết sự thật, khi lên bờ chỉ nói ra một nửa sự thật cho người theo sau. Hôm dẫn xác tới xem show của ông bầu Jimmy Hứa Chấn Minh, chúng tôi cũng nghe những ông trạng tân thời nói chuyện lột da. Ra về, chúng tôi thà nhìn nhận rằng mình bị mắc lừa, và xin nói ra nửa sự thật còn lại mà ông Lê Văn không nói.

Xin chỉ kể ba trong nhiều chuyện chung quanh cuốn ngụy sử mà dư luận đã nhanh chóng đặt cho cái tên "Ngủ Tê".

Quốc lộ 19 và Tỉnh lộ 7B

Ở sách ‘TTTTT’ trang 52, sau khi viết "Trong cuốn ‘The Palace File’ (Hồ Sơ Mật dinh Độc Lập – HSMDĐL) xuất bản năm 1986 khi tất cả mọi nhân chứng còn sống chúng tôi cũng đã ghi lại: (7)", tác giả thụt vào nửa inch và trang trọng ghi:

"TT Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú rút lui khỏi Pleiku và Kontum để tái chiếm Ban Mê Thuột. Ông cũng ra lệnh cho Bộ TTM phải ‘theo dõi và giám sát’ (suivre et surveiller) cuộc hành quân triệt thoái nầy." Nhưng thay vì gọi Tướng Phú về Sài gòn để cùng Bộ TTM thiết kế chương trình triệt thoái, ĐT Viên chỉ lưu ý cảnh giác Tướng Phú (tại cuộc họp Cam Ranh) về những nguy hiểm của cuộc di chuyển nầy (theo QL7B). Ông đưa ra thí dụ của quân đội Pháp năm 1954: quân đội Việt Minh đã tiêu diệt chiến đoàn lưu động 100 (Groupe Mobile 100) của Pháp hồi tháng 6 năm đó khi họ cũng rút lui trên con đường nầy. [hết trích] 2

Theo hướng dẫn của tác giả, chúng tôi tìm tới ghi chú số 7 [của chương 2] ở trang 681 thì thấy chỉ dẫn: "7. Nguyễn Tiến Hưng và Jerold Schecter, The Palace File, trang 267."

Mở trang 267 của cuốn The Palace File, ấn bản 1986 của Nhà Xuất Bản Happer & Row, New York, chúng tôi đọc thấy:

"Thieu ordered Phu to withdraw his troops from Pleiku and Kontum and redeploy them to retake Ban Me Thuot. In French, Thieu commanded the JGS, ‘Suivre et surveiller’ (Follow and supervise) the withdrawal. Then Thieu explained his new strategy to truncate the South and sketched on a map the areas he expected General Phu to hold. The II Corps was to redeploy its forces as rapidly as possible to reoccupy Ban Me Thuot at all costs. Pleiku and Kontum were to be abandoned; the troops were to form in convoys and proceed to Tuy Hoa on the coast, where they would regroup for the campaign to retake Ban Me Thuot.(9)"

Tìm tới chú thích số 9 ở trang 512 của sách The Palace File, ông Hưng tự cho mình là nguồn của câu văn được trích: "Cuộc đối thoại của Hưng với Nguyễn Văn Thiệu, Luân đôn, ngày 4-3-1978". Nguyên văn: "Hung conversation with Nguyen Van Thieu, London, March 4, 1978". Thật ngang tàng. Ghi footnote để dụ độc giả tới phần giải thích, khi tới đó, ông Hưng bảo "Vậy đó. Tin hay không mặc xác quý vị. Nhưng đó là điều tôi nghe ông Thiệu nói với tôi bên Luân đôn ngày 4-3-1978". Huề tiền!

Trước khi phân tích sự ngay thẳng của tác giả trong thủ thuật đưa bóng vờn quanh từ sách nầy qua sách khác, chúng tôi xin tạm dịch để tiện so sách với bản dịch của chính tác giả khi dịch sách do chính mình viết:

"Ông Thiệu ra lệnh cho ông Phú rút quân khỏi Pleiku và Kontum và tái phân bố để tái chiếm Ban Mê Thuột. Dùng tiếng Pháp, ông Thiệu chỉ thị BTTM phải ‘Suivre et surveiller’ (theo dõi và giám sát) cuộc triệt thoái. Sau đó ông Thiệu giải thích chiến lược mới của mình nhằm cắt bỏ miền Nam rồi vạch trên bản đồ các khu vực mà ông trông đợi Tướng Phú phải giữ. Quân đoàn II phải điều quân càng nhanh càng tốt để tái chiếm Ban Mê

3

Thuột bằng tất cả mọi giá. Phải bỏ Pleiku và Kontum; binh sĩ phải theo đội hình của các đoàn công voa và tiến về Tuy Hòa ở duyên hải, từ đó họ sẽ tái thành lập đơn vị cho chiến dịch tái chiếm Ban Mê Thuột".

Nếu tạm coi nội dung bản tiếng Anh của ông Hưng đứng tên chung với Jerold Schecter là Chủ biên chuyên về Ngoại giao của tuần báo Time, kiêm phụ tá tham vụ báo chí Tòa Bạch Ốc, vừa là phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia từ 1977 đến 1980 – có cơ sở để chúng ta dùng làm nền tảng, chúng ta rút ra được mấy điểm:

- Khi viết bản tiếng Anh và khi dịch con đẻ của mình ra tiếng Việt, ông Hưng đã để cho con ghẻ và con đẻ chữi bố nhau, do trình độ tiếng Việt thấp kém, hay do dụng ý gì khác chúng ta chưa có bằng chứng, vì cuốn sách nầy được thai nghén và chào đời gần với thời điểm ông Hưng về Hà Nội với cuốn sách ‘Economic Development of Socialist Vietnam’ (Phát triển Kinh tế của Việt Nam Xã hội Chủ Nghĩa). Ngoài ra, ông Hưng thừa biết là ông Jerold Schecter chẳng bao giờ đọc bản tiếng Việt của một ông tiến sĩ ăn nước mắm, nên đến khi xuống mồ cũng không thể biết mình bị ông Hưng chơi khăm.

- Ông Hưng xác nhận chính ông Thiệu là người ra lệnh "Phải bỏ Pleiku và Kontum; binh sĩ phải theo đội hình của các đoàn công voa và tiến về Tuy Hòa ở duyên hải…" [bằng Tỉnh lộ 7B]. Điều nầy được tác giả xác nhận lần nữa ở trang 59, "TT Thiệu nói là ông vẫn còn thắc mắc tại sao Công binh đã không làm xong cái cầu nổi này trong vài ngày như đã nói với ông?"

- Thiếu kiến thức quân sự và địa lý phổ thông, ông Hưng gọi Tỉnh lộ 7B là Quốc Lộ 7B, chẳng khác gọi một xã ấp là thị trấn hay thành phố.

- Ông Hưng viết, "Ông [Thiệu] đưa ra thí dụ của quân đội Pháp năm 1954: quân đội Việt Minh đã tiêu diệt chiến đoàn lưu động 100 (Groupe Mobile 100) của Pháp hồi tháng 6 năm đó khi họ cũng rút lui trên con đường nầy."

Đoạn nầy rất quan trọng. Nếu điều ông Hưng kể là thật, thì người nào nói Chiến đoàn Lưu động 100 [ông Hưng không viết hoa] của Pháp bị quân đội Việt Minh tiêu diệt khi cũng rút lui trên con đường nầy, nếu là quân nhân thì đáng giáng cấp xuống binh Nhì, nếu là dân thường thì phải cưỡng bức tới lớp bình dân giáo dục.

Ông Lê Văn thân mến: tỉnh lộ 7B và quốc lộ 19, cũng như đoàn quân và dân của tướng Phú thừa lệnh của TT Thiệu rút về Tuy Hòa bị phục kích ở Sông Ba, đầu nguồn của sông Đà Rằng, và đoàn quân xa của Chiến đoàn Lưu động 100 của Pháp (gọi tắt là GM 100) hành quân bị phục kích ở cầu Dak Ayun trên quốc lộ 19 vào tháng 6-1954 là hai địa điểm khác nhau.

Bao lâu ông Hưng chưa chứng minh được câu nói mù lòa trên là của TT Thiệu, tôi vẫn coi đó là lời cáo buộc vô ý thức của ông Hưng gắn cho một nguyên thủ quốc gia. Không cần phải là một tiết độ sứ như Cao Biền, cưỡi diều giấy trên không phận Quân khu II mới tránh khỏi việc nhổ râu ông nọ cắm cằm bà kia. Chỉ cần đi lơ xe đò Việt Nam độ một tháng, ông Hưng sẽ vỡ lẽ rằng quốc lộ 19 nối liền từ ngã ba Phú Tài ở phía bắc Qui Nhơn đi Pleiku nơi 56 năm về trước Việt Minh phục kích xa đoàn Groupe Mobile 100, còn tỉnh lộ 7B bắt đầu ở Tuy Hòa tới ngã ba Thuần Mẫn trên quốc lộ 14 từ Pleiku xuôi nam xuống Ban Mê Thuột, nơi Trung đoàn 45 đóng quân cho đến ngày 3-3-1975, khi đơn vị nầy rời công sự phòng thủ để di chuyển tới Thanh An.

Nếu tỉnh lộ 7B nơi ông Thiệu nướng hàng trăm ngàn sinh mạng quân và dân được người Mỹ đặt tên "convoy of tears" (đoàn xe nước mắt) thì trận đánh đèo An Khê được người Pháp gọi là "Điện Biên Phủ thứ Nhì". Thật ra, trận đánh được thực hiện ở đèo Mang Yang gần An Khê, nên tới nay sử sách quen gọi bằng nhiều tên khác nhàu: trận đánh đèo Mang Yang, hay trận đánh đèo An Khê.

Bấy giờ, lo ngại về một trận thảm khốc như Điện Biên Phủ ngoài Bắc, tham mưu trưởng quân đội Pháp ra lệnh triệt thoái cấp tốc khỏi những đồn bót địa phương. Ngày 24-6-1954, GM 100, một thành phần tinh nhuệ của Đạo binh Viễn chinh Pháp, được lệnh tập họp lại để bỏ ngỏ doanh trại ở An Khê, rút quân theo đội hình của một đoàn công voa ngược lên Pleiku, trên một khoảng cách 80 km trên quốc lộ 19 (lúc ấy còn mang tên Route coloniale 19). GM 100 là đơn vị cơ động được thành lập với khả năng tự bảo vệ theo kiểu Mỹ trong Thế chiến

thứ Hai. Thông thường, một chiến đoàn lưu động là thành phần kết hợp của ba tiểu đoàn bộ binh với một tiểu đoàn pháo, cộng thêm thành phần thiết vận xa và xe tăng, công binh, truyền tin và quân y, với cấp số từ 3 đến 3 ngàn rưỡi người.

Khi vừa tới cột cây số 15, đội hình Pháp đã bị Trung đoàn 803 Việt Minh phục kích và tiêu diệt gần như trọn vẹn. Chịu tổn thất nặng nề, binh sĩ sống sót đã tập họp lại để tìm cách chọc thủng vòng vây. Ngày 28 và 29 tháng 6, phần còn lại của GM 100 được GM 42 và Lữ đoàn 1 Nhảy dù nhập chung, mở đường máu dọc 55 cây số quốc lộ, và bị Trung đoàn 108 Việt Minh chận đánh nữa ở khe Dak Ya-Ayun. Những người sống sót sau cùng mãi tới hôm cuối tháng mới tìm về được thành phố Pleiku.

Trong 5 ngày giao tranh, GM 100 tổn thất 85% xe cộ, 100% pháo binh, 68% dụng cụ truyền tin và phân nửa tổng số vũ khí. Trong số 222 quân nhân của Bộ Chỉ Huy Đại đội, chỉ còn 84 người thoát chết; các đơn vị Binh đoàn 43 Thuộc địa, Tiểu đoàn 1 và Tiểu đòan 2 Đại Hàn (rút từ chiến trường Triều Tiên về) với quân số 834 mỗi cánh, nay còn lần lượt đếm được 452, 497 và 345 tay súng. Lữ đoàn 2 của Sư đoàn 10 Pháo binh Thuộc địa sau khi mất sạch súng ống và quân số 475 quân nhân giảm xuống còn 215, đã phải cải biên thành một đơn vị bộ binh, trong khi đại tá Barrou cùng nhiều sĩ quan, binh sĩ khác bị bắt làm tù binh. Phía Việt Minh, Trung đoàn 96 có hơn 100 bộ đội chết bỏ xác tại chỗ.

Nhưng đại họa của cánh quân Pháp nầy vẫn chưa dứt. Ngày 29-6, phần còn lại của Tiểu đoàn 1 Đại Hàn được lệnh tham dự vào cuộc hành quân Forget-Me-Not để khai thông đường 14 đi Ban Mê Thuột, cách Pleiku ngót 100 km. Hôm 17-7, đội hình Pháp bị phục kích ở đèo Chu Dreh. Trong tổng số 452 tay súng khi xuất hành, chỉ có 107 người sống sót về tới Ban Mê Thuột ngày hôm sau, trong đó có 53 người bị thương và mất 47 quân xa các loại.

Cuộc phục kích và tiêu diệt GM 100 được coi là trận đánh cuối cùng trong Cuộc chiến Đông Dương Giai đoạn 1. Ba ngày sau trận phục kích ở đèo Chu Dreh, lệnh ngừng bắn được tuyên bố theo tinh thần Hiệp định Geneve.

Như thế trận phục kích đèo Mang Yang là một Điện Biên Phủ thu nhỏ, ai ai cũng biết. Vì thế, nếu có vấn đề lầm lẫn trong câu nói "Ông đưa ra thí dụ của quân đội Pháp năm 1954: quân đội Việt Minh đã tiêu diệt chiến đoàn lưu động 100 (Groupe Mobile 100) của Pháp hồi tháng 6 năm đó khi họ cũng rút lui trên con đường nầy" thì lầm lẫn ấy không thể do cửa miệng của một người lính như ông Thiệu được, mà chỉ là hành động gắp chữ của mình bỏ vào miệng người của ông Hưng. Cũng may là ông Hưng chỉ để lộ sự lẫn lộn của mình về QL19 và TL7B trong cuốn sách, mà mua xong sách mang về nhà biết mình mua nhằm ngụy sử, độc giả không thể trả lại hay mắng vốn. Ông Lê Văn cứ hình dung ông vào tiệm ăn, ngồi bàn 19, mà thằng lõi chạy bàn bưng thức ăn của khách hàng bên bàn 7B tới cho ông, liệu ông sẽ cho tiền "pour boire", hay thằng bồi sẽ mất việc? 4 5

Sau khi lầm lẫn quốc lộ với tỉnh lộ, lạc lối giữa 19 với 7B ở Quân Khu II, xoay qua bàn chuyện nhà binh ở Quân Đoàn I, ông tiến sĩ kinh tế lại chứng tỏ mình không biết gì về cầu và đường ở tỉnh Thừa Thiên, mặc dù ông ấy là người chọn nguyên Sư đoàn 1 Bộ Binh làm "con đỡ đầu" (nguyên văn chữ của ông Hưng mà tôi thâu âm được trong bài thuyết trình ở buổi ra mắt sách ở Houston hôm 12-6-2010). Ở trang 94, tác giả TTTTT viết:

"Bây giờ trên đường triệt thoái từ Huế (ngày 25 tháng 3) về Đà Nẵng thì lại mt cái cầu nổi khác gây thảm họa. Đó là cái cầu nổi giữa cửa Từ Hiền và đường bộ."

Cầu nổi giữa cửa Từ Hiền và đường bộ? Câu trả lời có ngay cho ông Hưng, là nếu bắt được cầu nổi từ phần đất xã Vinh Giang của quận Vinh Lộc (nay đã gộp vào huyện Phú Lộc) băng qua cửa Tư Hiền nối vào phần đất xã Lộc Thủy thì tìm đâu ra "đường bộ" như tác giả TTTTT viết?

Như tôi đã ghi trong câu hỏi số 3 của 12 câu hỏi mà tôi được tác giả mời đặt ra [trong email ngày 24-5-2010 rồi ông thả nổi, không trả lời], cửa Tư Hiền là cửa biển nằm giữa phần đất của quận Vinh Lộc nhìn qua mũi núi Vĩnh Phong của xã Lộc Thủy, quận Phú Lộc. Khi Huế thất thủ vào ngày 26-3, binh sĩ các binh chủng và phần lớn TQLC còn lại được lệnh rút ra ‘đảo’ Vinh Lộc – nằm giữa Thái Bình Dương và đầm Cầu Hai, với hai đầu là hai cửa biển Thuận An và Tư Hiền – là một quyết định vừa đúng vừa duy nhất. Trong bản tin tình báo quân sự dài 12 trang lượng định tình hình đe dọa của địch đề ngày 10-4-1975, Cơ quan Tùy viên Quốc phòng (DAO, Defense Attache Office) ghi nhận:

"Nói tóm lại, trong ba tháng vừa qua, Hà Nội đã điều khoảng 48.000 bộ đội vào Nam Việt Nam là những đơn vị đầy đủ quân số chưa tính các đơn vị phòng không cũng như 92.000 tay súng thâm nhập được kể là bổ sung quân số, cộng chung là trên 140.000 người. Ngày 19-3, các đơn vị cộng sản tựa vào sự yếu kém về phòng thủ của Không quân VNCH và tình hình hoảng hốt của dân chúng, đã mở cuộc tấn công qua ranh giới ngừng bắn ở Quảng Trị và gần Huế. Các lực lượng địa phương quân đã chống trả yếu kém và rút lui, bỏ ngỏ Quảng Trị. Các nỗ lực của VNCH nhằm thiết lập tuyến phòng thủ mới ở phía bắc Huế thất bại nên vào ngày 24-3, quyết định bỏ Huế đã hình thành. Ở phía nam, dọc theo các cao điểm trông xuống QL1 trong quận Phú Lộc, các đơn vị BĐQ và SĐ1BB được một lữ đoàn TQLC hỗ trợ đã chống trả cuộc tấn công của SĐ324B. Khi SĐ325 Cộng sản đến tham chiến vào ngày 21, phía VNCH đã cầm chân đơn vị nầy bằng những trận đánh quyết liệt ngay quận lỵ Phú Lộc [thị trấn Cầu Hai – ghi chú của người trích], tuy nhiên tới tối 22-3, QL1 đã bị cắt đứt và các đơn vị VNCH đã phân tán nhỏ để phản công có kết quả. TQLC đã rút lui về đèo Hải Vân, trong khi phần lớn binh sĩ BĐQ và SĐ1BB tiếp tục bảo vệ mạn tây của con đường quốc lộ đã bcắt. Tướng Trưởng đã chọn giải pháp di tản các lực lượng VNCH còn lại bằng đường bộ và một lữ đoàn TQLC bằng đường thủy; tuy nhiên, áp lực của hai sư đoàn BV vào cuộc di tản đã tạo ra tình trng vô tổ chức đưa tới hu quả nhiều đơn vị rã ngũ và rất nhiều quân nhu quân cụ đã bị bỏ lại, chỉ trừ cánh TQLC." (tài liệu sao chụp lưu trữ tại Trung tâm & Văn khố Việt Nam của Viện đại học Texas Tech ở Lubbock, Texas).

Đã trở thành thói quen tùy tiện khi viết lịch sử, ông Hưng lại để nhiều kẽ hỡ và tinh thần cẩu thả như khi viết "Sau ny tập hồi ký của Mérillon có tiết lộ thêm rằng…" (trang 218) trong khi cựu đại sứ Pháp không bao giờ viết hồi ký; như khi dịch câu "he asked the CIA’s Timmes to see to it that Thieu was sent into exile" ở trang 395 thành "…ông Minh yêu cầu (tướng Timmes) là người của CIA phải làm cách nào để ông Thiệu đi lưu đày" – ông Hưng không phân biệt được sự khác biệt giữa "đi lưu vong" và bị "lưu đày" như một tội phạm.

Như thế, sau khi QL1 bị cắt, quân còn lại rút qua ‘đảo’ Vinh Lộc như một đầu cầu để sau đó thoát ra biển bằng tàu hải quân vào Đà Nẵng là điều tất yếu. Ở cửa biển như Tư Hiền trong điều kiện chiến tranh vừa là nơi không có đường sá lưu thông từ bờ nam xuyên qua núi Vĩnh Phong và cánh đồng trống dài hơn 10 km cho tới khi gặp lại QL1 ở chân đèo Phước Tượng xã Lộc Thủy (Nước Ngọt) mà tác giả viết "một cái cầu nổi khác gây thảm họa. Đó là cái cầu nổi giữa cửa Từ Hiền và đường bộ", thật bất hạnh cho SĐ1BB khi có ông bố bộ trưởng với kiến thức về giao thông trong vùng hoạt động của "con đỡ đầu" mình hạn hẹp như thế. Giá như Hải quân không vì trở ngại sóng gió mạnh vào những ngày nghiệt ngã ấy và đã đánh chìm được vài ba chiếc tàu để thay cầu nổi, là để lính trên bờ lội ra tàu thủy thả neo ngoài chỗ nước sâu, chứ không phải có sẵn đường

6

lộ ở bờ bên kia để xuôi nam – trừ phi kéo nhau đi dọc bờ biển để làm bia bắn cho súng đạn địch, rồi còn phải qua một cửa sông ở mũi Chân Mây (xã Lộc Tụ) và lội một cửa đầm Lăng Cô ở xã Lộc Hải, trước khi bị núi Hải Vân với đường đèo dài 21 km chắn ngang đã bị cộng sản cắt đứt. Nói cách khác, nếu quân lính có vượt được cửa Tư Hiền sang bờ phía nam bằng cái cầu nổi mà ông Hưng gợi ý, bất quá trong trường hợp bị đánh, cánh đồng cát trống rỗng khoảng 100 cây số vuông giữa đèo Phước Tượng và đèo Phú Gia chỉ là nơi có thể dàn mỏng quân để tránh tổn thất thay vì bị nhốt cứng trên ‘đảo’ Vinh Lộc quanh núi Túy Vân. Rất tiếc, cánh đồng nầy vẫn còn cách Đà Nẵng một khoảng cách tới 60 km với hai đèo Phú Gia và Hải Vân. Do đó, nói rút quân về ‘cửa Tư Hiền để dùng phương tiện Hải quân rút về Đà nẵng’ là đúng, nhưng tưởng tượng ra cây cầu nổi bắt qua cửa Tư Hiền như một trở ngại phát sinh thảm họa và gắn trách nhiệm làm chết vô số quân và dân trên bãi biển kéo dài từ cửa Thuận An tới cửa Tư Hiền cho tướng Trưởng và tướng Thoại nhằm chạy tội cho TT Thiệu thì không.

Bản đồ "tái phối trí" của TT Thiệu

TT Thiệu từ chức ngày 21-4-1975, và trốn khỏi Sài Gòn đêm 25-4-1975. Trong cuốn TTTTT xuất bản kỳ nầy, tác giả Nguyễn Tiến Hưng in một tấm bản đồ ở trang 42, sau khi "tự ý đục bỏ" những ghi chú nguyên thủy của người vẽ, để thêm ngay trên đầu trang hàng chữ in đậm "7 Tuyến về kế hoạch ‘tái phối trí’ của TT Thiệu".

Độc giả sẽ hỏi, có phải đấy là tấm bản đồ mà ông Nguyễn Văn Thiệu dùng để hoạch định các phương án chống trả cuộc tiến quân của phía cộng sản? – Thưa không. Đơn giản là vì ông Hưng gian mà không khôn: để tiết kiệm, tác giả cuốn TTTTT không mướn người vẽ bản đồ để diễn dịch tâm tư TT Thiệu khi trăn trở về các bước chuyển quân vá víu và chụp giựt của mình, mà chỉ vồ một tấm bản đồ của người nước ngoài vẽ sau ngày 30-4-1975, khi ông Thiệu đã tẩu vi thượng kế qua Đài Loan.

Ở cuốn The Palace File, khi ông Hưng chọn đăng ở trang 3 và đăng lại lần nữa ở trang 265, rồi thêm lần thứ ba ở trang trong của bìa sau tấm bản đồ với ghi chú nguyên thủy bởi người vẽ là ‘The Fall of South Viet Nam, January-April, 1975’ thì không có gì sai. Nhưng khi đăng lại ở trang 42 của cuốn TTTTT, ông Hưng tẩy xóa câu tựa đề ‘The Fall of South Viet Nam, January-April, 1975’ cùng tất cả ghi chú khác ở góc trái phía trên về cách đọc bản đồ, để người đọc tưởng là tấm bản đồ nằm trước mặt ông Thiệu khi Ngài còn nắm quyền sinh sát cả một nước. Vẫn chưa hết, ở trang 48, tiến sĩ Hưng nhắc lại, "Độc giả lưu ý là: Tổng Thng thiệu đã vẽ cái tuyến thứ sáu trong kế hoạch ‘tái phối trí’ là từ Tây Ninh tới Nha Trang (xem bản đồ)". Làm thế, không những ông Hưng gian dối với tác giả bản vẽ, mà còn có chủ tâm bẻ cong lịch sử để gạt độc giả Việt Nam, nhất là những người có ít điều kiện thời gian để tra cứu hay kiểm chứng, và là những người trao trọn niềm tin vào một ông bộ trưởng của VNCH.

Có không ít sách vở nói về chiến tranh Việt Nam đã đăng các bản đồ minh họa cho những ngày tháng miền Nam Việt Nam lần lượt mất Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Chu Lai, Qui Nhơn, Phan Rang, Xuân Lộc như các thời điểm lịch sử quan trọng của thời quá khứ: James H. Willbanks in ở trang 254 cuốn ‘Abandoning Vietnam’, Frank Snepp có trang 207 cuốn ‘Decent Interval’, Leo Daugherty với ‘Nam, A Photographic History’ ở trang 554, sách ‘The Vietnam Story’ của Will Fowler ở trang 106, hay ở trang 98 của tập tài liệu ‘Tường thuật về Nam Việt Nam Tht thủ’ kể bởi các nhà lãnh đạo quân đội và dân sự cao cấp, do công ty Rand tập hợp cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, được lưu trữ tại Ngũ Giác Đài. Những sách vừa kể, tất cả tác giả đã làm người đọc hiểu rằng điều họ nói đã là lịch sử, và là chuyện về trước. Riêng sách TTTTT của mình, tiến sĩ Hưng tẩy xóa bản vẽ của George Colbert để quay ngược thời gian, làm như tấm bản đồ là tài liệu mật trong dinh Độc Lập, là đồ sở hữu của ông Thiệu và được tổng thống dùng trong những ngày từ khi Việt cộng khởi sự nổ súng vào phi trường Phụng Dực BMT tới khi "người" chuồn ra phi trường Tân Sơn Nhất, sau đó ông Hưng nhanh tay thuổng bỏ vào túi được, nay công bố lên sách như một chuyện lịch sử, để bán được sách và lưu truyền chi tiết quan trọng ấy cho hậu thế. Nếu tái bản, ông Hưng phải nhớ lưu ý cạo bỏ nốt chi tiết lịch sử "Saigon 30-4" còn rành rành trên bản đồ, vì ông Phạm Tuân kể trong buổi ra mắt sách ở Houston rằng đêm 25-4-1975 cậu Thiệu thoát thân vội vàng đến độ không kịp mang theo quần áo, nên hôm sau đích thân ông Tuân phải bay qua Đài Loan để mang đồ dùng cá nhân và áo quần cho ông Thiệu có mà thay.

Có tật giật mình

"Khi Huế và Đà Nẵng bị tràn ngập với người dân di tản, có ông Châu Kim Nhân ti thăm ông Sarong và cho biết đang có cuộc thay đổi nội các, có thể ông Nhân sẽ giữ bộ Quốc phòng. Ông Nhân hỏi rằng: nếu như vậy, 7 8

ông Sarong có thể giúp ông ta được không. "Được", Sarong trả lời, "nhưng với một điều kiện, là lệnh đầu tiên của ông là cấm chỉ không được dùng trực thăng làm trung tâm hành quân (command posts), các tướng lãnh phải đi trên bộ để cùng chết với binh sĩ (Yes, but there is one condition. That is that your first order is to ban all use of helicopters as Command Posts. Put the damn generals on the ground to die with the troops." [sic, không đóng ngoặc đơn; các chữ tiếng Anh nằm trong nguyên tác là của tác giả Nguyễn Tiến Hưng in ở trang 48, chương 2, sách TTTTT]"

Đoạn văn trên đây đã nổ tung như trái bom giữa ông cựu tổng trưởng Kế Hoạch Nguyễn Tiến Hưng và cựu tổng trưởng Tài Chánh Châu Kim Nhân.

Ngày 8-6-2010, ông CKN gởi đến ông Đỗ Hải Minh bức thư ngỏ nhờ công bố để yêu cầu ông Hưng "đính chính nhng Điều Sai Sự thật do Tác giả Nguyễn Tiến Hưng viết trong quyển sách TTTTT", "đã làm tổn thương danh dự cá nhân tôi và coi thường một vị Tướng đồng minh và Miệt thị Tướng lãnh Quân lực VNCH".

Ông Châu Kim Nhân viết:

"Tôi cực lực phản đối sự thiếu ngay thẳng và sự bịa đặt của ông Nguyễn Tiến Hưng khi viết về tất cả sự việc sau đây trong trang 48 của Tâm Thư Tổng Thống Thiệu:

Tôi muốn nhấn mạnh rằng ông Nguyễn Tiến Hưng đã hoàn toàn bịa đặt sự việc kể trên, là vì những điểm trên đều sai sự thật, tôi xin nêu ra đây: 1. Ông đã bịa đặt và mạ lỵ cá nhân của tôi. - Tôi khẳng định là tôi không hề gặp gỡ Chuẩn Tướng Francis Phillip Serong trong thời gian từ 10/1974 – 30/04/1975; - Tôi khẳng định là tôi không hề xin Chuẩn Tướng Francis Phillip Serong giúp tôi nếu giữ chức Tổng Trưởng Quốc phòng. Năm 1975, tôi đang giữ chức Phụ Tá Thủ Tướng (cho TT Trần Thiện Khiêm) tôi không cần phải hạ mình đi xin xỏ một ông Tướng ngoại quốc, nhất là trong một giai đoạn khẩn cấp mà nước nhà đang lâm nguy, thì một người Tổng Trưởng hoặc là một vị Tướng lãnh nào có thể làm được việc vô liêm sĩ đó?

2. Coi thường một vị Tướng đồng minh và miệt thị Tướng lãnh Quân lực VNCH. Qua sự liên lạc giữa tôi và Chuẩn Tướng Francis Phillip Serong, ông không bao giờ dùng chữ "Damn Generals" để miệt thị những Tướng lãnh ca VNCH; và nếu có, tác giả cần chứng minh tài liệu để độc giả không nghĩ rng chính tác giả Nguyễn Tiến Hưng đã dùng chữ "Damn Generals" để miệt thị những Tướng lãnh của quân lực VNCH. Trong lúc các chiến sĩ Quân lực VNCH đã đổ bao nhiêu xương máu để bảo vnhân dân ta trong mấy mươi năm chiến tranh ròng rã, thì ông Nguyễn Tiến Hưng đang sống ở Hoa kỳ. Ông có biết rằng hai tuần lễ sau khi ông đã rời Việt nam và đang ở Hoa kỳ, thì có năm Tướng lãnh VNCH đã tử tiết thay vì đầu hàng địch và một số Tướng lãnh khác như Tướng Lý Tòng Bá, Trần Quang Khôi, Lê Minh Đảo, đã chiến đấu với binh sĩ cho đến giờ phút cuối cùng cho đến khi được lệnh buông súng. Sao ông nỡ lòng nào miệt thị Quân lực VNCH khi viết ra những câu bịa đặt, sai sự thật như trong trang 48 của quyển sách của ông? Cuối cùng, tôi yêu cầu ông Nguyễn Tiến Hưng, tác giả của quyển sách Tâm Tư Tổng Thống Thiệu chính thức đính chánh với độc giả trước là để làm sáng tỏ vấn đề và không bóp méo lịch sử; sau là để gỡ lại danh dự của các chiến sĩ Quân lực VNCH và vị Tướng lãnh đồng minh, cũng như danh dự của cá nhân tôi." Khi bức thư ngỏ tới tay, ông Mai Thanh Truyết liên lạc với ông CKN, và câu chuyện đã được "giải mật" với các chi tiết:

- Về thời gian, ông Hưng ghi "Khi Huế và Đà Nẵng bị tràn ngập với người dân di tản, có ông Châu Kim Nhân tới thăm ông Sarong" [hiểu là sau khi mất Quảng Trị ngày 19-3 tới ngày bỏ ngỏ Đà Nẵng 28-3-1975], trong khi ông CKN đã rời chức vụ Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng từ năm 1973 để giữ chức vụ Tổng Trưởng Tài Chánh, kế tiếp là Phụ Tá Thủ Tướng Chánh Phủ. Ông CKN nói tuyệt nhiên không hay biết gì về vấn đề "biết đang có cuộc thay đổi nội các, có thể ông Nhân sẽ giữ bộ Quốc phòng" mà ông Hưng gán cho mình.

- Tác giả ghi tên vị Tướng cố vấn người Úc là "Sarong", nhưng trên thực tế, không có vị Tướng cố vấn người Úc nào tên là Sarong hết cả. Tên vị Tướng này thực sự là Francis Philip Serong tức Ted Serong. Vì tên

9

"Sarong" đã được lập đi lập lại nhiều lần từ trang 43 đến trang 48 nên nhất quyết không thể đổ thừa do lỗi in sai. - Làm sao ông Hưng biết ông CKN "tới thăm ông Sarong" và thăm ở đâu? Ông CKN xác nhận có tiếp chuyện với Tướng Serong hồi tháng 10-1974, từ đó đến 30-4-1975 không hề gặp lại nữa. Điều đó minh chứng tác giả Nguyễn Tiến Hưng đã dựng đứng câu chuyện, cốt chỉ khai thác tên tuổi của vị Tướng này cho tập sách được thêm phần ly kỳ hấp dẫn.

Bình luận vụ nầy trên mạng, ông Mai Thanh Truyết ghi: "Càng tệ hại hơn là câu chuyện dựng đứng. Ai cũng biết, Tướng Francis Philip Serong là vị Tướng cố vấn người Úc chuyên và nổi tiếng về du kích chiến. Trong quan hệ giao dịch với phía đối tác Việt nam, ông luôn luôn tỏ ra hiểu biết và tương kính trên cương vị mt vị Tướng chỉ huy trong "Australian Army Training Team Vietnam" (AATTV) giúp huấn luyện quân lực Việt Nam Cộng hòa, nên không bao giờ có thể phát biểu lời cố vấn sỗ sàng với ging điệu úp mở xúc phạm mà tác giả Nguyễn Tiến Hưng đã gán cho ông, bảo ra lệnh không được dùng trực thăng làm trung tâm hành quân, để cùng với binh sĩ chết dưới đất! Trong chiến trận Việt Nam trước 1975, việc dùng trực thăng làm trung tâm hành quân nằm trong kỹ thuật tác chiến quy mô của trận địa chiến, vị chỉ huy cần có một tm quan sát bao rộng vượt qua núi đồi để điều binh vào thế trận thích hợp trên chiến trường và phối hợp với các cố vấn Mỹ không yểm và tác xạ pháo binh tiêu diệt mục tiêu địch. Nó không phát xuất từ ý thích riêng tư của các vị chỉ huy sống tách rời với binh sĩ. Đại Tướng Đỗ Cao Trí, nguyên Tư lệnh Vùng 3 là vị Tướng nổi danh luôn luôn đi sát với binh sĩ ngoài chiến tuyến, trên đường đi thị sát trận địa, đã chẳng chết từ trên trực thăng đó sao? Trong dòng ngoc kép, tác giả Nguyễn Tiến Hưng đã ghi như là lời từ chính miệng Tướng Ted Serong gọi các vị Tướng lãnh Việt là ‘damn generals’. Ai cũng biết, thuật ngữ này biểu thị một thái độ miệt thị hạ cấp mà trên cương vị một vị Tướng đồng minh không bao giờ có thể có được."

Ngày 9-6-2010, ông Hưng đã công bố thư trả lời, với các điểm chính:

1. "Tôi thật sự hết sức kinh ngạc về những điều cáo buộc của ông rằng tôi đã bịa đặt ra những sự việc được ghi ở trang 48. Tôi xin khẳng định ngay là tất cả những gì quan trọng mà tôi viết ra đều có chứng cớ, có footnotes cẩn thận, để những ai muốn tìm hiểu nguồn gốc đều có thể truy cứu."

Mở trang 48 sách TTTTT, người đọc không tìm thấy footnote nào như ông Hưng phản bác.

2. "Bịa đặt? Sự cáo buộc của ông CKN là hoàn toàn vô căn cứ và hết sức bất công đối với tác gi, là vì: 1). Tôi không viết sự việc trong trang 48 mà đó là trích dịch nguyên ý (phần tiếng Việt) và trích nguyên văn (phần tiếng Anh) từ quyn sách ‘There To The bitter End -….’ của tác giả Anne Blair viết theo nht ký của Tướng Ted Serong cùng với những phỏng vấn với Tướng Serong kéo dài 18 tháng; 2). Tôi cho rằng ông CKN chưa đọc cuốn ‘Tâm Tư Tổng Thống Thiệu,’ vì nếu đã đọc kỹ thì ông sẽ phải thấy rằng phần trích dịch của tôi từ cuốn ‘There To The bitter End’ bắt đầu từ trang 43 đến trang 48 của cuốn sách, với ghi chú rõ ràng về những trích dẫn. Tôi hoàn toàn ngay thẳng và trung thực, không bịa đặt bt cứ điều gì. Là một giáo sư giảng dạy ở các đại học Mỹ trong 43 năm trời, tôi bắt buộc phải tuân thủ quy luật dẫn chứng bằng footnotes cặn kẽ, nói phải có sách và mách phải có chứng."

Đúng như thế, ông Hưng không bịa đặt. mà chỉ trích dịch nguyên ý và nguyên văn. Để tỏ lòng "rất trân trọng các tướng lãnh", ông Hưng còn một cuốn sách khác để trích nguyên văn mà khỏi cần dịch nguyên ý. Ở bên Hà Nội, nhà thơ Việt cộng "ngựa chị vừa qua thác sao vàng, sao trôi đáy nước rơi chân ngựa" Nguyễn Đình Tiên viết ký sự ‘Chân Dung Tướng Ngụy Sài Gòn’ để xỉa xói, xúc phạm và mạ lỵ các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa bằng cách xếp hạng các tướng của chúng ta ngang với điếm trong mục tiêu "gột ra và phục hồi nhân phẩm cho họ" (sách thượng dẫn, NXB Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, ấn bản tháng 3-2001, trang 358 ). Với tư cách là người chiến thắng, ông thi sĩ quân đội 54 tuổi đời đã xông xáo vào các trại cải tạo miền bắc lấy cung các tướng miền nam thất trận để chế biến thành cuốn sách. Ông Tiến đã chết 15 năm trước khi kịp thấy ông cựu Bộ trưởng bộ Kế Hoạch VNCH nối dài cánh tay để phỉ báng tướng lãnh nam Việt Nam trên toàn thế giới, bằng cách lấy kiểu nói ngang như cua của một ông tướng cố vấn Úc được một bà chuyên gia quân sử kể lại, để gọi tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa là "damn generals" mà không cần giải thích.

10

3. "Đọc kỹ lại những điều tôi viết về cuốn sách này, tôi chỉ thấy có một chữ viết sai chính tả: 'Serong' chứ không phải 'Sarong'. Tôi sẽ chỉnh sửa chữ này khi tái bn."

Điểm nầy học giả Hưng không việc gì phải hoảng hốt. Chẳng qua ông có tật nên giật mình đó thôi. "Nếu ông Hưng vào Google đánh ‘Sarong và Serong’ thì sẽ thấy" [tôi mượn kiểu nói xách mé của ông Hưng viết cho ông Nhân] thiên hạ nhắc tới cả hai cách viết để đề cập về ông tướng người Úc. Nếu ông Hưng vẫn không gu-gồ ra, thì đây, tôi xin biện hộ giùm ông, rằng ngay một cây đại cổ thụ về sử với bằng tiến sĩ của đại học Harvard từ năm 1962 cũng dùng tên "Sarong", thì với cái bằng tiến sĩ đến từ University of Virginia sau 3 niên khóa, ông Hưng không việc gì phải mất ăn mất ngủ để minh oan:

"Sáng 11-3, với Ban Mê Thuột đã mất, ông [Thiệu] thông báo cho các cố vấn quân scao cấp của mình về kế hoạch chỉ bám trụ những thành thchủ chốt ở duyên hải QKI và QKII đồng thời bỏ rơi tất cả Cao Nguyên [trung phần] trừ vùng Ban Mê Thuột mà họ phải tái chiếm. Cùng với nửa phần phía nam của đất nước, kế hoạch ấy sẽ hình thành một căn bản về lãnh thổ dễ phòng ngự hơn cho VNCH một khi tình thế đảo ngược chiến lược. Được đốc thúc bởi những quân nhân bợ đỡ và những quan chức tép riu trong sứ quán Mỹ, ông Thiệu đã có một quyết định nghiệt ngã nhất về chiến tranh như một nỗ lực tuyệt vọng để đáp ứng lại cuộc công kích của phía quân nổi dậy. Trong hai ngày tiếp theo ông ấy đã nghiền ngẫm kế hoạch, thật ra nhiều phần trong kế hoạch y đã triển khai, rồi tham khảo ý kiến ông thầy bói của mình và Ted Sarong – bán tín bán nghi với cả hai. Xong qua ngày 14-3 ông bay đi Cam Ranh để ra lnh cho thiếu tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh QKII, phải bỏ rơi Cao Nguyên nội trong hai ngày." (‘Anatomy of a war’, Gabriel Kolko, NXB The New Press, New York, 1994, trang 528)

4. "Nếu ông Nhân vào Google đánh ‘There To The Bitter End’ thì sẽ thấy Amazon quảng cáo có hình của bìa cuốn sách".

Không thể hiểu được tại sao một ông bộ trưởng bút đàm với một ông bộ trưởng khác trong cùng một nội các cũ, mà phải thách thức nhau vào Google. Thêm nữa, vào để xem cái hình bìa của cuốn sách, thay vì để xem nội dung và giúp nhau.

5. "Trang 44 tóm tắt phân tích của Tướng Serong về tình hình quân sự, có ghi footnote 1. Trang 680 ghi rõ footnote 1 là gì: ‘Anne Blair, There To The Bitter End, trang 216-218’".

Theo footnote của ông Hưng, chúng tôi mở cuốn There To The Bitter End, trong 3 trang 216, 217, 218, chúng tôi không tìm thấy bản tóm tắt phân tích của Tướng Serong về tình hình quân sự mà ông Hưng in ở trang 44 cuốn TTTTT. Hay là ông Hưng nói về cuốn thứ nhì của bà Anne Blair tên "Ted Sarong" viết về ông tướng Úc, do NXB Oxford, NY phát hành năm 2002?

6. "Trang 47, ghi footnote 2. Trang 680 ghi rõ footnote 2 là gì: "Anne Blair, sđd. (sách đã dẫn) trang 220"

Theo chỉ dẫn của ông Hưng, chúng tôi mở sách TTTTT, trang 47, quả là có footnote 2, nhưng footnote ấy nằm sau câu văn hoàn toàn không liên quan tới chuyện tướng Serong và ông Châu Kim Nhân, như thế nầy:

"Ngay đêm hôm trước ngày quân đội của Tướng Văn Tiến Dũng tấn công Ban Mê Thuột, Thủ tướng Khiêm lại hỏi ông Sarong xem là nếu tiến hành kế hoch rút quân thì đã quá muộn chưa? ‘Tôi trả lời là đã quá muộn rồi, nhưng dù sao cũng vẫn phải tiếp tục tiến hành kế hoạch của tôi, hy vọng may ra có chuyện gì mà mình không đoán trước được sẽ xảy ra để làm cho sự tiến quân của Bắc Vit chậm lại. Thực ra họ (VNCH) chẳng còn sự lựa chọn nào khác.’"(2)

7. Bỏ qua những phần dài dòng và vô bổ trong bức thư tự tố cáo người viết mộng du về cuốn sách của bà Anne Blair hơn là làm công việc trả lời, chúng tôi xin vào phần trung tâm, là câu văn được trích dẫn. Khi sách mua về tới, chúng tôi đã so sánh và nhận thấy:

11

* Những trang sách do ông Hưng viện dẫn với ông Nhân đưa tới chỗ sai lạc, không đúng với footnotes của sách TTTTT.

* Đoạn văn trích dịch nằm ở trang 221 nối sang trang 222, chứ không như ông Hưng chứng minh với ông Nhân là trích từ trang 220.

* Chúng tôi đã chụp lại hai trang 221 và 222 gởi biếu ông Hưng qua i-meo ngày 14-6-2010. Nguyên văn đoạn văn ấy như sau:

"As Hue and DaNang filled with refugees, Serong received a visit from Finance Minister Nhan. A Cabinet reshuffle was in progress, and Nhan had set his sights on the Defence Ministry. If he gained Defense, would Serong help? ‘Yes,’ Serong replied, ‘but there is one condition. This is that your first order is to ban all use of helicopters as Command Posts. Put the damn generals on the ground to die with the troops."

Theo tôi, về cách dịch thuật, phần đầu có thể hiểu thế nầy: "Khi Huế và Đà Nẵng đã tràn ngập người tị nạn, Serong được Bộ trưởng Tài chánh Nhân tới thăm. Một cuộc thay đổi nội các đang ngấp nghé, và ông Nhân có để mắt tới cái ghế Bộ trưởng Quc phòng. Nếu ông ấy nắm được Bộ Quốc phòng, liệu ông Serong có giúp? ‘Có chứ,’ Serong trlời, ‘nhưng với một điều kiện.’"

Nếu độc giả đồng ý với cách tạm dịch ấy, chúng ta có thể lập luận: (1) Vào giai đoạn dầu sôi lửa bỏng của đất nước mà ông Thiệu phải trốn chạy trong đêm, còn ông Nguyễn Tiến Hưng đi công tác ở Mỹ rồi trốn ở lại luôn với vợ con không quay về như ông Nguyễn Ngọc Bích, với nhà cao cửa rộng ở Mỹ lúc ấy, nếu ông Châu Kim Nhân có muốn nghiêng vai gánh trọng trách Bộ trưởng Quốc phòng, thì đáng cho chúng ta kính trọng hơn hạ nhục. (2) Câu ‘nếu ông ấy nắm được Bộ Quốc phòng, liệu ông Serong có giúp?’ là giả thuyết do bà Anne Blair đặt ra khi đọc nhật ký của tướng Serong để lại; không phải là lời ông Nhân nói với ông Serong, để gợi ý ông Serong vận động hay xin cho ông Nhân được cái ghế Bộ trưởng Quốc phòng. (3) Câu văn diễn tả rất rõ tư thế ông Nhân có thể tự mình ra giữ chức BT QP, chỉ hỏi ông Serong có [tiếp tục] giúp khi BT QP là Châu Kim Nhân. Như thế, ông Nhân trên vai ông Serong, và chữ "giúp" có nghĩa là mời ông Serong phục vụ dưới quyền ông Nhân.

Tóm lại, câu vừa trích vừa dịch của tác giả Nguyễn Tiến Hưng sai tinh thần nguyên tác của bà Blair, nhưng cái sai chưa đủ trầm trọng. Nhà ông Hưng ở McLean, Virginia 22101 cách nhà ông Nhân ở Greenbelt, Maryland 20770 không quá 29 dặm; hai ông đã từng nắm hai bộ của cùng một chính phủ, nhưng ông Hưng đã không bốc điện thoại kiểm chứng với ông Nhân trước khi in sách, mà lại tin vào một nguồn tin ở mãi bên Úc, cách xa nước Mỹ ngót nửa vòng trái đất. Các dẫn chứng và các viện dẫn sai lạc trên đây cho thấy ông Hưng không có cuốn sách của bà Anne Blair trong tay ngay khi viết chương sách ấy. Nếu có, ông Hưng cũng khó lòng biết rằng cuốn sách mà ông tôn vinh làm kinh điển để dẫn chứng câu "damn generals", vẫn chứa những chỗ sai. Xin đơn cử một bằng chứng: ở trang 223, đoạn thứ 3, bà Blair viết, "Vào ngày 28 tháng ba, khi Đà Nẵng đang bị tràn ngập, Tổng thống Ford gửi tướng Frederick Weyand, vị tư lệnh MACV cuối cùng vừa là người rời Sài Gòn với những quân nhân Hoa Kỳ sau chót vào tháng Ba 1972,…" Thưa ông Lê Văn: xin nhờ ông nhắc với ông Hưng rằng Hiệp định Paris có hiệu lực vào 0 giờ, giờ quốc tế, ngày 27-1-1973, tức 8 giờ sáng ngày 28-1-1973, giờ Sài Gòn. Chiếu theo điều 5, trong vòng sáu mươi ngày kể từ ngày ký Hiệp định [tức là ngày 27-3-1973], việc rút toàn bộ quân nhân, cố vấn và nhân viên quân sự kể cả kỹ thuật viên Hoa Kỳ khỏi lãnh thổ Nam Việt Nam phải hoàn tất. Tháng 3-1972 là tháng quân BV tràn qua sông Bến Hải xâm lược vùng Phi Quân Sự, mà chúng ta quen gọi là Mùa Hẻ Đỏ Lửa.

Trong phần tranh luận của mình với ông Châu Kim Nhân, ông Hưng chỉ thực sự làm cho vấn đề trầm trọng hơn bằng cách nhắc đi nhắc lại việc ông Nhân "xin xỏ" ông Serong. Đây là những câu của ông Hưng:

"Nếu ông Nhân có hỏi Tướng Serong, đâu có phải là ‘hạ mình đi xin xỏ một tướng ngoại quốc’ hay là một ‘chuyện vô liêm sỉ’"; "Nếu như ông Nhân (lúc ấy là Phụ Tá Thủ Tướng) được cứu xét để giữ chức Tổng trưởng Bộ Quốc Phòng thì tôi thấy đó là một vinh dự cho cá nhân ông chứ tại sao lại cáo buộc tôi mạ l?"; "Khi được nắm giữ một chức vụ cao hay được trao phó một trọng trách, ai cũng phải đi tìm kiếm nhân tài để

12

giúp đỡ mình. Ông Lưu Bị phải cầu Khổng Minh, vua Quang Trung phải cầu La Sơn Phu Tử. Các vị đó đâu có bao giờ nghĩ là họ phải hạ mình đi xin xỏ ai hay làm những việc vô liêm sỉ?" Trong thư trả lời, ông Hưng đã nói rõ động từ "xin" "xỏ".

8. Về các tướng lãnh đã tuẩn tiết thay vì đầu hàng địch, ông Nhân hỏi ông Hưng khi đang ở Hoa Kỳ liệu có biết, để được trả lời, "Câu hỏi mỉa mai đầy ác ý như vậy mới là một điều mạ lị đối với một người đang tận tụy thi hành sứ mạng được tổng thống trao phó cho mình vào giờ phút chót. Khi toàn bộ VNCH gần sụp đổ, chỉ còn một mình tôi đi vận động ở ngay thủ đô Washington."

Giải quyết triệt để

Thưa học giả Lê Văn: nếu ông chưa đọc cuốn TTTTT, mà chỉ nhận đơn đặt hàng để đăng đàn khen ngợi sự uyên thâm và tài hành văn, khả năng quán triệt trên mức độ "vỉ mô" của ông Hưng: ông đáng được thông cảm, vì suốt cả năm, hay hai ba năm, mới có một dịp bằng vàng cho ông nổ trước mặt một cử tọa hơn hai trăm người. Nhưng nếu ông đã đọc, đã tra cứu, và đã kiểm chứng cố tật ‘không chính xác’ của ông Hưng như ông Nguyễn Kỳ Phong có nguyên một bài phân tích về cuốn ‘Khi Đồng Minh Tháo Chạy’, thì ông thật đáng trách.

Lại thưa ông Lê Văn, là tín đồ Phật giáo, ông có tin không khi người ta bảo thượng đế ban cho con người ngôn ngữ để gian xảo hóa ý tưởng của họ? Vì ông không vào nhà thờ nên tôi không kéo ông vào chuyện kinh thánh. Mặc dù ông Thiệu là người cải giáo, theo đạo nhà vợ, nhưng chúng ta phải xem lại vấn đề ‘rỗi linh hồn’ của ông áy:

"Sau năm 1954, ông Thiệu đã được lên tới cấp Thiếu Tá, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Đệ Nhị Quân Khu ở Huế, dưới quyền Đại Tá Trương Văn Xương. Mùa Thu năm 1954, khi cuộc tranh chấp gia Tướng Nguyễn Văn Hinh và Thủ Tướng Diệm bùng nổ, Thiếu Tá Thiệu gia nhập Đảng Con Ó, cùng với Trung Tá Trần Thiệm Khiêm, Thiếu Tá Hoàng Xuân Lãm, Đại Úy Trần Văn Trung, Nguyễn Văn Mạnh, v.v... để yểm trợ Nguyễn Văn Hinh. Sau khi Tướng Hinh phải rời nước, nhóm Thiếu Tá Thiệu bị đưa về Sàigòn điều tra. Để thoát khỏi sự nghi kỵ của chế độ Diệm, Thiếu Tá Thiệu xoay qua đường dây Thiên Chúa Giáo của nhà vợ.

Nguyên ông Thiệu lấy bà Kim Anh, người Mỹ Tho, có đạo Thiên Chúa, đã lâu nhưng không chịu rửa tội... Nhưng sau ngày ông Diệm cầm quyền, đạo Thiên Chúa biến thành một thứ chìa khóa danh vọng và quyền lực cho nhng ai tham vọng. Bởi thế ông Thiệu quyết tâm "trở lại với đạo". Trung Tá Thiệu cẩn thận năn nỉ Linh mục Bửu Dưỡng, lý thuyết gia bản xứ của Đảng Cần Lao, đích thân rửa tội cho ông ta ở Đà Lạt. Nhờ vậy, ông Thiu được thăng cấp Đại Tá và được giao cho nắm Sư Đoàn 1 rồi Sư Đoàn 5 ở Biên Hòa. Đại Tá Thiệu còn được vào Quân Ủy của Đảng Cần Lao." (Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi, tập 2, Nhà Xuất Bản Văn Hóa, Houston, Texas: 2003, trang 307-308)

Trước khi chết, ông Thiệu bảo ông ấy có trách nhiệm nhưng không có tội (responsable mais pas coupable) trong quyết định bỏ rơi bao nhiêu chiến hữu, đồng bào phải bị mạng vong bởi súng đạn địch. Chờ đến chín năm sau khi ông Philatô thời đại chết, ông Nguyễn Tiến Hưng viết sách để minh chứng cho nỗi oan khiên của ông Thiệu, bằng những luận cứ không có nguồn gốc và thiếu lương thiện, như tấm bản đồ "tái phối trí của TT Thiệu" là một. Tôi đề nghị ông Lê Văn giúp tôi, dùng cách nói luyến láy, lên bỗng xuống trầm – và nếu cần thì sửa cả Kiều như ông đã làm trong buổi ra mắt sách – để rỉ vào tai ông Hưng hai điều:

Thứ nhất, giới răn thứ tám trong Đạo Đức Chúa Trời dạy "Chớ làm chứng dối".

Thứ nhì, nếu tác giả Nguyễn Tiến Hưng không phản bác được ba điểm tôi nêu ra trên đây, chúng ta phải tính tới việc thu hồi cuốn ngụy sử TTTTT, đi kèm với lời xin lỗi cộng đồng người Việt, để tránh đầu độc các thế hệ sau. Thu hồi như thế nào là việc của ông Hứa Chấn Minh, lái buôn ngụy sử Việt Nam, miễn là sách không còn được phép lưu hành. Buôn bán có khi lỗ lã và có khi trúng mánh. Lần nầy hàng dõm bị tổ trác, là việc của riêng ông họ Hứa.

13

Nhưng nếu cuốn phịa sử TTTTT nầy được xuất bản bằng tiền ông Hưng lấy của vợ con ở nhà để đi làm giàu bằng các bí mật không còn bí mật, tôi trang trọng hứa giúp ông tiến sĩ kinh tế một tay, bằng hai phương án.

Phương án A: chúng ta sẽ nhờ 2 chuyên viên gây quỹ Nguyễn Đình Thắng và Cao Quang Ánh. Ông Ánh chuẩn bị ra tái ứng cử mãi bên New Orleans của tiểu bang Louisiana, không biết được bao nhiều phần trăm sẽ đắc cử, thế mà qua Houston của Texas tổ chức gây quỹ, vẫn thành công. Mặc dù phong trào vượt biên đã lùi vào dĩ vãng từ thủa nào, Giám đốc Điều hành Nguyễn ĐìnhThắng của Ủy ban Cứu Người Vượt biên vẫn lân la tới Houston mượn nhà riêng hay nhờ miễn phí nhà hàng ăn của người quen để gây quỹ cứu người vượt biên, mà vẫn ẳm được khối bạc. Nếu tiến sĩ Cao Quang Ánh bằng lòng ngừng ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ, hay tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng bằng lòng tạm đình ngừng xin tiền cứu người vượt biên, để tổ chức xin tiền bù lỗ và thu hồi cuốn TTTTT, chúng ta sẽ thành công trong việc cứu danh dự cho ông Hưng. Trường hợp ông Ánh nhất định chỉ gây quỹ cho việc tranh cử, hay ông Thắng chỉ gây quỹ cứu người vượt biên, chúng ta đành dùng phương án B, do chính tôi chịu trách nhiệm. Với điều kiện tác giả Nguyễn Tiến Hưng nhìn nhận trên văn bản có công chứng rằng sách TTTTT chứa nhiều chi tiết chưa được kiểm chứng, hay được ngụy tạo, cần phải thu hồi và công khai đốt bỏ, tôi bằng lòng bao cấp bằng cách tặng ông Hưng trọn năm lương 2010 sau khi trừ thuế, căn cứ theo mẩu W2 của chính phủ Hoa Kỳ quy định. Ngày đốt sách, tôi đề nghị vào 25-4-2011, là ngày ghi nhớ tổng thống Thiệu đào ngũ 36 năm về trước. Địa điểm: tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ tại Houston, Texas. Người châm lửa sẽ là cô Nguyễn Khoa Diệu Thảo, trưởng ban tổ chức ngày ra mắt sách TTTTT tại Houston vừa rồi.

Viết sách về thức uống, hẳn ông Lê Văn còn nhớ câu quen thuộc nói về miếng ăn: "một nửa miếng bánh mì là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không còn là sự thật". Khi ông Nguyễn Tiến Hưng chỉ viết một nửa sự thực về tâm tư và não trạng của tổng thống Thiệu, cái thành thực của tác giả đã rơi mất một nửa. Đến lượt mình đăng đàn trong ngày 12-6 vừa qua, ông Lê Văn chỉ nức nở khen cái nửa-sự-thực rơi rớt lại của tiến sĩ Hưng, thành thử, một nửa sự thực của ông Lê Văn trong màn quảng cáo chỉ còn lại một phần tư sự thực trong chai rượu chát mà ông ngâm cuốn TTTTT, và dùng kế Sơn Đông bán cao đơn hoàn tán để cỗ võ cho cuốn ngụy sử của ông "Tháo Chạy".

NgyThanh

Houston 20-6-2010
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn