Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (19)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Vann Phan
Mới nhất
A-Z
Z-A
Lính Nghĩ Gì? – Người lính Cộng Hòa trong dòng nhạc Lam Phương
31 Tháng Mười Hai 2020
6:55 SA
Nhạc lính của Lam Phương tuy không đượm màu tang tóc, thê lương và bi tráng như nhạc lính của Trần Thiện Thanh nhưng lại buồn rười rượi hay ít ra thì cũng man mác buồn trước những cuộc tình phải chia xa vì khói lửa chiến chinh, với hoàn cảnh của biết bao thân trai giữa mùa ly loạn. Nhưng nếu xét về vận số trong cuộc đời thì có lẽ Lam Phương – và có thể cả các nhạc sĩ Minh Kỳ, Trúc Phương và Nguyễn Văn Đông nữa – đã không gặp nhiều may mắn như những kẻ từng đồng hội, đồng thuyền với mình. Vào những năm tháng cuối đời, nhạc sĩ Lam Phương đã bị bệnh tật bủa vây cùng với niềm cô đơn chất ngất khi “nắng xuyên qua lá, hạt sương lìa cành, đời mong manh quá kể chi chuyện mình, nắng buồn cuộc tình bỗng tắt bình minh…”
Lữ Đoàn B Thủy Quân Lục Chiến VNCH hành quân vượt biên qua Cambodia
21 Tháng Tám 2020
6:16 SA
Xuất phát từ vùng tập trung quân sát biên giới Việt-Miên thuộc tỉnh Châu Đốc, từ sáng sớm ngày 9 Tháng Năm, 1970, Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ 211 của Hải Quân và TQLC VNCH đã ngược sông Mekong đổ quân tiến chiếm bến phà Neak Loeung trong buổi trưa cùng ngày. Dọc theo lộ trình hành quân trên sông, đoàn giang đỉnh thỉnh thoảng đụng phải những tử thi của Việt kiều bị “cáp duồn” nổi lềnh bềnh và trôi xuôi về hạ lưu theo dòng nước. Cuộc đổ bộ chiếm đầu cầu bến phà Neak Loeung đã gây bất ngờ cho địch, khiến Cộng Quân chỉ chống cự yếu ớt rồi vội vã rút lui, không kịp mang theo các kho súng ống, đạn dược và đồ tiếp liệu từ căn cứ của họ.
Kỷ niệm Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu, nghĩ đến công ơn chiến sĩ VNCH
18 Tháng Sáu 2020
8:37 SA
Mặc dù cuối cùng rồi thì QLVNCH đã phải buông súng tan hàng vì xui xẻo bị người bạn Đồng Minh Mỹ bỏ rơi nửa chừng, người lính VNCH đã kiên cường chiến đấu trong suốt thời gian đất nước tồn tại, với những chiến thắng lẫy lừng từ Trận Mậu Thân 1968, cuộc hành quân Toàn Thắng 43 sang Cambodia năm 1970, cuộc chiến đấu tại An Lộc, Kon Tum, và Cổ Thành Quảng Trị hồi Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, trận chiếm lại ngọn đồi Thường Đức từ tay Cộng Quân năm 1973, và chiến thắng Xuân Lộc vào mùa Xuân 1975, mùa Xuân cuối cùng của dân tộc Việt Nam. Ngay cả lúc chiến bại, người lính VNCH lúc nào cũng anh dũng, hiên ngang, như một Nguyễn Đình Bảo tại Charlie năm 1970, một Nguyễn Văn Đương trên ngọn Đồi Máu Hạ Lào năm 1971, và một Ngụy Văn Thà anh dũng ở lại chết theo tàu trong trận hải chiến chống các lực lượng Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Quân Đoàn 1 QLVNCH tan rã trong cuộc rút lui khỏi Vùng I Chiến Thuật
23 Tháng Tư 2020
6:45 SA
Ngày 14 Tháng Ba, 1975, trong một cuộc họp tại Dinh Độc Lập, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho biết Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH quyết định rút bớt Lữ Đoàn 1 và Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù từ Quân Đoàn 1 về để bảo vệ thủ đô Sài Gòn, đồng thời ra lệnh cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1, rút quân từ các nơi khác về phòng thủ vùng duyên hải từ Huế và Đà Nẵng cho tới Chu Lai trong kế hoạch “co cụm” lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa về hướng Quân Khu 3 và Quân Khu 4. Ngày 19 Tháng Ba, tức là chỉ ba ngày sau khi các lực lượng Quân Đoàn 2 khởi sự cuộc di tản cồng kềnh và đẫm máu – vì quân và dân lẫn lộn – khỏi Cao Nguyên trên liên tỉnh lộ 7B, các lực lượng Quân Khu 1, trong đó có Thủy Quân Lục Chiến, khởi sự rút khỏi Quảng Trị, về lập phòng tuyến ở Mỹ Chánh ở phía Bắc Huế.
Cuộc triệt thoái bi thảm của QLVNCH khỏi Cao Nguyên năm 1975
13 Tháng Tư 2020
6:43 SA
Các đơn vị Cộng Quân từ Thuần Mẫn, Phú Bổn, đổ xuống đã tiếp tục thiết lập các chốt cản đường. Một tiểu đoàn Địa Phương Quân và một tiểu đoàn Biệt Động Quân được giao nhiệm vụ nhổ chốt. Ngày 22 Tháng Ba, hai tiểu đoàn Biệt Động Quân ở lại đoạn hậu đã đánh tan một trung đoàn Cộng Sản Bắc Việt, gây thiệt hại nặng cho đối phương. Tuy nhiên, lúc đó, các lực lượng Cộng Sản Bắc Việt từ Ban Mê Thuột lại được lệnh di chuyển gấp theo tỉnh lộ 287 để đổ xuống liên tỉnh lộ 7B mà chận cắt đoàn xe. Ngày 26 Tháng Ba, đoàn xe di tản vẫn còn bị kẹt lại gần Phú Thứ (trên đường từ Củng Sơn về Tuy Hòa) vì có các chốt chận của Cộng Quân. Tính đến ngày này, theo báo cáo của Bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, toàn bộ chiến xa M-48 và M-41 đều bị bỏ lại trên lộ trình hoặc bị phá hủy vì trúng đạn pháo địch, ngoại trừ một chi đoàn thiết vận xa M-113 chạy thoát về Tuy Hòa.
Trận Dak Seang ở Kon Tum làm rạng danh Địa Phương Quân và Nghĩa Quân QLVNCH
11 Tháng Ba 2020
6:25 SA
Khi các lực lượng tấn công sắp sửa tràn ngập đồn, vị trưởng đồn đã yêu cầu các phản lực cơ F-4 Phantom của Không Quân Mỹ hãy đánh bom thẳng vào đồn thay vì chỉ thả bom yểm trợ bên ngoài vòng rào, để họ và các chiến sĩ Địa Phương Quân đang tử thủ cùng chết với lực lượng Cộng Sản có quân số đông gấp bội phần. Sau khi phải bất đắc dĩ thi hành nhiệm vụ, các phi công Mỹ cũng ngậm ngùi đồng ý với các phi công Việt Nam rằng đây là một Alamo thứ hai trong chiến tranh, ý muốn nhắc đến trận đánh bi hùng tại Alamo, Texas, vào năm 1836, khi hơn 100 binh sĩ trú phòng của Cộng Hòa Texas (lúc chưa gia nhập Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ) bị các lực lượng Mexico bao vây và tiêu diệt nhưng quân trú phòng đã tử thủ và chiến đấu cho tới viên đạn cuối cùng chứ không một ai đầu hàng quân địch.
Về chuyện tham nhũng trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
26 Tháng Hai 2020
7:32 SA
Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nạn tham nhũng trong guồng máy chính quyền của miền Nam Việt Nam mới bắt đầu trở nên trầm trọng, và rồi trở thành một phong trào giữa lúc chiến tranh ngày càng trở nên khốc liệt, với nền văn hóa vụ vật chất lan tràn do sự hiện diện của nửa triệu binh lính Mỹ sang giúp Việt Nam Cộng Hòa chống đánh quân Cộng Sản xâm lược từ miền Bắc. Đút lót để có được chức vị béo bở hoặc thăng chức, chạy chọt để có được bằng cấp hay để du học, tung tiền mua chuộc quan chức để được che chở cho việc buôn lậu hàng quốc cấm, và hối lộ quan tòa để được giảm án khi phạm pháp là những hình thức tham nhũng phổ thông trong xã hội miền Nam Việt Nam thời Đệ Nhị Cộng Hòa.
Giọt nước mắt cho Việt Nam, 43 năm sau ngày Miền Nam Tự Do mất vào tay Cộng Sản
25 Tháng Tư 2018
7:49 SA
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thành lũy cuối cùng chống ngoại xâm để bảo vệ tự do và cũng là những người anh hùng cuối cùng của dân tộc Việt Nam, đã không còn nữa, nay chẳng biết lấy ai để chống đỡ những ngón đòn tối hậu của đội quân chinh phục Trung Hoa từ phương Bắc, chầm chậm mà vô cùng mãnh liệt, khiến con mồi Việt Nam bị thấm nọc độc, tê liệt dần và lăn đùng ra chết.
Mùa Xuân cho những người lính cũ: ‘Anh không chết đâu Anh’ trong lòng một Việt Nam tự do, dân chủ
01 Tháng Ba 2017
7:18 SA
Cái chết của Miền Nam Việt Nam và cái chết của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là hậu quả tất yếu của một cuộc chiến tranh trong đó cả hai bên lâm chiến đều không ai có đủ điều kiện -quân sự và chính trị- một mình đứng ra đảm đương cuộc chiến mà phải nhờ đến các thế lực bên ngoài. Rồi khi một trong hai bên nào đó thình lình bị đồng minh bỏ rơi -như trường hợp của Việt Nam Cộng Hòa- thì kẻ bị bỏ rơi đương nhiên phải thua trận.
Theo Ngọn Mây Tần
23 Tháng Ba 2016
12:00 SA
“Are you Vietnamese?” Trâm hỏi người đàn ông mới quen lúc hai người đang đứng đối diện nhau sau cánh cửa bằng gỗ sồi đã khép lại và khóa chặt. Người đàn ông, có dáng vẻ của một dân gốc Á Đông, hơi sửng sốt, ngập ngừng trong giây lát rồi buộc miệng: “Vâng. ...
Quay lại