Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (41)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Du Tử Lê
Mới nhất
A-Z
Z-A
Pleiku, tháng chạp, cũ
06 Tháng Sáu 2019
6:31 SA
ký ức tôi, một trưa nào nắng: sốt! vàng ngang vai, hạt nhớ vịn hiên ngoài ai trước bảng, còn e rừng thảng thốt: gọi tên người, buốt một góc chia phôi. . ký ức tôi, những ngày mưa tháng chạp và, con đường lát gió, lá đưa chân môi thơm thảo nỗi buồn nêm bất trắc sân trường xưa, treo ngấn lệ thương thân. . ký ức tôi, vẽ hình ai rạng rỡ để hôm nay, tôi vẫn biết ơn người. ngày qua vội. tôi ngồi đây tự
‘Ân huệ’ của chiến tranh: Chiếc thẻ bài vô tri?
13 Tháng Năm 2019
7:05 SA
Sau tang lễ, Hoài đem tấm áo cưới xếp lại gọn ghẽ, cất trong tủ áo như cất mối tình dang dở. Nhưng những bà cô ông chú trong họ hàng có tính dị đoan, bàn rằng hãy đốt ngay tấm áo cưới đó đi. Bởi vì, theo họ thì cô còn quá trẻ không thể sống cuộc đời góa bụa như vậy, Cô sẽ còn đi ‘một bước nữa.’ Ban đầu, Hoài không chịu nhưng trước áp lực của mọi người, cô để mặc ai muốn làm gì thì làm. Cô bỏ học, sống như một người mất trí. Khi tấm áo cưới được đốt dưới ngọn lửa to là lúc cô cảm giác đi theo tang lễ một lần nữa.
Thanh Thúy, tiếng hát khói sương
25 Tháng Chín 2018
6:56 SA
“Thực mà phi thực. Như khói, như sương. Mong manh như con chim nhạn bay trong dòng sông sương mù, Thanh Thúy mỏng manh, đôi mắt to đen sâu thẳm, mái tóc đen chảy xuống, hai bờ vai chao đảo, giọng hát cất lên mà như nói, ca mà như tâm sự, âm thanh mà như ve vuốt, điệu láy, như đầu đã tựa vào vai, tiếng ngân làm thành sợi tóc lùa vào trên ngực. Chính trong tất cả những ý nghĩa đó, có thêm sự hiện diện của dòng sông đam mê, có cộng với ý thức định mệnh, Nguyễn Văn Trung gọi tiếng hát Thanh Thúy là ‘tiếng hát liêu trai’ Tuấn Huy gọi là ‘tiếng sầu ru khuya’…”
Về cái chết bất ngờ của nhà văn Dương Hùng Cường
16 Tháng Tư 2018
7:31 SA
Khi ông Cường nghe ông Hoàng Hải Thủy và Trần Ngọc Tự nói qua “vệ tinh” rằng công an thành phố Sài Gòn đã bắt được cô Nguyễn Thị Nhạn, liên lạc viên can đảm, duy nhất đáng ca ngợi của ông Trần Tam Tiệp ở Paris, thì ông Cường nhắn lại là: “Phải giữ an ninh cho dì Út…” “Dì Út” là tên các văn nghệ sĩ ở Sài Gòn dùng để gọi cô Nguyễn Thị Nhạn, nhân viên bưu điện trung ương thành phố Sài Gòn, người trung gian nhận thư từ, sách báo, thuốc men do ông Trần Tam Tiệp gởi về cho anh em.
Dương Hùng Cường, bất ngờ khó tin, giữa vùi dập
09 Tháng Tư 2018
6:36 SA
Một trong những nơi Dương Hùng Cường tìm đến để xin giấy chứng nhận cho việc làm là tờ Tin Sáng của Ngô Công Đức. Thời điểm đó, Tin Sáng là tờ báo duy nhất của Sài Gòn cũ, được tục bản, với sự có mặt trong thành phần biên tập viên là một số nhà văn của chế độ cũ… Nhưng chủ nhiệm Ngô Công Đức đã cố tình lánh mặt Dương Hùng Cường đến ngày thứ tư mới gặp, và trả lời không thể giúp…
Dương Hùng Cường và nụ cười vụt tắt của định mệnh
02 Tháng Tư 2018
6:55 SA
Người thân cận nhất với tác giả “Buồn Vui Phi Trường” ở giai đoạn này là nhà văn Trần Ngọc Tự, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Lý Tưởng, tiếng nói chính thức của binh chủng Không Quân VNCH, tính đến Tháng Tư, 1975. Sau Nguyễn Thụy Long, có lẽ Trần Ngọc Tự là người thứ hai, nói về đời thường của Dương Hùng Cường, thời gian mặc áo lính chi tiết nhất.
Nhà văn Dương Hùng Cường, một nhân cách hiếm, quý
26 Tháng Ba 2018
7:19 SA
Nếu không kể những văn nghệ sĩ được CSVN cho về nhà vài ngày để chờ chết thì, Dương Hùng Cường là một trong những nhà văn bị chết trong tù. Cái chết của ông, cho đến nay, vẫn không ai được biết rõ nguyên nhân. Dương Hùng Cường là một nhà văn miền Nam Việt Nam, nổi tiếng, dù viết không nhiều. Cho đến ngày qua đời, ông chỉ cho xuất bản trước sau ba tác phẩm. Đó là các cuốn “Buồn Vui Phi Trường,” “Lính Thành Phố” ký sự và “Vĩnh Biệt Phượng” tiểu thuyết. Mặt khác, Dương Hùng Cường cũng nổi tiếng với bút hiệu Dê Húc Càn, trên tuần báo trào phúng Con Ong của nhà báo Minh Vồ.
Nguyễn Viện, sĩ khí nhà văn miền Nam hôm nay
18 Tháng Giêng 2018
7:09 SA
Không biết đêm đến sẽ phải đi về đâu, để có được một chỗ ngả lưng… chẳng những đã không dìm được họ Nguyễn, chìm sâu trong vũng lầy khuất phục, sợ hãi, đầu hàng quyền lực! Ngược lại, chính những tấn công, bủa vây tứ phía kia, lại là những mầm cây mạnh mẽ, vạm vỡ; tựa những nhân duyên quyết liệt, khua thức những đòi hỏi căn bản: Quyền được sống, được viết, như một con người tự trọng, có phẩm giá… Và ông sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, để được sống, như thế.
Lớp học cuối Tháng Tư 1975 và, Vũ Đức Thanh
24 Tháng Tư 2017
7:58 SA
Luật quân đội khi đó, quy định rằng, bất cứ một quân nhân tại ngũ nào, nếu muốn đi dạy ở các trường tư thục, đều phải xin phép với Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi không nghĩ giấy xin phép đi dạy học thêm của tôi sẽ được bộ chấp thuận. Khi mà giấy đó phải đi qua không biết bao nhiêu cửa ải! Cửa ải đầu tiên là ông trưởng phòng (sếp trực tiếp của tôi), lên tới trưởng khối, rồi văn phòng cục trưởng.
Dương Nghiễm Mậu, trước, sau, chói gắt ý thức chọn lựa tự do, nhân bản
05 Tháng Tám 2016
7:34 SA
Nhưng trong suốt hai mươi năm văn chương miền Nam, ông đã bị nhìn như một nhà văn lớp sau, so với lớp trước, là những tác giả có tác phẩm xuất bản sớm hơn ông vài năm. Ông cũng bị xếp hạng hai, sau một vài nhân vật mà, vì tế nhị(!) vì nhu cầu “cân bằng” nguồn gốc nam, trung, bắc… dư luận đã được “định hướng” để công nhận vai trò “thủ lãnh” của mấy nhân vật này.
Quay lại