Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (17)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Đặng Đình Mạnh
Mới nhất
A-Z
Z-A
Số phận của những người “giỡn mặt” công an
23 Tháng Mười Hai 2024
6:43 SA
Để trả đũa, rạng sáng ngày 9 Tháng Một 2020, giáp tết nguyên đán, Bộ Công an huy động hơn 3000 công an thuộc nhiều lực lượng, trang bị vũ khí đến tận răng đột kích vào tư gia ông Lê Đình Kình. Khi vào đến phòng ngủ của ông, thượng tá Đặng Việt Quảng, khi ấy là Phó trưởng Cơ quan Cảnh sát Hình sự Công an Hà Nội, một tay thiện xạ đã được giao nhiệm vụ, vào bắn thẳng vào ngực ông Lê Đình Kinh ở cự ly gần gây tử vong. Chưa đủ, chúng còn mở phiên tòa xét xử dân làng Đồng Tâm, tuyên 2 bản án tử hình và 1 bản án chung thân đối với 3 người con của cụ Lê Đình Kình.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên “vươn vòi” của dân tộc
17 Tháng Mười Hai 2024
7:39 SA
Chỉ 2 năm sau, sợ thế giới lãng quên, các quan chức tháp tùng lãnh đạo cao cấp nhất Việt Nam đã vội tấn công tình dục phụ nữ trên trường quốc tế để nhắc nhớ thế giới về bản lĩnh tình dục đảng viên Cộng Sản Việt Nam. Sau Tây Ban Nhà của Châu Âu, Chile của Châu Mỹ, giờ thì thêm New Zealand của Châu Úc được Đảng cho gởi người “đánh dấu lãnh thổ” trên thế giới. Thế nên, nếu chế độ lấy biểu tượng ngoại giao của Đảng mình bằng Linga, hỏi xem có gì là chưa đúng? Chẳng phải nó rất phù hợp với tư tưởng của ông Tô Lâm đấy sao “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn vòi của dân tộc”.
Khi công an quyết định sinh mạng người tỵ nạn chính trị
06 Tháng Mười Hai 2024
6:56 SA
Với người tỵ nạn chính trị vào Việt Nam, thì số phận của họ không hề được một cơ quan tư pháp nào xem xét cả, mà mọi sự đều bị quyết định bởi lực lượng an ninh trong nước. Qua đó, đáp ứng các yêu cầu dẫn độ từ các chính quyền cùng ý thức hệ độc tài về chính trị với nhau, như vụ người Duy Ngô Nhĩ, hoặc ông Veremeichik, công dân Belarus mới đây. Lúc này, thật vô phúc cho ai chọn Việt Nam như điểm đến cho việc xin tỵ nạn chính trị. Vì ở đó, nó còn tệ hại hơn quốc gia nơi mà họ rời đi…
Tân Chủ tích Nước và vai trò quân đội trong bối cảnh hiện nay
03 Tháng Mười Hai 2024
7:32 SA
Phải chăng chính sách ngoại giao cây tre đang có sự biến tướng? Từ sự đong đưa của chính quyền Việt Nam đối với thế giới, thì bây giờ, từng chính khách trong hệ thống chính trị cũng tự phát đong đưa, người liếc mắt đằng tây, kẻ đưa tình đằng đông! Với ông Lương Cường, sự “đồng giọng” của ông với Trung Cộng không còn gì là bí mật nữa. Chỉ cần xét đoán qua vai trò của các chỉ huy quân đội trong việc cùng phối hợp “tung hứng” các sự kiện chính trị trong nước, tính từ thời điểm trung tuần Tháng Bảy, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời thì sẽ rõ. Theo đó, trước sự thắng thế như chẻ tre của phe nhóm công an trong hệ thống quyền lực chính trị, thì phe nhóm quân đội bắt đầu nóng mắt.
Tô Lâm: Kẻ luôn luôn đeo mặt nạ ra diễn tuồng
26 Tháng Mười Một 2024
6:51 SA
Nếu so sánh, chế độ Cộng Sản trong nước ngày nay không quá khác biệt thời phong kiến từ hàng nghìn năm trước, khi mà “Hình bất thướng đại phu” (hiểu nôm na “Hình phạt không lên đến đại phu (Lễ Ký). Tương tự, ông phát biểu về nhận thức cải cách, theo đó: “Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm” và viết về tư tưởng pháp trị: “xây dựng nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa.” Thực tế, dưới thời ông Tô Lâm làm bộ trưởng Bộ Công An, công an mới là lực lượng đi đầu của “tư duy không quản được thì cấm” trong việc ngăn trở, cấm đoán, đàn áp người dân thực hiện các quyền tự do do Hiến Pháp quy định.
Bầy tứ trụ làm “rạng danh” xứ sở!
19 Tháng Mười Một 2024
6:57 SA
rên đây chỉ là số ít trong vô vàn câu chuyện cười ra nước mắt của đầy đủ mâm tứ trụ: Chủ Tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ Tướng và Tổng Bí thư trong những chuyến công du “mang chuông đi đánh xứ người” đầy tai tiếng. Theo đó, những chuyến công du có mang lợi ích gì cho đất nước thì chưa rõ, nhưng nỗi quốc nhục cho xứ sở thì không có gì có thể rõ hơn được nữa. Phải chịu đựng Cộng sản độc tài cùng với những lãnh đạo như kể trên, xem ra, người dân Việt Nam thật vô phúc không biết đến khi nào?
Giải mã hiện tượng Nguyễn Phương Hằng
21 Tháng Mười 2024
7:56 SA
Cũng vậy, nếu có một nền tư pháp hữu hiệu, thì đám đông đã có thể tìm kiếm công lý chứ không cần phải qua sự hào hiệp của bà Phương Hằng… Tương tự như thế với mọi vấn đề khác của xã hội. Cho nên, nói không quá, hiện tượng Phương Hằng chính là sản phẩm quái thai được sinh ra và dung dưỡng bởi chính chế độ Cộng Sản. Không tin, cứ nhìn ra thế giới bên ngoài sẽ thấy: Trong các xã hội văn minh, tôn trọng tự do, dân chủ và nhân quyền, thì không ở đâu và cũng không khi nào có một hiện tượng tương tự Phương Hằng xuất hiện.
Tù nhân chính trị có nên nhận tội?
11 Tháng Mười 2024
6:39 SA
Thậm chí, đến cả nhà sư tu hành cũng không thoát. Trong vụ án mất trộm 7 pho tượng cổ ở Bắc Giang. Để ém nhẹm đi sự bất lực của cơ quan công an không thể phá án, các cơ quan tố tụng đã bắt 9 người, gồm các nhà sư và cư sĩ tu hành để đổ tội. Trong đó, có sư thầy trụ trì là Hòa thượng Thích Đức Chính. Do sư thầy đã lớn tuổi, nên sau khi bị tra tấn đã tắt thở ngay trong trại giam. Những người còn lại bị tra tấn, dùng nhục hình rất dã man, bị treo ngược lên, hành hung vào hạ bộ…
“Cầm nhầm” lịch sử
01 Tháng Mười 2024
11:10 SA
Rất có thể, ông Hồ Chí Minh đã từng sử dụng câu nói ấy trong quá trình diễn thuyết của mình nhưng không nêu danh tính tác giả Quản Trọng, khiến cho các đồ đệ của mình nhầm tưởng rằng chính ông Hồ Chí Minh là tác giả. Mặt khác, ông Hồ Chí Minh cũng không hề lên tiếng đính chính, làm kéo dài sự hiểu nhầm đó, ít nhất từ năm 1958 cho đến tận ngày nay, và ông Tô Lâm, một nguyên thủ quốc gia lại tiếp tục “bê” sự “cầm nhầm” đó vào tận thánh đường học thuật Hoa Kỳ, Đại học Columbia để truyền bá. Chúng ta không thể tự hỏi, người gây hiểu nhầm là ông Hồ Chí Minh đã là người thiên cổ, nhưng 5,2 triệu đồ đệ đảng viên Cộng sản của ông ấy, không ai biết tác giả 2 câu nói ấy? Hoặc biết mà vẫn cố ý im lặng để tiếp tục sự “cầm nhầm” lịch sử ấy chăng?
Bàn về xung đột lợi ích: Nguyễn Hòa Bình và Hồ Duy Hải
24 Tháng Chín 2024
6:17 SA
Tình trạng xung đột lợi ích cũng thường xảy ra trong các vụ án chính trị ở nước ta, nơi thẩm phán và kiểm sát viên, thường là đảng viên, vừa cáo buộc vừa xét xử các đối kháng chính trị. Điều này dẫn đến việc họ có thể thiếu khách quan và công bằng trong quá trình xét xử. Sự xung đột lợi ích còn được thể hiện công khai trong một số vụ, như khi Sở Thông tin và Truyền thông vừa thực hiện vai trò tố giác tội phạm, vừa là đơn vị giám định tư pháp, khiến cho người dân nghi ngờ về tính khách quan của cơ quan này.
Quay lại