Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (53)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Bùi Văn Phú
Mới nhất
A-Z
Z-A
30/4 quê hương thống nhất hoà bình rồi sao
06 Tháng Năm 2020
5:52 SA
Lê Minh Châu học chung với nhau ở Nguyễn Bá Tòng. Xong lớp 11, đậu tú tài 1, nhưng Châu không được tiếp tục hoãn dịch vì sinh năm 1954, quá tuổi theo lệnh đôn quân. Ra trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức, Châu mang lon chuẩn úy. Là con trai duy nhất trong gia đình, Châu được phục vụ đơn vị gần nhà, ở Cai Lậy, cách Sài Gòn chưa đến 100 cây số. Gần thủ đô nên Châu hay được về thăm nhà, cùng bạn đi uống cà phê, ăn bò bía, ăn phở. Một hôm, gia đình và bạn bè nhận tin đơn vị của Châu bị Việt Cộng tấn công. Châu mất tích. Gia đình xuống tìm. Có người chỉ chỗ và kéo ra một cái xác không đầu. Nhưng không phải Châu.
30/4 nhớ những lời ca
01 Tháng Năm 2020
6:20 SA
Năm cuối bậc trung học có văn nghệ mừng xuân lần đầu tiên tại trường. Năm đó tôi còn làm bích báo cho lớp 12-A1, dưới sự hướng dẫn của thày Trần Bằng Phong dạy văn, hay đấm cho học sinh nam một quả vào bắp tay nếu không thuộc bài. Ở ngưỡng cửa của tuổi động viên, chiến tranh còn kéo dài, chúng tôi lo lắng vì thi trượt là phải lên đường. Các kỳ thi Tú tài 1 và Tú tài 2 rất khó và quan trọng đối với nam sinh, vì kết quả định đoạt tương lai còn được ở lại trường hay phải vào quân trường. Năm 1972 với tổng tấn công Mùa Hè Đỏ Lửa và chính phủ có lệnh đôn quân. Nam sinh lớp 11 thi rớt thì vào trường hạ sĩ quan Đồng Đế ở Nha Trang, thi đậu nếu quá tuổi hoãn dịch vẫn phải nhập ngũ, đi sĩ quan trừ bị Thủ Đức.
30/4: Tháng Tư đọc "Cha Vô Danh"
30 Tháng Tư 2020
5:35 SA
Sự gian trá lừa lọc của người cộng sản còn thể hiện qua các thông báo kêu gọi trình diện học tập, trong đó có Long vì ông là đại úy trừ bị dù công việc ngoài đời là dược sĩ và dạy học. Các chính sách học tập cải tạo, Long ghi lại đầy đủ qua các văn bản đã được nhà nước ban hành, là một cú lừa đối với quân, cán, chính Việt Nam Cộng hoà. Khi mới vào trại, nghe cán bộ ra lệnh "ổn định chỗ ăn chỗ ở" làm tan biến niềm hy vọng của Long sau khi học tập 10 ngày rồi sẽ được về. Với nhiều tù nhân 10 ngày đã trở thành nhiều năm, hay hơn cả chục năm.
'Thầy Quảng Độ là bậc tu hành bất khuất vì đạo pháp'
26 Tháng Hai 2020
6:44 SA
Năm 1981 nhà nước cho ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thường được biết đến là "giáo hội quốc doanh" vì đứng trong Mặt trận Tổ quốc, dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản. Nhà nước cũng đặt sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra ngoài vòng pháp luật. Các tu sĩ gia nhập giáo hội nhà nước thì được hưởng những quyền lợi, chùa chiền các ngài trụ trì được phép sinh hoạt. Các ngôi chùa này đã phải đục bỏ hai chữ "Thống Nhất" có từ nhiều năm trên cổng chùa, để chỉ còn tên "Giáo hội Phật giáo Việt Nam". Những ai không gia nhập giáo hội nhà nước và phản đối thì bị đàn áp hoặc ngăn cấm sinh hoạt phật sự.
Thượng toạ Trí Quang trong bão tố chính trị và đạo pháp
26 Tháng Mười Một 2019
7:23 SA
Ông Diệm có độc tài, nhưng cũng chỉ như lãnh đạo các quốc gia khác trong vùng Đông Á thời đó. Malaysia, Indonesia, Nam Hàn, Đài Loan vào thập niên 1960 đều có những chính quyền độc tài. Nếu mục đích của Thượng toạ Trí Quang là đòi lật đổ chính quyền độc tài để có được bình đẳng cho Phật giáo, thì sau khi ông Diệm bị giết và các chính phủ kế tiếp không còn có chính sách phân biệt tôn giáo, nhưng Phong trào Phật giáo Miền Trung vẫn tiếp tục xuống đường chống lại các chính phủ của Tướng Nguyễn Khánh, của ông Trần Văn Hương, của Tướng Nguyễn Cao Kỳ.
Tác giả 'Chiều trên phá Tam Giang' qua đời ở Hoa Kỳ
23 Tháng Năm 2019
6:30 SA
"Ta về" ông viết năm 1985 ghi lại cảm nhận về chốn xưa, về đất nước sau khi ra tù. "Chiều trên phá Tam Giang" ông sáng tác vào tháng 6 năm 1972, khi cuộc chiến trong giai đoạn cao điểm chiến tranh, với sinh hoạt từ thôn quê đến thị thành. Hai sáng tác đã vẽ lên quê hương trong hai giai đoạn của đời ông, là gương chiếu soi cho các thế hệ mai sau có cơ hội nhìn lại, suy tưởng về chiến tranh và hoà bình trên đất nước Việt Nam. "Chiều trên phá Tam Giang" nhạc của Trần Thiện Thanh, thơ Tô Thùy Yên, đã là một ca khúc vượt thời gian từ khi ra đời gần nửa thế kỷ trước.
Tháng Tư và Lý Tống huyền thoại
01 Tháng Năm 2019
6:52 SA
Chỉ riêng chuyện ông đến được đất Thái, sau khi băng rừng Kampuchia, không xin tị nạn ở đó và tiếp tục hành trình để tới Singapore cũng là điều lạ lùng. Ông chọn đường đi nước bước xa xăm như thế là có tính toán, có kế hoạch, vì đến đâu, qua những nơi nào, khi ở nhà trọ, mua thức ăn, đồ dùng ông đều giữ lại biên nhận. Đến khi gặp nhân viên ngoại giao Mỹ ở Singapore, không ai tin cuộc vượt thoát đầy hiểm trở của ông, nhưng Lý Tống đã chứng minh hành trình mấy nghìn dặm đường ông trải qua là có thực.
Tết đầu tiên ở Mỹ, Tết cuối cùng ở Việt Nam
04 Tháng Hai 2019
7:22 SA
Tháng Hai năm 1976, một buổi sáng đang ngồi trong lớp ở một trường đại học cộng đồng, nhìn ra cửa sổ thấy tuyết lất phất rơi. Cái lạnh càng làm nhớ nhà da diết. Không rõ tết là ngày nào mà chỉ đoán qua tin tức nghe được trên làn sóng ngắn của đài BBC, đài VOA mới biết xuân đang về trên quê nhà. Tối đến, nhà có mấy anh chị em con bác phía u tôi nữa, nhưng cũng không có hai bác ở bên nên ai cũng buồn, cũng nhớ nhà. Nơi đất mới tết về thiếu vắng mẹ cha, không bánh chưng, kẹo mứt, pháo nổ, nhạc xuân. Nằm đắp chăn cho ấm người và ấm lòng. Nhưng không ngăn được giòng nước mắt
Tháng Tư nghe lại 'Nối vòng tay lớn'
27 Tháng Tư 2018
6:01 SA
Ngày 30/4/1975 tôi đang lênh đênh trên biển, nghe ca từ thân quen qua sóng phát thanh mà nước mắt tuôn trào, vì trước đó Tổng thống Dương Văn Minh đã ra lệnh cho chính quyền Sài Gòn đầu hàng. Khi đó tôi đã khóc vì không biết có còn gặp lại bố mẹ và các em. Tương lai rồi biết ra sao, trôi dạt về đâu. Tôi buồn và nhớ đến những bạn học, mới còn đàn ca bên nhau, chia sẻ mơ ước về tương lai cuộc đời, mong đất nước hết chiến tranh, mà giờ đây hoà bình đã đến sao tôi lại ra đi, bỏ lại ước mơ
Việt Khang, anh là ai
04 Tháng Tư 2018
6:58 SA
Việt Khang là ai? Anh là người đã viết lên những ca từ đó, bài hát mang tên “Anh là ai”. Vì ca khúc này mà anh đã phải vào nhà tù ở Việt Nam. Bị bắt lần đầu tiên vào tháng 9/2011, cùng với một người bạn là Trần Vũ An Bình, được tạm tha rồi bị bắt lại vào tháng 12 năm đó. Tháng 10/2012 hai anh bị tòa xử vì tội “tuyên truyền chống Nhà Nước” với bản án dành cho Việt Khang, 4 năm tù và 2 năm quản chế; Trần Vũ An Bình 6 năm tù, 2 năm quản chế.
Quay lại