Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (34)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Vương Trùng Dương
Mới nhất
A-Z
Z-A
Trạch Gầm, “Đời Ghét… Đời Thương”
21 Tháng Giêng 2025
7:40 SA
Chén rượu mời đây chúng ta cùng uống Cạn ly buồn từ năm tháng xa xăm Năm ba thằng gặp nhau nơi xứ lạ Như đêm đông ngồi mong ánh trăng rằm Những cái mất kể luôn phần thân thể Cũng không buồn bằng mất cả quê hương Hôm nay đây quây quần bên tiệc rượu Để cùng nhau ôn lại chuyện lên đường Chuyện của một thời lìa xa phố thị Mang ngút ngàn cay đắng tải trên lưng Quên mất tuổi thơ một thời mộng mị Đôi lúc buồn khóe mắt bỗng rưng rưng Ta đã đi và máu xương đã đổ Cho cây đời xanh trái ngọt mai sau Những dong ruổi nửa đường gươm đã lỡ Nên bây giờ đành uống cạn thương đau! Uống chưa hết lời thơ buồn Trạch kể Đã thấy say trong ly rượu Trạch mời
Nhà Văn Phạm Tín An Ninh & Tình Chiến Hữu
20 Tháng Giêng 2025
8:04 SA
Chiếc thuyền nhỏ chở theo 52 người, gần một nửa là đàn bà và con nít, ra khơi hai ngày thì gặp bão. Cả bầu trời phủ kín mây đen. Những ngọn sóng bạc đầu từ trên cao phủ xuống, như muốn nuốt chửng con thuyền nhỏ mong manh. Mệnh số 52 con người chỉ còn biết phó thác cho trời nước mênh mông. Bóng tối tử thần bủa vây khắp phía. Con thuyền bây giờ như cánh bướm nhỏ rơi giữa dòng thác lũ, chìm xuống ngoi lên tả tơi, thoi thóp. Chưa khi nào con người lại quá nhỏ bé và bất lực trước thiên nhiên như lúc này đây
Nhân vụ Đàm Vĩnh Hưng, nói chuyện vãn: Xướng ca vô loại
10 Tháng Mười Hai 2024
7:11 SA
Hơn hai trăm năm sau, thi sĩ Đỗ Mục vào cuối đời Đường, một đêm đậu thuyền ở bến Tần Hoài, mắt nhìn cảnh khói phủ mờ sông lạnh, trăng chiếu bãi cát xa, tai nghe giọng hát, động mối cảm hoài, làm nên bài thơ tuyệt tác Bạc Tần Hoài. Thương nữ xưa kia, cũng như thất phu, không được học hành rành rẽ, cho nên thấy khúc ca du dương thì hát, hay đâu đó là khúc nhục ca vong quốc nên để lại cho người đời hình ảnh “Thương nữ bất tri vong quốc hận”. Con sâu làm rầu nồi canh! Người xưa quá khắt khe khi quy kết “xướng ca vô loại” suy cho cùng cũng vô lý vì “Không có nghề nào xấu, chỉ có người xấu” mà chỉ riêng cá nhân nào đó làm tổn thương nghề nghiệp.
Nhà thơ Vũ Hoàng Chương & Những hệ lụy cuối đời
05 Tháng Chín 2024
7:41 SA
Chắc chắn là không có một bà mẹ Việt Nam nào, kể cả bà Tố Hữu, mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành. Cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu sau ta đang mổ xẻ. Một tình tự không chân thực, dù được luồn vào những lời thơ xuất thần, khẩu chiếm đến đâu cũng không phải là thơ đẹp, thơ hay, mà chỉ là thơ khéo làm; đó chỉ là thơ thợ chứ không phải là thơ tiên. Loại thơ khéo này người thợ thơ nào lành nghề cũng quen làm, chẳng phải công phu lắm. Nhất là nếu có đòi hỏi một tuyên truyền nào đó. Tố Hữu nếu khóc lấy, có lẽ là khóc thực, khóc một mình. Nhưng bà mẹ Việt Nam trong bài đã khóc tiếng khóc tuyên truyền, không mấy truyền cảm
Nguyên Sa & Tám Phố Sài Gòn
30 Tháng Tám 2024
6:17 SA
Trong thời kỳ Việt Minh Trần Bích Lan (Nguyên Sa) bị bắt giam khi mới 15 tuổi. Hồi cư về Hà Nội, gia đình cho ông qua Pháp du học vào năm 1949. Năm 1953, ông đậu tú tài Pháp, học triết tại đại học Sorbonne, Paris. Năm 1955 lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga, gặp nhau trên đất Pháp năm 1953 (bà ở Hà Nội du học năm 1952). Đầu năm 1956, ông bà về sống tại Sài Gòn. Ông dạy triết tại Trường Trung học Chu Văn An, cũng có thời gian dạy triết tại Đại Học Văn khoa Sài Gòn.
Phố Cổ Hội An & Câu Chuyện “Chùa Cầu”
09 Tháng Tám 2024
8:36 SA
Ngày 3 tháng 8 vừa qua, thành phố Hội An khánh thành di tích tu bổ nầy sau 19 tháng, khởi công ngày 28/12/2022 với tổng mức đầu tư 20,2 tỷ đồng. Trước và sau khánh thành, có nhiều bài viết trong nước tranh cãi về sự khác biệt giữa cũ và mới không phù hợp với di tích lịch sử, đúng/sai tùy theo cảm nghỉ của mỗi người. Nhưng với “quan” nơi phố cổ nầy “tự biên tự diễn” bất chấp mọi ý kiến xây dựng đóng góp, coi như “nước đổ đầu vịt”!
Nhà Văn Nguyễn Quang, Văn Chương & Cuộc Tình Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh
18 Tháng Sáu 2024
9:39 SA
Tháng 6/2024 là ngày giỗ nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh (nhà báo, nhà thơ, nhà văn) nên nhân dịp nầy tôi viết về cuộc tình của bà với nhà văn Nguyễn Quang. Nữ sĩ MĐHT nổi tiếng từ trong nước đến hải ngoại, và cũng là người phục hồi lại Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại nên tên tuổi bà được mọi người biết đến nhưng “Đằng sau một người đàn bà thành công luôn có bóng dáng người đàn ông” ở trường hợp nầy. Trong thời gian qua, tôi thấy có vài tác phẩm về văn học hải ngoại không đề cập đến các tác giả đã hiện diện trong những thập niên qua (ngay cả nhà văn Linh Bảo).
Lời Ngỏ – Âm Nhạc & Người Muôn Năm Cũ
01 Tháng Hai 2024
9:48 SA
Nhạc sĩ Lan Đài, sau năm 1975, ông không sáng tác, về cư ngụ ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1982 ông vượt biên một mình ở Bà Rịa. Không may trong lúc giành giật nhau ở bến xuất phát, ông bị xô té lọt xuống biển, vì không biết bơi nên chết chìm, hôm sau xác mới tấp vào bờ. Mất mát to lớn ấy đến quá bất ngờ đối với người vợ, ca sĩ Diễm Hồng, xuống tận cùng sâu thẳm của nỗi bất hạnh. Trong một cơn xúc động mạnh, Diễm Hồng bị á khẩu. Suốt một thời gian hơn một năm trời, bà không thể nói được.
Tưởng nhớ Nhạc sĩ Đan Thọ (1924-2023)
12 Tháng Chín 2023
7:34 SA
Những nhạc phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Đan Thọ như: Bóng Quê Xưa (1952), Vọng Cố Đô (chung với Nhật Bằng), Thú Ly Hương… Tình Quê Hương (thơ Phan Lạc Tuyên), Mimosa Thôi Nở (thơ Nhất Tuấn), Chiều (lời Đinh Hùng). Có lẽ nhạc phẩm Dương Cầm của ông (ý thơ Mùi Quý Bồng, con rể) là ca khúc cuối đời. Trong đó hai ca khúc Tình Quê Hương và Chiều Tím được giới thưởng ngoạn âm nhạc yêu thích nhất. Tài hoa của nhạc sĩ Đan Thọ điêu luyện với nhiều loại nhạc cụ khác nhau, ngón đàn violin điêu luyện và tiếng kèn saxophone rất tuyệt.
Giờ Thứ 25 – Giờ giữa tử sinh
12 Tháng Sáu 2023
8:46 SA
Kể từ khi Putin xua quân xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022, những vùng đất quân Nga xâm chiếm đã xảy ra những thảm cảnh vô cùng bi đát như cướp của, hãm hiếp phụ nữ rất man rợ! Những hình ảnh đó được loan tải trên hệ thống truyền thông, hầu hết các quốc gia trên thế giới lên án sự tàn ác, vô luân của quân Nga. Nhân đây, đề cập đến tác phẩm Giờ Thứ 25, cách đây hơn bảy thập niên, nhà văn Virgil Gheorghiu đã mô tả thú tính xác thịt của bọn quân xâm lược hãm hiếp phụ nữ thời đó và hiện nay man rợ như nhau.
Quay lại