Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (15)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Phan Tấn Hải
Mới nhất
A-Z
Z-A
Viên Linh: Khi Thơ Hóa Thân Thành Lịch Sử
05 Tháng Tư 2024
6:44 SA
Trong các bài viết hay bản tin trước giờ về Viên Linh, đôi khi tôi gọi Viên Linh là anh, đôi khi gọi là ông. Bởi vì, nhà thơ Viên Linh cũng là đề tài cho các bản tin. Thí dụ, tôi viết tin khi anh tái xuất bản Tạp Chí Khởi Hành, và tôi đã viết một cách vui mừng. Tôi cũng viết tin về Viên Linh khi ông hoạt động Trung Tâm Văn Bút, và những lúc đó tôi đã viết một các lo ngại, vì tôi biết anh tốn tiền và tốn công sức, mất thì giờ rất nhiều cho các hoạt động bên lề văn học.
Dòng Thơ Tiễn Bạn
18 Tháng Hai 2021
8:11 SA
Đêm trực nhận đời huyễn hóa cái được thấy là vô thường cái được nghe là vô ngã tâm tỉnh thức sáng như gương . rời sân hận, lìa tham đắm tâm bất động tan bóng đêm tỉnh tỉnh tỉnh, lặng lặng lặng giới giới giới, tâm trang nghiêm. . Đêm vô minh rừng quá khứ đường giải thoát, tạ ơn Tăng soi đèn pháp, kinh vô tự xua mây mờ, sáng lối trăng . mở trang kinh, bạn có thấy pháp duyên khởi, không cách chia trăng Lăng già hiện trên giấy không bờ này, không bờ kia . Đêm đi tìm Phật tam thế một tiếng đàn, ngàn mối dây một bè pháp giới định huệ vượt muôn trùng, vạn gót giày . mở trang kinh, tâm không trụ không hôm qua, không ngày mai không hôm nay, không phương xứ thấy ba cõi pháp Như Lai . Đêm vô tận rồi sẽ dứt lìa hữu vô, ngộ Niết Bàn tánh trong gương ai thấy được rơi tất cả bụi ngàn năm
Nguyễn Đình Toàn: Từ Chữ Nghĩa Tới Âm Nhạc
09 Tháng Tư 2019
6:40 SA
Vâng, trung học Chu Văn An là hiện thân Hà Nội, nơi nhà thơ Vũ Hoàng Chương dạy văn, nơi thầy Nguyễn Đình Quỹ dạy toán. Cũng là Hà Nội dưới mắt tôi, kể cả khi tôi học Pháp văn từ thầy Nguyễn Đăng Thường, một người Nam Kỳ thuần. Nghĩa là, Hà Nội là một phẩm chất của văn hóa khó tìm. Và rồi, cùng bạn hữu la cà các tiệm cà phê, tôi gặp một Hà Nội được hiện thân qua Nguyễn Đình Toàn.
Trí Nhớ Mù Sương
06 Tháng Hai 2019
6:47 SA
Sau ngôi mộ cổ là một ngôi chùa. Cả chị tôi và tôi đều không nhớ chính xác chùa tên gì. Có thể là Phổ Quang hay Phổ Minh, hay Phổ Hiền. Chùa lúc đó có hai thầy trò, một ông sư và một chú tiểu. Trí nhớ của tôi về chùa này chỉ là một cổng tam quan nhỏ, căn nhà hai tầng được biến làm chùa, khoảng sân nhỏ tráng xi măng, bên trong có nhiều tượng Phật và Bồ Tát. Mấy đứa nhỏ tụi tôi ưa thích vào chùa này. Hễ vào là được ông thầy tặng mỗi đưa một trái chuối, hay trái quýt… Về sau, tôi dò theo kinh điển thì nghiệm ra đó hình như là hạnh bố thí, hễ là sư là phải tặng cho chúng sinh cái gì. Người thọ nhận cái gì từ chùa là có đi đâu xa, nhiều kiếp sau cũng tìm lại mái chùa.
Đọc Tuyển Tập 80 Huy Phương: Ga Cuối Đường Tàu
27 Tháng Ba 2018
7:13 SA
Nhà văn Huy Phương xuất thân là nhà giáo, dạy học tại trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị, động viên khóa 16 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ông từng tốt nghiệp khóa sĩ quan báo chí tại Hoa Kỳ, là biên tập viên báo chí và phát thanh, phụ trách tòa soạn báo Chiến Sĩ Cộng Hòa và Tiên Phong của Quân Lực VNCH. Ông cũng từng giữ chức vụ Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến và Chính Huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Sau 1975, ông bị 7 năm lao tù cộng sản. Ông đến Hoa Kỳ năm 1990. và hiện cư ngụ tại Nam California.
Tưởng Nhớ Nhà Văn Vũ Huy Quang
08 Tháng Hai 2017
7:55 SA
Vũ Huy Quang sinh ngày 9.7.1942. Đại uý Quân lực Việt Nam Cộng hoà, ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác và biên dịch văn học tại Mỹ trong khi làm nhiều công việc lao động nặng nhọc. Ông cộng tác với nhiều tờ báo, trong đó có Diễn Đàn. Tác phẩm đã xuất bản: Nơi trại trừng giới, Chín truyện ngắn, Mười truyện tân liêu trai... bản dịch: Đường lên trời, Nhục Bồ Đoàn...
Nước Non Nghìn Dặm: Những Nỗi Buồn Bất Tận
09 Tháng Giêng 2017
7:57 SA
Ngày xưa, nghe lời dụ dỗ của đảng, thanh niên miền Bắc “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,” trên đầu nón cối, dưới đất dép râu, không biết cầu xin, van vái ai, cuộc đời cũng chẳng biết đến nhang khói là gì. Ngày nay khi đã có chính quyền trong tay, với thế giặc phương Bắc, chỉ biết có một điều cư xử là cúi lạy. Khi người dân cúi lạy xin tha mạng trước bạo lực, thì chính phủ phải lấy đó làm nhục, vì chính phủ là đại diện của dân, chính phủ không che chở được cho dân, thì dân lạy vái cũng như chính phủ lạy vái.
Đọc “Lênh Đênh” Của Lưu Na: Thơ Mộng Và Đau Đớn
03 Tháng Mười Một 2016
8:19 SA
Cũng là chuyện một thời Miền Nam thất thủ, cũng là chuyện sân trường đại học Sài Gòn thuở giao thời dưới quyền cán bộ từ Bắc vào Nam, cũng là những băn khoăn về giá trị của tự do, cũng là chuyện đi ghe vượt biển, cũng là chuyện lên đảo tỵ nạn, cũng là chuyện vào đại học Mỹ, cũng là chuyện đi làm và giao tiếp trong một cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và rồi một vài mối tình tan vỡ. Nhiều người cũng đã trải qua hoàn cảnh như thế. Nhưng tác phẩm “Lênh Đênh” của Lưu Na mang sức mạnh rất khác. Từng dòng chữ của tác giả như dường viết trong lặng lẽ, trong cô tịch, nhưng ẩn sau các dòng chữ là nêu lên được những gì rất buồn của kiếp người. Giữa những dòng chữ là nỗi đau của Phượng, là cái chết bi thảm của Như, và là nỗi buồn vĩnh kiếp của Ngà.
Nhà Thơ Vũ Hoàng Chương: Gươm Báu Cài Lưng
06 Tháng Chín 2016
6:56 SA
Lá thư, tôi chỉ còn nhớ được câu này: “Thơ anh, thơ Đinh Hùng, sống muôn đời với thi ca Việt Nam.” Đêm đó, cầm nỗi kính phục của Trần Dần đối với ngôi sao Bắc đẩu miền Nam trên tay, tôi nhìn bạn ngồi thư thái êm đềm trước mặt, đã chia xẻ được với thi ca một niềm sung sướng thống khoái vô tả. Kính phục của Trần Dần chắc còn lớn lao gấp bội. Nếu nhà thơ miền Bắc còn nhìn thấy được cõi thơ cuối đời và cái hiện tượng thăng hoa của tâm thức phóng thoát, ở thi sĩ!
Tưởng Nhớ Anh Trần Văn Sơn
17 Tháng Ba 2016
12:00 SA
Nơi đây, xin phép gọi bằng thói quen: anh Trần Văn Sơn. Tuy rằng tuổi của cựu dân biểu Trần Văn Sơn, người viết bình luận nổi tiếng với bút hiệu Trần Bình Nam, cách biệt tuổi của tôi thật xa, cũng là hai thập niên. Nhưng tôi hân hạnh có giao tình với ...
Quay lại