Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (137)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Phạm Hồng Sơn
Mới nhất
A-Z
Z-A
Chúng bắt để làm gì?
07 Tháng Ba 2024
7:24 SA
Với một lịch sử như thế, những phong trào hay những cá nhân độc lập có tư tưởng chống đối chế độ độc tài cộng sản Việt Nam là một sự tiếp nối rất quí giá nhưng cũng vô cùng gian khó. Quí giá là bởi chúng ta có quá ít kinh nghiệm đấu tranh, chống đối kiểu này. Gian khó là vì những người đấu tranh vừa đồng thời phải đối mặt với một chế độ tàn ác, xảo quyệt vừa đồng thời phải chấp nhận sự cô độc do khối quần chúng rộng lớn không có truyền thống lịch sử chống độc tài nội tộc. Song, chính những yếu tố này lại chứng tỏ sức sống mãnh liệt, bền bỉ, quả cảm không thể dập tắt của những người Việt Nam có tư tưởng chống chế độ độc tài nội tộc do Đảng Cộng Sản Việt Nam duy trì.
Phải thêm một tượng đài
24 Tháng Mười 2023
7:17 SA
Sự chết của con người không phải là điều lạ lẫm. Con người chết nhiều cùng một lúc, vì tai nạn, vì binh đao-súng đạn, cũng không phải là sự kiện hiếm. Nhưng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, trải qua nhiều chế độ, chưa thấy ghi nhận một chế độ nào có phong trào liều chết bỏ nước ra đi như dưới chế độ Hồ Chí Minh. Làn sóng người Việt liều chết bỏ nước ra đi « hoặc con nuôi má hoặc con nuôi cá » vì lý do không muốn sống dưới chế độ Hồ Chí Minh sau biến cố 30/04 là một sự kiện hy hữu đầu tiên của loài người vì đã để lại một thuật ngữ hẩm hiu – «boat people – thuyền nhân» trong lịch sử thế giới. Ngày nay, làn sóng liều chết bỏ nước vẫn tiếp tục bằng nhiều đường, nhiều cách khác nhưng sự quyết liệt ra đi không hề giảm như minh chứng của nhóm 39 bạn trẻ xấu số cách đây 4 năm.
Những người tù khác
07 Tháng Chín 2023
7:03 SA
Tôi cũng chưa bao giờ thấy, một người Pháp nào, kể cả thuộc giới bình dân, nói rằng « chính phủ của ta », « các lãnh đạo của ta » giống như tuyệt đa số những người giàu có học ở Việt Nam. Đây là một nghịch lý, vì chính quyền ở Pháp rõ ràng do người dân bầu ra, trong khi đó ở Việt Nam, người dân lại chẳng có vai trò, tiếng nói gì trong việc lập ra các thành viên của chính phủ…
Viết từ xứ người : Ai muốn cứu ai ?
14 Tháng Tám 2023
7:51 SA
Những ngày này, nếu lên mạng, chúng ta lại thấy hàng loạt bài viết, đơn thư kêu cầu, kêu oan cho ông Nguyễn Văn Chưởng – người bị kết tử hình trong một vụ án đầy khuất tất xảy ra cách đây 16 năm. Nhiều người, kể cả giới luật sư và trang mạng có tiếng đấu tranh, cũng bày tỏ hy vọng vào các thiết chế của chế độ cộng sản do Hồ Chí Minh lập ra như luật pháp, tư pháp, quốc hội, hiến pháp, chủ tịch nước để cứu mạng cho ông Nguyễn Văn Chưởng. Người viết bài này hoàn toàn chia sẻ những thống thiết minh oan cho ông Nguyễn Văn Chưởng, song tôi tuyệt đối không tin những kêu cứu này có thể cứu được ông Nguyễn Văn Chưởng, trừ khi lời kêu có thể làm… sụp chế độ hiện hành.
Viết từ xứ người: Nguyễn Phú Trọng có bao nhiêu vàng?
01 Tháng Năm 2023
7:13 SA
Một nghiên cứu của Pháp về chính trị Việt Nam, công bố năm 2015, cho biết có thể Bắc Kinh đã rót hơn 15 tỷ đô-la Mỹ cho Đảng Cộng Sản Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có một mục đích hỗ trợ trực tiếp một số cá nhân. Nghiên cứu còn nhận định giới chính trị Việt Nam hiểu rõ muốn giữ hay đoạt được vị trí chóp bu phải có tối thiểu hai thứ : tiền và sự gật đầu của Đảng Cộng Sản Trung Hoa.
Tại sao lại tát?
18 Tháng Tư 2023
7:01 SA
Dân ta đã bị ông Trọng và đảng của ông ta coi như người hủi ở thế kỷ 18. Tàn nhẫn hơn nữa, “người hủi” còn bị móc túi bằng đủ mọi cách, từ cưỡng bách đi xét nghiệm bằng những dụng cụ giả, chích những vắc xin mà ông Trọng và đồng đảng của ông không chịu dùng hay phải hối lộ những món tiền khổng lồ mới có thể về nhà. Thế nhưng, đến nay, sau khi gây ra bao chết chóc, mất mát, ông Trọng và đảng của ông vẫn cứ rất oai vệ trong các lời kêu gọi về đạo đức, thanh liêm, trách nhiệm xã hội hay chống tham nhũng. Ngay cả việc chính ông Trọng đã trực tiếp ký bằng khen cho công ty Việt Á, ông cũng chẳng cần phải bận tâm thanh minh hay xin lỗi ai cả.
Viết Từ Xứ Người – Ông Trương Dũng
03 Tháng Tư 2023
7:31 SA
Qua những cuộc trò chuyện và quan sát trực tiếp, tôi không nghĩ ông Trương Dũng là người hiểu biết nhiều về các xã hội dân chủ hay những lý thuyết dân chủ nhưng tôi kính phục tinh thần dân chủ của ông trong quan hệ với những nhân vật đấu tranh khác. Những quan hệ vốn không dễ dàng. Trong một cuộc tranh luận gay gắt và đã lặp lại nhiều lần, tôi chứng kiến chính ông Trương Dũng, người lớn tuổi nhất trong cuộc bất đồng, đã là người trước tiên tỏ ý dàn hòa và tiếp thu sự chỉ trích công khai một cách rất vui vẻ, chân tình. Thái độ cầu thị này hoàn toàn không dễ có ở một người vào tuổi lục tuần và càng hiếm ở một xã hội đã chìm đắm hàng ngàn năm trong văn hóa Khổng giáo, luôn phải sống trong một chế độ độc đoán toàn trị suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Ngày Xứ Người, Đêm Đất Mẹ
22 Tháng Giêng 2019
7:38 SA
Cuộc sống, con người và các tập quán ở Pháp hoàn toàn không làm tôi phải ngỡ ngàng, khó chịu hay sửng sốt. Phần yêu mến, khâm phục, thân tình hơn hẳn những mặt ngược lại. Nhưng cuộc sống thực tế làm cho những cảm nghĩ về thân phận cá nhân, thân phận dân tộc của tôi trở nên nặng nề hơn, cực đoan hơn. Từ khi sang Pháp tôi luôn bị ám ảnh bởi một mặc cảm của kẻ chẳng ra gì, đã từng hùng hổ, đánh chửi người khác, rồi bây giờ lại âm thầm trông cậy, sống nhờ vào người bị đánh chửi đó nhưng không chịu thừa nhận lỗi lầm. Bố mẹ tôi “đánh Pháp”, hai anh trai tôi “đánh Mỹ” rồi bây giờ cả gia đình tôi sống nhờ vào Pháp – đồng minh của Mỹ.
Tòa án phản động: Tẩy chay
15 Tháng Mười Một 2018
6:59 SA
Trong suốt thời gian hơn nửa thế kỷ đó, dưới chế độ chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dựng lên và kìm giữ, có vô số phiên tòa tương tự đã được mở ra để xét xử những người bị gọi hay được gọi là “phản động” với những tội trạng khác nhau, với những phán quyết khác nhau, và với những kết cục đau thương khác nhau dội xuống cuộc đời các bị cáo cùng gia đình của họ. Hình thức và các thủ tục tố tụng của các phiên tòa đó cũng đã thay đổi nhiều. ĐCSVN đã biết làm cho các “phiên tòa” trở nên hấp dẫn hơn, thu hút hơn và “cởi mở” hơn bằng gia giảm nhiều chi tiết: sự hiện diện đôi khi rất hùng hậu của luật sư bên bị, sự tham dự của giới ngoại giao quốc tế qua màn hình, sắp xếp lại ghế ngồi trong phòng xử, bãi bỏ khung hình móng ngựa, thậm chí các bài bào chữa không kém hùng biện cũng cho vang lên ngay tại tòa,…
Ai? Đảng nào?
20 Tháng Giêng 2016
12:00 SA
Trong tác phẩm C hính trị học (Πολιτικά) viết cách đây hơn 2300 năm , Aristotle đã có những nhận xét thẳng thắn nhưng không mấy sáng sủa về con người: “ Con người muốn cầm quyền mãi mãi ”, “ luyến ái thường gây chao đảo lòng người ”, “ con thú dục vọng ...
Quay lại