BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73317)
(Xem: 62232)
(Xem: 39419)
(Xem: 31165)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đơn tố cáo vụ án hình sự khẩn cấp (lần 2)

02 Tháng Chín 200712:00 SA(Xem: 1327)
Đơn tố cáo vụ án hình sự khẩn cấp (lần 2)
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


===========================


Tại vườn hoa số 1 Mai Xuân Thưởng


Hà Nội, ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9 năm 2007


ĐƠN TỐ CÁO VỤ ÁN HÌNH SỰ KHẨN CẤP (Lần 2)


"Tố cáo ngành luật pháp Việt Nam, từ Đảng tới Chính quyền, Thủ tướng Chính phủ, đoàn Thanh tra liên ngành Chính phủ, đặc biệt ông Mai Quốc Bình - Phó Tổng thanh tra chính phủ (TTCP), Bùi Nguyên Súy - Vụ trưởng Vụ tiếp dân TTCP (Trưởng đoàn Thanh tra liên ngành), luôn quay ngược công lý, mượn thế ỷ quyền,một - Kẻ dối Đảng lừa dân, chà đạp nhân quyền, đàn áp tôn giáo cố tình đồng loã bao che chạy tội cho mọi hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội của các cấp chính quyền tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Dũng, xã Tân Liễu, thôn Liễu Nham, Ban trị sự Tỉnh hội PG Bắc Giang cùng Thích Thiện Văn, Thích Đàm Thìn (Phó ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang), Thích Thanh Vịnh (Trưởng ban Trị sự Phật giáo huyện Yên Dũng) và Thích Đàm Ý đã cấu kết cùng một số kẻ như Vũ Văn Đàm, Đinh Thị Đáng có hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự, uy tín và đạo hạnh của nhà tu hành.Tố caó Nguyễn Văn Khải (Phó thôn Liễu Nham), Thân Văn Thóc, Thân Văn Lại, Luyện Văn Cung, Nguyễn Văn Vĩnh, Thân Văn Dân, Trần Văn Lê, Trần Thị Cay, Thân Thị Thu, Thân Thị Thiện, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Thứ, Thân Thị Tham, Trần Thị Đoàn, Trần Văn Cố, Nguyễn Văn Trượng, Thân Văn Khoái, Thân Văn Độ cùng con trai là Thân Văn Đường, Trần Thị Tuyên vô cớ tới chùa xâm phạm chỗ ở hợp pháp, tổ chức hành hung gây thương tích cho nhà tu hành (Thích nữ Đàm Thoa)... Chúng đã bắt giam chiếm giữ tài sản trái pháp luật, chính quyền các cấp bao che cho kẻ có hành vi phạm tội, báo cáo cấp trên thông tin hoàn toàn bịa đặt. Ban hành các văn bản trục xuất nhà tu hành, không cho hoạt động tự do tín ngưỡng tôn giáo., không tuân thủ theo đúng quy định của luật pháp nước CHXHCN Việt Nam. Gần 10 năm vườn hoa Mai Xuân Thưởng- Hà Nội là nơi cư trú của tôi trong suốt hành trình đi đòi công lý. Hơn 3 năm không chỗ ở để tu hành, không tài sản để tồn tại sự sống, biến tôi từ một người tu hành phải lang thang theo kiện, sống cảnh màn trời chiếu đất tại vườn hoa số 1 Mai Xuân Thưởng và vườn hoa Lý Tự Trọng – ven Tây Hồ - Hà Nội ( cạnh khu nhà vệ sinh công cộng – WC )..., Vì vậy địa chỉ liên hệ của tôi là điện thoại di động theo số : 0936 890 305...Vì hoàn cảnh như vậy khiến tôi phải gõ cửa hầu hết các cơ quan TW, trực tiếp tới tận nhà riêng các cán bộ lãnh đạo và các cơ quan báo chí truyền hình từ địa phương tới TW, xuất trình 1 - 2 tấn đơn kêu cứu và chứng cứ kèm theo. Vậy mà, không hiểu tại sao sự việc của tôi đến nay vẫn không được xem xét giải quyết đúng theo quy định của pháp luật, chẳng lẽ người tu hành như tôi không được coi là công dân của nước CHXHCN Việt Nam hay sao ? hoặc quyền lực của chính quyền tỉnh Bắc Giang quá lớn? cấp TW không có quyền can thiệp? Luật pháp của nước CHXHCN Việt Nam không có hiệu lực thi hành tại tỉnh Bắc Giang? Vì vậy tôi làm đơn thư tố cáo này gửi đến các quý vị và các tổ chức bảo vệ Nhân quyền,bảo vệ Tự do tôn giáo, các chính phủ thường xuyên quan tâm bảo vệ Nhân quyền Dân chủ, Tự do cho Nhân dân Việt Nam như sau :


Kính gửi:

- Ông Tổng thư ký LHQ và chủ tịch Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc

- Ông Tổng thống Hoa Kỳ Gioocgiơ Bush

- Bà cao ủy nhân quyền của Liên hợp quốc

- Quốc hội bang Hoa Kỳ

- Ủy ban Bảo vệ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền Quốc tế trụ sở đặt tại Mỹ

- Chính phủ, Quốc hội các nước quan tâm đến Tự do Dân chủ, Nhân quyền của nhân dân Việt Nam

- Ủy ban bảo vệ Nhân quyền Tôn giáo Quốc tế của Liên hợp quốc

- Ủy ban Nhân quyền của Tổ chức Phật giáo Quốc tế

- Ban Liên lạc Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam Thống nhất tại Mỹ

- Ban Liên lạc GHPG Việt Nam Thống nhất tại Paris

- Phòng thông tin Phật giáo Quốc tế tại Pháp

- Bác sĩ Võ Văn Ái chủ tịch Tổ chức bảo vệ Quyền làm người Việt Nam tại Paris - nước Pháp

- Hòa Thượng Thích Quảng Độ và cùng toàn thể Chư tăng ni GHPG Việt Nam thống nhất tại Việt Nam

- Các cơ quan thông tin truyền thông trong nước hải ngoại và Quốc tế

- Dư luận đồng bào trong nước và hải ngoại.

Đồng kính gửi:

- Toàn bộ các cơ quan, đoàn thể, những người lãnh đạo có thẩm quyền, còn có lương tâm, tình người của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như các quý vị sau đây :

- Ông Nông Đức Mạnh - Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng CSVN

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

- Ông Nguyễn Minh Triết - Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

- Ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam

- Ông Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

- Ông Phạm Thế Duyệt - Chủ tịch MTTQ Việt Nam

- Ông Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ

- Ông Lê Hồng Anh - Bộ trưởng Bộ Công an

- Ông Nguyễn Văn Hưởng - Thứ trưởng Bộ Công an

- Ông Tổng cục trưởng - Cục An ninh xã hội Bộ Công an

- Ban lãnh đạo phòng A41 Bộ Công an

- Bà Hoàng Thị Tình - Vụ phó Vụ pháp chế Thanh tra Tôn giáo chính phủ

- Ông Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ

- Ông Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ

- Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( HĐTSTWGHPGVN)

- Thượng tọa Thích Gia Quang - Thường trực HĐTS TWGHPGVN

- Thích Thanh Nhiễu - Phó Tổng thư ký thường trực HĐTSTWGHPGVN

- Thượng toạ Thích Thanh Huân - Cán bộ Văn phòng HĐTSTWGHPGVN

- Thường trực Văn phòng 1 Trung ương GHPG VN

- Hòa thượng Thích Thanh Dũng - Trưởng ban Trị sự Phật giáo (TSPG) tỉnh Bắc Giang.

Tên tôi là: Thích nữ Đàm Thoa ( tức Lý Thị Hà)

Trụ trì (tu hành) tại chùa Nguyệt Nham, thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Tôi đã phải viết vài trăm lá đơn, gửi khắp nơi từ địa phương lên TW, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để: có lý, có tình, đúng chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước XHCN Việt Nam...

Trong thời gian đi khiếu kiện, tôi luôn bị các cấp chính quyền trù dập, xua đuổi, vô cớ bắt cóc, giam giữ, thu đồ đạc và xe máy... rất nhiều lần chỉ vì không có nhà cửa, không nơi tu hành. Tôi phải sống lang thang ở vườn hoa đối diện Văn phòng tiếp công dân của TW (số 1 Mai Xuân Thưởng - Hà Nội) để đòi lại quyền tu hành, quyền làm người công dân lương thiện và yêu cầu chính quyền, nhà nước đã làm sai công khai xin lỗi tôi đồng thời bồi thường toàn bộ thiệt hại về tài sản của tôi tại chùa Nguyệt Nham do công văn số 1635/CV-UB ngày 26/11/2004 của UBND huyện Yên Dũng và thông báo số 03/TB-VP ngày 28/01/2006 của UBND huyện Yên Dũng trái pháp luật gây ra hậu quả và do hành vi: trái pháp luật của một số người đuổi tôi ra khỏi chùa (nơi tu hành) và của một số cán bộ dùng chức vụ, dùng quyền hạn giải quyết nội dung khiếu nại tố cáo của tôi sai sự thật và không đúng pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam quy định, nên tôi chưa thể chấp nhận được.

Đơn kiến nghị này tôi không biết nói gì hơn ngoài việc tường trình lại toàn bộ quá trình diễn biến sự việc theo trình tự thời gian và dẫn chứng toàn bộ các văn bản, công văn, báo cáo, quyết định của các cấp chính quyền địa phương thôn, xã, huyện, tỉnh, lên đến TW và dẫn chứng các hành vi vi phạm luật pháp, cố tình bóp méo sự thật của các cá nhân, tổ chức liên quan trong vụ việc của tôi... đó là các chứng cứ có trong hồ sơ. Tôi xin chứng minh 5 nội dung sau đây:

1. Những vi phạm của một số người thôn Liễu Nham...

2. Những vi phạm của một số cán bộ thôn, xã giải quyết không đúng...

3. Tiếp theo là những vi phạm "dây chuyền" của UBND huyện Yên Dũng đã thể hiện rõ tại "CÔNG VĂN" số 1635/CV-UB ngày 26/11/2004 và THÔNG BÁO số 03/TB-VP ngày 28/01/2005 của UBND huyện Yên Dũng trái pháp luật, dẫn đến nhiều hậu quả phức tạp kéo dài đến ngày hôm nay.

4. Những VĂN BẢN giải quyết của Ban Tôn giáo tỉnh, Công an tỉnh, UBND tỉnh (thanh tra) Bắc Giang chưa kiên quyết, chưa triệt để, chưa có lý, có tình, nên chưa giải quyết được dứt điểm.

5. Đoàn thanh tra liên ngành của Chính phủ về giải quyết bằng cách nghe một vế là chính quyền địa phương nên giải quyết thiếu khách quan, không đúng bản chất của sự việc.

Để làm rõ nội dung đơn khiếu nại và kiến nghị, chứng minh rõ 5 nội dung vi phạm "dây chuyền" nêu trên: từ người dân vi phạm dẫn tới cách giải quyết của cán bộ thôn, xã sai pháp luật, cán bộ huyện bảo vệ cán bộ xã làm sai và dẫn tới cách hành xử và quyết định sai là yêu cầu công dân phải rời nơi cư trú và tự tìm nơi cư trú khác, cấp UBND huyện vi phạm pháp luật như vậy mà đoàn liên ngành thanh tra Chính phủ mới chỉ vạch ra là văn bản trái pháp luật, vi phạm luật dân sự, Đoàn liên ngành thanh tra Chính phủ đã bao che việc làm trái pháp luật của một số quan chức cấp huyện, tỉnh chưa nêu được hậu quả của việc làm trái pháp luật đối với quan chức huyện Yên Dũng và việc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo đối với quan chức của các cấp chính quyền tỉnh Bắc Giang.

Để chứng minh bằng những tài liệu, chứng cứ làm sáng tỏ 5 nội dung trên, đề nghị các ông trực tiếp nghiên cứu và xem xét giải quyết có lý có tình cho công dân như tôi đặc biệt là nhà tu hành được bình đẳng trước pháp luật. Tôi xin tường trình lại diễn biến sự việc xảy ra và dẫn chứng toàn bộ các văn bản sai trái nêu trên như sau:

Xin được tường trình cụ thể như sau:

Ông Thích Thiện Văn - nhân danh Phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bắc Giang, trú tại chùa Hồng Phúc, thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Thích Thiện Văn là một người vừa ngu vừa dốt, được cái thơm thảo, biết dùng tiền của phật tử cúng giàng để làm “từ thiện" hòng lấy lòng bọn cán bộ đảng viên CSVN thoái hóa biến chất nằm trong hệ thống Đảng CSVN và TWGHPGVN. Ông Văn liên tục lớn tiếng phát biểu sặc mùi bạo lực và hù dọa tôi rằng: “Sẽ cho Đàm Thoa sống không có chùa tu, chết không có đất chôn”. Không những vậy, năm 1995 ông Văn còn đánh cô giáo Khang đang dạy học trên bục giảng và tham gia vào vụ trộm cổ vật tại tỉnh Bắc Giang. Thích Thiện Văn là người đi tu nhưng sinh hoạt và hành xử như ông vua, trong tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang, các sư ai không nghe và làm theo ông ta chỉ bảo thì ông ta sẽ loại khỏi Tỉnh hội. Thích Thiện Văn là con người phá Đạo Phật nhưng lại được các cấp chính quyền và TW GHPGVN làm ngơ. Hiện nay một số cán bộ chính quyền tỉnh Bắc Giang và trên trung ương ( TW) có tâm với Đạo Phật đã biết được nhiều yếu điểm của Thích Thiện Văn nên không muốn ông ta được nắm quyền điều hành Phật giáo Bắc Giang nữa.

Vì tham vọng trục lợi cá nhân nên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn Phó ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang ông Văn cùng đệ tử là Thích Thanh Vịnh - Phó ban Trị sự Phật giáo huyện Yên Dũng đã khai man tuổi hạ, mặc dù chưa được Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang và TW GHPG Việt Nam cùng các cấp chính quyền tấn phong giáo phẩm Thượng tọa nhưng ông Văn đã tự tôn xưng mình là Thượng toạ. Ông Văn đã dùng thủ đoạn bỉ ổi xúi dục, khích bác, vu khống tôi. Không những vậy ông còn giả mạo chữ ký của người có thẩm quyền, nhằm bôi nhọ danh dự, chia rẽ mối quan hệ tốt đẹp giữa tôi và nhân dân, kích động nhân dân ở hai khu vực chùa Vẽ, chùa Nguyệt Nham để tẩy chay tôi. Tôi đã phải chịu bao oan khuất, mất tài sản, mất chốn nương thân. Nguyên nhân của việc ông Văn trù dập, hãm hại tôi là do năm 1999, tôi được nhân dân tín nhiệm về chùa Vẽ, còn ông Văn thì không. Ông Văn muốn về chùa Vẽ nhưng nhân dân không đồng ý, trong khi đó tôi lại được nhân dân mời. Gần 10 năm đi khiếu nại, từ ngày tôi bị truất quyền trụ trì chùa Vẽ, danh dự, uy tín, nhân phẩm của tôi bị bôi nhọ. Việc tôi bị vu cáo chưa được giải oan. Tiếp đó, năm 2004 ông Văn đã kích động một số người dân vô đạo xung quanh chùa Nham Nguyệt, thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng để họ tổ chức đánh đuổi tôi khỏi chùa Nguyệt Nham (nơi tôi đã từng gắn bó xuất gia tu hành 15 qua, cùng nhân dân tu bổ xây đắp để có được ngôi chùa ấm cúng, thanh tịnh). Hiện tại tôi vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, lang thang ăn ngủ tại vườn hoa gần nhà vệ sinh công cộng bên tượng đài Lý Tử Trọng + Mai Xuân Thưởng - Hà Nội. Nhân dân vì nghe lời xúi bẩy, xúc xiểm của ông Văn nên đã dần dần hiểu lầm và xa lánh tôi. Tôi đã gõ cửa hết các cơ quan có thẩm quyền từ Trung ương tới địa phương. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì mà nỗi oan khuất của tôi không được giải quyết. Sự việc ngày càng được xoay chuyển, biến thoái theo chiều hướng khác, vô hình dung là tiếp tay cho ông Văn tước đi quyền sống - Quyền cơ bản nhất nhất của con người trong xã hội chúng ta.

Tôi cũng không còn nhớ cụ thể đã gửi bao nhiêu lá đơn cho các Quý cơ quan xin cứu mà vẫn không có kết quả gì. Là người xuất gia nhưng cũng là công dân của nước CHXHCNVN, không còn con đường nào khác, tôi vẫn phải viết đơn kêu cứu. Dù sức đã tàn, lực đã kiệt nhưng để giải được sự oan khuất, vạch được chân tướng kẻ đội lốt tu hành là ông Văn, nên tôi vẫn phải "chiến đấu" cho đến bao giờ công lý, công bằng lên tiếng, lúc đó có phải nhắm mắt xuôi tay tôi cũng cam lòng.

I. TÔI TỐ CÁO ÔNG THÍCH THIỆN VĂN - PHÓ BAN TSPG TỈNH BẮC GIANG VIẾT THƯ TAY GỬI ÔNG VIỆT Ở LÀNG VẼ, PHƯỜNG THỌ XƯƠNG, THỊ XÃ BẮC GIANG, NỘI DUNG VU KHỐNG. TỐ CÁO BAN TSPG TỈNH BẮC GIANG BAN HÀNH CÁC NGHỊ QUYẾT CUỘC HỌP NGÀY 6/12/1999; NGÀY 28/5/2000; NGÀY 6/5/2004; NGÀY 27/12/2004; 2 THÔNG BẠCH 90/TB-PG NGÀY 15/01/2000 VÀ 15/11/2000 (GIẢ MẠO CHỮ KÝ, NỘI DUNG VU KHỐNG); THÔNG BẠCH 74/TB-PG KHÔNG NGÀY, THÁNG, NĂM; CÔNG VĂN 46/CV-PG; QUYẾT ĐỊNH SỐ 60/QĐ-BNTT VÀ CÔNG VĂN SỐ 24/CV-HĐTS-VP1-TWGHPGVN (NỘI DUNG SAI TRÁI), LIÊN QUAN TỚI QUYỀN TRỤ TRÌ CHÙA VẼ, PHƯỜNG THỌ XƯƠNG, TP. BẮC GIANG CỦA TÔI.

1. Các mốc thời gian và diễn biến của vụ việc.

- Năm 1990, tôi (Thích Đàm Thoa) xuất gia tu hành tại chùa Nguyệt Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Được theo hầu thầy Thích Đàm Ý (Người xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng cũng tu hành tại chùa Nguyệt Nham).

- Năm 1993, Tỉnh hội Phật giáo Hà Bắc cử ông Thích Thiện Văn - Thời gian đó giữ chức vụ Phó ban Trị sự Phật giáo huyện Yên Dũng có trách nhiệm giải quyết đơn tố cáo của ông Thân Văn Tẻo - Chủ tịch MTTQ xã Tiền Phong, có nội dung liên quan đến việc trụ trì của tôi tại chùa Ảm. Thời gian đó, thầy Đàm Ý đang chấp cảnh tại chùa Nguyệt Nham (Thầy Ý cho tôi về trông nom chùa Ảm). Trong buổi đối thoại giữa tôi với ông Tẻo tại chùa Ảm về nội dung ông ta tố cáo, các cụ trong nhân dân làng Ảm đã đứng về phía sự thật, lên tiếng minh oan cho tôi. Tuy nhiên, ông Văn không chấp nhận nên đã dùng quyền lực cấp trên, buộc tôi phải ký vào biên bản nhận lỗi và trao trả chùa Ảm. Ông ta xúi bẩy nhân dân làng Ảm: "Đuổi sư Thoa đi rồi tôi sẽ cử người khác về ở". Các cụ làng Ảm rất phẫn nộ trước sự suy đồi về đạo đức của ông Văn nên đã khiếu kiện lên chính quyền huyện Yên Dũng, chính quyền tỉnh Bắc Giang.

Được sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, ngày 25/01/2000, ông Nguyễn Duy -nguyên Chủ tịch UBND xã Tiền Phong đã lên tiếng minh oan cho tôi. Cuối cùng, tôi đã thoát khỏi cạm bẫy do ông Văn giăng ra.

- Năm 1997, tôi tiến hành cho xây dựng một số công trình tại chùa Nguyệt Nham, ông Văn yêu cầu tôi giao cho ông ta trực tiếp tuyển dụng thợ để xây dựng. Tiền xây dựng hết bao nhiêu, tôi phải thanh toán. Tôi không đồng ý với sự chỉ đạo vô nguyên tắc này.

- Năm 1998, tôi xây tháp cho cụ Đàm Chức. Tại chùa lúc này, chỉ có mình thần Đàm Ý trông nom và trực tiếp quản lý, chỉ đạo thợ xây do tôi trực tiếp tuyển dụng. Ông Văn đã lợi dụng thời gian tôi vắng nhà vì phải theo học tại Học viện Phật giáo Việt Nam đã yêu cầu trưởng thôn và các cụ trong Hội người cao tuổi chỉ đạo thợ xây phá hết tường đang xây để xây theo hướng dẫn của ông ta. Chính quyền thôn và các cụ không đồng ý. Ông Văn tự ra phá đoạn tường tháp mà thợ đang xây. Nghe được tin dữ, tôi phải bỏ học để về giải quyết.

- Năm 1999, tôi được nhân dân làng Vẽ có đơn xin đón về trụ trì chùa Vẽ.

- Ngày 07/10/1999, Ban hội đồng hương lão làng Vẽ, phường Thọ Xương, thị xã Bắc Giang, thay mặt nhân dân có đơn gửi các cấp xin tôi về trụ trì chùa Vẽ. Đơn này, có xác nhận của UBND phường Thọ Xương.

- Cũng trong ngày 07/10/1999, thầy Thích Đàm Ý đã có đơn gửi các cấp đề nghị cho tôi được về trụ trì chùa Vẽ. Thầy Thích Đàm Nghiêm - Phó ban Trị sự huyện Yên Dũng đã ký và đóng dấu.

- Chiều ngày 07/10/1999, thầy Ý cùng 04 ông, bà trong Hội người cao tuổi của làng Vẽ liên hệ với Văn phòng Tỉnh hội phật giáo gặp ông Thích Thiện Văn trình đơn xin thỉnh sư của các cụ làng Vẽ đề ngày 07/10 dương lịch. Vì chưa họp thường trực để bàn bạc nên ông Văn có khất hẹn đến phiên họp thường trực ngày 15/10/1999 sẽ báo cáo Ban Trị sự Tỉnh hội phật giáo.

- Ngày 05/11/1999, Ban tôn giáo chính quyền thị xã Bắc Giang có Văn bản số 13 gửi Ban tôn giáo tỉnh Bắc Giang xem xét đề nghị nêu trên.

- Ngày 06/11/1999, sau khi xem xét các thủ tục theo luật định, ông Vũ Đình Cảnh làm Trưởng ban tôn giáo chính quyền tỉnh Bắc Giang ký Công văn số 34/CV-TGCQ chấp thuận cho tôi về chùa Vẽ trụ trì.

- Ngày 06/11/1999, Hòa thượng Thích Quảng Luân - Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang, ký Quyết định (không số) bổ nhiệm cho tôi được về chùa Vẽ trụ trì. Sau khi ký quyết định, hòa thượng Luân giao cho thầy Ý và các cụ làng Vẽ để liên hệ với Văn phòng tỉnh hội gặp ông Văn bảo ông ta đóng dấu vào Quyết định cho đúng với quy định của Giáo hội. Tuy nhiên, ông Văn không thực hiện. Việc này đã gây bức xúc cho nhân dân chùa làng Vẽ. Vụ việc được phản ánh đến Ban tôn giáo chính quyền tỉnh Bắc Giang.

- Ngày 08/11/1999 (tức 01/10/1999 âm lịch - AL), Ban tôn giáo tỉnh Bắc Giang đã cử ông Lê Hồng Sen - Phó ban tôn giáo chính quyền (TGCQ) tỉnh và ông Nguyễn Văn Lạng - nguyên Hội trưởng Hội đồng hương lão làng Vẽ liên hệ trực tiếp với Văn phòng Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang đặt tại chùa Hồng Phúc để liên hệ với ông Văn giải quyết vụ việc và yêu cầu ông Văn phải đóng dấu vào Quyết định bổ nhiệm của Hòa thượng Thích Quảng Luân. Tuy vậy, ông ta không chấp hành.

- Cũng trong ngày 8/11/1999 (tức 01/10/1999 AL), ông Văn đã liên hệ gặp Hòa thượng Luân để xác minh các thông tin liên quan đến Quyết định bổ nhiệm. Ông Văn tự viết tay vào mảnh giấy có nội dung: "Vừa qua, tôi có ký cho sư thầy Thích Đàm Ý cho bác Thoa quyết định về trụ trì chùa Vẽ làng Vẽ, xã Thọ Xương (nay là phường Thọ Xương, thị xã Bắc Giang). Tờ giấy quyết định này là do tôi không đánh máy chữ. Bây giờ tôi già mang đến cho tôi bảo tôi ký thì tôi ký. Tôi tưởng trên Văn phòng Tỉnh hội đánh máy nên tôi ký... Đề nghị Ban Tôn giáo tỉnh và Hội Phật giáo tỉnh xem xét, làm như thế là coi thường cơ quan Tỉnh hội... Ký tên: Hòa thượng Thích Quảng Luân".

Chữ ký trong mảnh giấy này, không biết có đúng phải là chữ ký của Hòa thượng Thích Quảng Luân hay không ?. Sau khi có mảnh giấy, ông Văn đã lấy nó làm phương tiện để tiếp tục không đóng dấu vào Quyết định do Hòa thượng Thích Quảng Luân ký, để chống đối lại mệnh lệnh của Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Giang.

- Ngày 21/11/1999, nhân dân làng Vẽ tiếp tục lên gặp ông Vũ Đình Cảnh - Trưởng ban TGCQ tỉnh Bắc Giang để phản ánh vụ việc. Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Giang cử ông Lê Hồng Sen cùng ông Nguyễn Văn Lạng tiếp tục tới chùa Hồng Phúc gặp ông Văn, yêu cầu ông ta phải đóng dấu vào Quyết định do Hòa thượng Thích Quảng Luân ký. Lúc này, ông Văn bắt buộc phải đóng dấu vào Quyết định. Nhưng cố tình không ghi số quyết định. Ngay sau khi ông Văn đóng dấu vào Quyết định bổ nhiệm trụ trì, ông Lê Hồng Sen đã gửi cho tôi Quyết định trên và thông báo là mọi giấy tờ đã hợp pháp.

Ông Văn không chịu dừng lại ở đó mà liên tục thực hiện các hành vi khác để hãm hại tôi.

- Ngày 28/11/1999, tôi và nhân dân đang bàn bạc về ngày nhập tự tại chùa Vẽ, nhận được tin từ phía người dân, ông Văn viết thư bôi nhọ danh dự, uy tín và đạo hành của tôi gửi cho anh Việt (Nguyên Chủ tịch UBND phường Thọ Xương). Nội dung:

Anh Việt à, Em Văn xin phép anh em gửi cụ một bộ văn bản cho anh xem tham khảo.

1- Tờ công văn của cái Thoa mà làng Vẽ đang xin về chùa, tội của nó từ năm xưa mà chúng em vẫn phải lưu giữ trong Văn phòng.

2- Tờ giấy giải quyết ở làng Ảm, xã Tiền Phong, Yên Dũng mà tội này Tỉnh hội vẫn phải theo dõi và xem xét nó có tiến bộ đến đâu.

3- Một tờ công văn anh Cảnh - Ban Tôn giáo tỉnh ăn tiền đã ra tay đóng dấu, nhất trí không cần nói đến Hội Phật giáo tỉnh và thị xã và Hội Phật giáo huyện Yên Dũng đã qua hết, ông Cảnh đã can thiệp quá sâu vào việc của Tỉnh hội Phật giáo tỉnh, em đã hỏi Ban Tôn giáo Chính phủ rồi, họ nói là anh Cảnh sai và Hội Phật giáo TW và Học viện Phật giáo Việt Nam đã nhất trí với chúng em để xử sư Thoa đến ngày mùng 9 này chúng em đề nghị Thoa buộc thôi học ở Hà Nội, vì cam tội đánh lừa Hội Phật giáo và cụ Chủ tịch Hội để đóng dấu ký tên, nó và ông Lạng đã tự đánh giấy quyết định. Tờ giấy quyết định ấy là nó lừa Hội Phật giáo đấy. Chúng em đang chuẩn bị xử nó.

- Ngày 13/12/1999, ông Văn mua chuộc một số đệ tử thân tín như bà Lành, ông Dung, bà Thủy, ông Được, bà Hương, bà Chắt, bà Lưỡng v.v. ở làng Vẽ, phường Thọ Xương, thị xã Bắc Giang đi cùng ông ta ra Học viện PGVN số 73 phố Quán Sứ, Hà Nội, nhờ một số các sư ở tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang (cùng học với tôi ở Học viện), gọi tôi xuống nhà Trai của chùa Quán Sứ. Tại đây, ông Văn ngang nhiên tuyên bố và yêu cầu ngày 16/12/1999 (tức 9/11/1999 AL) tôi phải về Văn phòng Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang (chùa Hồng Phúc, phường Trần Nguyên Hãn, thị xã Bắc Giang) để họp giải quyết việc liên quan đến viêc làm giả mạo quyết định trụ trì chùa Vẽ. Ông ta tiếp tục tuyên truyền, nội dung vu khống sai sự thật để bôi nhọ danh dự, uy tín và đạo hạnh của tôi với các sư trong Học viện Phật giáo Việt Nam.

- Ngày 16/12/1999 (tức ngày 9/11/1999 AL), ông Văn đã chủ trì triệu tập các tăng - ni trong tỉnh về họp lần 1 tại chùa Hồng Phúc. Tại buổi họp này, ông Văn đã lôi kéo, tụ tập một số quần chúng, tăng -ni trong tỉnh, hình thành tổ chức, sẵn sàng lăng nhục, tuyên truyền, vu khống một số điều không có thật, vu oan, giáng tội cho tôi, làm hoang mang dân chúng, mất trật tự an ninh địa phương.

Tại cuộc họp, ông Văn phát cho mỗi vị sư trong tỉnh một tờ giấy photocopy viết tay đề ngày 08/11/1999 có chữ ký của Hòa thượng Thích Quảng Luân với nội dung: "Vừa qua, tôi có ký cho sư thầy Thích Đàm Ý cho bác Thoa quyết định về trụ trì chùa Vẽ làng Vẽ, xã Thọ Xương (nay là phường Thọ Xương, thị xã Bắc Giang). Tờ giấy quyết định này là do tôi không đánh máy chữ. Bây giờ tôi già mang đến cho tôi bảo tôi ký thì tôi ký. Tôi tưởng trên Văn phòng Tỉnh hội đánh máy nên tôi ký... Đề nghị Ban Tôn giáo tỉnh và Hội Phật giáo tỉnh xem xét, làm như thế là coi thường cơ quan Tỉnh hội".

Kết thúc cuộc họp, ông Văn phán quyết, nói vu khống cho tôi tại cuộc họp thông qua hình thức Nghị quyết: "Nếu bác Thoa thắng thì đưa thầy Văn ra vành móng ngựa, còn nếu bác Thoa thua thì đổ hết cho thầy Ý phải chịu tội. Vì thế cho nên Tỉnh hội quyết định phạt bác Thoa nghỉ sinh hoạt phật giáo Bắc Giang 5 năm. Đồng thời đề nghị TW GHPGVN đuổi học tôi".

Ngoài ra ông Thích Thiện Văn còn ngang nhiên tuyên bố với tôi: Nếu tôi làm đơn đi các nơi thì dìm đầu tôi xuống đất đen không cho ngóc đầu lên được. Sống không có chùa ở, chết không có chỗ chôn ... v.v.

- Ngày 28/5/2000, ông Văn tiếp tục triệu tập cuộc họp lần 2, gồm tất cả tăng - ni trong Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang về tại chùa Hồng Phúc - Trụ sở của Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang để hợp (Tôi không được mời), tiếp tục bôi nhọ danh dự, uy tín và đạo hạnh của tôi. Ông Văn mua chuộc sư cụ Thích Đàm Hinh ở chùa Hang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên và sư thầy Thích Đàm Chung ở Thanh Trì, Hà Nội để hai người này đưa ra các thông tin vu oan cho tôi, thể hiện tại Nghị quyết của cuộc họp:

Sư cụ Thái Nguyên và sư thầy Đàm Chung đã trình bầy tường tận về sư bác Đàm Thoa trong quá trình tu hành ở 02 chùa trên đều có tư tưởng tiêu cực, uống thuốc độc tự tử, không biết nghe lời dậy bảo của thầy nghiệp sư... các thầy nghiệp sư đều có đơn kèm theo lưu tại văn phòng.

Đồng thời phiên họp mở rộng Thường trực Phật giáo Bắc Giang ngày 16/12/1999, Hòa thượng Thích Quảng Luân nói "Đây là dối trên, lừa dưới thì phải tống ra khỏi hội", thế là tội mạn tặng coi thường Tỉnh hội. Đề nghị Tỉnh hội đuổi ra ngoài hội, đề nghị Học viện cho nghỉ học để về chùa hành sám tu dưỡng đạo tâm.

- Ngày 15/11/2000, Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang ban hành Thông bạch số 90/TB ký tên Ni trưởng Thích Đàm Thìn gửi Ban tôn giáo thị xã Bắc Giang, ban đại diện phật giáo thị xã Bắc Giang, Ban đại diện phật giáo huyện Yên Dũng, UBND phường Thọ Xương, UBMTQ phường Thọ Xương, công an thị xã Bắc Giang, Bí thư chi bộ thôn Tiền làng Vẽ, Ban MTTQ làng Vẽ, Hội đồng hương lão làng Vẽ - chùa Vẽ.

Nội dung:

1/ Khẳng định về tiểu sử tu hành của tôi.

Năm 1991 sư Thoa tu hành ở chùa Hang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Năm 1992 tu ở chùa Đại Từ, Đại Kim, Thanh Trì, Hà Nội đã không nghe thầy dậy bảo, 04 lần uống thuốc độc tự tử hòng vu oan nghiệp cho nhà chùa. Năm 1993 tu ở chùa Ảm đã tranh thủ một số người cuồng tín gây mất trật tự trong địa phương.

Đã tự đánh quyết định lấy danh nghĩa văn phòng đánh máy - Lừa Hòa thượng ký - dùng người thân ép văn phòng đóng dấu, đe nổi loạn trước ngày bầu cử, sau đó Tỉnh hội họp thường trực xử phạt theo Điều 40 - 42 - 43 của Nội quy TW Hội.

Ngang bướng không chấp nhận lại còn đi kiện cáo và kích động người thân kiện cả cơ quan Tỉnh hội.

2. Quyết định

Thu hồi giấy bổ nhiệm trụ trì không số ghi ngày 6/11/1999 do Hòa thượng Thích Quảng Luân ký.

Sư bác Đàm Thoa đã bị thường trực xử phạt 05 năm không được sinh hoạt hội.

Quá oan khuất, tôi kiên quyết đấu tranh đến cùng. Tiếp tục viết đơn tố cáo, vạch rõ việc làm bỉ ổi, vi phạm luật pháp của ông Văn, việc ban hành Thông Bạch với nội dung không đúng sự thật của Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang, kèm theo các chứng cứ để chứng minh:

* Xác nhận của ông Trần Cung - nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Liễu thể hiện tại Công văn số 09/CV-UB ký và đóng dấu ngày 25/01/2000 " Trong thời gian sống và làm việc tại chùa Liễu Nham từ năm 1990 đến nay, sư thầy Thích Đàm Thoa có phẩm chất đạo đức tốt, tôn sư trọng đạo, quan hệ hòa nhã, đúng mực với nhân dân và khách thập phương, có năng lực tổ chức xây dựng và tu tạo cảnh chùa, được chính quyền và nhân dân địa phương yêu mến. Được nhân dân giới thiệu là Ủy viên MTTQ xã Tân Liễu nhiệm kỳ 1998-2003. Vào tổ chức Mặt trận, bản thân luôn gương mẫu thực hiện và tuyên truyền mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước...v.v".

* Xác nhận của ông Dương Ngọc Năm - nguyên Phó chủ tịch UBMTTQ xã Tân Liễu ký và đóng dấu ngày 25/01/2000: "Trong thời gian sống và làm việc tại chùa Liễu Nham từ năm 1990 đến nay, sư thầy Thích Đàm Thoa có phẩm chất đạo đức tốt, tôn sư trọng đạo, quan hệ hòa nhã, đúng mực với nhân dân và khách thập phương, có năng lực trình độ tổ chức xây dựng và tu tạo cảnh chùa, được chính quyền và nhân dân địa phương yêu mến. Được nhân dân giới thiệu là Ủy viên MTTQ xã Tân Liễu nhiệm kỳ 1998-2003. Vào tổ chức Mặt trận, bản thân luôn gương mẫu thực hiện và tuyên truyền mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, còn tuyên truyền đường lối, chủ trương của Thượng tọa Thích Thiện Văn, có những tin hoàn toàn là không đúng sự thật. Nay Ủy ban MTTQ xã Tân Liễu chúng tôi kiến nghị Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Giang và Hội Phật giáo TW xem xét đối với ông Văn...".

* Xác nhận của ông Nguyễn Duy - Chủ tịch UBND xã Tiền Phong ký và đóng dấu ngày 25/01/2000: "Sư thầy Thích Đàm Thoa chấp tác trông coi chùa Ảm, xã Tiền Phong từ tháng 7/1991 đến hết năm 1991. Trong thời gian chấp tác tại chùa Ảm có một số sự việc như trình đơn đã được UBND xã Tiền Phong phối hợp với các ngành chức năng, các ngành đoàn thể trong xã cùng cơ quan chức năng huyện Yên Dũng điều tra - xác minh làm rõ các sự việc và đi đến kết luận: Các việc tố giác là không đúng với bản chất của thực tế sự vụ - sư thầy Thích Đàm Thoa không là người chủ động về trách nhiệm các vụ đó. Xác nhận thời gian chấp tác tại chùa Ảm, xã Tiền Phong đã thực hiện đúng tư cách nhiệm vụ hội, chấp hành tốt các quy định tại địa phương. Vậy đề nghị các cơ quan liên quan tạo điều kiện giúp đỡ sư thầy Thích Đàm Thoa".

Sau khi gửi kèm theo chứng cứ như trên.

- Ngày 28/01/2001 (nhưng đánh nhầm là năm 2000), Hội đồng trung ương giáo hội phật giáo Việt Nam ban hành Công văn số 207/CV-PG do Thượng toạ Thích Thanh Nhiễu - Phó tổng thư ký Hội đồng trị sự TW GHPGVN ký.

Nội dung:

Ban Thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhận được đơn đề nghị của sư cô Thích Đàm Thoa, về việc mâu thuẫn trong việc nhận trụ trì chùa Vẽ. Về việc này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có ý kiến như sau:

1. Quyết định trụ trì đã được Hòa thượng Trưởng ban - Phụ trách tăng sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang ký là đúng theo Nội quy tăng sự GHPBVN. Nay Ban thường trực Tỉnh hội họp và ra thông bạch thu hồi Quyết định trên và do ni trưởng Thích Đàm Thìn - Phó ban Trị sự Tỉnh hội ký là trái với Luật Phật chế. Nếu quyết định trên chưa hội đủ điều kiện cần thiết, cần thu hồi lại thì phải do chính Hòa thượng ký.

2. Việc đưa tin không tốt liên quan với sư cô Đàm Thoa, gây hoang mang trong dân chúng, đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu xác minh làm rõ sự thật.

Vì sự ổn định và phát triển Phật giáo Tỉnh nhà, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Quý cơ quan quan tâm giúp đỡ, tránh sự mất đoàn kết.

Sau khi tôi được minh oan, ông Văn càng quyết tâm hãm hại tôi đến cùng.

- Ngày 06/5/2004, ông Văn tiếp tục chủ trì triệu tập các tăng - ni trong Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang về chùa Hồng Phúc để họp lần 3 (không thông báo cho tôi được tham dự).

Nội dung cuộc họp thể hiện thông qua Nghị quyết.

Giải quyết đơn đề nghị của thôn Liễu Nham về việc thầy trò sư Đàm Ý đã gây nhiều điều bất hòa nơi thầy trò thầy Ý đang trụ trì.

Thường trực Ban trị sự đồng thống nhất có phúc đáp với nội dung là: Sư cô Thoa đã không được sinh hoạt Phật giáo tỉnh Bắc Giang trong 05 năm vì sai với Tỉnh hội phật giáo. Hiện nay sư cô Thoa không còn là thành viên của Giáo hội. Về việc trục xuất cô Thoa hay không là do địa phương và xã, Phật giáo tỉnh nhà sẽ cung cấp mọi thông tin và tiểu sử chính xác cho cơ quan có thẩm quyền.

- Ngày 27/12/2004, ông Văn tiếp tục dựa vào Công văn số 1635 của UBND huyện Yên Dũng ngày 26/11/2004 (phản ánh việc cô Lý Thị Hà ở chùa Liễu Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng đã gây mất đoàn kết trong nhân dân) để triệu tập cuộc họp lần 4, có sự tham gia của đại diên phật giáo huyện Yên Dũng (tôi vẫn không được tham gia). Tại cuộc họp này, ông Thích Thanh Vịnh vu khống cho tôi (Thích Đàm Thoa) đã vi phạm vào trọng giới, được thể hiện trong nghị quyết cuộc họp.

- Ngày 6/01/2005, ông Văn tiếp tục ban hành Công văn số 74 không ngày tháng, năm mang danh Ni trưởng Thích Đàm Thìn ký và đóng dấu gửi Huyện uỷ huyện Yên Dũng, Ban TG huyện Yên Dũng, công an huyện Yên Dũng.

Công văn 74 có thể coi là tổng kết các hành vi mà ông Văn đã vu khống cho tôi. Căn cứ vào các thông tin trong Thông bạch số 90/TB do Ni trưởng Thích Đàm Thìn ký đã bị Công văn số 207 bác bỏ:

Nội dung:

Khẳng định việc tôi bị khai trừ ra khỏi Tỉnh hội Phật giáo chưa được kết nạp lại.

Hiện nay cô Thoa Hội Phật giáo tỉnh Bắc giang chưa có quyết định bổ nhiệm trụ trì, cô Thoa chỉ là đệ tử của thầy Ý, còn cơ quan nào đánh quyết định là không hợp pháp.

Hiện nay, cô Lý Thị Hà ở địa phương mất đoàn kết với nhân dân và chính quyền địa phương. Cô Lý Thị Hà chưa được quyền quản lý của Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Dũng.

Quyết tâm tố cáo, khiếu nại, đưa sự thật ra ánh sáng, tôi tiếp tục khiếu kiện các cấp có thẩm quyền.

- Ngày 31/8/2005, tôi được Đại đức Thích Thanh Huân - Cán bộ VP TW GHPGVN có văn thư trình hòa thượng Phó chủ tịch thường trực và sư thầy Thích Đàm Lan (Để lãm tường và giúp đỡ, đồng thời gửi cho tôi văn thư với nội dung như sau):

"Kính gửi: Sư thầy Thích Đàm Thoa

Thực hiện ý chỉ của Hòa thượng - Phó Chủ tịch Thường trực GHPGVN v/v sớm giải quyết dứt điểm vụ việc liên quan tới sư thầy, Văn phòng I TW Giáo hội đã trao đổi, làm việc với Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Giang, Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang và các ban ngành hữu quan. Hiện nay các cơ quan và giáo hội đang tích cực giải quyết những vướng mắc để sư thầy sớm ổn định tu tập.

Cụ thể :Ngày 29/8/2005, Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang đã có công văn huỷ bỏ 2 thông bạch 90 và 74 và triệu tập phiên họp vào ngày 5/9/2005 (có sự tham gia của TW Giáo hội) giải quyết những việc liên quan tới sư thầy...".

- Ngày 03/9/2005, ông Thích Thiện Văn giao cho tôi Công văn số 46/CV-PG do Ni trưởng Thích Đàm Thìn ký và đóng dấu ngày 28/8/2005 gửi UBND tỉnh Bắc Giang, TW HPGVN, Ban TGCQ, công an tỉnh Bắc Giang, Ban TG TP. Bắc Giang, Ban đại diện PG Tp. Bắc Giang, Ban đại diện PG huyện Yên Dũng, UBMTTQ phường Thọ Xương, công an phường Thọ Xương, ông Bí thư chi bộ thôn Tiền làng Vẽ, ông Trưởng thôn Tiền làng Vẽ, Hội đồng hương lão làng Vẽ, sư già Thích Đàm Thoa, sư thầy Thích Đàm Ý....

Nội dung Công văn 46:

Tại văn phòng Phật giáo tỉnh Bắc Giang chùa Hồng Phúc thành phố Bắc Giang, đã nhận được công văn của một số cơ quan về việc giải quyết nội dung theo đơn đề nghị của sư cô Thích Đàm Thoa (Lý Thị Hà).

Thường trực Phật giáo tỉnh Bắc Giang đã họp phiên họp vào ngày 27/8/2005 tại Văn phòng Phật giáo tỉnh Bắc Giang và có bàn về 2 thông bạch.

Theo thông bạch số 90 và 74, do ni trưởng Thích Đàm Thìn - Phó ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang ký ngày 15/11/2000 về việc tạm đình chỉ sinh hoạt của sư cô Đàm Thoa.

Đến nay thời hạn đình chỉ sinh hoạt của sư cô Đàm Thoa (Lý Thị Hà) đã hết.

Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang thống nhất từ ngày 27/8/2005 sư cô Thích Đàm Thoa (Lý Thị Hà) vẫn là thành viên của Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang, sinh hoạt bình thường.

Hiện nay sư cô Đàm Thoa xét thấy mình chấp cảnh trụ trì ở chùa nào, thì Tỉnh hội sẽ có trách nhiệm giúp đỡ và cấp quyết định trụ trì.

Vậy nay Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang xin có công văn thông báo để các cơ quan hữu quan được biết và tạo điều kiện giúp đỡ cho sư cô Đàm Thoa.

Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang xin chân thành cảm ơn!

Sau khi nhận được Công văn số 46 ký tên Ni trưởng Thích Đàm Thìn. Đối chiếu chữ ký trong 03 Văn bản (Thông bạch 90/TB ngày 15/11/2000, Thông bạch 74/TB không ngày, tháng, năm và Công văn 46 ngày 28/8/2005, tôi nhận thấy cùng là chữ ký của Ni trưởng Thích Đàm Thìn nhưng lại không giống nhau, bất kỳ người nào xem qua 03 văn bản này đều khẳng định là có việc giả mạo chữ ký của Ni trưởng trong thông bạch 90/TB. Hơn nữa Thông bạch số 90/TB ngày 15/11/2000 ký tên Ni trưởng Đàm Thìn đã bị Công văn số 207/CV-PG ngày 28/01/2001 của Hội đồng TW GHPG Việt Nam do Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu - Phó Tổng thư ký hội đồng trự sự TW GHPGVN ký bãi bỏ. Theo nội dung Thư của đại đức Thích Thanh Huân - Cán bộ VP TWGHPG VN trình Hòa thượng Phó chủ tịch thường trực và sư thầy Thích Đàm Lan gửi cho tôi ngày 31/8/2005 thì 29/8/2005 của Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang đã có Công văn tuyên bố hủy bỏ Thông bạch 90/TB ngày 15/11/2000 và Thông bạch số 74/TB không ngày, tháng, năm, ký tên Ni trưởng Thích Đàm Thìn. Vậy, tại sao ngày 28/8/2005 Ni trưởng Thích Đàm Thìn - Phó ban TSPG tỉnh Bắc Giang, lại ký Công văn số 46/CV vẫn căn cứ vào nội dung Thông bạch số 90 và 74, để xác định tôi đã bị tạm đình chỉ sinh hoạt Hội. Lấy đó, làm căn cứ để xác định thời hạn tạm đình chỉ sinh hoạt của tôi đã hết. Công văn không hề nói đến việc huỷ bỏ hai Thông bạch 90/TB ngày 15/11/2000 và Thông bạch 74 không ngày, tháng, năm ký tên Ni trưởng Đàm Thìn theo như nội dung Thư của Đại đức Thích Thanh Huân. Vậy, Công văn số 207/CV-PG của TW GHPGVN không có tác dụng gì?

Hơn thế, khi Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang ban hành Công văn 46 đã "Quên" là trước đó ngày 07/7/2005, Ban Tôn giáo tỉnh đã ban hành Công văn 47/CV-TG với nội dung khẳng định về tiểu sử tu hành của tôi là từ năm 1990 đã xuất gia tại chùa Nguyệt Nham. Vậy mà, Thông bạch 90/TB ngày 15/11/2000, Thông bạch 74 không, ngày, tháng, năm, Công văn 46.CV-PG ngày 28/8/2005 cùng do Ni trưởng Thích Đàm Thìn ký với nội dung gán tội cho tôi năm 1991 tu hành tại chùa Hang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, năm 1992 tu tại chùa Đại Từ, Đại Kim, Thanh Trì, Hà Nội và đã thực hiện một số hành vi vi phạm quy định của giáo hội v.v.

Biết sự việc giả mạo chữ ký Ni trưởng Đàm Thìn có nguy cơ bị bại lộ. Để lấp liếm, hợp pháp hóa Công văn số 46, ngày 25/8/2005, ông Văn tiếp tục dùng thủ thuật lấy Thông bạch số 90/TB ngày 15/11/2000 ký tên ni trưởng Thích Đàm Thìn, sau đó che bớt số 1, và phần chữ ký bên dưới để photo lại nội dung rồi ký giả mạo chữ ký của Hòa thượng Thích Quảng Luân để có được Thông bạch số 90/TB ngày 15/01/2000 gửi cho các cơ quan có thẩm quyền (thời điểm này Hòa thượng Thích Quảng Luân đã tịch được 3 năm).

- Ngày 01/4/2006, TWGHPGVN cử Thượng tọa Thích Gia Quang - Thường trực Hội đồng TWGHPGVN cùng Đại đức Thích Thanh Tiến -Văn phòng TW GHPGVN về chủ trì buổi đối thoại giữa các thành viên Ban Trị sự Phật giáo Bắc Giang với tôi (Thích Đàm Thoa), có sự tham dự của các cơ quan nhà nước như: Vụ trưởng Vụ tiếp dân Thanh tra Chính phủ, Vụ Pháp chế Thanh tra ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính quyền tỉnh Bắc Giang, Mặt trận tổ quốc, công an, Hội phụ nữ tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Yên Dũng, UBND xã Tân Liễu, đại diện Hội người cao tuổi thôn Liễu Nham và luật sư Hà Đăng "nhưng không khách quan, bởi những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan từ đầu đến cuối vụ việc lại không được mời đến tham dự".Cụ thể như: "Ông Lê Hồng Sen - Phó Ban Tôn giáo tỉnh, ông Nguyễn Văn Lạng - làng Vẽ liên quan đến việc bổ nhiệm trụ trì chùa Vẽ, ông Nguyễn Duy - nguyên Chủ tịch UBND xã Tiền Phong liên quan đến việc tôi chấp tác ở chùa Ảm, ông Trần Cung - nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Liễu, ông Dương Ngọc Năm -nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ xã Tân Liễu, ông Nguyễn Đình Bách -nguyên trưởng thôn Liễu Nham, Thân Văn Tâm, Dương Văn Minh - đội 1 thôn Liễu Nham liên quan đến việc tôi ở chùa Liễu Nham.

Người không liên quan đến vụ việc thì được đại đức Thích Thiện Văn dùng tiền mua chuộc để báo cáo sai sự thật như: Ông Nguyễn Xuân Trường, thầy Đàm Thuấn, Thích Đàm Đức v.v...

Ngay từ khi khai mạc buổi đối thoại, Thượng toạ Thích Gia Quang đã yêu cầu thư ký ghi chép biên bản, nhưng "biên bản không được đọc thông qua sau buổi đối thoại", đồng thời quán triệt là "mọi người nên thông qua đối thoại để cởi mở, tháo gỡ tinh thần trách nhiệm, thiện chí đóng góp xây dựng để hiểu nhau hơn. Buổi đối thoại này không quyết định một vấn đề nào cả. Không nên để sư cô Đàm Thoa khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng đến giáo hội".

Tôi rất tôn trọng lời dạy của Thượng tọa nên chỉ trình bày những thắc mắc của mình về lá thư tay đại đức Thích Thiện Văn gửi ông Việt - nguyên Chủ tịch UBND phường Thọ Xương, thị xã Bắc Giang; văn bản đề ngày 8/11/1999 (tức ngày 01/10/1999 AL) gửi Ban tôn giáo tỉnh Bắc Giang "chữ đại đức Thích Thiện Văn viết"; 4 nghị quyết họp Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang vào ngày 09/11/1999 (AL); ngày 24/4 Canh Thìn; ngày 6/5/2004; ngày 27/12/2004; 2 Thông bạch số 90/TB-PG ngày 15/01/2000 và ngày 15/11/2000, Thông bạch 74/TB-PG không ngày, tháng, năm; Công văn số 46/CV-PG ngày 28/8/2005 của Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang với hy vọng Hội đồng trị sự TWGHPGVN và Ban trị sự PG Bắc Giang giúp đỡ tôi làm sáng tỏ những vấn đề oan khuất của tôi mà tôi phải đeo đẳng khiếu kiện kéo dài.

Tại cuộc đối thoại này ông Văn đã thừa nhận:

Về bức thư gửi ông Việt - Chủ tịch UBND phường Thọ Xương (Tôi đã đề cập ở phần trước) do chính tay ông ta viết. Ông Văn còn lớn tiếng nói tại cuộc đối thoại này là Tôi vi phạm luật pháp do đã xem trộm thư của ông ta gửi riêng cho ông Việt. Thật là nực cười.

Về Thông bạch số 90/TB ngày 15/01/2000 ký dưới mang tên Hòa thượng Thích Quảng Luân. Ông Văn thừa nhận, chính ông ta lấy Thông bạch số 90/TB ngày 15/11/2000 ký dưới là Ni trưởng Đàm Thìn đi photo. Ông ta làm như vậy là do Hòa thượng Thích Quảng Luân chỉ đạo ông ta ra lại Thông bạch trên.

Lưu ý: Tại thời điểm ông Văn gửi cho các cơ quan bản photo Thông bạch trên, Hòa thượng Thích Quảng Luân đã Tịch được 03 năm.

Về các nội dung của 02 Thông bạch 90 với các chi tiết tiểu sử tu hành cũng như những hành vi của tôi:

+ Tôi yêu cầu Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang cũng như ông Văn phải đưa ra các căn cứ cụ thể văn bản, tài liệu nào để họ đưa ra các nội dung như trong 02 Thông bạch. Hội Phật giáo, ông Văn không giải trình trả lời được. Nhưng họ lờ cho qua.

+Tôi và thầy Thích Đàm Thuấn yêu cầu xuất trình bản gốc Thông bạch số 90/TB ngày 15/01/2000 do Hòa thượng Luân ký để tiến hành Giám định chữ ký của Hòa thượng Luân với Quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Vẽ do Hòa thượng ký ngày 06/11/1999. Yêu cầu xuất trình bản gốc của Thông bạch 90/TB ngày 15/11/2000; Thông bạch 74/TB không ngày, tháng, năm; Công văn 46/CV ngày 28/8/2005 để Giám định với chữ ký hiện tại của Ni trưởng Thích Đàm Thìn, khẳng định có hay không việc giả mạo chữ ký của hai người trên. Tuy nhiên các yêu cầu đều không được chấp nhận.

Cuối buổi đối thoại, không thông qua biên bản.

- Ngày 03/4/2006, Hội đồng trị sự Hội phật giáo Việt Nam ban hành Công văn 24/CV-HĐTS-VP1 v/v Tổ chức đối thoại giữa Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang với sư cô Thích Đàm Thoa, gửi Thanh tra Chính phủ (tôi không được nhận công văn này) với các nội dung hoàn toàn ngược lại như: Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang đã giải trình nội dung liên quan đến việc ban hành Thông bạch 90/TB, Thông bạch 74/TB. Khẳng định việc ban hành hai Thông bạch trên là đúng với quy định của giáo hội. Đại diện văn phòng luật sư phát biểu quan điểm của mình. Quý vị đại biểu đại diện cho nhân dân thôn Liễu Nham.Thành viên ban trị sự Hội Phật giáo Bắc Giang và sư thầy Thích Đàm Ý đã thẳng thắn chỉ ra những lỗi lầm và tư cách tu sĩ mà sư cô Thích Đàm Thoa đã mắc phải. Sư cô Thích Đàm Thoa vẫn giữ thái độ thiếu tính xây dựng, không nhận khuyết điểm về mình v.v.

Kính thưa các Quý cơ quan!

Công văn số 24/CV/HĐTS-VP1 của Hội đồng trị sự Hội phật giáo Việt Nam vẫn khẳng định việc ban hành Thông bạch 90/TB-PG ngày 15/01/2000 do Hòa thượng Thích Quảng Luân - Trưởng ban TSPG tỉnh Bắc Giang ký và đóng dấu. Thông bạch 90/TB-PG ngày 15/11/2000 do ni trưởng Thích Đàm Thìn - Phó ban TSPG tỉnh Bắc Giang ký và đóng dấu, Thông bạch 74/TB không ngày, tháng, năm ký tên Ni trưởng Thích Đàm Thìn là đúng quy định của Giáo hội. Như vậy, Công văn số 207 năm 2001 và Công văn số 24 năm 2006 của Hội đồng trị sự TW GHPGVN ký có nội dung mâu thuẫn trái ngược nhau. Công văn 207 bãi bỏ Thông bạch 90/TB, Công văn 24 lại khẳng định Thông bạch 90/TB của Ni trưởng Thích Đàm Thìn ký là đúng quy định của Giáo hội. Vậy, chúng tôi phải hiểu theo CV nào là đúng ?... Như vậy chứng tỏ có 2 vấn đề:

Thứ nhất: Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang ngang nhiên bác bỏ Thông bạch số 90/TB-PG ngày 15/01/2000 có chữ ký của Hòa thượng Thích Quảng Luân và công nhận đã dựa trên hai thông bạch trái luật Phật chế mà ra quyết định đối với tôi.

Thứ hai: Buộc phải công nhận (sư cô Thích Đàm Thoa) là thành viên của Ban trị sự PG Bắc Giang, có quyền được trụ trì chùa.

Công văn số 24 cho rằng, tôi vẫn giữ thái độ thiếu xây dựng, không nhận khuyết điểm về mình v.v. Gần 07 năm khổ ải theo kiện, điều mơ ước của tôi trong suốt quá trình đi đòi công lý là được có cơ hội trình bầy đúng sự thật, được các cấp chính quyền quan tâm, xem xét công tâm, minh oan, trả lại cho tôi mọi quyền lợi đã bị tước đoạt. Vì vậy, trong buổi đối thoại này, không có lý do gì để tôi có thái độ thiếu tính xây dựng v.v. Ngược lại, một số người tham gia buổi đối thoại mới là những người có thái độ thiếu tính xây dựng, vẫn vu khống cho tôi những điều không có và những điều đã xác minh làm rõ thì công văn này lại cho rằng họ là người thẳng thắn chỉ ra lỗi lầm và tư cách tu sĩ của tôi.

Chính công văn cũng đã nêu: "Sự phối hợp làm việc giữa các tổ chức giáo hội và cơ quan Nhà nước chưa đồng bộ, nên việc ban hành quyết định bổ nhiệm trụ trì cho sư cô Thích Đàm Thoa có những khúc mắc giữa Ban trị sự và ban tôn giáo chính quyền tỉnh". Như vậy, bằng công văn này, Hội đồng trị sự TW GHPGVN cũng đã phải công nhận những khúc mắc trong việc thực hiện thủ tục ra quyết định trụ trì cho tôi là trách nhiệm thuộc về tổ chức giáo hội và các cơ quan tôn giáo chính quyền chứ không phải do tôi làm quyết định giả mạo, lừa hòa thượng và dùng người thân ép văn phòng tỉnh hội đóng dấu.

Là một tu sĩ phật giáo, đồng thời là một công dân, tôi chỉ khiếu nại, tố cáo khi thấy mình bị oan ức trước việc làm sai trái của một số cá nhân nào đó chứ không hề có ý thức chống đối tổ chức giáo hội hay chính quyền hoặc vi phạm đạo đức người tu hành như công văn số 24/CV-HĐTS-VP1-TWGHPGVN nói rằng: "Nếu tôi vẫn ngoan cố không nhìn nhận sửa chữa lỗi lầm của mình giáo hội sẽ xử lý theo tư cách là tu sĩ". Vì lý do trên tôi không đồng tình và kịch liệt phản đối công văn này.

Công văn số 24 nêu tình tiết là trong buổi đối thoại có tham gia phát biểu của Quý vị đại biểu thôn Liễu Nham. Không chỉ tôi mà chắc các vị đọc công văn này cũng không khỏi ngạc nhiên vì tại sao nội dung buổi đối thoại chỉ giải quyết về vấn đề trụ trì chùa Vẽ lại có sự tham gia của dân thôn Nguyệt Nham. Ai là người mời họ hay ông Văn đã lôi kéo, xúi bẩy họ, sử dụng các phần tử này để "lập lờ đánh lận con đen" để làm "cái loa" loan truyền vu khống các thông tin bậy bạ nhằm gây bất lợi cho tôi trong buổi đối thoại. Tại sao những người có liên quan đến vụ việc chùa Vẽ lại không được mời như ông Sen - Phó ban Tôn giáo tỉnh Bắc Giang, ông Lạng -nguyên Hội trưởng hội đồng hương lão làng Vẽ, phường Thọ Xương.

2. Kết luận về hành vi vi phạm luật pháp, không tuân thủ quy định của giáo hội phật giáo Việt Nam của ông Thích Thiện Văn. Hành vi của Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang , Ban trị sự phật giáo huyện Yên Dũng cố tình bao che cho ông Văn, coi thường quyền lợi của tăng -ni

a) Ông Thích Thiện Văn

Sau tất cả những nội dung đã trình bầy ở trên, các quý cấp cũng đã phần nào hiểu rõ được phẩm chất "cao quý" của ông Văn - Phó ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang. Đúng là "Lưu manh giả danh người tu hành". Trong vụ việc của tôi từ năm 1993, liên tục bị ông Văn tìm cách hãm hại. Luôn luôn gây khó khăn trong quan hệ cấp trên, cấp dưới. Đe dọa không được, ông ta quay sang lôi kéo, xúi giục, mua chuộc một số phần tử xấu để vu khống, bôi nhọ danh dự và đạo hạnh của tôi. Hơn thế, ông ta cả gan giả mạo chữ ký của người có thẩm quyền để ban hành những văn bản có nội dung vi phạm luật pháp, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của tôi v.v. Hành vi của ông ta không những vi phạm quy định của Giáo hội mà còn vi phạm pháp luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam.

- Hành vi làm nhục người khác. (Thể hiện ở cuộc họp ngày 16/12/1999, ông Văn đã triệu tập và trụ trì cuộc họp toàn giới tăng -ni trong tỉnh, đưa cho mỗi người một mảnh giấy do ông ta tự viết...).

Điều 121 Bộ Luật hình sự năm 2000: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

- Hành vi vu khống, bịa đặt (Thể hiện tại Bức thư gửi ông Việt và Nội dung của 02 Thông bạch 90).

Điều 122 khoản 2 Bộ Luật hình sự năm 2000: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt, nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền... 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bẩy năm. C. Lợi dụng chức vụ quyền hạn.

- Hành vi giả mạo chữ ký (Thể hiện trong cuộc đối thoại ngày 01/4/2006, tôi đã yêu cầu ông Văn xuất trình bản gốc Thông bạch 90/TB-PG ngày 15/01/2000 của Hòa thượng Thích Quảng Luân - Trưởng ban TSPG Bắc Giang ký và đóng dấu, Thông bạch 90/TB-PG ngày 15/11/2000, Thông bạch 74/TB-PG không ngày, tháng, năm, Công văn 46/CV-PG đều do ni trưởng Thích Đàm Thìn - Phó ban TSPG tỉnh Bắc Giang ký và đóng dấu) để giám định chữ ký của hai người trên. Ông Văn không xuất trình được và cũng không dám xuất trình. Vậy có thể khẳng định là ông ta đã có hành vi giả mạo chữ ký của hai người trên).

Điều 284 Bộ Luật hình sự năm 2000: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. C. Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

Kiến nghị xử lý

- Cách chức ông Văn với cương vị là Phó ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang và đệ tử là Thích Thanh Vịnh - Trưởng ban trị sự Phật giáo huyện Yên Dũng. Khai trừ ông Văn cùng đệ tử Thích Thanh Vịnh ra khỏi Giáo hội.

- Truy tố ông Văn theo các Điều 121, 122, 284 Bộ Luật hình sự năm 2000 của nước CHXHCN VN.

- Truy tố Thích Thanh Vịnh theo các Điều 121, 122 Bộ Luật hình sự năm 2000 của nước CHXHCNVN.

- Truy tố Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang theo các điều 121, 122 BLHS năm 2000.

- Yêu cầu ông Văn cùng Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang phải xin lỗi công khai và đính chính các thông tin ông ta đã loan truyền nhằm bôi nhọ danh dự, đạo hạnh của tôi. Đồng thời phải bồi thường thiệt hại về tài sản, danh dự nhân phẩm uy tín cho tôi theo quy định của pháp luật là 700 triệu đồng (Bằng chữ: Bẩy trăm triệu đồng).

b) Đối với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang, Ban trị sự Phật giáo huyện Yên Dũng

Việc Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang ban hành các văn bản: 02 Thông bạch 90/TB, Thông bạch 74/TB, Công văn 46/CV với nội dung không đúng sự thật, không giải trình được căn cứ là đồng phạm với ông Văn trong việc thực hiện hành vi quy định tại các điều 121, 122 Bộ Luật hình sự.

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành Công văn số 24, với các nội dung chưa hoàn toàn đúng sự thật. Khẳng định việc ban hành Thông bạch 90/TB và 74/TB là đúng quy định của Giáo hội, vô hình dung là tiếp tay, tạo điều kiện cho ông Thích Thiện Văn - Phó Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang và Ban Trị sự phật giáo huyện Yên Dũng ngày càng có thái độ làm việc quan liêu, thiếu trách nhiệm, coi thường quy định của Giáo hội, coi thường quyền lợi của tăng -ni. Ông Văn được thể ngày càng ngạo mạn trong việc thực hiện các hành vi vi phạm quy định của Giáo hội, vi phạm pháp luật.

Kiến nghị xử lý

Xử lý những cá nhân có liên quan, thiếu trách nhiệm trong vụ việc, giải quyết khiếu nại, tố cáo kể cả người ban hành các văn bản, Nghị quyết cuộc họp mở rộng thường trực phật giáo tỉnh Bắc Giang, các Thông bạch, Công văn, quyết định nêu trên.

Xin lỗi công khai và cải chính các thông tin không đúng thực tế thể hiện tại nội dung Thông bạch.

Bồi thường thiệt hại cho tôi về nhân phẩm, danh dự, uy tín và vật chất trong vụ việc trên.

II. VỤ VIỆC ĐÒI QUYỀN TRỤ TRÌ CHÙA NGUYỆT NHAM, XÃ TÂN LIỄU, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

1- Về tư tưởng: Là một công dân theo đạo phật, trước hết phải thực hiện tốt lời phật dạy (lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha). Đối với tổ quốc phải (Tinh tiến tu hành, phục vụ quần sinh). Với tinh thần đó mặc dù trong điều kiện chùa Nham Nguyệt cơ sở vật chất còn nghèo nàn, sinh hoạt, đi lại gặp nhiều khó khăn, song với lòng hăng say với đạo pháp, yêu mến cảnh chùa, tôi đã cùng với chính quyền và nhân dân địa phương tập trung đầu tư công sức, vận động quần chúng nhân dân cùng khách thập phương giúp đỡ, tu tạo và xây dựng ngôi chùa Nham Nguyệt với tổng kinh phí 453.119.000 đồng trong đó tiền thập phương công đức 99.500.000đồng, toàn dân đóng góp 9.115.000 đồng. Tiền do tôi bỏ ra và vay mượn tổng 344.889.000 đồng (chưa tính xây dựng thêm bể điôga, đổ bêtông sân, lát nền nhà v.v)... góp phần giữ gìn ngôi chùa cổ vốn có từ lâu đời, khang trang đẹp đẽ, được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử văn hóa năm 2003. Do đó mà thu hút được khách thập phương đến chùa lễ phật.

2- Về hoạt động phật sự

Trong thời gian về trụ trì chùa Nguyệt Nham bản thân vừa lo giúp dân tu tạo cảnh chùa, vừa phải tham gia học tập tại Học viện Phật giáo Việt Nam Hà Nội. Những ngày nghỉ trong các ngày lễ các cụ phật tử địa phương đến chùa tôi đều hướng dẫn những điều phật dạy, giúp các cụ đi đúng đường hướng hành đạo và các quy định của nhà Phật, làm cho các hoạt động phật sự ở chùa dần dần đi vào nề nếp hơn trước, không làm điều gì liên quan đến hoạt động mê tín dị đoan.

Tuy nhiên mặc dù bản thân rất chăm lo cho việc tu sửa cảnh quan ngôi chùa và việc hành đạo phật sự tại chùa. Song bản thân tôi vẫn chưa thể đáp ứng được lòng dân.

3. Quyền trụ trì chùa Nguyệt Nham của tôi được thể hiện như sau:

Năm 1990 tôi được về chùa Nham Nguyệt chấp cảnh cùng cụ Đàm Chức và thầy Ý. Được nhân dân, chính quyền quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi. Lúc đầu thầy trò không có vấn đề gì.

Năm 1992 sư cụ Đàm Chức cùng thầy Ý thầy mình tuổi cao, sức khoẻ có hạn không gánh vác được việc chùa lên đã đề nghị chính quyền cùng các cụ địa phương tạm thời giao tôi bảo quản, tôn tạo, xây dựng di tích.

Sau khi cụ Đàm Chức qua đời, thầy Đàm Ý kế thừa trụ trì chùa Nguyệt Nham ngày 10/3/1997. Bản thân thầy Đàm Ý xét thấy mình không thể đảm đương được việc trụ trì và đã yêu cầu tôi viết giấy uỷ quyền thừa kế chùa cho tôi quản lý, có sự chứng kiến và xác nhận của ông Dương Ngọc Năm - nguyên Trưởng ban MTTQ thôn, ông Nguyễn Văn Ngoã - nguyên Trưởng thôn Liễu Nham (là anh họ thầy Đàm Ý); ông Nguyễn văn Thắng - nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Tân Liễu ký và đóng dấu ngày 21/3/1997 "Đồng ý cho sư thầy Thích Đàm Thoa là người thừa kế tự theo đơn đề nghị của sư thầy Thích Đàm Ý. Và là người chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ tôn tạo ngôi chùa Nham Nguyệt (Nguyệt Nham). Vậy đề nghị Hội PGVN giúp đỡ. Để thầy Ý nhận chùa Phấn Lôi - Nham Sơn (lúc đầu tôi không đồng ý nhận nhưng do thầy Ý ép). Gắn liền trách nhiệm được giao tôi đã phụng sự đức phật từ bi xây dựng chùa làng ngày thêm tố hảo, góp phần tốt đạo đẹp đời, thập phương về cúng lễ mỗi ngày một đông và hết lòng ca ngợi.

Sau khi có ý kiến của sư thầy Thích Đàm Ý và được sự đồng ý của tôi, chính quyền thôn Liễu Nham và UBND xã Tân Liễu đã hoàn thiện các thủ tục theo quy định của luật pháp để tôi chính thức trở thành trụ trì chùa Nguyệt Nham.

Tôi thật sự hoan hỷ và yên tâm trụ trì chùa Nguyệt Nham để phục vụ tín ngưỡng, giúp nhân dân theo đúng phương châm "Đạo Pháp - dân tộc - Chủ nghĩa xã hội".

Được sự ủng hộ của Đảng, chính quyền và nhân dân thôn Liễu Nham tập trung đầu tư công sức, tôi đã vận động khách thập phương hưng công đóng góp, tu bổ, tôn tạo, xây dựng cảnh chùa Nguyệt Nham. Với sự hợp tác chung lưng đấu cật ngôi chùa cổ Nguyệt Nham bao năm đổ nát, toang hoang, nay phần nào đã khang trang. Mặc dù chưa trả về cảnh quan đẹp đẽ mà ngày đầu cha ông xây dựng, song người dân Liễu Nham đã lo chốn cho mình, tới đó giao lưu, gặp gỡ, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng trong xã ngoài làng, trong tín ngưỡng lành mạnh. Tôi thật sự vui mừng, phấn khởi và luôn có ý thức vận động nhân dân trong vùng bảo vệ và tiếp tục tôn tạo ngôi chùa cổ này. Vinh dự đã đến với Tân Liễu cùng nhân dân thôn Liễu Nham, năm 2003 chùa Nguyệt Nham được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Tuy nhiên, sau khi tôi được trụ trì chùa Nguyệt Nham, giữa tôi và thầy Ý nảy sinh mâu thuẫn.

4. Nguyên nhân mâu thuẫn giữa tôi và thầy Ý:

Sau khi uỷ quyền việc quản lý chùa Nguyệt Nham cho tôi trông nom, thầy Ý không được tự chủ như trước, nhiều lần tôi bắt gặp thầy Ý tự tiện đem tài sản của chùa do tôi quản lý đem về cho gia đình. Thường bỏ chùa đi buôn bán, không chăm lo gì cho tôi và nhân dân địa phương, và đòi đi làm thuê, thỉnh thoảng có về qua chùa thì đòi ăn riêng. Tôi khuyên can nhiều lần không được, khiến thầy trò mâu thuẫn, và một số anh em, họ hàng trong gia đình thầy Ý ở gần chùa cũng vì thế mà sinh ra thù hằn, thường có hành vi chửi cạnh khoé, tung tin đồn để bôi nhọ, uy tín, danh dự và đạo hạnh của tôi, làm cho tình hình thầy trò mâu thuẫn ngày càng căng thẳng, dẫn đến không thể sống cùng nhau.

Thầy Ý tự chủ động xin chính quyền địa phương và các cụ giải quyết cho thầy Ý không sống chung với tôi, tôi cũng chấp thuận "bởi giữ được người ở, chứ không thể giữ được người đi". Chính quyền và Hội người cao tuổi cũng đồng ý giải quyết nguyện vọng của 2 nhà sư, từ khi sư thầy Đàm Ý bỏ đi, một mình tôi phải lo toàn bộ việc xây, sửa, tu bổ lại nhà chùa ngày một khang trang, đẹp đẽ. Công lao của tôi được UBND xã Tân Liễu và chính quyền thôn Liễu Nham xác nhận bằng văn bản.

Việc trụ trì chùa Nguyệt Nham của tôi cũng thể hiện ở chỗ: tôi là chủ hộ khẩu chùa Nguyệt Nham, phù hợp với nội quy tăng sự TW GHPGVN: người trụ trì chùa phải là người chủ hộ đơn vị hộ gia đình.

5. Nguyên nhân mâu thuẫn giữa tôi với nhân dân xóm Đình, Chùa:

Những năm qua được chấp cảnh chùa Nham Nguyệt, tôi đã thực hiện đúng chức trách phạm vi trách nhiệm đã được địa phương giao cho và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành động tôn giáo ở địa phương theo điều 17/NĐ 26/NĐ-CP quy định về các hoạt động tôn giáo ghi rõ: (chắc sắc nhà tu hành tôn giáo được hoạt động kinh tế văn hóa xã hội như mọi công dân khác).

Vì vậy tôi đã tập trung đầu tư xây dựng lại tường bao quanh chùa, xây cổng, tăng gia sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả... cho nên đời sống ngày càng đi lên.

Do vậy mà một số gia đình trước đây chưa có tường bao, lợn gà, trâu, bò tự do thả giông, thậm chí có gia đình lấn chiếm cả đất chùa, nay không được như vậy đã sinh ra xích mích mâu thuẫn, đôi lúc do tiếc công, tiếc của trước sự quấy phá của gia xúc, gia cầm, tôi đã không kìm chế được có to tiếng làm cho tình cảm giữa nhà chùa với một số hộ xung quanh thêm căng thẳng, cũng chỉ vì quyền lợi kinh tế của một số hộ dân này thôi.

- Xin được trình bầy nguyên nhân và thực trạng về quan hệ giữa tôi với ông Đàm - đảng viên CSVN đội 2, nguyên Bí thư chi bộ thôn Liễu Nham như sau:

Nhà ông Đàm ở cạnh Chùa, ông ta đã có hành vi lấn chiếm đất chùa, trâu bò nhà ông ta chăn thả thường vào vườn chùa phá phách, tôi phản ánh, ông ta sinh lòng thù hằn, mâu thuẫn với tôi.

Năm 1997, nhà Chùa xây dựng tường bao có vị trí sát với đất nhà ông Đàm. Khi xây được khoảng 02 m (Tính từ đất lên), vợ chồng, bố mẹ ông Đàm có ý kiến và cảm ơn nhà chùa về việc xây tường, tách bạch danh giới giữa nhà chùa và gia đình ông Đàm. Tuy nhiên, tôi không hiểu lý do gì, ông Đàm nghe ai xúi giục. Không có ý kiến gì với tôi, ông Đàm tự ý ra cuốc phá một góc tường xây. Chửi bới thô tục, vu khống cho sư xây lấn đất. Gây khó khăn cho nhà chùa, đánh đuổi thợ xây, cầm dao đe doạ giết tôi, buộc tôi phải báo cáo với chính quyền địa phương. Chính quyền xuống giải quyết và kết luận không có việc nhà sư xây lấn đất của gia đình ông Đàm.

Giữa năm 2003, ông Đàm cùng vợ xuống có ý kiến với tôi và xin xây tiếp đoạn tường còn lại. Tôi đồng ý.

Ngày 11/12/2003, tôi đi dự đại hội MTTQ huyện. Tại chùa chỉ có bà mẹ già trông nhà hộ tôi. Các cổng chùa khóa kín. Tường xây xung quanh cao khoảng 3m. Ông Đàm vượt tường xuống chùa, không nói không rằng, cầm đá ném vào trong khu nhà ở của tôi. Sau đó, ông Đàm nói với mẹ tôi rằng: Chó nhà chùa cắn thủng bụng lợn, què chân khi lợn đang ăn ở vườn nhà anh Quân (con rể ông Đàm). Lợn khoảng từ 8-10kg. Lợn chạy được khoảng 100m. Lợn không chạy thẳng mà chọn hướng có bức tường để nhẩy vượt tường xuống vườn chùa (độ cao 1m, sâu 3m), chạy tiếp khoảng 30-40m trong khi đang bị thương. Khi ông Đàm xuống chùa, các cổng chùa vẫn khóa kín. Chó của chùa vẫn nhốt khóa ở trong chuồng. Ông Đàm mời ông Nguyễn Văn Vĩnh - công an xóm Liễu Nham đến lập biên bản, yêu cầu mẹ tôi ký vào. Trong lúc đang đôi co thì tôi về. Không bắt đền được tiền của tôi, ông Đàm cùng anh Quân là con rể xuống hành hung, du đẩy tôi, rồi lớn tiếng doạ nạt tôi "Nếu không đền sẽ không cho ở nổi chùa, không chăn nuôi được con gì mà ăn". Từ đó, gà, lợn, bò nhà ông Đàm liên tục xuống vườn chùa phá phách, tôi bắt giữ, ông Đàm không xin mà còn (lớn tiếng chửi bới đe dọa). Gà nhà Quân (con rể ông Đàm) bay xuống vườn chùa, Quân xuống chửi và cầm gậy nạng xuống đánh (có sự làm chứng của ông Lương Văn Vang ký vào bản chứng nhận của chính quyền thôn Liễu Nham ngày 4/6/2004.

Cuối năm 2003, bò nhà ông Luận (giáo viên cấp 2, xã Tân Liễu) lên phá vườn chùa, tôi và một số người giúp việc nhà chùa có giữ lại bò, ông Đàm đã xúi giục ông Luận xuống phá cổng chùa, chửi bới, hành hung, đe doạ giết tôi.

- Đối với ông Nguyễn Văn Khải - nguyên công an viên xã Tân Liễu - phó thôn Liễu Nham. Bò nhà ông Luận (giáo viên cấp 2, xã Tân Liễu) lên phá vườn chùa, tôi và một số người có giữ lại bò, bị ông Đàm xúi giục ông Luận xuống phá cổng chùa, chửi bới, hành hung, đe dọa giết tôi. Tôi lên trình báo ông Khải, với tư cách là công an viên của xã, kiêm phó thôn đến lập biên bản, ông Khải nói xúc phạm với tôi rằng: "Nhà sư gõ mõ, tụng kinh nói điêu, thầy giáo cũng nói điêu". Việc này một số người dân trong thôn đã báo cáo với ông Nguyễn Đình Bách - trưởng thôn Liễu Nham đến can thiệp giải quyết và có lập biên bản, phân tích phải trái với ông Luận, ông Luận đã xin lỗi tôi và tự nguyện bồi thường cho người trông bò 1 ngày 1 đêm là 30.000đ.

- Đối với ông Trần Văn Thiểm - đảng viên đội 2 thôn Liễu Nham cùng vợ là Thân Thị Thu (em ruột mẹ chồng Trần Thị Cay). Năm 2001, nhà chùa thuê người chở tượng về chùa, xe ôtô Hà Tây, không may va quệt vào cháu nội của ông Thiểm và bà Thu (con anh Thủ ở Tiểu khu 6 - thị trấn Neo). Công an thị trấn Neo giữ xe, cùng người nhà bà Thu làm giao thông huyện Yên Dũng. Lúc đầu xin bồi thường 500.000đ (năm trăm ngàn đồng), bà Thu không chấp nhận, cũng không yêu cầu công an lập biên bản. Đến đêm cùng ngày, công an trả xe cho thợ tượng. Sáng hôm sau bà Thu lên chùa, chửi bới và vu cho tôi đã ăn chặn 500.000đ, rồi đòi tiền tôi, chính quyền thôn, xã và nhân dân cũng biết việc này.

Sẵn mâu thuẫn năm 2004, bà Thu đã cấu kết cùng thầy Ý, ông Đàm để vu khống, hãm hại tôi. Ngày 5/6/2004, chính quyền và nhân dân thôn Liễu Nham tổ chức tại Đình làng thôn Liễu Nham ông Thiểm và bà Thu đã loan tin vu khống cho tôi tại cuộc họp là lái xe nói với ông Thiểm, bà Thu là đưa cho tôi số tiền 500.000đ trên. Ông Thiểm, bà Thu đã chửi bới tôi ăn chặn của cháu bà. Việc này đã có ông Nguyễn Văn Ba - công an Tiểu khu 6 xác nhận vào bản chứng nhận của ông Nguyễn Đình Bách - nguyên phó thôn Liễu Nham ký ngày 4/6/2004 là hoàn toàn không đúng như bà Thu nói. Tôi không dính dáng gì tới việc này.

- Đối với ông Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch Hội người cao tuổi thôn Liễu Nham và ông Nguyễn Văn Đại - đội 2 thôn Liễu Nham, ông Nguyễn Văn Thành - đội 2 thôn Liễu Nham, ông Thân Văn Hạ - đội 2 thôn Liễu Nham, Ông Nguyễn Văn Luận (giáo viên trường cấp 2)- đội 2 thôn Liễu Nham, ông Nguyễn Văn Chất - đội 2 thôn Liễu Nham, ông Thân Văn Khoái (em rể ông Đàm) cùng vợ là Vũ Thị Tháp (em gái ông Đàm) thường thả lợn, trâu, bò sang chùa quấy phá, con em đến ăn trộm vặt tài sản và ăn trộm lễ của khách thập phương về chùa. Do vì nhất tâm bảo vệ di tích Lịch sử văn hóa, tôi đã làm mất lòng một số người dân vô đạo xung quanh chùa, nên họ thường xuyên có hiềm khích và mong muốn đuổi, đẩy tôi ra khỏi chùa, để họ tự tung tự tác phá chùa, phá đạo phật, không cho phát triển vào vùng sâu vùng xa này.

Đầu năm 2004, khi UBND tỉnh Bắc Giang duyệt cho chùa Nguyệt Nham kinh phí 30.000.000đ để trùng tu di tích, một số cán bộ thoái hóa, biến chất của thôn Liễu Nham và xã Tân Liễu đã vào hùa với số dân vô đạo trên thay khóa chùa để đẩy tôi ra khỏi chùa, nhằm chiếm đoạt toàn bộ tài sản cá nhân hợp pháp của tôi ở trên chùa. Không những vậy, chính quyền xã Tân Liễu còn tự ý kê biên, niêm phong tài sản của tôi giao cho người khác quản lý, rồi báo cáo láo sai sự thật lên cấp trên.

Là người xuất gia nên tôi bỏ ngoài tai, tĩnh tâm trước các tin đồn không đúng sự thật, không thanh minh, cũng không chấp trách họ. Càng bị họ bôi nhọ danh dự, tôi càng gắng sức mình để cùng nhân dân xây dựng Chùa ngày một khang trang. Thu hút được nhiều khách thập phương về tham quan và để tâm xây dựng chùa Nguyệt Nham.

* Ngày 20/01/2003 sư thầy Đàm Ý nghe sự xúi giục của gia đình đã làm đơn tố cáo tới chính quyền thôn.

Chính quyền thôn đã can thiệp, giải quyết. Tại buổi làm việc này, thầy Ý đã thừa nhận:

Đã, bịa đặt, vu khống cho tôi toàn bộ nội dung trong đơn.

Nhiều lần định tự tử để bắt vạ tôi và chính quyền thôn.

Chính quyền thôn không cho thầy Ý được tiếp tục ở chùa, và yêu cầu gia đình đón thầy Ý về nhà.

Thầy Ý xin chính quyền cho được ở chùa đến hết ngày 8/01/2004 (AL)

* Sáng ngày 27/3/2004, thầy Ý lại nghe theo sự xúi giục của một số người xấu và gia đình, lại làm đơn tố cáo, vu khống cho tôi mang tính bạo lực với thầy Đàm Ý và phản bác việc uỷ quyền trụ trì chùa cho tôi, vu cho tôi mua chuộc chính quyền làm giấy uỷ quyền giả.

II. TÔI TỐ CÁO HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ CÁ NHÂN, TỔ CHỨC, CHÍNH QUYỀN THÔN LIỄU NHAM, XÃ TÂN LIỄU, CÔNG AN HUYỆN YÊN DŨNG - TỈNH BẮC GIANG NHƯ SAU:

1- Việc xảy ra tại chùa Nguyệt Nham, thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang: Vào hồi sáng ngày 28/3/2004 dưới sự chủ trì của Ban lãnh đạo thôn Liễu Nham đã tổ chức họp nhân dân với nội dung giải quyết đơn đề nghị của thầy Đàm Ý ký ngày 27/3/2004 tại cuộc họp có khoảng 50 người, đại biểu cho nhân dân thôn Liễu Nham và các ban ngành (chủ yếu là người nhà thầy Ý). Trong cuộc họp đưa ra một số nội dung thiếu căn cứ. Bởi tất cả các nội dung đưa ra trong đơn và trong cuộc họp đều không có bằng chứng cụ thể. Song nhân dân thôn Liễu Nham đã không cho tôi thanh minh. Cuộc họp có bầu ra ông Vũ Văn Đàm là thư ký.

Diễn biến hội nghị:

+ Ông Vũ Văn Đàm - đảng viên CSVN đội 2 thôn Liễu Nham - nguyên Bí thư chi bộ đảng CSVN thôn Liễu Nham tố cáo: vu khống tôi bắt trộm gà, lấy ổ trứng nhà ông Đại. Nhưng không được ghi chép vào biên bản nghị quyết cuộc họp của thôn Liễu Nham?

- Bạc đãi sư thầy Thích Đàm Ý, nhiều lần cãi chửi nhau với nhân dân trong xóm, gây ô nhiễm môi trường, chặt phá nhãn, phá huỷ hoại cảnh quan môi trường chùa

+ Bà Đinh Thị Đáng - đảng viên đội 1, thôn Liễu Nham tố cáo: vu khống cho tôi mở Phủ cho chị Trần Thị Nở đội 1 thôn Liễu Nham gây mê tín dị đoan đốt 3 gian hàng mã, làm cháy nửa cây nhãn lấy tiền cúng 6 triệu đồng. Nhưng không được ghi chép vào biên bản Nghị quyết cuộc họp của thôn Liễu Nham? nhưng không thông qua văn bản Nghị quyết cuộc họp để đi đến thống nhất?

Nghị quyết của hội nghị gồm những nội dung vu khống. Cụ thể:

Kết luận: Tôi có hành vi bạc đãi tàn nhẫn, không trông nom, chăm sóc khi thầy Ý ốm đau. Không cho thầy Ý về chùa, không cho thầy Ý vào nhà nghỉ, đổ nước dập lửa khi thầy Ý đốt lửa để sưởi ấm, không cho sư Ý nấu cơm tại chùa, không những thế còn nhiều lần cãi chửi nhau với nhân dân trong xóm, đổ nước phân làm ô nhiễm môi trường, chặt phá cây phá huỷ cảnh quan môi trường của chùa, phá nhà tổ để đóng bàn ghế không báo cáo với nhân dân, hoạt động mê tín dị đoan, coi trọng đồng tiền hơn việc thiện, tôi tự nhận đã bị Hội phật giáo tỉnh Bắc Giang khai trừ khỏi Hội 05 năm, đến nay chưa hết. Sau khi nghe đóng góp của Hội nghị, tôi cố tình không nhận sai phạm mà còn trâng tráo tuyên bố trước hội nghị là không thể sống chung với sư Ý v.v... Tóm lại, theo như Nghị quyết của Hội nghị thì tôi là con người vô cùng tàn ác, bản chất xấu xa, vô lương tâm, phi nhân tính.

+ Kết thúc Hội nghị:

Không cho nhà sư (Ý và Thoa) được phép trụ trì chùa Liễu Nham.

Đề nghị các cấp chính quyền làm hoàn chỉnh thủ tục trong thời gian sớm nhất để trục xuất 2 nhà sư ra đi khỏi chùa Nguyệt Nham để nhân dân được yên ổn.

Hội nghị thành lập ban kiểm kê, tượng phật, đồ thờ tự hiện vật của chùa gồm 8 người: ông Nguyễn Văn Khải - đảng viên đội 3, nguyên công an viên xã Tân Liễu, kiêm trưởng thôn, nay là Bí thư chi bộ thôn Liễu Nham; ông Vũ Văn Đàm - đảng viên đội 2, nguyên Bí thư chi bộ thôn Liễu Nham; ông Nguyễn Văn Lại - đảng viên đội 2, thôn Liễu Nham; ông Luyện Huy Cung - đảng viên đội 2 thôn Liễu Nham; ông Nguyễn Văn Vĩnh - xã viên đội 2, công an xóm Liễu Nham; ông Trần Văn Lê (chồng bà Đinh Thị Đáng) - đảng viên đội 1 thôn Liễu Nham; ông Thân Văn Dân - đội 4, nguyên Chủ tịch Hội người cao tuổi thôn Liễu Nham; Thân Văn Thóc - xã viên đội 1 thôn Liễu Nham, chiều ngày 28/3/2004 về tại chùa để kiểm kê nhà Tam Bảo và nhà Mẫu và giao cho các cụ trong làng mở cửa chùa để nhân dân và khách thập phương đến lễ Phật.

Sau khi ban hành Nghị quyết,

- Ông Nguyễn Văn Khải - nguyên Phó thôn Liễu Nham.

- Ông Thân Văn Thóc - Người thôn Liễu Nham

Hai người trên đã tự ý thay khóa rồi cầm chìa khóa, không cho tôi lên chùa đèn hương.

Chiều ngày 28/3/2004, ông Khải và một số người có tên trên, trong lúc tôi vắng nhà đã tự ý vào chùa lục soát, kiểm kê tài sản, niêm phong chùa. Tuyên bố đuổi tôi ra khỏi chùa (vì nhà ở bên dưới chật chội, nên tôi để một phần tài sản cá nhân của tôi ở trên chùa.

(Tôi được ông Nguyễn Đình Bách - nguyên trưởng thôn Liễu Nham cho biết sau khi họp xong ông Đàm đã sửa chữa rất nhiều lần biên bản Nghị quyết cuộc họp). Tại sao cấp chính quyền thôn Liễu Nham không tìm hiểu rõ ràng mà đã vội cử người lên thay khóa, kê biên, niêm phong tài sản của tôi. Và tuyên bố trục xuất tôi ra khỏi chùa?

Để đảm bảo tài sản của mình, tôi có nhờ một số người dân thôn Liễu Nham lên ngủ tại khu nhà dưới để trông nom chùa những khi tôi đi đưa đơn khiếu kiện. Thấy vậy, ông Nguyễn Văn Khải - phó thôn, kiêm công an viên xã Tân Liễu và ông Nguyễn Văn Vĩnh - công an xóm Liễu Nham tuyên bố không cho ai tới ngủ tại chùa. Nếu trái lệnh thì sẽ bị bắt.

Ngay chiều 28/3/2004 tôi có đơn gửi các cấp chính quyền xã, huyện can thiệp giải quyết giúp tôi nhưng không được xem xét giải quyết.

Chiều ngày 30/3/2004 tôi tiếp tục có đơn gửi các cấp phản ánh cuộc họp nhân dân thôn Liễu Nham ngày 28/3/2004, nhưng không được xem xét giải quyết.

Sáng ngày 31/3/2004, chính quyền thôn (8 người được hội nghị cử, yêu cầu tôi ký biên bản hiện trường để bàn giao tài sản cho họ quản lý. Thấy việc làm trên là trái quy định của pháp luật. Tôi không ký vào biên bản và đưa ra ý kiến: Các ông tự ý chiếm giữ tài sản của tôi thời gian 4 ngày, tôi không biết tài sản còn hay đã thất thoát, thêm bớt hay mất cái gì nên tôi không ký.

Sáng ngày 01/4/2004 tôi tiếp tục có đơn khiếu nại - tố cáo gửi các cấp chính quyền xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng và tỉnh Bắc Giang xem xét giải quyết xử lý những người cố tình có hành vi vu cáo, bôi nhọ, nói xấu, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của tôi, đồng thời xử lý một số cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân.

Sau khi nhận được đơn kêu cứu của tôi, ông Đỗ Đình Đoan - Chủ tịch UBND xã Tân Liễu cùng đại diện ban ngành trong xã xuống hiện trường tổ chức kiểm kê tài sản và yêu cầu tôi cùng tham gia để các ông giải quyết trả lại chùa và tài sản cho nhà sư quản lý, nhưng sau khi kiểm kê, chính quyền UBND xã tự ý giao cho người khác quản lý, không trao trả lại tài sản cho tôi như nội dung ông Chủ tịch UBND xã đã tuyên bố.

Sau ngày 01/4/2004, tôi lại tiếp tục gửi rất nhiều đơn khiếu kiện tới các cấp chính quyền huyện Yên Dũng và tỉnh Bắc Giang đề nghị xem xét xử lý những người cố tình có hành vi vu cáo, bôi nhọ, nói xấu, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của tôi, đồng thời xử lý một số cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân thì UBND xã Tân Liễu không giải quyết, làm rõ đúng sai của tôi hay của chính quyền thôn Liễu Nham và sư thầy Thích Đàm Ý mà đã bắt ép tôi tự viết bản kiểm điểm rồi giải quyết sau...

Tôi được các cấp chính quyền huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang can thiệp chỉ đạo UBND xã Tân Liễu giải quyết tổ chức họp các ban ngành tại thôn Liễu Nham (không mời thầy Ý và tôi tham dự).

- Cuộc họp lần thứ 2 ngày 5/6/2004 do UBND xã tổ chức, thành phần gồm Chủ tịch MTTQ huyện Yên Dũng, Phòng Văn hóa thông tin huyện Yên Dũng và các ban ngành đoàn thể xã, thôn cùng các cụ trong thôn với sự có mặt 57 nhân dân dự họp để giải quyết. Việc hai nhà sư thì vắng mặt thầy Ý. Cuộc họp không đạt kết quả bởi chưa đi đến kết luận.

- Cuộc họp lần thứ 3 ngày 16/6/2004 tổ chức tại UBND xã, thành phần gồm có ông Sen - Ban TG tỉnh Bắc Giang, ông Quyền - Ban TG huyện Yên Dũng, ông Đoàn - Phó ban MTTQ huyện Yên Dũng, ông Phượng -Công an huyện Yên Dũng cùng Đảng uỷ UBND xã Tân Liễu, ông Trưởng thôn Liễu Nham, nhưng không mời hai nhà sư tới họp để giải quyết.

- Ngày 23/6/2004, tôi được MTTQ huyện Yên Dũng mời ra cho xem bản báo cáo số 37/BC-UBND xã Tân Liễu do ông Đỗ Đình Đoan - Chủ tịch UBND xã ký ngày 17/6/2004. Đọc bản báo cáo tôi thấy nhiều điều phản ánh không đúng sự thật nên ngày 25/6/2004 tôi tiếp tục có đơn tố cáo gửi các cấp chính quyền huyện Yên Dũng và tỉnh Bắc Giang, Phòng Ý kiến bạn nghe đài - Đài phát thanh truyền hình tỉnh Bắc Giang xem xét, giải quyết giúp.

Sau nhiều lần đơn từ thưa kiện, ngày 8/7/2004, ông Vũ Đình Cảnh - Trưởng ban TGCQ tỉnh Bắc Giang ký công văn số 38/CV -TGCQ, ngày 8/7/2004 với nội dung: "Trong khi chưa hội tụ đủ điều kiện để xử lý và không giao chìa khóa cho nhà sư trụ trì là trái với điều 15 của nghị định 26/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ quy định về các hoạt động tôn giáo. Đồng thời đề nghị UBND xã Tân Liễu, chính quyền thôn Liễu Nham cùng các ban ngành đoàn thể phối hợp tuyên truyền giải thích chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tăng cường công tác hoà giải giữa nhà sư và nhân dân địa phương để đoàn kết hòa hợp thôn xóm, nhằm ổn định tình hình tại địa phương.

Từ ngày 28/3/2004 đến ngày 14/7/2004 tôi không có chìa khóa, không được lên chùa đèn hương.

Ngày 14/7/2004, UBND xã Tân Liễu đã chỉ đạo chính quyền, nhân dân thôn Liễu Nham mở cửa chùa cho tôi quản lý di tích. UBND xã ban hành bản quy định buộc tôi phải chấp hành. Tuyệt nhiên những kẻ có hành vi vi phạm pháp luật như trên không bị xử lý. Chính quyền ban hành các văn bản không đúng sự thật, cũng không phải chịu sự khiển trách cũng như rút kinh nghiệm gì. Coi như họ bỏ qua. Việc bồi thường thiệt hại cho tôi không được xem xét.

Kính thưa các quý cơ quan!

Việc thôn Liễu Nham tổ chức hội nghị, xem xét và xử lý mâu thuẫn giữa tôi với thầy Ý không khách quan, mang nặng tính trù dập. Thể hiện:

Thứ nhất: Giao cho ông Đàm là người đang có lòng thù ghét tôi ghi biên bản là không khách quan. Các thông tin ông Đàm, bà Đáng nêu trong Hội nghị vu khống tôi đều không được ghi lại trong biên bản (vì ông Đàm và bà Đáng không thể có căn cứ chứng minh, ông ta sợ ghi vào biên bản sau này các cấp có thẩm quyền hỏi đến chứng cứ). Cuối buổi họp, không thông qua biên bản. Vậy, ông ta thoải mái chỉnh sửa, thêm bớt những nội dung không có thật.

Thứ hai: Các nội dung thầy Ý tố cáo tôi đều không đưa ra được các chứng cứ khách quan, có chăng chỉ là lời vu khống của một số kẻ họ hàng thầy Ý hoặc đang có mâu thuẫn với tôi. (Chứng minh bằng xác nhận của chị Trần Thị Nở - đội 1 thôn Liễu Nham; biên bản lời khai của Dương Văn Minh và Nguyễn Thị Vạn - đội 1 thôn Liễu Nham do ông Nguyễn Đình Bách - nguyên Trưởng thôn Liễu Nham lập biên bản ngày 01/4/2004; xác nhận của chính quyền thôn Liễu Nham do ông Nguyễn Đình Bách ký ngày 4/6/2004; ông Thân Văn Tâm ngày 16/6/2004; xác nhận của ông Dương Văn Minh ngày 25/6/2004). Hơn nữa tại buổi họp giải quyết đơn từ tố cáo do chính quyền thôn Liễu Nham triệu tập ngày 20/01/2003, thầy Ý thừa nhận:

Đã bịa đặt, vu khống cho tôi toàn bộ nội dung trên.

Vậy, tại sao trong hội nghị này, chính quyền thôn lại quay ngược 1800, nghiễm nhiên công nhận những thông tin thầy Ý đã vu khống.

Thứ ba: Chính quyền thôn ban hành Nghị quyết trục xuất, không cho tôi tu hành tại chùa Nguyệt Nham, thành lập Ban kiểm kê tài sản tại chùa là vi phạm quy định của Luật pháp nước CHXHCN Việt Nam và vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân theo Hiến pháp nước CHXNCH Việt Nam năm 1992 đã quy định tại điều 70, 71, 72, 73, 74. Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo của Chính phủ quy định về các hoạt động tôn giáo ngày 29/6/2004 đã quy định tại điều 8 và điều 26 Nghị định 26/ NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ đã quy định về các hoạt động tự do tín ngưỡng tôn giáo tại điều 15, điều 17. Quyền đối với nơi cư trú hợp pháp tại điều 124 (xâm phạm chỗ ở của công dân). Quyền được bảo vệ về danh dự nhân phẩm tại điều 122 (tội làm nhục người khác). Vi phạm Hiến chương Nội quy tăng sự TWGHPG Việt Nam.

Người nào xâm phạm các quyền đó của công dân sẽ bị xử lý theo các Điều: 121, 122, 124, 129, 141, 142 Bộ Luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2000.

Sự dung túng của chính quyền xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, không xử lý nghiêm hành vi của những kẻ coi thường luật pháp là một phần nguyên nhân dẫn đến việc Vũ Văn Đàm - nguyên Bí thư chi bộ thôn Liễu Nham, Nguyễn Văn Khải - nguyên Phó thôn Liễu Nham, kiêm công an viên xã Tân Liễu, (nay là Bí thư chi bộ thôn Liễu Nham) thường xuyên tổ chức, kích động, lối kéo Trần Văn Thiểm - đảng viên đội 2 thôn Liễu Nham, ông Nguyễn Xuân Trường - đội 2 thôn Liễu Nham cùng một số phần tử xấu trong thôn đến nhà ông Đàm để bàn bạc, viết đơn vu cáo, yêu cầu tôi ra khỏi chùa. Đồng thời họ còn tổ chức lên tận chùa cắt dây điện thoại, cắt điện sinh hoạt ở đầu đường trục, để tự do gây mất trật tự công cộng, gây rối, ném đá vào phá phách trong chùa và khu nhà ở của tôi v.v...

2- Việc xảy ra tại chùa Nguyệt Nham, thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang: Hồi sáng ngày 23/11/2004, tôi bị ốm, không phục vụ được tín ngưỡng cho chị Cay (người đội 1 thôn Liễu Nham), chị Cay hoặc người nhà đã lên báo với chính quyền xã như thế nào tôi không biết.

Ông Đỗ Đình Đoan -Chủ tịch UBND xã Tân Liễu chỉ đạo ông Nguyễn Văn Thưởng - Phó chủ tịch UBND xã Tân Liễu, ông Nguyễn Văn Hoài - Chủ tịch MTTQ xã, ông Nguyễn Văn Ngoã - trưởng công an xã, ông Vũ Văn Đàm - nguyên Bí thư chi bộ thôn, ông Nguyễn Đình Bách - nguyên trưởng thôn Liễu Nham có mời ông Thân Đình Dân - nguyên Chủ tịch Hội người cao tuổi thôn Liễu Nham, bà Nguyễn Thị Đệm -Thư ký kiêm ban chấp hành Hội người cao tuổi thôn Liễu Nham xuống hiện trường, chưa kiểm tra, xem xét thực hư thế nào đã lập biên bản, tự ý thay khóa, giao chìa khóa cho ông Thân Văn Dân - nguyên Hội trưởng hội người cao tuổi thôn Liễu Nham giữ mà không có ý kiến gì với tôi.

UBND xã thông báo với ông Dân: Khi nào nhà sư khỏi, ông giao chìa khóa chùa cho nhà sư.

Sau đó, "họ cho mời ông Nguyễn Văn Tuyên - Trưởng trạm y tế xã Tân Liễu (anh nuôi của ông Nguyễn Văn Khải) xuống khám, kiểm tra bệnh tình cho tôi. Ông Tuyên khám qua loa rồi tuyên bố: Tôi không bị bệnh gì". (Một vài ngày trước vì bệnh tim tái phát, tôi đã nhờ bà Sắm cùng con trai là Dương Văn Minh - đội 1 thôn Liễu Nham, ông Lương Văn Vang - Tiểu khu 6, thị trấn Neo là người đi mua thuốc và gọi người đến điều trị giúp tôi. Anh Minh và bà Ong Thị Hoa - đội 1 thôn Liễu Nham, ông Nguyễn Đình Bách cùng vợ là Nguyễn Thị Chắn và chị Lương Thị Dự - đội 1 thôn Liễu Nham cũng biết việc này.

Ngày 24/11/2004, ông Thân Văn Dân không thực hiện theo thông báo của UBND xã mà tự ý giao chìa khóa cho Thân Văn Lượn - đội 1 thôn Liễu Nham (anh em rể của Nguyễn Văn Khải - không hề giữ chức vụ gì trong thôn).

Anh Lượn tự ý vào chùa lục lọi tài sản. Sau đó tiếp tục thay khóa chùa. Khóa cổng chùa không cho tôi vào chùa. Đêm ngày 24/11/2004, tôi đi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai về không vào được chùa, nên phải nhờ anh Bốn là chồng chị Ong Thị Hoa (anh trai ông Trần Văn Nghìn).

Khoảng 5h30' sáng ngày 25/11/2004, Thân Văn Lượn cùng Nguyễn Văn Vệ - đội 2 thôn Liễu Nham và một người khác trong thôn đến hạch sách tôi với lý do, dám phá cổng chùa. Đồng thời bắt đền khóa. Tôi nói chuyện phải trái với anh ta rằng: "Chùa tôi trụ trì, quản lý, vô cớ có người khóa cổng, tôi chưa biết là ai, để vào chùa tôi buộc lòng phải phá". Và tôi đã nói: "Chùa tôi trụ trì, nghĩa là tôi làm chủ, có trách nhiệm trước nhân dân về tài sản nhà chùa cũng như anh là chủ của một gia đình, có quyền vào ngôi nhà của mình, thì tôi có quyền vào chùa mà tôi trụ trì"... Anh ta trắng trợn tuyên bố rằng: "Chiều nay tao lại khóa tiếp, xem đứa nào dám phá khóa và làm gì nổi tao...". Lúc này tôi chuẩn bị đi bệnh viện Bạch Mai để điều trị, thì có ông Trần Văn Truyền thôn Kép 2, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn xuống làm lễ và xin sớ. Do không có chìa khóa chùa, tôi có bảo ông Truyền chờ. Tôi điện thoại báo cáo với ông Nguyễn Đình Bách - Trưởng thôn Liễu Nham, yêu cầu ông Bách có ý kiến với UBND xã Tân Liễu giao lại chìa khóa chùa để tôi phục vụ tín ngưỡng cho khách thập phương. Nhận được tin báo, ông Bách điện ngay cho ông Đỗ Đình Đoan - Chủ tịch UBND xã Tân Liễu, ông Đoan cử ông Nguyễn Văn Tuyến - Phó Chủ tịch xã, ông Nguyễn Văn Ngoã - Trưởng CA xã, ông Nguyễn Văn Hùng - cán bộ Tư pháp xã xuống đòi chìa khóa chỗ ông Lượn để trả tôi, nhưng ông Lượn không trả. Ba ông trên lại xuống chùa bảo tôi gọi điện cho ông Nguyễn Đình Bách (trưởng thôn) sang lập biên bản phá khóa để tôi làm lễ cho khách thập phương. Trong lúc chờ đợi ông Bách sang giải quyết thì Thân Văn Lượn đến nhà Nguyễn Văn Khải - nguyên phó thôn Liễu Nham, đã dùng loa của thôn để kích động một số phần tử quá khích có mâu thuẫn với tôi. Sau tiếng loa, lập tức Trần Thị Cay - đội 1 thôn Liễu NhamThân Thị Thu vợ ông Trần Văn Thiểm - đội 2 thôn Liễu Nham (em ruột mẹ chồng chị Cay) cầm đầu một số người như: Thân Thị Thiện vợ ông Thóc - đội 1 thôn Liễu Nham (em chồng chị Cay); ông Trần Văn Cố - đội 1 thôn Liễu Nham; bà Thân Thị Tham vợ ông Ao - đội 1 thôn Liễu Nham; chị Nguyễn Thị Giang vợ ông Khá - đội 2 thôn Liễu Nham (em dâu ông Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch Hội NCT); Nguyễn Văn Trượng - đội 2 thôn Liễu Nham; Thân Văn Khoái - đội 2 thôn Liễu Nham (em rể ông Đàm); Thân Văn Độ cùng con trai là Nguyễn Văn Đường - đội 2 thôn Liễu Nham; bà Ngyễn Thị Thứ - đội 2 thôn Liễu Nham (vợ ông Thiêm); bà Trần Thị Đoàn - đội 3 thôn Liễu Nham tự ý xông vào trong buồng (phòng ở của tôi) gây rối trật tự công cộng, chửi bới tôi khi tôi đang gọi điện cho ông Bách. Chị Cay cầm hộp, sổ điện thoại đập vào đầu tôi. Vừa đập vừa chửi. Sau đó chị Cay cùng bà Thu (thím dâu) chỉ đạo một số người lôi kéo tôi từ trong phòng ở ra cổng chùa.

Tại chùa, lúc này có chính quyền xã, thôn. Khoảng nửa tiếng sau có công an huyện Yên Dũng. Tuy nhiên những người có thẩm quyền không hề can thiệp. Họ để cho tốp người do chị Cay cầm đầu tự do hoành hành. Túm, xé áo quần, cào cấu tôi.

Đã 3 lần tôi chạy trốn được vào phòng ngủ, nhưng lại bị những người này lôi ra. Họ định lột quần áo để xỉ nhục tôi. Áo khoác tôi đang mặc bị họ xé rách rồi giằng tuột khỏi người. Trong đó có 1.500.000đ tiền mặt. Số tiền này đã bị thất thoát trong quá trình giằng co, lôi kéo. (Sau đó ông Nguyễn Văn Ngõa – công an xã khóa cửa phòng tôi lại và cầm chìa khóa đến ngày 26/11/2006).

Đến lúc này công an huyện và chính quyền xã mới chỉ đạo cho ông Nguyễn Văn Thưởng - Phó Chủ tịch UBND xã yêu cầu tôi lên xe để ông chở về UBND xã làm việc.

Tại đây, tôi yêu cầu UBND xã lập biên bản và có biện pháp đảm bảo về tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho tôi, nhưng không được chấp nhận.

Tối ngày 25/11/2004, ông Đỗ Đình Đoan - Chủ tịch UBND xã bắt tôi viết giấy uỷ quyền để xã cử người xuống cho lợn ăn. Tối hôm đó tôi phải ngủ tại UBND xã.

Sáng ngày 26/11/2004, ông Dương Văn Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng (anh họ thầy Ý và là người họ ngoại trong gia đình chị Cay) ký công văn 1635/CV-UB gửi Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Giang, Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang, Đảng uỷ, UBND xã Tân Liễu, Chi bộ lãnh đạo thôn Liễu Nham, xúc phạm tôi rằng: "Nhµ s­ ThÝch §µm Thoa trong thêi gian trô tr× chïa LiÔu Nham lu«n ®Ó xy ra nh÷ng m©u thuÉn víi nh©n d©n trong th«n. V× nhµ s­ kh«ng cßn ®ñ uy tÝn nªn ®· dÉn tíi viÖc ngµy 25/11/2004, nh©n d©n th«n LiÔu Nham ®uæi nhµ s­ ra khái chïa vµ gi÷ 2 ®ång chÝ c¸n bé x· T©n LiÔu vÒ gii quyÕt vô viÖc ë trong chïa. UBND huyÖn Yªn Dòng ®Ò nghÞ Ban T«n gi¸o, Héi PhËt gi¸o tØnh B¾c Giang cã biÖn ph¸p chØ ®¹o chuyÓn nhµ s­ ThÝch §µm Thoa sang chïa kh¸c ®Ó t¹o sù æn ®Þnh vÒ an ninh chÝnh trÞ cho ®Þa ph­ng.

- Sáng ngày 26/11/2004, ông Hùng - cán bộ Tư pháp xã Tân Liễu yêu cầu tôi làm bản tường trình. Nhưng ngày tháng trong Bản tường trình phải ghi là ngày 25 để hợp thức hóa về thời gian. Ông Hùng lập biên bản về việc tôi bị lột áo khoác, áo cánh bên trong bị rách, quần rách, người bị xây xát.

Sau đó ông Thưởng đưa tôi sang trạm xá của UBND xã để khám vết thương, nhưng trạm y tế không tiến hành khám bệnh. Tôi quay lại trụ sở UBND, UBND xã tiếp tục yêu cầu tôi viết bản kê khai tài sản. Ông Hùng - cán bộ Tư pháp xã không cho tôi kê khai đầy đủ tài sản với lý do: Tài sản có giá trị thấp và đã có người trông coi, đảm bảo không bị mất. Ông Hùng nói: "Khi kê khai xong, nhà chùa cùng UBND xã xuống kiểm kê rồi giao trả cho nhà sư..

Cuối bản kê khai, ông Hùng yêu cầu tôi viết dòng chữ: Ngoài ra không còn thứ gì khác.

Ngay lúc đó, tôi nhận được tin về việc tối hôm qua tài sản của tôi đã bị mất một số thứ. Thấy vậy, ông Hùng giằng ngay tờ biên bản tôi đang cầm để cất đi. Tôi yêu cầu ông Hùng trả lại biên bản để làm lại cho chính xác. Ông ta không thực hiện.

- Cũng trong thời gian sáng ngày 26/11/2004, ông Lê Hồng Sen - Phó ban Tôn giáo tỉnh Bắc Giang xuống thấy tôi mặc áo cộc tay bị rách trễ vai trong lúc trời rét, đã chỉ đạo UBND xã Tân Liễu phải xuống chùa lấy cho tôi áo rét và túi pháp để tôi khỏi thất pháp, đồng thời phải cử người trông coi bảo vệ tài sản cho tôi ngay. Trong lúc tôi đang ở trụ sở UBND xã, UBND xã đã cử ông Nguyễn Văn Thưởng cùng với một vài cán bộ xã cùng chính quyền thôn Liễu Nham và người dân xuống tự ý kiểm kê tài sản tại chùa. Lập biên bản. Tuy nhiên, sau này tôi kiểm tra biên bản thấy UBND xã đã kiểm kê thiếu rất nhiều tài sản của tôi.

Sau đó, UBND xã thông báo với mẹ và anh rể tôi là: Tôi đã uỷ quyền cho mẹ và anh rể tôi quản lý, chăm sóc tài sản tại chùa của tôi. UBND xã lại tiếp tục yêu cầu người nhà tôi trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày UBND xã kiểm kê tài sản, phải bán toàn bộ số vật nuôi tại chùa.

Khi tôi nhận được tin về vấn đề này, tôi cùng mẹ và anh rể đã yêu cầu UBND xã phải giao lại tài sản cho chính tôi quản lý. Nếu không UBND xã phải tiến hành nhận lại số tài sản đã lừa mẹ và anh rể tôi phải trông coi để hai người này về quê nhưng không được chấp nhận.

- Khoảng 15h00 chiều ngày 26/11/2004, sau khi có sự can thiệp của Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Giang. Ngày 27/11/2004 UBND xã chỉ đạo trạm y tế viết Giấy giới thiệu cho tôi đi khám chữa bệnh tại Trung tâm y tế huyện Yên Dũng. Trung tâm y tế tiếp tục giới thiệu tôi lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang (do vào ngày thứ bảy, chủ nhật bệnh viện không làm việc). UBND xã đã gửi tôi xuống nhà bà Nguyễn Thị Mặc - đội 4 thôn Liễu Nham ở nhờ, để sáng thứ 2 đi nằm viện. Sáng ngày 29/11/2004, Trung tâm y tế tiếp tục giới thiệu tôi lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.

Sau khi khám xong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, do điều kiện, tôi bất ngờ bị lôi ra khỏi nơi cư trú hợp pháp, tiền để trong áo khoác bị mất, tài sản ở chùa bị niêm phong nên không có tiền chữa bệnh. Cô Nguyễn Thị Xông ở đồi Axít, phường Thọ Xương, thị xã Bắc Giang đã thương tình xin bác sĩ bệnh viện cho tôi về tá túc tại nhà điều trị ngoại trú và lo thuốc thang, chạy chữa vết thương cho tôi.

Tôi đã làm đơn gửi công an huyện Yên Dũng và các cấp chính quyền huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang tố cáo về hành vi của các cấp chính quyền UBND xã Tân Liễu, chính quyền thôn Liễu Nham, Thân Văn Lượn, Trần Thị Cay cùng đồng bọn vào ngày 23, 24, 25, 26/11/2004 và việc tự ý thay khóa, kê biên, niêm phong, chiếm giữ tài sản, ngăn cản quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân là trái với quy định của Luật pháp, làm thất thoát rất nhiều tài sản của tôi.

- Ngày 7/01/2005, công an huyện Yên Dũng ban hành Thông báo số 03 về kết quả giải quyết đơn tố cáo.

Nội dung: Về nội dung thất thoát tài sản, công an huyện Yên Dũng đã điều tra được Nguyễn Văn Trượng là đối tượng nghiện ma túy đã trộm cắp 02 xoong nhôm của tôi. Còn số tiền 1.500.000đ (Một triệu năm trăm nghìn đồng) tôi để trong túi áo ngoài đã bị mất trong quá trình tôi bị bọn Lượn, Cay v.v. lôi kéo, hành hung là không có cơ sở để xem xét. Số tài sản là gà, lợn, nồi, xoong tôi khai mất, cơ quan điều tra cũng không có cơ sở để chứng minh.

Tôi nhận thấy, với cách điều tra "Đánh bùn sang ao" của công an huyện Yên Dũng thật quá vô trách nhiệm.

Tôi khẳng định, toàn bộ số tài sản tôi bị mất trong quá trình bị UBND xã, chính quyền thôn kiểm kê, niêm phong, quản lý trái pháp luật thì trách nhiệm thuộc về những cơ quan này. Dù Nguyễn Văn Trượng có trộm cắp thì UBND xã, chính quyền thôn vẫn phải có trách nhiệm bồi thường cho tôi.

Về số tiền 1.500.000đ, tôi yêu cầu công an huyện Yên Dũng phải buộc Trần Thị Cay cùng đồng bọn chịu trách nhiệm hoàn trả lại toàn bộ số tiền trên cho tôi.

- Ngày 16/01/2005, UBND xã Tân Liễu thông báo với anh rể tôi đến ngày 21/1/2005 phải dời khỏi địa phương với lý do: Đã hết thời hạn tạm trú.

Nhận được tin báo, ngày 17/01/2005, tôi và anh rể về liên hệ với xã, huyện đề nghị chính quyền trong thời gian chờ xử lý vụ việc, nếu anh rể tôi phải dời khỏi địa phương, chính quyền giao cho tôi trực tiếp quản lý, bảo vệ tài sản của mình nhưng không được chấp nhận. Chính quyền không gia hạn tạm trú cho anh rể tôi mà vẫn yêu cầu anh tôi phải dời khỏi địa phương.

3. Việc xảy ra tại chùa Nguyệt Nham, thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang: Hồi 15h ngày 21/01/2005, Thân Văn Lượn cầm đầu một số thanh niên hư hỏng trong thôn (lần 2) tới chùa gây rối trật tự công cộng và tự lập sẵn biên bản, chỉ đạo đàn em cầm tay ép anh rể tôi (là Nguyễn Văn Hưng) phải ký vào biên bản giao cho Lượn quản lý khu nhà ở và tài sản của tôi. Lượn tiến hành niêm phong tài sản. Lượn tuyên bố với anh rể tôi: Nếu không ký sẽ bị đánh chết. Việc này có anh Dương Văn Minh (người trong thôn chứng kiến).

Ngay tối hôm đó, tôi và anh rể đã báo cáo sự việc trên với công an huyện Yên Dũng. Nhưng nhận được câu trả lời "Không thuộc thẩm quyền huyện, thuộc thẩm quyền của xã...". Tôi đã nhờ anh Binh (Tiểu khu 6 thị trấn Neo) báo cáo với ông Ngõa. Đề nghị ông Ngoã xuống lập biên bản về hành vi vi phạm luật pháp của Lượn, nhưng ông Ngõa không xuống ngay mà chỉ bảo anh Hưng về nhà anh Binh ngủ, viết đơn, sáng mai nộp cho xã.

- Chiều ngày 22/01/2005, anh rể tôi đã nộp Đơn trình báo với xã và huyện. UBND xã, huyện không nhận đơn nhưng lại cho tiến hành lấy lời khai của anh rể tôi. Đồng thời yêu cầu anh tôi về sửa nội dung đơn là đã báo với chính quyền xã, huyện nhưng không xuống lập biên bản. Sửa xong thì mai nộp cho họ.

Về nhà, anh Hưng không sửa và hôm sau vẫn tiếp tục nộp đơn đó. Các cấp chính quyền xã, huyện, tỉnh đã nhận đơn.

- Ngày 25/01/2005, UBND xã xuống lập biên bản kiểm kê và tiến hành niêm phong tài sản. Sau đó giao chìa khóa cho ông Trường - Hội trưởng Hội người cao tuổi cầm. Trong thời gian cầm chìa khóa, ông Trường tự ý chặt 02 cây vải (tôi trồng năm 1991) ở cửa chùa để làm sân bóng bàn.

Thời gian sau đó, một mặt đi khiếu kiện, một mặt tôi yêu cầu UBND xã Tân Liễu xuất trình bản kiểm kê tài sản và bàn giao trả lại toàn bộ tài sản cho tôi trực tiếp quản lý nhưng cũng không được chấp nhận. UBND xã còn yêu cầu tôi phải chuyển toàn bộ tài sản tại chùa đi nơi khác. Ông Thưởng tuyên bố: Bà là một công dân, không có quyền xem bản kiểm kê, chúng tôi không phải trình bà.

Từ thời điểm đó, tôi buộc phải vạ vật tại vườn hoa theo kiện.

+ Ngày 28/01/2005 (sau 2 tháng 3 ngày), Văn phòng UBND huyện Yên Dũng ra thông báo 03! Rõ ràng tiếp tay cho những người có hành vi, trục xuất tôi ra khỏi nơi tu hành (chùa Nguyệt Nham) trái pháp luật, nên thông báo 03/TB-VP của UBND huyện Yên Dũng là rất thô bạo. Lại được Văn phòng UBND huyện Yên Dũng đồng tình bao che.

- Ngày 02/2/2005, thầy Thích Đàm Ý viết đơn tố cáo tôi gửi Hòa thượng TW GHPGVN, ông Giám đốc CA tỉnh Bắc Giang với những lời lẽ vu khống hết sức vụng về, lộ rõ là bịa đặt. Đọc qua thì ai cũng phát hiện được.

Với nội dung: Tôi tự nhận chùa Vẽ, thầy Ý khuyên can không được, tự ý bán nhà Tổ, mang tính bạo lực với thầy Ý, chặt gỗ bán, việc này tôi xin nêu:

+ Trong đơn, thầy Ý vu khống cho tôi tự nhận trụ trì chùa Vẽ, chính thầy Ý đã có văn bản đề nghị ngày 7/10/1999 và được Ban trị sự Phật giáo huyện Yên Dũng đồng ý.

+ Trong đơn thầy Ý vu khống cho tôi cùng 04 ông bà làng Vẽ cầm đơn xin sư của Ban hội đồng hương lão làng Vẽ lên liên hệ với Hòa thượng Thích Quảng Luân xin chữ ký (chính ông Văn cùng Hòa thượng Luân xác nhận thông tin là thầy Ý trực tiếp cầm đơn lên xin chữ ký của Hòa thượng và quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Vẽ cho tôi).

+ Trong đơn, thầy Ý đưa ra thông tin là: Khi hòa thượng, chư tăng trong Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang gọi thầy Ý và sư Thoa lên để bắt nhận khuyết điểm vì can tội lừa Hòa thượng ký vào Quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Vẽ cho tôi (Sư Thoa, tôi không nhận tội mà còn chửi láo với cả các Hòa thượng cùng chư tăng v.v...(Thông tin bịa đặt này sẽ được minh chứng trong mảnh giấy do ông Văn viết tay mang tên người ký là Hòa thượng Luân ghi ngày 8/11/1999 mà ông Văn phát cho toàn bộ tăng - ni trong tỉnh tại cuộc họp ngày 16/12/1999 và nội dung của Nghị quyết cuộc họp ngày 16/12/1999 do ông Văn trụ trì diễn ra tại chùa Hồng Phúc). Chứng minh bằng Đơn ông Nguyễn Văn Lạng - nguyên Trưởng ban Hội đồng hương lão làng Vẽ ký ngày 22/12/1999; đơn ông Nguyễn Văn Phương - nguyên Phó ban Hội đồng hương lão làng Vẽ ký ngày 25/01/2000.

+ Trong đơn, thầy Ý "sáng tác" thông tin là : Trong thời gian thầy Ý đi nằm viện, tôi đã dùng lời ngon ngọt cùng với ông Năm - MTTQ xã Tân Liễu tự tay viết giấy uỷ quyền trụ trì chùa Nguyệt Nham, bắt thầy Ý ký để giao quyền tôi.

- Ngày 20/3/1997, ông Nguyễn Văn Thắng - nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Tân Liễu ký và đóng dấu, xác nhận với nội dung: "Công nhận sư thầy Thích Đàm Thoa là người thừa kế tự theo đơn đề nghị của sư thầy Thích Đàm Ý. Và là người trách nhiệm chính trong việc bảo vệ, tôn tạo ngôi chùa Nguyệt Nham... Vậy đề nghị Hội Phật giáo Việt Nam giúp đỡ (Chứng minh bằng Giấy uỷ quyền có sự xác nhận làm chứng của ông Nguyễn Văn Ngõa - nguyên Trưởng thôn Liễu Nham - anh họ thầy Ý).

- Văn bản này là do ý chí, tự nguyện của thầy Đàm Ý. Nay thầy Đàm Ý cho rằng không phải thầy Ý tự nguyện mà do tôi viết ra, mua chuộc chính quyền làm giấy giả để cướp chùa là hoàn toàn vô lý, bịa đặt.

- Nếu thầy Ý không tự nguyện, thì làm sao ông Nguyễn Văn Ngõa (Trưởng thôn Liễu Nham, anh họ thầy Ý), chính quyền thôn Liễu Nham UBND xã dám xác nhận việc này, làm sao thầy Ý lại có thể ngồi yên.

- Việc thầy Ý giao chùa cho tôi còn thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Năm 1997, sau khi thầy Ý giao chùa, tôi đã làm đơn đề nghị các cấp, cho phép tôn tạo, sửa chữa chùa. Việc này UBND xã đã đồng ý bằng một văn bản có chữ ký và đóng dấu.

Tất cả các việc làm trên đã diễn ra trong nhiều năm, chính quyền, nhân dân địa phương, khách thập phương đều biết.

Thử hỏi rằng "tôi không được thầy Ý giao chùa, liệu thầy Ý, người nhà thầy Ý, nhân dân và chính quyền có đồng ý hay không?"

Bản thân thầy Ý thời gian này cũng sống tại chùa. Nếu thầy Ý không đồng ý giao chùa cho tôi thì đã phản đối việc này.

Việc đứng ra xin tôn tạo, xây tháp cho sư Cụ theo truyền thống phật giáo phải do người trụ trì đứng đầu. Nếu thầy Ý cho rằng mình còn làm trụ trì thì đã nhận làm những việc này chứ không phải tôi.

+ Trong đơn, thầy Ý vu khống cho tôi rất nhiều các hành vi mất nhân tính như ngược đãi thầy, bắt thầy ngồi ngoài sân trong hoàn cảnh thời tiết rét từ 9-100C, dập lửa khi thầy đang đốt để sưởi ấm, không cho nấu cơm, phải đi nấu nhờ nhà dân. Sự việc này thầy Ý đã mời chính quyền thôn Liễu Nham đến giải quyết vào đêm 29 tết v.v... (minh chứng trong Bản chứng nhận của ông Nguyễn Đình Bách - nguyên Trưởng thôn Liễu Nham ký ngày 04/6/2004).

+ Trong đơn, thầy Ý đưa ra thông tin: Vào ngày 14/7/2002, sư Thoa đã có hành vi xuống chùa Cổ Dũng quê thầy Ý hắt lễ xuống đất trước Tam Bảo rồi bỏ chạy, trong khi thầy Ý đang làm lễ cầu siêu cùng với khoảng 100 các cụ tại thôn Cổ Dũng (quê hương của sư Ý) rất phẫn nộ hành vi của tôi và trưởng thôn đuổi theo lập biên bản, nhưng không kịp là hoàn toàn không có tính thuyết phục. Việc này tôi xin được trình bày: "Thử hỏi tôi ở nơi khác đến, tự ý xông vào chùa hắt lễ xuống Tam Bảo mà lúc đó gần 100 cụ lễ bên ngoài, nếu tôi có hành vi trên, liệu tôi có thể ra khỏi chùa một cách dễ dàng hay không?" Thầy Ý vu khống lại để "lòi cái đuôi" vì nếu sư Ý đang làm lễ tại quê hương của sư Ý cùng với rất nhiều các cụ thì liệu một mình tôi có dám cả gan làm việc đó không? Sau đó lại còn chạy thoát được v.v. Sự thật như sau: Ngày 14/7/2002, tôi có xuống thôn Cổ Dũng mời thầy Ý về chùa để tôi đi lễ. Sau khi gặp và mời thầy Ý về nhưng thầy Ý không về, người nhà thầy Ý có mặt tại chùa lúc đó dồn vào chửi tôi, thấy vậy tôi đi về. Đi được khoảng 3-4 km, đến đoạn Tiểu khu 6, thị trấn Neo tôi gặp hai em trai của thầy Ý là Khấm (Trưởng thôn trại Núi, xã Cổ Dũng, huyện Yên Dũng) và Thăng. Hai tên này trông thấy tôi xông lại bóp cổ. Việc này có chị Đỗ Thị Minh (Tiểu khu 6, thị trấn Neo) đã ký giấy làm chứng gửi ông Phan Thế Cừa - Chủ tịch MTTQ huyện Yên Dũng. Sau đó MTTQ huyện Yên Dũng đã vào cuộc giải quyết và khẳng định tôi là người đúng.

+ Trong đơn, thầy Ý vu khống cho tôi hành vi tháo dỡ nhà Tổ bán.

- Việc tháo dỡ nhà Tổ tôi đã xin phép UBND xã cùng với việc đề nghị xây tháp cho sư Cụ. Do được xây dựng lâu năm, nên số cột kèo của nhà Tổ đã bị mối xông rỗng giữa và mục nát. Do không thể xử dụng được, tôi đã tận dụng những phần không bị mối mọt để làm bộ bàn ghế cho nhân dân và thập phương sử dụng. Thầy Ý cho rằng tôi dỡ nhà Tổ lấy gỗ bán cho ai? chắc rằng cũng không ai dám mua gỗ của nhà chùa để về làm nhà mình. Tuy nhiên, thầy Ý lại không nêu lên được cụ thể là tôi dỡ nhà Tổ để bán cho ai? giá bao nhiêu tiền? bán những thứ gì? v.v.

+ Thầy Ý còn vu cho tôi hành vi chặt một số cây nhãn cổ thụ, đường kính gần 1m, đốt mã cháy hết một nửa cây nhãn v.v.

Việc chặt một số cây nhãn là do số nhãn này được trồng quá dầy và sát với nhà hàng xóm, nên tôi đã chặt đi một số cây để cho cây khác phát triển. Thầy Ý cho rằng tôi chặt cây nhãn đường kính gần 1m để bán là hoàn toàn sai. Hiện nay ở chùa vấn còn lưu giữ dấu tích những gốc cây to nhất cũng chỉ được 20 - 30cm. Tôi đảm bảo không có cây nào có đường kính đến 1m. Việc tôi chặt cây như thế nào, có hay không việc đốt mã làm chết cây nhãn được minh chứng trong bản xác nhận của ông Nguyễn Đình Bách - nguyên Trưởng thôn Liễu Nham ký ngày 4/6/2004 và xác nhận của ông Dương Văn Minh ký ngày 25/6/2004.

III. NHỮNG OAN KHUẤT VÀ MẤT MÁT, KHỔ ĐAU DO MỘT SỐ CÁ NHÂN TỔ CHỨC GÂY RA CHO TÔI TRONG QUÁ TRÌNH ĐI TÌM CÔNG LÝ

Trong thời gian tôi đi kêu oan và khiếu kiện, tôi cùng một số bà con ở mọi miền tổ quốc chịu cảnh màn trời chiếu đất ở vườn hoa đối diện Văn phòng tiếp dân TW Đảng, số 1 Mai Xuân Thưởng - Hà Nội để đợi kết quả trả lời của Thanh tra Chính phủ thì luôn bị ông Phạm Trọng Hà, Phạm Xuân Điền, Phạm Quảng, Nguyễn Quang Hồng là công an phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội ra đàn áp, cướp phá tài sản của chúng tôi rất bất nhân vào các ngày 01/11/2005, 16/11/2005, 21/12/2005 trị giá tài sản của tôi bị cướp gần 10.000.00đ gồm tiền, vàng, chăn, màn, đài, xoong, nồi, đơn, quần áo tư trang v.v...

Vào hồi 22 giờ 15' ngày 01/11/2005, ông Phạm Trọng Hà, Phạm Xuân Điền, Phạm Quảng, Nguyễn Quang Hồng là công an phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội, không đeo phù hiệu, đi hai xe máy biển số 29P4 - 4334 và 29H3 - 9922 ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng hành hung đánh tôi rât tàn ác (nhà sư Thích Đàm Thoa) và cướp quần áo tư trang, xé chăn màn của tôi.

Hồi 22 h 15' ngày 16/11/2005, ông Phạm Xuân Điềm - công an Tây Hồ dẫn gần 20 người công an đi 2 xe. Một xe con cảnh sát 113, một xe chở đồ mang biển số 31A - 4111 hành hung đánh tôi, đồng thời bấm huyệt, làm đứt ngón tay phải thứ 3 và thứ 4 của tôi làm chảy rất nhiều máu. Họ còn cướp đi của tôi 01 giường gấp, toàn bộ tư trang quần áo, chăn màn và 280.000đ, một số tài liệu, đơn thư khiếu kiện của tôi.

Vào hồi 14 h 17' chiều ngày 21/12/2005, trong lúc cùng bà con khiếu kiện đang ngồi soạn đơn tại vườn hoa đối diện cổng Trụ sở tiếp dân, số 1 Mai Xuân Thưởng, Hà Nội. Ông Phạm Trọng Hà, dẫn khoảng 25 ông công an phường Thụy Khuê, đi xe máy và 1 ôtô cảnh sát mang biển số 31A - 4111 ra vườn hoa số 1 Mai Xuân Thưởng, xông vào cắt dây chun, cướp tài sản của tôi gồm: 1 dây chuyền 5 chỉ, 1 thẻ xim điện thoại, 1 máy ghi âm + xạc pin, 1 bếp ga, 4 bộ quần áo mới cắt, 1 áo dài lễ, tiền mặt 800.000đ trong đó có 100.000đ của bà Vân, 1 ắc quy khô và 5 gói mì chính, 1 đài catxét, 1 chậu thau nhựa, 1 bạt, 3 bộ quần áo mới cắt mặc dở, 4 xoong nhôm nấu ăn chở về đổ ở góc sân đồn công an phường Thụy Khuê mà không lập biên bản. Đây rõ ràng là công an phường Thụy Khuê Hà Nội đã tổ chức cướp đoạt tài sản riêng của công dân rất có tính toán và được bộ máy chính quyền các cấp ra lệnh và bao che !!!

Sau đó, tôi có nhờ bà Hoàng Thị Tình - Vụ phó Vụ Pháp chế thanh tra tôn giáo chính phủ, Phó đoàn thanh tra liên ngành báo giúp ông Ánh và cô Thương (Công an Bộ) tới đồn công an phường Thụy Khuê kiểm tra, xem xét. Ông Ánh và cô Thương công an Bộ yêu cầu tôi làm đơn trình báo gửi công an phường Thụy Khuê. Tôi đã làm đơn trình báo nộp công an phường và được công an phường Thụy Khuê lấy lời khai tối ngày 21/12/2005. Trong biên bản lấy lời khai lại để cách gần 1 trang, để lừa tôi ký. Tôi đã có đơn tố cáo gửi Bộ Công an và các ban ngành của Đảng CSVN, Chính phủ, Nhà nước ngày 7/2/2006, ngày 15/3/2006, ngày 25/5/2006

Một năm sau, ngày 21/2/2006, Bộ Công an đại diện là cô Thương, Ban Tôn giáo Chính phủ đại diện là bà Tình cùng tôi về UBND tỉnh Bắc Gang theo công văn của Thanh tra Chính phủ chỉ đạo cho tỉnh Bắc Giang bố trí nơi ăn nghỉ, chuẩn bị cho buổi đối thoại giữa tôi với chính quyền, nhân dân, phật giáo để làm rõ những nội dung tôi khiếu kiện - tố cáo v.v.

Chiều ngày 22/02/2006, lãnh đạo chính quyền tỉnh Bắc Giang, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, UBND huyện Yên Dũng đã đưa tôi về chùa Nguyệt Nham (không hiểu tại sao ông Tạ Đình Long - Phó chủ tịch UBND huyện Yên Dũng lại hứa với dân làng Liễu Nham rằng chỉ cho tôi ở tạm trong chùa 7 ngày). Yêu cầu UBND xã, chính quyền thôn Liễu Nham mở niêm phong để kiểm kê bàn giao trao trả tài sản cho tôi. Về đến chùa, tôi thấy một số niêm phong đã bị xé rách nên tôi yêu cầu UBND xã phải sửa lại nội dung Biên bản số 17 do UBND lập sẵn với thông tin là niêm phong vẫn còn nguyên vẹn. Trong quá trình kiểm kê, một số tài sản đã bị hư hỏng như đồng hồ, phích, quạt, tủ lạnh, đường ống nước, đường ống bioga bị phá hỏng v.v. Tôi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải ghi cụ thể vào biên bản, nhưng họ không ghi. Họ nói mai vào bàn giao nốt tài sản trên chùa sẽ cho người vào sửa chữa. Tôi có đề cập việc mất mát tài sản, UBND xã cũng thừa nhận việc này nhưng không nhận trách nhiệm bồi thường. Sau đó UBND xã yêu cầu tôi ký vào 03 biên bản số 17, 18; biên bản về việc mở khóa kiểm kê tài sản trong tủ đứng ba buồng đặt trong nhà ở của bà Lý Thị Hà (tức Thích Đàm Thoa) tại chùa Nham Nguyệt, Liễu Nham, Tân Liễu. Tôi đã ký vào Biên bản và yêu cầu họ giao cho tôi bản phôtôcóppi nhưng họ không thực hiện. Trong ngày 22/2/2006 tôi có mang theo một số tài sản về chùa và nhờ người mua hộ thêm một số như máy bơm, mỳ chính 20 gói, đường 20 gói, bột canh 30 gói, vải tôn nâu 30 mét, 3 áo dài lễ và 1 áo thụng lễ mới may, 5 bộ quần áo, đường ống nước v.v...

Ngày 23/2/2006, tôi không thấy UBND xã lên mở cửa chùa để kiểm kê nốt tài sản và giao trả chùa cho tôi.

Sáng ngày 02/3/2006 (sau 10 ngày) tôi mới nhận được các biên bản này (do ông Nguyễn Văn Ngoã - Trưởng công an xã Tân Liễu đưa cho tôi). Sau đó tôi nhận thấy, tại bản gốc ở mỗi tờ biên bản tôi đều ký chữ Thoa vào cạnh lề giấy. Vậy mà trong bản phôtô tôi nhận được Biên bản số 17 đã bị đánh tráo hai tờ đầu tiên.

Mặc dù theo mệnh lệnh cấp trên, các cơ quan đoàn thể đưa tôi về chùa phải túc trực tại chùa để đảm bảo an toàn tính mạng cho tôi một thời gian. Tuy nhiên, không hiểu lý do gì trưa ngày 02/3/2006 những người có trách nhiệm lại bỏ đi đâu. Lập tức Trần Thị Cay dẫn đầu khoảng 10 người trong đó có con ông Trưởng thôn, em dâu ông Hội trưởng người cao tuổi thôn v.v ném đã vào phòng tôi ở. Thấy vậy, tôi điện báo cho ông Sơn - công an tỉnh. Ông Sơn bảo sẽ về ngay nhưng tôi chờ mãi không thấy. Vì vậy, chiều tối 02/03/2006 đã sảy ra việc một số phần tử quá khích đến chùa xông vào nơi ở của tôi, lôi kéo du đẩy tôi ra khỏi chùa. Mặc dù có các cán bộ của Bộ Công an, công an tỉnh Bắc Giang, công an huyện Yên Dũng, công an xã Tân Liễu, ông Nguyễn Văn Khải bí thư thôn, ông Trần Văn Nghìn - trưởng thôn, ông Nguyễn Xuân Trường - chủ tịch hội người cao tuổi thôn, ông Thân Văn Đãi, người coi chùa nhưng họ không can thiệp, để người nhà ông Trường, con gái ông Nghìn, bà Trần Thị Cay và một số người khác trong thôn tự do hành hung, xâm phạm vào nơi ở, thân thể, danh dự và nhân phẩm của tôi. Không những vậy, họ còn khóa cổng chùa giam lỏng các cán bộ của Bộ Công an.

Sau đó, tôi bị ông Tạ Đình Long - Phó Chủ tịch UBND huyện và em vợ là ông Nguyễn Ngọc Trấn - Trưởng ban Tôn giáo huyện Yên Dũng bắt tôi lên ô tô để chở về nhà khách UBND tỉnh làm việc. Cùng sự động viên của bà Lê Thị Mai Oanh - cán bộ phòng A41 Bộ Công an nên tôi đã nhất trí. Về đến nhà khách, ông Long chỉ đạo cho ông Trấn lập biên bản với nội dung tôi tình nguyện đề nghị các cấp chính quyền đưa về ở Nhà khách UBND tỉnh. Không đúng sự thật nên tôi không ký. Ngày 3/3/2006, tôi đã có đơn tố cáo gửi các cấp chính quyền và ông Sơn - công an tỉnh Bắc Giang, tố cáo hành vi của những người trên (Cay và một số người) nhưng không được giải quyết. Nên ngày 5/3/2006 tôi phải vào điều trị tại bệnh viện Bạch Mai do sự chỉ đạo của tỉnh. Sau đó, họ bỏ mặc tôi tại đấy, không có trách nhiệm gì.

Ngày 7/3/2006, theo lịch của UBND huyện Yên Dũng mời tôi về đối thoại với dân làng nhưng không hiểu tại sao huyện lại cử ông Đức là phó phòng tài chính kế hoạch, ông Trấn - Trưởng ban tôn giáo huyện Yên Dũng tới bệnh viện để can thiệp các bác sỹ, nhằm không cho tôi về đối thoại với dân làng. Luật sư của tôi về trước, còn tôi thuê xe tắc xi về sau. Trên đường về tôi có liên lạc với bà Tình - Phó đoàn thanh tra liên ngành chính phủ và bà Oanh - Chuyên viên A 41 Bộ Công an, cô Thương - Cán bộ Cục An ninh xã hội Bộ công an, ông Sơn - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng để đề nghị không thay đổi buổi đối thoại, nhưng không được các cấp chính quyền đồng ý.

Ngày 10/3/2006, tôi được xuất viện Lại phải quay về tá túc tại Vườn hoa cộng cộng.

Kể từ ngày 2/3/2006 đến nay chính quyền UBND xã Tân Liễu chưa giao trả lại cho tôi số tài sản mà ngày 22/2/2006 UBND xã bàn giao trả lại tôi được thể hiện tại biên bản số 17, 18, biên bản mở niêm phong tủ đứng 3 buồng ở khu nhà ở của tôi tại chùa Nguyệt Nham (và một số tài sản tôi đem về cộng với một số tài sản tôi nhờ người mua hộ ngày 22 và 23/2/2006) vẫn để lại tại chùa Nguyệt Nham.

Ngày 17/4/2006, bà Lê Thị Mai Oanh - chuyên viên A41 Bộ Công an đã hẹn gặp tôi ở vườn hoa Lý Tự Trọng, động viên gửi tôi về chùa Kim Liên ở tạm một thời gian, đợi đại hội Đảng xong thì Thanh tra Chính phủ sẽ trả lời giải quyết khiếu nại. Tôi và bà Oanh đang nói chuyện, ông Nguyễn Đức Hồng mặc sắc phục đeo phù hiệu số 123-751 và ông Duy công an thành phố Hà Nội cùng các công an khác xông thẳng tới lôi kéo du đẩy tôi quẳng chúng tôi lên thùng xe ôtô biển số 31A-8357. Xe biển số 31A-6956 chở xe đạp và tài sản khác của chúng tôi về trại tình thương ở thôn Đồng Dầu, xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội. Từ ngày 17/4/2006 đến ngày 20/4/2006, tôi liên tục bị công an đàn áp, khống chế, vặn chân tay, bấm huyệt tiêm thuốc tê để cho tôi không đi lại và tiếp xúc nói chuyện được với ai. Toàn bộ tài sản của tôi lúc đó gồm chiếc xe đạp mini Nhật, quần áo tư trang cá nhân và 2.723.000đ tiền mặt bị thu giữ, không hề có biên bản.

Ngày 19/4/2006, khi nhận được tin kêu cứu của chúng tôi, bà Giới cục An ninh xã hội Bộ Công an cùng bà Oanh, chuyên viên A 41 Bộ Công an tới trại gặp chúng tôi để nắm tình hình. Thấy chúng tôi không ăn, không uống, quyết tâm tuyệt thực để chết tại trại, hai bà đã về báo cáo ông Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng - Thứ trưởng Bộ Công an. Thứ trưởng đã chỉ đạo một số cán bộ Bộ Công an tới trại gặp tôi và bà con. Họ nói: "Do một số anh em cảnh sát Hà Nội bắt nhầm thày và bà con, mong thày và bà con thông cảm. Hôm nay thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng biết tin chỉ đạo chúng tôi tới trại để đưa thày và bà con về". Các ông công an thấy sức khoẻ của tôi quá yếu nên đã chỉ đạo trại đưa tôi đi cấp cứu tại khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện đa khoa Đông Anh. Tại bệnh viện, các ông công an trại giam khống chế giữ chân tay tôi, đề nghị với bác sĩ tiêm ngay thuốc mê cho tôi. Tôi đã phản đối kịch liệt việc làm sai trái của các ông trên, các bác sĩ trong bệnh viện đã hiểu ý tôi nên không làm theo sự sắp đặt của họ. Tôi được bác sĩ Giám đốc bệnh viện, bác sĩ Huệ trưởng khoa hồi sức cấp cứu và các bác sĩ khác nhiệt tình cứu chữa từ ngày 20/04/2006 đến ngày 26/4/2006 tôi mới tạm bình phục.

Chiều ngày 26/4/2006, Công an TP. Hà Nội chỉ đạo bệnh viện thị trấn Đông Anh và công an tỉnh Bắc Giang khống chế tôi lên ô tô để đưa về nhà khách Uỷ ban tỉnh Bắc Giang (công an Tp. Hà Nội không trả lại xe đạp và tài sản đã cướp của tôi). Tại đây ông Kiên văn phòng và một số cán bộ khác cưỡng chế tôi từ trên ôtô vào phòng khách số 114 của UBND tỉnh Bắc Giang. Ngay sau khi các bác sĩ ra về, ông Kiên văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang lại quát tôi: "Đề nghị bà ra khỏi nhà khách, đi đâu thì đi. Chúng tôi không có trách nhiệm gì với bà". Tôi yêu cầu ông Kiên lập biên bản, tôi sẽ đi ngay, nhưng ông Kiên không dám lập vì trước đó bà Hoàng Thị Tình - Vụ phó Vụ Pháp chế, Thanh tra Tôn giáo chính phủ (Phó đoàn thanh tra liên ngành) vừa gọi điện yêu cầu tôi phải ở tạm nhà khách, không được đi đâu để chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ. Bà Tình đã can thiệp nên ông Kiên không đuổi tôi nữa.

Do bệnh tình của tôi lại tái phát, bị ngất. Ngày 19/5/2006, tỉnh Bắc Giang đưa tôi đến cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh và điều trị. Trong hồ sơ bệnh án của tôi bệnh viện tỉnh Bắc Giang xác nhận là ngất không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, đến ngày 24/5/2006, tôi được xuất viện. UBND tỉnh Bắc Giang đã can thiệp với bệnh viện để buộc bệnh viện phải chứng nhận vào Giấy ra viện của tôi là Rối loạn thần kinh tạm thời đã ổn định.

Sáng 14/11/2006, tôi đến chơi nhà bà Nguyễn Thị Thuận, một người phật tử, nhà ở xóm 4A - thôn Đình Hoàng - xã Cổ Nhuế - huyện Từ Liêm - ngoại thành Hà Nội. Đến 12 giờ trưa, có anh Tùng và 1 người nữa tôi không biết tên là cán bộ của Tổng cục an ninh - Bộ công an. Chị Minh (là cán bộ An ninh Sở công an thành phố. Hà Nội), và ông Đào Duy Lục công an cảnh sát khu vực, ông Ngô Văn Bằng công an viên xã Cổ Nhuế. Cô Minh đọc cho bà Thuận chép nội dung là nếu bà Thuận cho tôi ở thì không được cho tôi đi đâu ra ngoài đường phố từ ngày 14/11/2006 đến ngày 21/11/2006. Đến 17 giờ công an viên của xã Cổ Nhuế đưa cho tôi 1 tờ khai nhân khẩu, bảo tôi viết và ký tên để họ làm thủ tục tạm trú cho tôi. Nhưng đến tối khoảng 19 giờ, tôi thấy có các ông Nguyễn Văn Thư, Nguyễn Văn Thanh là công an của tỉnh Bắc Giang, ông Nguyễn Công Bằng cán bộ Ban tôn giáo tỉnh Bắc Giang vào nhà bà Thuận. Họ nói : “Chúng tôi được lãnh đạo tỉnh cử ra Hà Nội đón nhà sư về giải quyết việc khiếu kiện”. Nghe vậy, tôi yêu cầu: “Các ông cho tôi xem giấy mời, nội dung giấy mời như thế nào? Nếu đúng giấy mời tôi về giải quyết trả chùa thì tôi sẽ về, còn lại bảo tôi về rồi vào Nhà khách UBND tỉnh như những đợt trước để lừa tôi thì tôi không về. Hơn nữa bây giờ tối đêm như thế này thì tôi cũng không về cùng các ông”. Nghe tôi nói vậy, họ đi về và nói lại ngày mai chúng tôi sẽ xuống đón nhà sư về tỉnh làm việc.

Sáng ngày 15/11/2006, khoảng 8 giờ 30 các ông công an của tỉnh Bắc Giang, Bộ công an, xã Cổ Nhuế và Huyện Từ Liêm có mặt tại nhà bà Thuận. Họ tự ngồi viết biên bản, nội dung là "tôi tự nguyện về theo họ" rồi họ đọc cho tôi nghe và bảo tôi ký. Tôi nghe xong không đồng ý ký và đề nghị họ đưa giấy mời cho tôi xem. Họ không đưa được 1 văn bản nào. Tôi trả lời thẳng là tôi không tự nguyện về cùng các ông. Thấy vậy, họ lại kéo nhau đi. Hẹn 14 giờ chiều quay lại. Họ cử 2 công an của xã Cổ Nhuế và huyện Từ Liêm ở lại canh giữ tôi. Khoảng 16 giờ 30 họ xuất hiện. Tôi hỏi giấy, họ không có đưa ra. Lúc này, cùng vào với họ có rất đông người là dân phòng và công an, khoảng gần 30 người. Họ lệnh cho dân phòng, công an xông vào kéo tay tôi lôi ra, ấn tôi vào ô tô trước sự chứng kiến của rất nhiều người dân quanh đấy. Trước đó tôi đã gọi điện thoại cho bà Lê Thị Mai Oanh là chuyên viên của A41 - Bộ công an phụ trách về Tôn giáo để trình bày và yêu cầu bà can thiệp. Bà Oanh có nói: “Nhà chùa cứ đợi đấy không đi đâu, làm sẵn giấy cam kết chấp hành quy chế của thành phố để bà Oanh và bà Giới Cục trưởng cục an ninh lên làm thủ tục cho tạm trú tại đấy". Hiện nay bà Oanh đang đợi bà Giới đến đi cùng lên chỗ tôi ở và nói tôi chuyển máy cho các ông công an đang đứng gần đấy để bà nói chuyện với họ. Tôi đã trình bày nội dung bà Oanh nói và đề nghị ông Tùng (công an Bộ), ông Thư (công an tỉnh Bắc Giang) chờ các bà Oanh, Giới. Tuy nhiên, ông Tùng, ông Thư vẫn bác bỏ và khẩn trương lôi tôi đi để hoàn thành nhiệm vụ.

Đến 20 giờ họ chở tôi đến Trung tâm bảo trợ của tỉnh Bắc Giang, bắt tôi ngồi yên ở trên xe. Hơn 01 gìơ sau, họ gọi rất nhiều công an và nhân viên của Trung tâm đến trấn áp, kéo lôi tôi xuống. Họ giằng xé rách, nát quần áo của tôi, có kẻ còn đấm vào bụng, định cướp điện thoại di động, giấy tờ tài liệu của tôi và vu cho tôi là bị thần kinh nặng. Sau đó lôi nhốt tôi vào trong 1 buồng cho người canh giữ ở bên ngoài. Đến hơn 22 giờ đêm thì có 10 người đàn ông vào phòng tôi nói là công an, bảo vệ và nhân viên của Trung tâm mời tôi làm việc. Tôi phải la to lên: “Bây giờ là nửa đêm sao các ông không để ban ngày lại làm việc ban đêm mà các ông cũng không có thẻ, không mặc quân phục tôi làm sao tin các ông là công an được” . Họ sợ tôi kêu sẽ làm bà con thức giấc nên rút đi.

Ngày 16/11/2006, khoảng 24 giờ, tôi mệt quá đang nghỉ trên giường, ông Phú - Bảo vệ của Trung tâm, cậy cửa lẻn vào bóp cổ tôi, định giết người diệt khẩu phi tang chứng. Tôi chống cự quyết liệt, cũng đúng lúc đấy có 1 cô ở phòng bên cạnh đi vào phòng tôi. Thấy vậy tên Phú chạy mất.

Trưa ngày 16/11/2006, khoảng 12h, một số công an tỉnh cùng tên Phú, ông Mạnh bảo vệ Trung tâm và cán bộ của Trung tâm. Khoảng gần 30 người. Họ tự ý đạp cửa xông vào trong phòng tôi. Người giằng lấy radio của tôi rồi đập vỡ, người giữ chân, người giữ tay để cho người khác nắn kiểm tra khắp người tôi và cướp đi 01 điện thoại di động hiệu SAMSUNG E 600 trị giá 5,2 triệu đồng cùng số tiền 3,8 triệu đồng tôi đang cất ở áo trong. Cô Hường và cô Tĩnh là bác sỹ của Trung tâm còn lục túi cà sa của tôi lấy 1 máy ghi âm (trị giá 950.000đ) và một số giấy tờ. Mặc cho tôi phản đối, họ vẫn lấy hết các đồ dùng, tiền bạc điện thoại của tôi mà không có biên nhận. Đến 15 giờ chiều bị tôi lên án dữ dội, ông Mạnh bảo vệ ra nói : “Chúng tôi không cướp của bà, chúng tôi làm theo lệnh của công an thu giữ để kiểm tra”. Tôi yêu cầu ông phải có biên bản xuất trình lệnh của công an. Phú không trả lời và trốn mất.

Nghiêm trọng hơn, khoảng 17 giờ hôm đó, trong lúc tôi đang nằm, cô Hường bác sỹ của trung tâm, tưởng tôi ngủ say, lẻn vào. Cô ta cho 1 gói bột trắng vào ca nước của tôi. Việc này có 1 cháu bé trong trung tâm cũng nhìn thấy và cháu đã hỏi cô này: “Tại sao cô lại pha thuốc vào nước uống của nhà chùa”, cô này vội chạy mất.

Suốt thời gian tôi bị giam giữ trong Trung tâm bảo trợ từ đêm ngày 15/11/2006 đến sáng ngày 23/11/2006 (là 9 ngày), tôi luôn luôn bị canh giữ trong phòng. Ban đêm luôn bị người đến quấy nhiễu bắt tôi phải mở cửa và đòi tôi phải ra làm việc. Tôi phải phản đối: “Tôi có là tù nhân đâu mà các ông giam giữ trái phép và ngay cả bị tù thì cũng không ai làm việc vào ban đêm hay các ông công an tỉnh Bắc Giang quen đàn áp, khủng bố hỏi cung ban đêm như việc hỏi cung các nhà sư trong vụ Trộm tượng cổ nổi tiếng vừa qua. Ban ngày thì không thấy ai hỏi han gì, mà đêm đến thì lại kéo dàn hàng mấy người đến quấy rối yêu cầu làm việc”.

Hồi 9 giờ sáng ngày 23/11/2006, ông Nguyễn Văn Sơn cùng một số người công an đến phòng tôi. Đọc văn bản viết sẵn có nội dung: Trả tôi điện thoại, máy ghi âm, radio. Tuy nhiên, các đồ vật này đều bị phá hỏng nên tôi không đồng ý nhận. Trong biên bản không nêu nội dung về việc tại sao bắt cóc tôi, cướp đồ đạc tiền bạc của tôi, xé rách quần áo tôi. Không nói đến trả lại số tiền các ông đã lấy của tôi, do đó tôi không ký biên bản. Họ cho người lôi, đẩy tôi ra cửa Trung tâm trước sự chứng kiến của hàng chục, hàng trăm người trong trại và dân quanh vùng.

Cũng trong thời gian này, bà con, người thân biết tin tôi đang ở trong Trung tâm đã đến xin gặp và tiếp tế nhưng cán bộ công an ngăn cản không cho gặp. Họ trả lời tôi không có ở đấy.

Hành động hành hung, cướp tài sản, khống chế, bắt, giữ người trái pháp luật của công an Tp. Hà Nội, công an phường Thuỵ Khuê diễn ra công khai, ngay trước Trụ sở tiếp dân của TW Đảng là một minh chứng cho sự lạm dụng quyền lực một cách vô nguyên tắc. Cứ là công an thì có quyền bắt bớ, khám xét, lục soát, giám sát, hạn chế sinh hoạt cá nhân của công dân mà không cần tuân theo một hình thức, thủ tục luật định nào. Người dân oan chúng tôi dù bị tước đoạt đến mức nghèo tận cùng của xã hội nhưng vẫn có quyền công dân, quyền đó phải được tôn trọng. Các cơ quan hành pháp lại càng phải tuân thủ nghiêm túc quy định này. Công an Tp. Hà Nội, công an phường Thụy Khuê đã vi phạm vào các Điều 109 (Cố ý gây thương tích), Điều 133 (Cướp tài sản), Điều 280 (Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản), Điều 282 (Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ), Điều 123 (Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật), Điều 303 (Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật).

Hành động bắt, giam giữ người trái pháp luật, cướp bóc, huỷ hoại tài sản công dân của công an tỉnh Bắc Giang là vi phạm quy định của pháp luật. Việt Nam là đất nước vốn xưa nay có truyền thống văn hiến, văn minh và nhà nước thì luôn tuyên truyền là của dân, do dân và vì dân, còn cán bộ là công bộc của nhân dân. Nhưng những hành vi của cán bộ công an tỉnh Bắc Giang và thành phố Hà Nội không khác gì bọn lưu manh, côn đồ. Chúng đã dùng vũ lực khống chế, đàn áp, đánh, cướp ngang nhiên. Liệu đây có phải là cách mà công an tỉnh Bắc Giang và Hà Nội áp dụng để hoàn thành nhiệm vụ là bảo vệ pháp chế XHCN hay không ? Thành tích bao nhiêu năm nay mà công an tỉnh Bắc Giang và Hà Nội có được đều áp dụng thủ đoạn với người dân như vậy sao? Chúng tôi oan nên đi khiếu nại, tố cáo. Công an tỉnh Bắc Giang không giải quyết mà tìm mọi cách để bịt miệng, bưng bít tàn bạo là vậy sao ?

Như vậy đã có cơ sở kết luận công an Thành phố Hà Nội, công an phường Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội và công an tỉnh Bắc Giang đã vi phạm nghiêm trọng hiến pháp và pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi ích hợp pháp của tôi trong khi tôi thực hiện quyền khiếu nại tố cáo hợp pháp của công dân.

Kính thưa các quý cơ quan!

Toàn bộ nội dung sự việc tôi đã trình bầy cụ thể nêu trên. Tôi đã gửi rất nhiều đơn từ trình báo, khiếu nại, tố cáo, vạch rõ các hành vi, việc làm vi phạm luật pháp của cá nhân, chính quyền thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nhưng không hề được xem xét.

IV. TÔI TỐ CÁO CÁC HÀNH VI PHẠM TỘI, VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CỐ TÌNH LÀM SAI, BÓP MÉO SỰ THẬT CỦA CÁC CÁ NHÂN, TỔ CHỨC, CHÍNH QUYỀN THÔN LIỄU NHAM, UBND XÃ TÂN LIỄU, UBND HUYỆN YÊN DŨNG, CÔNG AN HUYỆN YÊN DŨNG, UBND TỈNH BẮC GIANG, CÔNG AN TỈNH BẮC GIANG, BAN TÔN GIÁO CHÍNH QUYỀN TỈNH BẮC GIANG, BỘ CÔNG AN, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, ĐOÀN THANH TRA LIÊN NGÀNH CHÍNH PHỦ, VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ, BAN PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TW ĐÃ BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN, CÔNG VĂN, BÁO CÁO, QUYẾT ĐỊNH, KẾT LUẬN THÔNG TIN HOÀN TOÀN BỊA ĐẶT, BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN TRỤC XUẤT NHÀ TU HÀNH, KHÔNG ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO TRÁI PHÁP LUẬT. KHÔNG TUÂN THỦ ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM, LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA TÔI.

Cá nhân:

- Thầy Ý vu khống tôi có hành vi ngược đãi thầy Ý, dỡ bán nhà tổ v.v. Vũ Văn Đàm, đã vu khống cho tôi có những hành vi bắt trộm gà nhà ông Đại - đội 2 thôn Liễu Nham, làm ô nhiễm môi trường, chặt nhãn phá huỷ cảnh quan chùa, tự ý phá nhà tổ, lấy gỗ đóng giường tủ không xin phép v.v. Đinh Thị Đáng đã vu khống cho tôi hoạt động mê tín dị đoan, cúng ra đồng mở phủ cho chị Trần Thị Nở- đội 1 thôn Liễu Nham, đốt 3 gian hàng mã, làm cháy nửa cây nhãn, nhận lễ 6 triệu đồng v.v. Toàn bộ nội dung này đã được chứng minh tại Đơn đề nghị của chị Trần Thị Nở, Biên bản ghi lời khai của Dương Văn Minh và Trần Thị Vạn ngày 01/4/2004 do ông Nguyễn Đình Bách (Trưởng thôn Liễu Nham) lập biên bản v.v. Bản chứng nhận của ông Nguyễn Đình Bách (nguyên Trưởng thôn Liễu Nham) ký ngày 4/6/2004 và Bản xác nhận của Thân Văn Tâm ký ngày 16/6/2004, Dương Văn Minh ký ngày 25/6/2004. Những người trên đã vi phạm vào Điều 121, 122, Bộ Luật hình sự năm 2000. Tại sao những người trên không bị xử lý?

- Hành vi của Thân Văn Lượn, ngang nhiên nhiều lần tổ chức cầm đầu một số phần tử xấu tự ý tới chùa thay khóa chùa, chiếm đoạt chìa khóa không cho tôi phục vụ tín ngưỡng cho dân, xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân điều 129 BLHS; Xâm phạm chỗ ở của nhà sư điều 124 BLHS; Tội làm nhục người khác Điều 121 BLHS năm 2000; Tội vu khống điều 122 BLHS; Xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác Điều 123 BLHS năm 2000; Cưỡng đoạt tài sản điều 135 BLHS; Chiếm giữ trái phép tài sản điều 141 BLHS; Gây rối trật tự công cộng điều 245 BLHS năm 2000.

- Hành vi của Trần Thị Cay ngang nhiên tổ chức cầm đầu một số phần tử tự ý tới chùa xâm phạm chỗ ở hợp pháp của công dân, điều 124 BLHS năm 2000; Gây rối trật tự công cộng, điều 245 BLHS năm 2000; Vu khống điều 122 BLHS năm 2000; Bôi nhọ danh dự của người khác điều 121, BLHS năm 2000; Xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân điều 129 BLHS năm 2000; Lôi kéo, cưỡng bức, hành hung gây thương tích điều 104 BLHS năm 2000; Tự ý khóa cổng chùa, giam lỏng cán bộ của Bộ Công an điều 123 BLHS năm 2000; Không cho tôi được phục vụ tín ngưỡng cho dân, buộc tôi phải dời khỏi chỗ ở hợp pháp; v.v. Được minh chứng trong tất cả các biên bản, báo cáo của chính quyền các cấp. Đã vi phạm điều 104, 121, 122, 123, 124, 129, 245 Bộ Luật Hình sự năm 2000. Tại sao họ không bị xử lý?

Tổ chức:

a. Chính quyền thôn Liễu Nham, UBND xã Tân Liễu:

Triệu tập cuộc họp dân, ban hành Nghị quyết với nội dung trái pháp luật.Tự ý kiếm kê, niêm phong tài sản của công dân, cử người xuống phá, thay khóa, trục xuất tôi (Thích Đàm Thoa) ra khỏi chỗ ở khác trái pháp luật, không cho tôi vào chùa hành đạo là vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định tại các điều 70, 71, 72, 73, 74; Theo pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo ngày 29/6/2004 quy định về Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, tại các điều 8, điều 26 và theo Nghị định 26 ngày 19/4/1999 của Chính phủ quy định về các hoạt động tôn giáo tại điều 15, điều 17. Xâm phạm chỗ ở điều 124 BLHS năm 2000; Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác quy định tại điều 141 BLHS năm 2000; Xử dụng trái phép tài sản điều 142 BLHS năm 2000; Cố ý làm huỷ hoại tài sản điều 145 BLHS năm 2000; Tội vô ý gây thiệt hại người khác. Tội báo cáo sai điều 329 BLHS năm 2000; Tội vi phạm việc niêm phong, kiểm kê tài sản điều 310 BLHS năm 2000; Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội điều 294 BLHS năm 2000; Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản điều 280 BLHS năm 2000; Tội lạm dụng trong khi thi hành công vụ điều 282 BLHS năm 2000; Hành vi dung túng, bao che cho thầy Thích Đàm Ý (vu khống), Vũ Văn Đàm (đảng viên đội 2 - nguyên bí thư chi bộ thôn Liễu Nham), Đinh Thị Đáng (đảng viên đội 1 - nguyên Hội phó Hội NCT thôn Liễu Nham), Nguyễn Văn Khải - nguyên Phó thôn Liễu Nham, kiêm công an viên xã Tân Liễu; Thân Văn Lượn (xã viên đội 1, thôn Liễu Nham, anh em vợ Nguyễn Văn Khải); Trần Thị Cay (đội 1 thôn Liễu Nham - họ hàng với Đinh Thị Đáng) Thực hiện hành vi vi phạm pháp luật v.v.

+ Hành vi báo cáo sai sự thật với chính quyền cấp trên. Thể hiện trong báo cáo số 37/BC-UB ngày 17/6/2004, UBND xã Tân Liễu báo cáo với Ban Tôn giáo Chính quyền tỉnh, MTTQ tỉnh, Ban Tôn giáo huyện uỷ, công an huyện, phòng VHTT huyện Yên Dũng hoàn toàn không đúng thực tế. UBND xã bịa đặt một số thông tin như: Tôi đề nghị UBND xã thống kê tài sản ở chùa, tôi tự viết bản kiểm điểm, đã nhận thức được một số vấn đề sai sót, còn một số vấn đề chưa nhận thấy sai sót của mình. Tôi tự chặt cây trong chùa mà không xin phép chính quyền. Tôi dùng gỗ nhà Tổ để đóng giường, tủ v.v...

- Việc chiều ngày 28/3/2004: tôi - nhà sư Thích Đàm Thoa có về UBND báo cáo nhưng UBND xã không giải quyết ngay. Đến ngày 1/4/2004 tôi lại làm đơn tiếp đề nghị UBND xã Tân Liễu về việc thôn Liễu Nham tự ý khóa cửa chùa, trục xuất sư trái phép, thì ở bản báo cáo lại nêu: Tôi đề nghị UBND xã xuống thống kê tài sản trong chùa.

- Việc thứ 2: trong báo cáo của UBND xã nêu: Chặt 5 cây ở chùa, trong khi đó chỉ xin phép 2 cây là không đúng. Sự thật như xác nhận của thôn là tôi chặt 5 cây, trong đó báo cáo xin ý kiến chặt 3 cây (có bản xác nhận kèm theo).

- Việc thứ 3: nói là dùng gỗ của nhà tổ đóng giường tủ là không đúng, mà thực tế là dùng gỗ đóng ghế cho nhà chùa (vấn đề này đã có xác nhận của thôn Liễu Nham).

Nội dung trong hội nghị nhân dân cũng được UBND xã biến tấu theo hướng để phù hợp với pháp luật

+ UBND xã nói về các cuộc họp giải quyết mâu thuẫn giữa nhà chùa với nhân dân thôn Liễu Nham ghi trong báo cáo cũng có nhiều phần không chính xác về tinh thần cuộc họp, cụ thể:

- Cuộc họp thứ nhất không mời tôi đến dự.

- Cuộc họp thứ 2 ngày 5/6/2004 có một điều sai sót là có thư ký cuộc họp mà không đọc biên bản tường trình và kết luận của cuộc họp trước dân và không đi đến kết luận mang tính nghị quyết để nhân dân và nhà chùa thực hiện. Theo tôi, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình hình vẫn căng thẳng, bởi lẽ, chính bản thân cuộc họp chưa nói rõ được sự phải trái, trắng đen, việc nên làm việc không nên làm chưa có sự phân tích thấu tình, đạt lý. Do vậy, người đúng kẻ sai chưa rõ ràng. Cuộc họp không có hiệu quả.

Riêng cuộc họp cuối cùng, gần đây nhất 16/6/2004 có điều sai là đã không mời đại diện phụ trách tôn giáo xã, Ban chấp hành người cao tuổi và bản thân tôi đến dự. Như thế thì làm sao Hội nghị lại có thể họp bàn đi đến thống nhất được. Khi bàn về việc giải quyết 2 nhà sư thì vắng mặt cả 2 vị, khi bàn về từng bước xây dựng lại chùa... an khang hơn thì lại vắng sư trù trì là tôi và các cụ trong ban chấp hành Hội người cao tuổi và Ban tôn giáo xã.

Vậy kết luận cuối cùng của bản báo cáo: Tình hình xảy ra ở chùa Nham Nguyệt nguyên nhân chính là do mâu thuẫn cá nhân giữa 2 nhà sư Thích Đàm Thoa, Thích Đàm Ý, theo tôi là không chính xác (chứng minh tại bản xác nhận của ông Nguyễn Đình Bách - nguyên trưởng thôn Liễu Nham ký ngày 4/6/2004) sẽ giúp các Quý cơ quan hiểu điều đó.

+ Biên bản kiểm kê tài sản tại chùa Nguyệt Nham ngày 26/11/2004, do ông Nguyễn Văn Thưởng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Liễu tổ chức, không cho tôi tham gia, không cho xem biên bản kiểm kê là trái quy định của pháp luật. Do vậy, tôi không thể được biết tôi bị lập biên bản giữ những gì? Có đủ tài sản của tôi không? Trong quá trình đi khiếu kiện, các cơ quan chức năng mới cho tôi xem biên bản kiểm kê này. Xem biên bản kiểm kê, tôi thấy UBND xã Tân Liễu đã kê biên thiếu rất nhiều tài sản của tôi.

+ Quyết định số 51/QĐ-CT của UBND xã Tân Liễu, do ông Đỗ Đình Đoan - Chủ tịch UBND xã Tân Liễu ký và đóng dấu ngày 5/4/2005 về việc thành lập Hội đồng thanh lý vật nuôi của tôi tại chùa Nguyệt Nham; Biên bản số 52/BB-UB của UB xã Tân Liễu do ông Nguyễn Văn Thưởng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Liễu ký và đóng dấu ngày 8/4/2005. Không được sự đồng ý và chứng kiến của tôi là trái quy định của pháp luật.

- Ngày 16/8/2006, ông Nguyễn Văn Thưởng - Phó Chủ tịch UBND xã đã cho in và ký giấy mời thông báo cho nhân dân thôn Liễu Nham đúng 8h00 ngày 21/8/2006. UBND xã Tân Liễu mời các ngành của Trung ương, Tỉnh, huyện, xã và thôn có liên quan dự chỉ đạo hội nghị và 392 hộ nhân dân thôn Liễu Nham, về tại Đình làng Liễu Nham để họp được tổ chức từ 8h đến 11h trưa. Giải quyết về việc: Sau khi nhận được thông bạch số 63 của Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang ngày 28/7/2006. Được sự nhất trí của TT Đảng uỷ - HĐND xã Tân Liễu.

UBND xã Tân Liễu tổ chức hội nghị họp nhân dân thôn Liễu Nham để lấy ý kiến nhân dân trong việc bổ nhiệm sư cô Đàm Thoa (Lý Thị Hà) trụ trì chùa Nham Nguyệt.

- Ngày 21/8/2006, UBND xã Tân Liễu đã tổ chức Hội nghị nhân dân thôn Liễu Nham để lấy ý kiến nhân dân trong việc bổ nhiệm (tôi) sư cô Đàm Thoa (Lý Thị Hà) trụ trì chùa Nham Nguyệt, thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Có sự tham gia của Ông Vũ Đình Cảnh - Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Bắc Giang; Bà Đỗ Thị Lệ - T/M Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Ông Hà Đình Khiêm - T/M UB MTTQ tỉnh; Ông Nguyễn Văn Duẩn - Văn phòng UBND tỉnh; Đại đức Thích Thiện Văn - Phó Chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh; Ông Bùi Thế Sơn - Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện; Ông Lê Văn Nhã - Phó Chủ tịch UB MTTQ huyện; Bà Đinh Thị Oanh - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện; Ông Phạm Văn Tình - T/M BCH Hội CCB huyện; Ông Nguyễn Xuân Dũng - T/M BCH Hội ND huyện; Thường trực Đảng uỷ xã Tân Liễu, HĐND xã, UBND xã, UB MTTQ và các đoàn thể nhân dân xã và Ban Chi uỷ, BQL thôn, các ngành đoàn thể nhân dân và 392 chủ hộ trong thôn. Hội nghị làm việc 1/2 ngày: từ 8 giờ 30 phút đến 10 giờ 55 phút, ngày 21/8/2006 tại Đình Làng Liễu Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Ông Đỗ Đình Đoan - Chủ tịch UBND xã (Chủ toạ Hội nghị); Ông Bùi Văn Ghi - Văn phòng UBND xã (Thư ký Hội nghị) (không mời tôi dự họp). Được thể hiện trong báo cáo số 22/BC-UBND của UBND xã Tân Liễu, do ông Nguyễn Văn Thưởng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Liễu ký và đóng dấu ngày 21/8/2006. Tôi được 5/368 phiếu hợp lệ. Đạt 1,25% ... Vậy tại sao khi ra quyết định trụ trì cho đúng thủ tục theo quy định của Hiến chương GHPGVN. Chính quyền xã tổ chức cuộc họp để bỏ phiếu cho tôi có quyền trụ trì chùa hay không? Theo quy định về việc bổ nhiệm trụ trì trong Hiến chương GHPGVN cũng như pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, cụ thể là Nghị định 22/CP của Chính phủ quy định về các hoạt động tôn giáo. Thì quyền trụ trì của tôi có phải do dân quyết định hay không? Vậy mà chính quyền xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang thiếu hiểu biết về pháp luật. Việc ra quyết định bổ nhiệm trụ trì cho tôi là công việc của giáo hội. Các cấp chính quyền thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang can thiệp quá sâu vào việc tu hành của tôi.

Hành vi trên đây của chính quyền UBND xã Tân Liễu đã tổ chức Hội nghị nhân dân thôn Liễu Nham để lấy ý kiến nhân dân trong việc bổ nhiệm (tôi) sư cô Đàm Thoa (Lý Thị Hà) trụ trì chùa Nham Nguyệt, thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã vi phạm nhân quyền, vi phạm pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo của chính phủ nhà nước ban hành.

Chính quyền thôn Liễu Nham, chính quyền xã Tân Liễu phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi trên theo quy định tại điều 122 BLHS.

b. UBND huyện Yên Dũng

Là cơ quan quản lý cấp huyện, nhưng khi nhận được tin báo từ người dân, báo cáo của cấp dưới đã không tiến hành xác minh mà lập tức ban hành các văn bản trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền về chính trị cũng như tài sản của công dân.

Cụ thể:

+ Ngày 26/11/2004, UBND huyện Yên Dũng không cần xác minh đã ban hành CÔNG VĂN số 1635/CV-UB do ông Dương Văn Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng ký và đóng dấu thay chủ tịch, với nội dung: "Nhà sư Thích Đàm Thoa trong thời gian trụ trì chùa Liễu Nham luôn để xảy ra mâu thuẫn với nhân dân trong thôn. Vì nhà sư không có đủ uy tín nên đã dẫn đến việc ngày 25/11/2004, nhân dân thôn Liễu Nham đuổi nhà sư ra khỏi chùa và giữ 02 đồng chí cán bộ xã Tân Liễu về giải quyết vụ việc ở trong chùa. Từ thực tế trên, UBND huyện Yên Dũng đề nghị ban Tôn giáo và Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang có biện pháp chỉ đạo chuyển nhà sư Thích Đàm Thoa sang chùa khác để tạo sự ổn định an ninh chính trị cho địa phương".

Như vậy nội dung CÔNG VĂN số 1635/CV-UB của UBND huyện Yên Dũng là trái quy định của pháp luật, cố ý vi phạm pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, đã gây tác hại to lớn cho đời tu hành của tôi là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật? Phải xử lý người ra công văn và người chỉ đạo có nội dung ghi trong công văn? Đồng thời phải công khai xin lỗi trên phương tiện thông tin đại chúng mới đúng pháp luật quy định?

+ Ngày 28/01/2004, UBND huyện Yên Dũng không chờ báo cáo của công an huyện đã ban hành thông báo 03/TB-VP do ông Nguyễn Ngọc Luyện - Phó Văn phòng UBND huyện ký thay Chánh Văn phòng UBND huyện. Thông báo Kết luận của Phó chủ tịch UBND huyện Tạ Đình Long tại Hội nghị giải quyết sự việc của tôi. Trục xuất tôi ra khỏi chùa Nguyệt Nham trước kết luận điều tra của công an huyện tới 1 tháng 20 ngày được gửi đi 11 cơ quan, ban, ngành, cá nhân trong tỉnh. Với nội dung:

1- Bà Lý Thị Hà trong thời gian ở chùa Nham Nguyệt, thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu luôn mất đoàn kết với nhân dân thôn Liễu Nham - xã Tân Liễu. Mặc dù Ban Tôn giáo, UBND, UBMTTQ cùng các Ban ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã nhiều lần tiến hành hòa giải nhưng bà Lý Thị Hà vẫn gây mất đoàn kết với nhân dân thôn Liễu Nham, khiến tình hình an ninh trật tự tại địa phương trở nên phức tạp.

2- Nhất trí với đề nghị của Chi bộ, chính quyền cùng toàn thể nhân dân thôn Liễu Nham và đề nghị của UBND xã Tân Liễu chuyển bà Lý Thị Hà sang địa phương khác để đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn thôn Liễu Nham cũng như tài sản tính mạng của bà Lý Thị Hà.

3- Bà Lý Thị Hà phải tự tìm nơi cư trú phù hợp cho bản thân. Nguyện vọng được hành đạo của bà do Ban tôn giáo và Hội Phật giáo tỉnh xem xét quyết định.

4- Từ ngày 27/01/2005 đến hết ngày 30/01/2005, bà Lý Thị Hà chủ động kết hợp với thôn Liễu Nham và UBND xã Tân Liễu tổ chức chuyển tài sản cá nhân của bà Lý Thị Hà khỏi chùa Nham Nguyệt, UBND xã Tân Liễu có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho bà Lý Thị Hà trong thời gian bà Hà về chuyển tài sản cá nhân.

5- Từ ngày 27/01/2005 đến hết ngày 30/01/2005 bà Lý Thị Hà không có mặt tại UBND xã Tân Liễu để chuyển số tài sản cá nhân của mình thì UBND xã Tân Liễu giải quyết số tài sản cá nhân của bà Lý Thị Hà theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu tôi thực hiện.

- UBND huyện căn cứ vào điểm nào của pháp luật để đuổi tôi ra khỏi chùa?

- Tại sao UBND huyện lại không ra quyết định mà lại ra thông báo. Một đồng chí Phó văn phòng huyện có quyền đuổi tôi ra khỏi chùa không?

- UBND huyện kết luận tôi gây mất đoàn kết với nhân dân địa phương. Vậy tại sao UBND huyện không đề cập nguyên nhân của sự việc? UBND huyện không đề cập người đã hành hung tôi?

- Tôi không đồng ý thông báo 03 của UBND huyện Yên Dũng nên đã làm đơn đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang, được UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo điện trực tiếp cho UBND huyện phải dừng ngay việc chuyển tôi đi chỗ khác và dừng ngay việc thanh lý tài sản. Song UBND tỉnh yêu cầu tôi về huyện nói lại với UBND huyện để xem xét giải quyết. Nhưng ông Tạ Đình Long - Phó Chủ tịch huyện và ông Nguyễn Ngọc Luyện -Chánh văn phòng UBND huyện, ông Nguyễn Văn Trấn -Ban Tôn giáo huyện nói rằng: "UBND tỉnh và Văn phòng quốc hội không biết gì và không hiểu gì về pháp luật bằng các ông trên...".

Tại sao UBND huyện ra thông báo yêu cầu tôi phải dời khỏi chùa là trái với quy định của pháp luật. Đây là việc làm vi phạm nhân quyền của UBND huyện Yên Dũng. Vi phạm đến quyền chỗ ở của công dân, vi phạm phạm lệnh tín ngưỡng tôn giáo đối với một công dân là tôi.

Về hình thức, văn bản này hoàn toàn sai trái vì văn bản giải quyết sự việc mà lại chỉ là một thông báo của ông Phó Văn phòng và cũng chỉ là thông báo ý kiến chỉ đạo của ông Phó Chủ tịch huyện. Tại sao UBND huyện không ra quyết định, phải chăng UBND sợ tôi khởi kiện hành chính sẽ chỉ rõ cái sai của mình.

Về nội dung, văn bản này cho rằng để đảm bảo tài sản, tính mạng cho tôi (tôi xin trở lại văn bản của công an, cho rằng không có cơ sở về việc tôi bị hành hung xâm hại thì tại sao UBND huyện phải tính tới việc đảm bảo tính mạng cho tôi). Văn bản này tiếp tục kết luận do tôi gây mất đoàn kết với nhân dân và đuổi tôi đi mà chẳng hề đưa ra được bằng chứng cụ thể, văn bản này buộc tôi trong 3 ngày phải chuyển tài sản đi, nếu không quá ngày 30/01/2004 UBND huyện sẽ giao cho UBND xã xử lý giải quyết tài sản của tôi theo pháp luật.

Đặc biệt: THÔNG BÁO số 03/TBVP của UBND huyện Yên Dũng, yêu cầu tôi rời khỏi chùa Nguyệt Nham và phải tự tìm nơi cư trú cho bản thân. Đây là nội dung vi phạm pháp luật, đẩy tôi vào ngõ cụt, đồng thời tiếp tay cho số đối tượng gây rối trật tự công cộng tại chùa, tiếp tay cho một số đối tượng có ý đồ cướp chùa "một di tích xếp hạng cấm vi phạm" làm nơi chúng tụ tập gây rối trật tự trị an, sau khi có văn bản của huyện yêu cầu tôi rời khỏi chùa, chúng lấy cớ để tẩu tán tài sản của tôi và ra văn bản trái pháp luật hòng cướp tài sản công dân. Vì vậy Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phải chỉ đạo UBND huyện Yên Dũng đền bù theo luật định, đề nghị cấp huyện phải có hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để phật tử biết cho tôi còn tu hành, đảm bảo quyền lợi công dân.

+ Ngày 04/02/2005, UBND huyện Yên Dũng ban hành CÔNG VĂN số 125/CV-CT do ông Tạ Đình Long - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng ký và đóng dấu. Công văn này ra sau thông báo só 03 là 06 ngày thì họ đã thực hiện song nội dung thông báo số 03... trước 5 ngày rồi? tôi đã bị đuổi ra khỏi chùa tay trắng do thông báo số 03 của UBND huyện Yên Dũng trái pháp luật gây ra hậu quả này? Với nội dung :"Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang về việc giải quyết mâu thuẫn của nhân dân thôn Liễu Nham với bà Lý Thị Hà ở chùa Nham Nguyệt xã Tân Liễu. Để thực hiện đạo lý truyền thống thiêng liêng trong tết cổ truyền của nhân dân ta chuẩn bị đón xuân Ất Dậu năm 2005".

Uỷ ban nhân dân huyện có ý kiến chỉ đạo như sau:

1- Tạm dừng việc thực hiện thông báo số 03/TB-VP ngày 27/01/2004 của UBND huyện.

2- Giao cho UBND xã Tân Liễu chỉ đạo đảm bảo toàn bộ tài sản công và tài sản riêng của công dân tại khu vực chùa Nham Nguyệt, chờ xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

3- Trong khi chờ cấp có thẩm quyền giải quyết tiếp, kể từ ngày 04/02/2005 đến hết ngày 18/02/2005 UBND xã Tân Liễu có trách nhiệm tạo điều kiện để bà Lý Thị Hà về địa phương bố trí nơi ăn, ở, trông coi tài sản của cá nhân trong dịp đón tết cổ truyền. Tôi hết sức bất bình tại công văn này. Nội dung thì nói rất nhân văn, song việc làm thực tế không đúng như văn bản viết.

+ BÁO CÁO số 23/BC-UB, ngày 24/2/3005. BÁO CÁO số 30/BC-UB, ngày 18/3/2005. BÁO CÁO số 41/BC-UB, ngày 13/4/2005 do ông Tạ Đình Long - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng ký và đóng dấu đã đưa ra các thông tin sai sự thật như sau:

Tôi đã viết bản kiểm điểm để xám hối toàn bộ các hành vi sai phạm như: thường xuyên cãi nhau với thầy Ý, ăn nói cục cằn, thô lỗ, tự ý chặt cây không báo cáo với chính quyền, nuôi lợn quá nhiều, tưới nước phân làm ô nhiễm môi trường. Nhà sư Thích Đàm Thoa tự ý dỡ bán nhà Tổ làm mất đi một phần quan trọng cảnh quan của Di tích lịch sử đã được xếp hạng. Tự ý lấy gỗ nhà Tổ đóng giường tủ không được cấp có thẩm quyền cho phép. Khi trông coi chùa nhà sư Đàm Thoa cúng lễ cho nhân dân địa phương thu tiền quá cao từ 300.000đ đến 500.000đ/lần làm lễ cúng vong. Điển hình là vụ gia đình chị Trần Thị Cay ở thôn Liễu Nham đến xin cúng vong cho mẹ, là hoàn toàn sai sự thật (Tôi xin gửi kèm theo bản kiểm điểm để chứng minh).

Ngày 24/11/2004 khoảng 200 người dân đến chùa yêu cầu nhà sư Thích Đàm Thoa ra khỏi chùa và đóng cổng chùa không cho vào v.v. Thực tế không phải là ngày 24/11/2004 mà là ngày 25/11/2004 chỉ có Trần Thị Cay và một số người nhà của Cay cùng Thân Văn lượn xông vào chùa gây rối, hành hung tôi, lôi kéo tôi ra khỏi chùa v.v. chứ không phải là khoảng 200 người dân như trong báo cáo này. Điều này được chứng minh tại xác nhận của ông Bách (Trưởng thôn Liễu Nham ngày 26/11/2004).

Việc UBND xã Tân Liễu tự ý kê biên, niêm phong tài sản, bắt mẹ và anh rể tôi quản lý mà không được sự nhất trí của tôi. UBND xã không hề thống nhất với tôi về cách xử lý tài sản như trong báo cáo này.

Trong vụ việc ngày 25/11/2004, tính mạng của tôi cũng không được các cấp bảo vệ như trong báo cáo. Minh chứng là khi có cả đại diện công an huyện Yên Dũng, UBND xã Tân Liễu, chính quyền thôn Liễu Nham, tôi vẫn bị Trần Thị Cay cùng một số kẻ khác lôi kéo ra ngoài cổng chùa, hành hung, cào cấu, chửi bới và không cho quay lại chùa.

Việc UBND huyện đưa ra nội dung: Ngày 24/01/2005 anh rể tôi là Nguyễn Văn Hưng đang trông giữ tài sản của tôi thì tự ý bỏ về là sai. Minh chứng là ngày 17/01/2005 anh rể tôi nhận được thông báo miệng của UBND xã Tân Liễu về việc đến ngày 21/01/2005 phải dời khỏi địa phương do hết hạn tạm trú.

Được anh Hưng thông báo, tôi và anh Hưng đã tới UBND xã Tân Liễu đề nghị trong lúc chờ đợi làm rõ đúng sai của tôi, UBND xã Tân Liễu tạo điều kiện cho tôi về bảo vệ, chăm sóc tài sản của mình, nhưng không được UBND xã chấp nhận, nên anh Hưng có yêu cầu UBND xã nếu không cho anh Hưng tạm trú ở đó thì UBND xã phải nhận lại tài sản của nhà sư để anh Hưng về. Trong lúc chờ đợi UBND xã nhận lại tài sản thì Thân Văn Lượn tiếp tục dẫn một số thanh niên tới chùa tự ý lập biên bản ép anh Hưng (anh rể) phải phá khóa khu nhà ở của tôi, ký vào biên bản, giao cho anh Lượn toàn bộ chìa khóa và tài sản để anh Lượn liêm phong. Họ còn lớn tiếng đe, nếu không ký vào biên bản thì sẽ giết chết. Sau đó họ thả hết lợn gà của tôi ra ngoài. Sự việc này anh Dương Văn Minh đội 1 thôn Liễu Nham chứng kiến. Tôi và anh Hưng có trình báo công an (CA) huyện Yên Dũng và CA xã Tân Liễu đến xem xét và giải quyết xử lý về việc làm trái pháp luật của anh Thân Văn Lượn cùng một số thanh niên thôn Liễu Nham đồng thời bảo vệ tài sản cho tôi được kịp thời. Nhưng CA huyện - xã Tân Liễu không đến lập biên bản ngay để xử lý những người vi phạm? Phải chăng ở đây có sự bao che, dung túng cho các phần tử nêu trên? Ngày 22/1/2005, anh Hưng có đơn trình báo CA xã, CA huyện, nhưng họ không nhận đơn mà chỉ lập biên bản lấy lời khai, bắt anh Hưng về sửa nội dung đơn không tố cáo CA xã, CA huyện thì họ mới nhận đơn. Nhưng anh Hưng không sửa. Ngày 23/1/2005, anh Hưng tiếp tục gửi đơn tố cáo tới CA xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trình bày về sự việc trên. Các cấp chính quyền đã nhận đơn.

- Lý do anh Hưng phải bỏ tài sản tại chùa để về quê là do UBND xã không cho tạm trú, nếu cố tình ở lại chùa để giữ tài sản cho tôi thì phạm vào quy định tạm trú tạm vắng…

Chính quyền xã Tân Liễu cố tình làm ngơ và bao che, dung túng cho những hành vi vi phạm pháp luật của Thân Văn Lượn, chị Cay và bà Thu vợ ông Thiểm, chị Giang Khá, bà Thứ vợ ông Thiêm, bà Tham Ao, bà Đoàn, bà Thiện vợ ông Thóc là chị chồng chị Cay, ông Cố, anh Trượng, Thân Văn Khoái, Thân Văn Đường, Thân Văn Độ và một số người khác. Sau khi Thân Văn Lượn thực hiện các hành động gây rối trên được một thời gian, không hiểu sao chính quyền lại đưa vào vị trí cụm trưởng cụm dân cư số 1. Với hành vi vi phạm pháp luật của Thân Văn Lượn, chính quyền chỉ xử lý nhẹ là gọi cảnh cáo, nhưng thực chất Thân Văn Lượn và một số người này gây rối trật tự an ninh tại chùa, và luôn túc trực tại chùa để đe doạ tính mạng khi tôi trở về chùa. Là người tu sĩ phật giáo, nhưng tôi cũng là một công dân, tôi bị hành hung, bị xâm phạm thân thể, tính mạng, danh dự. Tôi đã làm không biết bao nhiêu đơn đề nghị tố cáo kêu oan gửi CA huyện Yên Dũng, CA tỉnh Bắc Giang, Bộ CA và các ban ngành từ TW tới địa phương. Vậy mà họ trốn tránh trách nhiệm, không đứng ra bảo vệ người ngay và làm ngơ trước nỗi khổ đau của tôi, không điều tra xử lý, hiện nay họ nói rằng tôi về chùa Nguyệt Nham sẽ không đảm bảo an toàn tính mạng. Vậy tôi xin hỏi nhà nước sinh ra pháp luật để làm gì? mà an toàn tính mạng của một nhà tu hành, một công dân không được đảm bảo. Như vậy, tại địa bàn thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu đã tồn tại xã hội đen hay sao?

Về cuộc họp ngày 06/2/2005, về số lượng người dân đi họp, kể cả một số ở Tiểu khu 6 và trẻ em đến xem chỉ có khoảng 105 người. Vậy mà trong bản báo cáo này nói rằng 250 người tham dự. Trong giấy mời họp về, UBND huyện nói rõ mời tôi về để giải quyết việc dừng thông báo 03, sau đó bố trí cho tôi được về lại chùa. Vậy mà thực tế trong cuộc họp, UBND huyện lại xoay sang hướng lấy ý kiến nhân dân có đồng ý để tôi tiếp tục được về chùa hay không? Việc UBND huyện báo cáo là bố trí chỗ ăn ở cho tôi hoàn toàn không đúng.

Nhà sư Thích Đàm Thoa khi được nhận bàn giao lại quản lý chùa đã không ăn năn hối cải, vẫn giữ thái độ nói năng thô tục với nhân dân. Lợn vẫn nuôi nhiều làm ô nhiễm môi trường, thu tiền cúng lễ không giảm... Nhân dân rất bất bình. Điều này là hoàn toàn bịa đặt, UBND huyện Yên Dũng nhận được bao nhiêu lá đơn của nhân dân về việc này? Căn cứ gì cho rằng tôi ăn nói thô tục với nhân dân, tôi có thu tiền cúng lễ của nhân dân hay không? thu như thế nào? ai là người trực tiếp làm đơn tố cáo việc này với UBND huyện Yên Dũng. Vụ việc tụng kinh cho mẹ chị Trần Thị Cay khi mất, cúng tuần 3 ngày, tuần 49 và gửi vong lấy bùa trùng, tôi đã giúp đỡ gia đình chị ta mà không thu một khoản tiền gì (xác minh hỏi bà Trần Thị Sen - Tiểu khu 6, thị trấn Neo, bà Tường - mẹ ông Ngoã trưởng CA xã và bà Thân Thị Sắm - ban chấp hành Hội từ thiện của chùa làm chứng việc này).

UBND huyện Yên Dũng căn cứ vào 02 Thông bạch số 90/TB ngày 15/1/2000 và ngày 15/11/2000; Thông bạch số 74 không ngày, tháng, năm của Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang và đơn của thầy Thích Đàm Ý để đề nghị Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang truất quyền trụ trì chùa Nham Nguyệt của tôi là không chính xác và không đúng quy định của pháp luật cũng như Hiến chương nội quy tăng sự TWGHPGVN.

Thứ nhất: Hai Thông bạch trên không liên quan đến vụ việc ngày 28/3/2004, 23/11/2004 và 25/11/2004.

Thứ hai: Trong vụ việc trên, Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang chưa hề có ý kiến cũng như bất kỳ văn bản, tài liệu, kết luận tôi phải trục xuất ra khỏi chùa Nguyệt Nham?

Thứ ba: UBND huyện Yên Dũng đã xác minh, làm rõ các nội dung trong đơn của thầy Ý liệu có chính xác hay không? Thầy Ý thừa nhận là đã vu khống cho tôi các nội dung đã tố cáo thể hiện trong buổi làm việc của chính quyền thôn Liễu Nham ngày 29 tết năm 2003, tại sao sau này chính quyền huyện lại không căn cứ vào nội dung này để giải quyết.

UBND huyện Yên Dũng không thể dựa vào hai Thông bạch trên để đề nghị truất quyền trụ trì của tôi. Vì hai việc không hề liên quan đến nhau.

UBND huyện báo cáo về việc tôi có thái độ không hợp tác với UBND xã trong việc UB mời tôi về để giải quyết vụ việc. Thực tế, UBND xã Tân Liễu mời tôi về chỉ để yêu cầu chuyển toàn bộ tài sản của tôi đi nơi khác. Chứng minh là rất nhiều lần tôi liên hệ với cơ quan nhà nước yêu cầu giải quyết thỏa đáng, bảo vệ quyền lợi cho người xuất gia.

UBND huyện Yên Dũng khẳng định: Trong vụ việc ngày 25/11/2004 tôi không bị bất kỳ ai lôi kéo, đánh đập, giằng xé, xúc phạm danh dự nhân phẩm và lấy tiền 1.500.000đ v.v. Tại sao UBND không đi xác minh lấy lời khai của nhân dân? Việc UBND xã Tân Liễu sau khi thấy tôi có nhiều viết xây xát giới thiệu cho tôi đi khám và điều trị tại Trung tâm y tế huyện Yên Dũng vào ngày 26/11/2007 là giả mạo? Báo cáo số 100/BC-TG ngày 29/11/2004 của Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Giang là bịa đặt?

+ BÁO CÁO số 58/BC-UB, ngày 25/5/2006 của ông Tạ Đình Long - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng ký và đóng dấu đã đưa ra các thông tin rằng : "Khi tôi rời khỏi chỗ ở có giao người anh rể là Hưng trông coi tài sản của tôi" là hoàn toàn không đúng sự thực. Nhưng UBND huyện không chứng minh được tôi giao tài sản cho anh Hưng trông coi có biên bản không? Ai là người cầm biên bản này? Tôi đề nghị UBND huyện Yên Dũng phải giải trình vấn đề này.

UBND huyện cho rằng UBND xã thấy tài sản của tôi là tài sản chung của xã hội. Vì trước đây tôi không về nhận nên UBND xã kiểm kê và cử người trông coi và nhấn mạnh việc làm trên của UBND xã Tân Liễu phải đáng được hoan nghênh.

+ QUYẾT ĐỊNH số 723/QĐ-CT ngày 31/3/2005, ông Tạ Đình Long - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng ký và đóng dấu thay Chủ tịch, "V/v: Thành lập hội đồng định giá số vật nuôi thuộc tài sản của tôi tại chùa Nham Nguyệt, thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu". Ngày 04/4/2005, UBND huyện Yên Dũng thành lập hội đồng định giá số tài sản này của tôi và BIÊN BẢN có ghi "Toàn bộ số tiền thu được theo mức định giá trên. Đề nghị UBND xã nộp vào tài khoản tạm giữ ngân sách xã để chờ quyết định xử lý là trái quy định của pháp luật.

+ CÔNG VĂN số 343/CV-CT ngày 28/4/2005, do ông Tạ Đình Long - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng ký và đóng dấu thay Chủ tịch, gửi Ban Thường trực UBTW MTTQ Việt Nam: "Báo cáo về việc: Giải quyết mâu thuẫn tại chùa Nham Nguyệt, xã Tân Liễu". Nội dung như: Văn bản này nêu ra nguyên nhân của vấn đề hoàn toàn sai không có căn cứ. UBND huyện Yên Dũng cho rằng: Do tôi và sư Ý cãi vã nhau, gây mất đoàn kết nhân dân địa phương. Trước đây UBND huyện cho rằng tôi không đủ uy tín với nhân dân!

UBND huyện chỉ căn cứ vào đơn của sư Ý mà không đề cập tới các xác nhận của mọi người về việc sư Ý trình bày sai sự thật. Lẽ nào, UBND huyện lại quy trách nhiệm cho tôi chỉ trên cơ sở lá đơn của người tố cáo tôi, không hiểu UBND huyện đã căn cứ vào quy định nào của pháp luật để ra kết luận như vậy?

Ngoài ra, văn bản này còn dựng lên một loạt các nguyên nhân khác không đúng sự thật, không khách quan để quy kết cho tôi. UBND huyện đã lảng tránh không đề cập tới nguyên nhân sâu xa của vấn đề là một số người dân vô đạo thôn Liễu Nham tới chùa gây rối trật tự công cộng, xông vào nơi ở hành hung, lôi kéo tôi ra khỏi chùa và Đại đức Thích Thiện Văn kích động nói xấu, xuyên tạc về tôi. đó là việc chính quyền chỉ một mực muốn đuổi tôi ra khỏi chùa, khỏi địa phương; là việc không xử lý các cá nhân hành hung, đuổi tôi khỏi chùa...

Văn bản này đã nêu quá trình giải quyết sự việc nhưng đều là phản ánh sai lệch sự thật.

Văn bản nêu việc sư Ý có đơn đề nghị giải quyết tôi ngược đãi sư Ý nhưng không nêu việc giải quyết ra sao? Văn bản cho rằng tôi đã có bản kiểm điểm sám hối nhận lỗi lầm là hoàn toàn sai.

Văn bản cho rằng các cuộc họp đều có mời tôi nhưng tôi không về là sai. Có nhiều lần tôi không được mời họp, có lần được dự họp thì không được xem biên bản cuộc họp, không được phát biểu và đưa ra yêu cầu, không được thông báo nội dung họp mặc dù mọi người đều được phát biểu. Trước nội dung họp có lần tôi đưa ra những yêu cầu không được ghi vào biên bản. Văn bản cho rằng UBND huyện căn cứ các thông bạch số 90/TB và số 74TB. Các thông bạch này hoàn toàn không có giá trị. Tôi đã chứng minh ở phần trên.

Văn bản cho rằng anh Hưng tự ý bỏ đi là hoàn toàn sai, điều này anh Hưng, anh Vẹo đã có đơn trình bày. Thực tế là UBND xã đã không cho anh Hưng ở lại để trông coi tài sản của tôi.

Văn bản này nêu việc UBND huyện thành lập Hội đồng định giá tài sản và bán của tôi là đúng pháp luật. Tôi xin hỏi: UBND huyện, UBND xã đã căn cứ vào điểm, điều, khoản của văn bản nào để tự ý bán tài sản hợp pháp của tôi, tôi không vi phạm pháp luật, tôi không có nghĩa vụ phải trả nợ cho ai, vậy tại sao cơ quan Nhà nước lại tự ý bán tài sản của tôi?

UBND huyện Yên Dũng khẳng định rằng: Hoàn toàn không có việc UBND huyện Yên Dũng và UBND xã Tân Liễu tự ý bán tài sản của tôi. Để chứng minh điều này được thể hiện tại quyết định số 723/QĐ-CT của UBND huyện Yên Dũng, do ông Tạ Đình Long ký và đóng dấu ngày 31/3/2005 và Biên bản định giá ngày 4/4/2005. Quyết định số 51/QĐ-CT của UBND xã Tân Liễu, do ông Đỗ Đình Đoan - Chủ tịch UBND xã Tân Liễu ký và đóng dấu ngày 5/4/2005 về việc thành lập Hội đồng thanh lý vật nuôi của tôi tại chùa Nguyệt Nham; Biên bản số 52/BB-UB của UB xã Tân Liễu do ông Nguyễn Văn Thưởng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Liễu ký và đóng dấu ngày 8/4/2005. Không được sự đồng ý và chứng kiến của tôi là trái quy định của pháp luật.

- Khi UBND xã, UBND huyện, công an huyện kê tài sản của tôi không có tôi tham gia, sau đó tôi đòi được xem biên bản thì không cho tôi xem. Do vậy, tôi không thể được biết tôi bị lập biên bản giữ những gì? Có đủ tài sản của tôi không?

Tiếp sau đó, UBND huyện đã tự ý bán các tài sản của tôi đi mà không có mặt tôi. Sau này tôi mới được biết. Hội đồng định giá này đã bán các tài sản của tôi có nhiều sai phạm so với thực tế, tài sản của tôi bị mất cả về số lượng, chất lượng. Ngoài ra, nay tôi còn nhiều tài sản tại chùa nhưng vẫn không được nêu ra và trả lại.

+ QUYẾT ĐỊNH số 954/QĐ-CT ngày 20/5/2005, do ông Tạ Đình Long - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng ký và đóng dấu thay Chủ tịch, trả lời về việc: Giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của tôi (Tức Thích Đàm Thoa) chùa Nham Nguyệt, thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu. Tuy nhiên, tôi xin phản bác những nội dung đó như sau:

1- Việc tôi tố cáo một số người dân quá khích xông vào chùa đánh đập, chửi bới, xé quần áo và lấy mất của tôi 1,5 triệu đồng là có thật. Song các cấp chính quyền đã không xác minh làm rõ, để kẻ phạm tội vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. UBND huyện cũng như công an huyện cho rằng không có cơ sở chứng minh việc tôi bị hành hung, mà cho rằng một số người dân chỉ kéo đến phòng riêng của tôi vào ngày 25/11/2004. Theo quyết định số 954 của UBND huyện Yên Dũng nêu rõ đã chỉ đạo các ngành chức năng xác minh, giải quyết vụ việc và xử lý các đối tượng vi phạm, nhưng cho đến nay đã hơn 6 tháng việc xác minh, giải quyết này vẫn dậm chân tại chỗ... Không một ai bị xử lý về hành vi tự ý xông vào nơi ở của tôi gây náo loạn, đánh đuổi tôi ra khỏi chùa. Thử hỏi: pháp luật còn có tính nghiêm minh? Tại sao tôi cũng là một công dân mà không có quyền được pháp luật bảo vệ? Không được quyền có chỗ ở?

2- Việc UBND huyện tự ý định giá bán tài sản riêng của tôi: theo quyết định số 945 của UBND huyện Yên Dũng thì UBND huyện đã tiến hành các thủ tục theo đúng trình tự quy định của luật dân sự, tuy nhiên xem xét bộ luật dân sự hiện đang được áp dụng tôi không thấy có quyết định nào về việc cấp chính quyền được định giá và bán đấu giá tài sản như văn bản của huyện Yên Dũng đã nêu.

+ CÔNG VĂN SỐ 424/CV-UB, ngày 23/5/2005 của UBND huyện Yên Dũng, , do ông Nguyễn Ngọc Luyện - Phó VP UBND huyện Yên Dũng ký thay lệnh Chủ tịch UBND huyện, trả lời đơn khiếu nại của tôi đã tự ý lái sang việc. Tôi khiếu kiện Hội phật giáo tỉnh Bắc Giang để đòi tiền xây dựng, tu bổ chùa. Thực tế trong vụ việc này, Hội Phật giáo chưa có ý kiến gì, chỉ có chính quyền tỉnh, huyện, xã là ra các công văn truất quyền trụ trì của tôi. Vậy cá cơ quan trên phải có trách nhiệm thanh toán chứ không phải Hội phật giáo tỉnh Bắc Giang.

+ BÁO CÁO số 61/BC-UB ngày 14/6/2005 do ông Tạ Đình Long - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng ký và đóng dấu thay Chủ tịch. Ngoài những nội dung vẫn sai sự thật như các báo cáo trước. Tại bản báo cáo này, UBND còn đưa ra thông tin: Trong vụ việc liên quan đến phần tài sản của tôi mà UBND xã, huyện tự ý thanh lý, UBND xã Tân Liễu đã báo cho tôi (Thích Đàm Thoa) biết và xin ý kiến tôi. Tôi có thái độ không quan tâm đến tài sản. Trước tình thế cấp thiết đó để tránh thiệt hại cho tài sản của tôi, UBND xã Tân Liễu đã tiến hành lập Hội đồng kê biên tài sản v.v. Hoàn toàn không đúng sự thật. Trong suốt quá trình đi khiếu kiện, tôi luôn luôn đòi hỏi quyền được tự trông coi, quản lý tài sản của mình nhưng đều bị các cấp chính quyền gạt đi (Thể hiện trong rất nhiều đơn từ). Vậy mà UBND huyện lại báo cáo là tôi có thái độ không quan tâm tới tài sản.

UBND huyện còn đưa ra căn cứ Điều 267 Bộ Luật dân sự nước CHXHCNVN để lấp liếm việc tự ý thanh lý số tài sản của tôi. UB đưa ra lý do: Vì tình thế cấp thiết nên phải thanh lý để tránh nguy cơ đe dọa trực tiếp đến lợi ích của tôi v.v. Nếu UBND huyện, UBND xã mà quan tâm đến lợi ích của tôi như vậy, chắc chắn nguyện vọng được tự quản lý, bảo vệ tài sản của tôi đã không bị họ gạt đi. Tiếp đó, UBND huyện dẫn chiếu khoản 2, khoản 3, điều 267 để hạn chế quyền được yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của tôi. Tôi nhận thấy, có thể UBND huyện Yên Dũng không nắm được quy định của luật pháp. Trong trường hợp của tôi, không có một tình thế cấp thiết nào như UBND huyện nhận xét vì: Trong khi tôi hoàn toàn có đủ khả năng về thời gian cũng như minh mẫn về tinh thần để tự quản lý, bảo vệ tài sản của tôi. Tại sao UBND không cho tôi được trực tiếp quản lý lại bảo đây là tình thế cấp thiết phải thanh lý tài sản. Nếu tôi được quản lý, chắc chắn thiệt hại sẽ không xẩy ra. UBND tự ý bóp méo điều luật. Nếu vậy, UBND thích thanh lý tài sản của công dân nào cũng quy là tình thế cấp thiết? Việc làm vi phạm luật pháp như vậy của UBND xã Tân Liễu mà lại đáng được hoan nghênh? Hơn nữa, sau khi bán đổ bán tháo số tài sản của tôi, UBND xã lại chuyển toàn bộ tiền vào tài khoản tại kho bạc của UBND huyện Yên Dũng để chờ xử lý. Tài sản trên là sở hữu hợp pháp của tôi, không phải do phạm tội mà có. Vậy UBND muốn xử lý số tiền trên như thế nào? hay là xung công quỹ?

+ QUYẾT ĐỊNH số 1821/QĐ-CT ngày 8/9/2005, do ông Tạ Đình Long - Phó Chủ tịch UBND huyện ký thay Chủ tịch ra quyết định hủy bỏ thông báo 03 là trái với quy định của pháp luật (Trên 7 tháng UBND huyện mới ra quyết định huỷ), gây biết bao tác hại cho tôi rồi mới ra quyết định hủy bỏ, thì rõ ràng là UBND huyện Yên Dũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do Nội dung thông báo số 03... đã gây tác hại to lớn cho đời tu hành của tôi là hoàn toàn đúng quy đinh pháp luật? Phải xử lý người ra thông báo và người chỉ đạo có nội dung ghi trong thông báo? Đồng thời phải công khai xin lỗi tôi trên phương tiện thông tin đại chúng mới đúng pháp luật quy định? Chừng nào chưa thỏa mãn nội dung tôi đề xuất thì tôi còn phải tiếp tục khiếu nại tố cáo thông báo số 03... của UBND huyện Yên Dũng... Tuy nhiên đến ngày 26/6/2006 UBND huyện mới giao cho tôi quyết định trên (tức sau 9 tháng 19 ngày mới trao trả quyết định). Như vậy là vi phạm quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. UBND huyện đã ban hành văn bản có nội dung vu khống, bôi nhọ danh dự nhân phẩm của tôi vi phạm Điều 121, 122 BLHS năm 2000. Khi phát hiện ra việc làm trên là vi phạm pháp luật, họ chỉ cần ban hành quyết định huỷ bỏ là xong. Không cải chính thông tin, không bồi thường thiệt hại cho người bị xâm phạm v.v.

+ VĂN BẢN số 61/UBND-NC ngày 28/01/2006, do ông Bùi Thế Sơn - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng ký và đóng dấu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Giang. Yêu cầu tôi trong ngày 28/11/2006 phải về nhận lại tài sản cá nhân của mình. UBND huyện đưa ra thông tin sai sự thật như sau: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, sáng ngày 27 tháng 01 năm 2006, UBND huyện Yên Dũng đã cử 1 đồng chí lãnh đạo UBND huyện và đ/c Trưởng Công an huyện ra trụ sở tiếp công dân của Trung ương đón bà Lý Thị Hà (trong đó có đưa cả một số tài sản cá nhân của bà Hà) về địa phương. Trong khi đang làm việc với bà Lý Thị Hà tại trụ sở UBND huyện để bàn giải quyết hỗ trợ và bố trí nơi ăn, ở cho bà Hà trong dịp tết, lợi dụng lúc xin phép đi vệ sinh cá nhân bà Hà đã bỏ đi, do không tìm thấy bà Hà nên UBND huyện đã mời các cơ quan chức năng đến lập biên bản kiểm kê tài sản, niêm phong và cất giữ theo quy định.

Việc sáng ngày 27/01/2006, ông Tạ Đình Long - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng, ông Nguyễn Ngọc Luyện - Trưởng công an huyện Yên Dũng và ông Phượng - cán bộ an ninh huyện Yên Dũng phối hợp với công an tỉnh Bắc Giang cùng CA Tp. Hà Nội khống chế, cướp phá xe máy và tài sản của tôi mang về trụ sở CA huyện Yên Dũng và UBND huyện Yên Dũng. Vậy mà công văn số 61/UBND-NC của UBND huyện Yên Dũng do ông Bùi Thế Sơn - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng ký và đóng dấu, lại bảo, trong quá trình làm việc với tôi tại trụ sở UBND huyện để bàn giải quyết hỗ trợ và bố trí nơi ăn, ở cho tôi trong dịp tết, lợi dụng lúc xin phép đi vệ sinh cá nhân tôi tự động bỏ đi và từ bỏ quyền lợi của mình. Thật không thể chấp nhận được. Người đi kiện như chúng tôi đã bị mất mát rất nhiều, chỉ còn chút ít tài sản, vật dụng cá nhân. Chúng tôi không bao giờ từ bỏ quyền lợi của mình. Vì thế UBND huyện Yên Dũng ra công văn số 61/ UBND-NC ngày 28/01/2006 để chống chế việc làm trái pháp luật của UBND huyện Yên Dũng và công an huyện Yên Dũng để lừa dối Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là một chứng cứ để khẳng định hoạt động "Làm thì láo, báo cáo thì hay".

+ BÁO CÁO số 80/BC-UBND ngày 22/8/2006, do ông Tạ Đình Long - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng ký thay Chủ tịch gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Ban Tôn giáo tỉnh, Phòng Nghiên cứu nghiệp vụ, Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang, báo cáo về việc: "Kết quả lấy ý kiến của nhân dân về việc bổ nhiệm sư cô Đàm Thoa trụ trì chùa Nham Nguyệt". Được thể hiện trong báo cáo số 22/BC-UBND của UBND xã Tân Liễu, do ông Nguyễn Văn Thưởng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Liễu ký và đóng dấu ngày 21/8/2006. Tôi được 5/368 phiếu hợp lệ. Đạt 1,25%. Đây là hành vi mượn gió bẻ măng của chính quyền huyện Yên Dũng. Trong nội quy tăng sự TWGHPG VN và Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, các văn bản thi hành hướng dẫn pháp lệnh, tôi không thấy điều khoản nào quy định về việc sư đang trụ trì chùa, có công xây dựng tôn tạo tu bổ 15 năm, sau khi bị một số kẻ hãm hại vu khống, sư dời chùa đi kiện, bây giờ về chùa phải lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân?

c. Công an huyện

- THÔNG BÁO số 03 ngày 7/1/2005 của CA huyện Yên Dũng, do ông Nguyễn Duy Dự - Phó trưởng CA huyện Yên Dũng ký, thông báo trả lời kết quả giải quyết đơn tố cáo của tôi:

Nội dung: Về nội dung thất thoát tài sản, công an huyện Yên Dũng đã điều tra được Nguyễn Văn Trượng là đối tượng nghiện ma túy đã trộm cắp 02 xoong nhôm của tôi. Còn số tiền 1.500.000đ (Một triệu năm trăm nghìn đồng) tôi để trong túi áo ngoài đã bị mất trong quá trình tôi bị bọn Lượn, Cay v.v. lôi kéo, hành hung là không có cơ sở để xem xét. Số tài sản là gà, lợn, xoong tôi khai mất, cơ quan điều tra cũng không có cơ sở để chứng minh.

Tôi nhận thấy, với cách điều tra "Đánh bùn sang ao" của CA huyện Yên Dũng thật quá vô trách nhiệm.

Tôi khẳng định, toàn bộ số tài sản tôi bị mất trong quá trình bị UBND xã, chính quyền thôn kiểm kê, niêm phong, quản lý trái pháp luật thì trách nhiệm thuộc về những cơ quan này. Dù Nguyễn Văn Trượng có trộm cắp thì UBND xã, chính quyền thôn vẫn phải có trách nhiệm bồi thường cho tôi.

Về số tiền 1.500.000đ, tôi yêu cầu công an huyện Yên Dũng phải buộc Trần Thị Cay cùng đồng bọn chịu trách nhiệm hoàn trả lại toàn bộ số tiền trên cho tôi.

+ BÁO CÁO số 45 ngày 16/3/2005 của CA huyện Yên Dũng

ViÖc bµ Hµ tè c¸o 1 sè ng­êi d©n kĐo ®Õn phßng riªng cña bµ vµo ngµy 25/11/2004 lµ cã thËt. Song viÖc tè c¸o mäi ng­êi ®¸nh ®Ëp, chöi bíi, xĐ quÇn, ¸o, x©m ph¹m ®Õn nh©n phÈm vµ lÊy tiÒn (1.500.000 ®ång) cña bµ trong khi gi÷a bµ vµ 1 sè ng­êi d©n du ®Èy nhau lµ kh«ng cã c¨n cø.

- ViÖc NguyÔn V¨n Tr­îng trém c¾p 2 xoong nhôm cña bµ Hµ sau khi xy ra sù viÖc, c«ng an huyÖn ®· lµm râ hµnh vi trém c¾p tµi sn kh¸c vµ ®· truy tè NguyÔn V¨n Tr­îng tr­íc ph¸p luËt; cßn mét sè tµi sn kh¸c bµ Hµ nãi bÞ mÊt lµ kh«ng cã c¨n cø.

- ViÖc l«i kĐo, du ®Èy bµ Hµ dÉn ®Õn bµ Hµ bÞ x©y x¸t lµ do sè ®«ng ng­êi d©n g©y ra. Chóng t«i kh«ng cã c¨n cø x¸c ®Þnh tr¸ch nhiÖm cña tõng ng­êi, song nh÷ng ng­êi cã liªn quan ®ã C«ng an huyÖn ®· gäi hä, nh¾c nhë gi¸o dôc

Ngoài ra tôi còn được ông Nguyễn Ngọc Chấn - Cán bộ Tôn giáo huyện Yên Dũng đọc cho tôi nghe bản báo cáo số 45/BC của Công an huyện Yên Dũng (vào chiều ngày 17/01/2005, khi tôi về đề nghị UBND huyện Yên Dũng giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của tôi). Trong đó còn có nội dung vu khống bịa đặt cho tôi sáng ngày 25/11/2004 tại chùa Nguyệt Nham. "Tôi đã văng tục, thách thức cả làng. Nếu không đuổi được tôi đi thì cả làng ăn l... cho tôi. Ngoài ra tôi còn ném đá vào chị Tình Quán". Nhưng UBND huyện không dám đưa vào báo cáo nội dung này. Khi tôi nhận được thông báo 03 của Công an huyện Yên Dũng trả lời việc giải quyết đơn tố cáo của tôi không khách quan, không đúng sự thật. Tôi đã tiếp tục làm đơn khiếu nại và tố cáo tới công an huyện Yên Dũng, công an tỉnh Bắc Giang, nhưng công an huyện Yên Dũng đã quan liêu, cửa quyền, không trả lời đơn khiếu nại, tố cáo của tôi.

d. UBND tỉnh Bắc Giang

- Là cơ quan quản lý cấp tỉnh, trực tiếp chỉ đạo giám sát hoạt động của UBND các huyện, thị. Vậy mà UBND tỉnh Bắc Giang thờ ơ trước đơn kiến nghị, đơn tố cáo của công dân. Thể hiện ở việc. Tôi đã có rất nhiều đơn từ kêu cứu, vạch rõ các hành vi vi phạm luật pháp của chính quyền xã Tân Liễu, chính quyền huyện Yên Dũng và đề nghị chính quyền tỉnh Bắc Giang cho thanh tra, xác minh, điều tra cụ thể. Tuy nhiên các đơn từ của tôi đến chính quyền tỉnh chỉ nhận được trả lời là liên hệ với cơ quan nọ, kia để giải quyết. Việc các cơ quan này giải quyết có đúng hay không, chính quyền tỉnh không cần xem xét.

+ CÔNG VĂN số 1068/CT-NC ngày 25/7/2005 do ông Bùi Văn Hạnh ký và đóng dấu thay Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang gửi TW GHPGVN - UB về các vấn đề XH của Quốc hội; Ban Tôn giáo Chính phủ; TT Tỉnh uỷ, TTHĐND tỉnh; Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh; UBMTTQ tỉnh; Văn phòng Đoàn đại biểu QH tỉnh; Ban Tôn giáo tỉnh; UBND huyện Yên Dũng; Hội Phật giáo tỉnh ; Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng "đề nghị về việc phối hợp giải quyết đơn khiếu nại của bà Lý Thị Hà (pháp danh Thích Đàm Thoa) trú tại chùa Nguyệt Nham với nội dung".

Ngày 12/7/2005, Ủy ban về các vấn đề xã hội, Quốc hội khóa XI đã có buổi làm việc tại tỉnh Bắc Giang. Trong đó có nội dung giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại của bà Lý Thị Hà (tức Thích Đàm Thoa).

Sau khi nghe đại diện UBND tỉnh, các cơ quan liên quan của tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Yên Dũng báo cáo về nội dung vụ việc và quá trình giải quyết của các cấp, các ngành trong tỉnh, các thành viên trong Đoàn đã ghi nhận sự cố gắng, tích cực của các cơ quan liên quan tỉnh Bắc Giang trong giải quyết vụ việc ngay từ khi mới phát sinh. Hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã giao cho Thanh tra tỉnh và Công an tỉnh xem xét, xác minh, đề xuất biện pháp giải quyết đối với những nội dung bà Hà khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh và hướng dẫn bà Hà trình đơn lên Hội Phật giáo tỉnh khiếu nại, kiến nghị giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội Phật giáo tỉnh. Tuy nhiên, Hội Phật giáo tỉnh chưa tích cực phối hợp cùng địa phương giải quyết những khiếu nại, kiến nghị của bà hà cũng như giải quyết vụ việc ngay từ khi mới phát sinh. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, gây dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân ở cơ sở.

Để giải quyết dứt điểm vụ việc, các đại biểu đều thống nhất nhận định: Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng của Giáo hội và Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang tích cực phối hợp cùng địa phương giải quyết những khiếu nại, kiến nghị của bà Hà thuộc thẩm quyền của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang. Cụ thể: Khiếu nại Thông bạch số 90 và số 74 của Ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang; đề nghị được về trụ trì ở một chùa...

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang giao cho Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh trực tiếp làm việc với các cơ quan chức năng của Giáo hội và Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang bàn biện pháp giải quyết những khiếu nại, kiến nghị của bà Hà.

Căn cứ kết quả làm việc của Đoàn Giám sát, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quan tâm, phối hợp cùng địa phương sớm giải quyết dứt điểm vụ việc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

+ THÔNG BÁO số 313/TB-VP ngày 30/8/2005 do ông Hoàng Kim Kiên - Phó Văn phòng UBND tỉnh ký thay Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang. Thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Hạnh tại buổi làm việc giải quyết khiếu nại của bà Lý Thị Hà gửi Ban Tôn giáo Chính phủ; Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh; Chủ tịch và các PCT, UBND tỉnh; UBMTTQ tỉnh; Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh; Ban Tôn giáo tỉnh; Huyện uỷ, UBND huyện Yên Dũng; Hội Phật giáo tỉnh; CVP, PVPNC, TCD, TKCT. "V/v Kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Hạnh tại buổi làm việc khiếu nại của bà Lý Thị Hà". Với nội dung:

Ngày 25/8/2005, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Hạnh chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các cơ quan: Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh, UBND huyện Yên Dũng nghe báo cáo tình hình, tiến độ giải quyết đơn khiếu nại của bà Lý Thị Hà (Thích Đàm Thoa). Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ban Tôn giáo Chính phủ, Đại diện Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh. Sau khi nghe báo cáo của Chánh Thanh tra tỉnh và ý kiến phát biểu của các đại biểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận như sau:

Ghi nhận những cố gắng của các cơ quan liên quan của tỉnh, sự phối hợp của Ban Tôn giáo Chính phủ và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong quá trình giải quyết khiếu nại của bà Lý Thị Hà. Tuy nhiên, việc giải quyết còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Để tập trung giải quyết dứt điểm vụ việc xong trước ngày 25/9/2005, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

1- Đối với Thanh tra tỉnh: Đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh biện pháp giải quyết những nội dung khiếu nại của bà Hà thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh (chậm nhất là 01 tuần sau khi Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng có báo cáo giải trình với Tổ công tác).

2- Đối với Công an tỉnh: Ban hành văn bản giải quyết những nội dung bà Hà khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám Đốc Công an tỉnh trước ngày 15/9/2005.

3- Đối với Ban Tôn giáo: Tiếp tục phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội Phật giáo tỉnh xem xét, giải quyết những nội dung bà Hà khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; tạo điều kiện để bà Hà có nơi tu hành.

4- Đối với UBND huyện Yên Dũng: Phối hợp và thực hiện nghiêm những yêu cầu của Tổ công tác trong quá trình giải quyết những nội dung khiếu nại của bà Hà; có văn bản giải trình về việc ban hành Quyết định số 954/QĐ-CT ngày 20/5/2005 gửi Tổ công tác trước ngày 30/8/2005.

5- Đề nghị Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội Phật giáo tỉnh:

- Sớm có văn bản giải quyết việc bà Hà khiếu nại Thông bạch số 74, Thông bạch số 90 của Hội Phật giáo tỉnh và việc bà Hà để nghị thanh toán tiền tu bổ, cải tạo chùa Nguyệt Nham.

- Ra văn bản chỉ đạo Hội Phật giáo tỉnh bố trí cho bà Hà nơi tu hành.

Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang thông báo ý kiến kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh để các cơ quan, đơn vị biết và tổ chức thực hiện.

+ QUYẾT ĐỊNH số 1696/QĐ-CT ngày 03/10/2005 do ông Bùi Văn Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký thay Chủ tịch của UBND tỉnh Bắc Giang gửi Thanh tra Chính phủ; Trụ sở tiếp dân TW Đảng và Nhà nước, Thanh tra Trung ương; Thanh tra HĐND tỉnh; Chủ tịch, Các PCT UBND tỉnh; Chánh Văn phòng; Xét khiếu tố; Hồ sơ; Văn thư: "V/v: Giải quyết đơn khiếu nại của bà Lý Thị Hà, trú tại chùa Nguyệt Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng". Với nội dung như sau:

Tại khoản 1, điều 1 của quyết định này nêu: Việc UBND huyện Yên Dũng tổ chức định giá và cho thanh lý gia súc (chó, lợn) của tôi khi gia súc bị ốm, chết là cần thiết và phù hợp với quy định tại khoản 2, điều 86 - Bộ Luật Dân sự năm 1995. Tôi không đồng ý với nội dung này, vì:

- Khoản 2 Điều 86 - BLDS năm 1995 quy định xử lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú. Trường hợp của tôi là bị UBND huyện buộc tôi phải dời địa phương. Tuy vậy, hàng ngày, hàng tuần tôi đều trực tiếp về các cơ quan tỉnh, huyện, xã đề nghị giải quyết cho tôi được chăm sóc bảo vệ tài sản của mình. Nhưng các cấp không giải quyết, một mực yêu cầu tôi phải chuyển tài sản đi... chứ không phải tôi vắng mặt, không phải các cơ quan này không tìm được tôi để thông báo. Vậy tại sao các cơ quan này không thông báo cho tôi về việc này mà lại tự ý kiểm kê, liêm phong tài sản của tôi, không cho tôi và người nhà tôi tham gia việc kiểm kê và bán tài sản. Đồng thời còn không cho tôi xem những văn bản này.

- Trước đó các cơ quan này ép anh Hưng (anh rể) tôi là người trực tiếp quản lý tài sản của tôi khi tôi buộc rời địa phương. Các cơ quan này đã không cho anh Hưng đăng ký tạm trú tại địa phương để có thể quản lý tài sản cho tôi. Chính việc này đã khiến anh Hưng phải dời khỏi địa phương và không thể chăm sóc tài sản của tôi. Vậy mà UBND huyện lại báo cáo rằng anh Hưng tự ý bỏ về không báo cáo?

- Quyết định này cũng như các văn bản khác đã không thể chỉ ra được căn cứ vào đâu mà cơ quan hành chính (UBND huyện Yên Dũng) lại có quyền tự ý liêm phong, bán thanh lý tài sản của một công dân. Trong khi công dân này (tôi) không có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào, không phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tài chính với tổ chức, cá nhân nào, không bản án quyết định của cơ quan nào buộc tôi phải thanh lý tài sản của mình.

Tôi đề nghị các cơ quan này trả lời rõ căn cứ vào điểm, điều, khoản của văn bản pháp luật nào để căn cứ như vậy. Thực tế, tổng tài sản của tôi bị kê biên có rất nhiều. Nhưng biên bản kiểm kê không thể hiện đủ mà khi đem ra thanh lý lại còn thiếu so với biên bản kiểm kê. Chính quyết định số 1696-CT ngày 3/10/2005 của UBND tỉnh Bắc Giang đã thể hiện tại Điều 2: "Theo điều này của quyết định thì việc kiểm kê (ghi chép) là nhiều hơn so với thực tế thanh lý" phải chăng đã có sự khuất tất trong quá trình UBND huyện, xã, thôn tự ý bán tài sản của tôi. Thành phần tham gia kiểm kê là rất đông, không thể đếm thừa tài sản cho tôi, thậm chí còn kiểm kê không đủ số lượng so với tài sản tôi hiện có; nhưng khi tiến hành thanh lý thì số tài sản của tôi so với khi kiểm kê đã bị mất một số tài sản. Việc UBND xã Tân Liễu, UBND huyện Yên Dũng ban hành quyết định niêm phong quản lý, thanh lý tài sản của tôi là trái với quy định của luật pháp. Tại sao tài sản đang thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi lại bị niêm phong, bị bán thanh lý? v.v. Căn cứ để UBND huyện Yên Dũng ban hành quyết định liên quan đến tài sản của tôi tại chùa là không đúng thì nói gì đến thủ tục thanh lý có đúng hay không?. Tôi đề nghị phải làm rõ việc này.

"Trên thực tế tổng đàn lợn, gia xúc, gia cầm của tôi trị giá khoảng 30 triệu đồng, nhưng họ báo cáo cấp trên là bán được hơn 5 triệu đồng". Họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để tổ chức việc làm trên nhằm chiếm lợi tài sản của tôi. "Mặc dù là nhà tu hành nhưng tôi vẫn tranh thủ tăng gia sản xuất, để có nguồn tài chính tự cung tự cấp và trùng tu xây dựng sửa chùa vì nhân dân địa phương không có khả năng đóng góp". Tôi có thể chứng minh vì trước khi tôi dời khỏi địa phương theo yêu cầu của chính quyền, tôi đã lập bản kê khai chi tiết tài sản của tôi gửi cho UBND xã Tân Liễu.

Tôi có thể chứng minh về phần (lợn vật nuôi) theo hình thức đơn cử.

Tổng số lợn tôi nuôi là 44 con. Bắt theo từng đàn nên có thể nói trọng lượng chênh lệch là không lớn.

Ngày 16/11/2004 đến 23/11/2004, tôi bán 13 con nhỏ nhất cho vợ chồng chị Đàm Thị Tình (Biền Đông, xã Cảnh Thụy) theo hình thức móc hàm, bỏ đầu với các số liệu như sau:

13con = 700kg x 21,5 = 15.450.000đ (Mười lăm triệu, bốn trăm năm mươi nghìn). Tính theo cân hơi là gần 102kg/con.

Ngày 27/11/2004 đến 30/11/2004. Anh rể tôi là Vẹo (bị UBND xã ép phải bán số lợn trên, do anh Vẹo không nắm được cụ thể lợn gà của tôi như thế nào nên rất có thể số lợn anh Vẹo bán đã bị đánh tráo lợn nhỏ hơn của các gia đình bên cạnh) bán cho vợ chồng chị Đàm Thị Tình cũng theo hình thức móc hàm bỏ đầu. Với số liệu cụ thể như sau:

24con = 1.200kg x 18,5 = 22.200.000đ (Hai hai triệu, hai trăm nghìn đồng).

Tính theo cân hơi khoảng 100kg/con (Chưa tính khoảng 30 - 40kg thịt anh Vẹo bớt lại để một số người coi nhà ăn trong thời gian bán và cho chó ăn). Tính cả phần bớt lại khoảng.

Như vậy tổng đàn lợn của tôi 44 con, sau khi trừ đi số lượng lợn đã bán 2 đợt là (13 con + 24 con = 37 con). Vậy UBND xã khi niêm phong tài sản của tôi đã thu giữ số lợn là 07 con x 60kg/1con = 420kg x 21,5 = 8.630.000đ (Tám triệu sáu trăm ba mươi nghìn đồng). Tính theo giá tại thời điểm từ ngày 16/11/2004 đến thời điểm 25/11/2004 (Theo chị Tình biên nhận nhầm, ngày 25/11 thành ngày 23/11).

Gần 05 tháng sau. Ngày 8/4/2005, UBND xã đã thanh lý số lợn như trên với các số liệu.

6 con = 377 kg x 13 = 4.901.000đ (Bốn triệu, chín trăm linh một nghìn đồng).

Tính ra, sau gần 05 tháng chăm sóc, lợn của tôi bị sụt gần 50kg/con. Chỉ còn lại hơn 52,8kg cân hơi/con.

Một con số thật nực cười. Lợn nuôi gần 05 tháng, không những không hề lên cân mà còn sụt gần 50kg/con.

Tiền công UBND xã thuê người chăm sóc số lợn trên trong thời gian 2,5 tháng được tính với giá rất cao. Cao hơn cả tiền bán lợn. Cụ thể 7.608.000đ (Bẩy triệu, sáu trăm linh tám nghìn đồng). Tiền công nuôi lợn cao gần gấp hai tiền bán lợn.

Còn rất nhiều tài sản, con vật nuôi của tôi bị bán thanh lý theo hình thức bán đổ, bán tháo hoặc số tiền chênh lệch chảy vào túi các ông có thẩm quyền. Chỉ cần quan sát và nhẩm tính một chút, số tiền thiệt hại của tôi là rất lớn (Sẽ được liệt kê cụ thể trong phần yêu cầu bồi thường thiệt hại).

Vậy là UBND huyện Yên Dũng căn cứ vào Điều 267 BLDS để tiến hành thanh lý tài sản của tôi. Trong khi UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định việc làm trên của UBND huyện Yên Dũng là đúng theo quy định của Luật pháp căn cứ Điều 86 BLDS. Người dân chúng tôi phải hiểu như thế nào. UBND tỉnh đúng hay UBND huyện đúng. Hơn nữa, trong các đơn từ tố cáo, tôi luôn luôn đề nghị UBND tỉnh xử lý việc UBND huyện, xã đã tự ý kê biên, niêm phong tài sản của tôi là vi phạm luật pháp. Tuy nhiên UBND tỉnh lại lờ cho qua và chỉ trả lời về việc thanh lý tài sản.

* Tại khoản 2 Điều 1 của quyết định này ghi "Việc UBND huyện Yên Dũng ra thông báo 03/TB-VP ngày 28/01/2005 là chưa đúng quy định của pháp luật. Đồng thời thu hồi quyết định này". Đây là quyết định đúng đắn của UBND tỉnh, nhưng mặt khác UBND tỉnh không xử lý triệt để, chính vì thông báo này đã buộc tôi rời khỏi địa phương. Sau đó dẫn đến việc UBND huyện tự ý đứng ra thanh lý tài sản của tôi, thông báo này vô hình dung cướp mất quyền trụ trì tu hành tại chùa của tôi, xâm phạm đến quyền cư trú hợp pháp của tôi, gây thiệt hại về tài sản cho tôi. Tính tại thời điểm ngày 25/11/2004, tôi bị chính quyền xã, thôn cấu kết với một số phần tử quá khích vô đạo trong thôn không cho tôi ở chùa. Đến thời điểm UBND tỉnh Bắc Giang ra quyết định trả lời việc giải quyết khiếu nại tố cáo của tôi là 10 tháng 8 ngày. Tính từ thời điểm UBND huyện Yên Dũng ra thông báo 03/TB-VP yêu cầu tôi phải tìm nơi cư trú cho bản thân đến thời điểm UBND tỉnh Bắc Giang ra quyết định trả lời việc giải quyết khiếu nại tố cáo của tôi là 8 tháng 5 ngày. Tôi phải đi khiếu kiện tốn kém hàng trăm triệu đồng đến nay chính quyền cấp trên mới chỉ công nhận việc làm sai trái của chính quyền cấp dưới và chỉ đạo cấp dưới tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm. Trong khi đó vì thông báo này mà du đẩy tôi ra khỏi chùa, không nơi ăn chốn ở; nếu tôi có ở nhờ đâu thì cũng bị công an đến đe doạ người cho tôi ở nhờ, nên tôi không biết đi về đâu, mà chỉ biết đến số 1 Mai Xuân Thưởng làm nơi tá túc. Việc làm này là rất bất lợi cho nhà tu hành như tôi vì không có nơi hành đạo, không có lương thực mà ăn để chờ đợi cấp trên giải quyết. Điều kiện sinh hoạt gặp vô cùng khó khăn, phức tạp, phải ngủ bãi, nằm sương, đầm mưa dãi nắng nên căn bệnh hiểm nghèo của tôi thường xuyên đe doạ mà không có cả tiền mua thuốc, phải vay nợ lãi chồng chất. Hơn nữa các khách nước ngoài nhìn vào tôi rất xấu hổ vì phải đứng đường và không biết trả lời các phóng viên, báo chí đến phỏng vấn như thế nào đây? Vậy mà UBND tỉnh Bắc Giang lại không ra quyết định xử lý, kỷ luật các cán bộ, tổ chức đã ra văn bản này, phải có nghĩa vụ công khai xin lỗi, khôi phục danh dự, bồi thường các thiệt hại cho tôi và phải công khai xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi sai phạm này theo quy định của pháp luật hình sự, theo điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Tại khoản 3 Điều 1 quyết định 1696 cho rằng: "Việc tôi khiếu nại kết luận số 45 của công an huyện Yên Dũng thuộc thẩm quyền giải quyết của giám đốc công an tỉnh xem xét giải quyết". Vấn đề này theo tôi là mặc dù thuộc thẩm quyền của công an tỉnh nhưng UBND tỉnh Bắc Giang cũng phải có trách nhiệm giải quyết.

Thông báo 03/TB do ông Nguyễn Hữu Dự - Phó Trưởng CA huyện Yên Dũng ký và đóng dấu ngày 7/01/2005, không xử lý các phần tử quá khích đã xông vào chùa hành hung đánh tôi mặc dù tôi gửi rất nhiều đơn tố cáo. Tôi được ông Nguyễn Ngọc Chấn cán bộ Tôn giáo huyện Yên Dũng cho biết ngày 16/3/2005 Công an huyện Yên Dũng ra kết luận số 45, báo cáo các cấp chính quyền huyện, nhưng công an huyện Yên Dũng đã quan liêu, không trả lời đơn khiếu nại, tố cáo của tôi. Tôi chỉ biết kết luận này là do ông Chấn đọc cho tôi nghe nội dung, tôi thấy công an huyện đã phản ánh sai sự thật (vu khống) và chỉ được biết kết luận này khi các văn bản báo cáo khác có nêu tên kết luận.

Tôi không đồng ý với cách thức giải quyết trả lời của công an huyện Yên Dũng nên đã có đơn khiếu nại thông báo 03/TB và kết luận số 45 của công an huyện Yên Dũng tới công an tỉnh Bắc Giang, nhưng tôi không nhận được bất kỳ văn bản nào? trả lời nào của công an tỉnh Bắc Giang.

VĂN BẢN số 926/CV-CT ngày 22/6/2005 do ông Nguyễn Sĩ Nhận ký và đóng dấu thay Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, gửi công an tỉnh Bắc Giang và yêu cầu công an tỉnh Bắc Giang xem xét giải quyết, nhưng không được xem xét. Thông báo số 313/TB-VP ngày 30/8/2005, do Hoàng Kim Kiên- Phó Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang ký và đóng dấu, yêu cầu giám đốc công an tỉnh phải giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại của tôi. Và báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 15/9/2005. Nhưng tôi không hiểu vì sao đơn khiếu nại của tôi và cả văn bản của UBND tỉnh đều không được giám đốc công an tỉnh xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật. Bởi vậy tôi mới đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang với tư cách là cơ quan quản lý cao nhất trên địa bàn xem xét việc Giám đốc công an tỉnh Bắc Giang không giải quyết cho tôi.

Nếu UBND tỉnh cho rằng mình không có thẩm quyền giải quyết, vậy tại sao UBND tỉnh lại đưa ra văn bản này. Do vậy, theo tôi UBND tỉnh không thể để trách nhiệm giải quyết sang cho mình công an mà phải cùng công an giải quyết.

UBND tỉnh đã quan liêu, mặc dù tôi đã làm nhiều đơn đề nghị công an huyện Yên Dũng, công an tỉnh Bắc Giang điều tra xử lý số đối tượng đã vi phạm pháp luật hình sự, đó là ngày 28/3/2004 và 23/11/2004 và 25/11/2004, 21/11/2005, một số cán bộ UBND xã ngang nhiên tới chùa tự ý thay khóa chùa giao cho người khác trông coi.

Ngày 24/11/2004 Thân Văn Lượn ngang nhiên chiếm toàn bộ chùa khóa chùa, không cho tôi ra vào.

Sáng ngày 25/11/2004 Thân Văn Lượn dắt một số thanh niên hư hỏng trong thôn tới chùa gây chuyện với tôi, không những vậy còn dùng loa kích động quần chúng nhân dân đến chùa hành hung và đuổi tôi ra khỏi chùa.

Ngày 21/01/2005 Thân Văn Lượn lại tự ý dẫn một số thanh niên tới chùa ép anh Hưng (anh rể) phải phá khóa khu nhà ở của tôi. Tự ý lập biên bản ép anh Hưng phải ký vào biên bản giao cho anh Lượn toàn bộ chìa khóa và tài sản để anh Lượn liêm phong.

Chính quyền xã Tân Liễu cố tình làm ngơ và bao che dung túng cho những hành vi vi phạm pháp luật của Thân Văn Lượn sau khi Thân Văn Lượn thực hiện các hành động gây rối trên được một thưòi gian không hiểu sao chính quyền lại đưa vào vị trí cụm trưởng cụm dân cư số 1. Với hành vi vi phạm pháp luật của Thân Văn Lượn, chính quyền chỉ xử lý nhẹ là gọi cảnh cáo nhưng thực chất Thân Văn Lượn là người gây rối trật tự an ninh tại chùa, và luôn túc trực tại chùa để đe doạ tính mạng khi tôi trở về chùa. Là người tu sĩ phật giáo nhưng tôi cũng là một công dân, tôi bị hành hung, bị xâm phạm thân thể, tính mạng, danh dự. Tôi đã làm không biết bao nhiêu đơn đề nghị tố cáo kêu oan gửi công an huyện Yên Dũng, công an tỉnh Bắc Giang và các ban ngành từ địa phương tới TW. Vậy mà họ làm ngơ không điều tra xử lý, hiện nay họ nói rằng tôi về chùa Nguyệt Nham sẽ không đảm bảo về an toàn tính mạng. Vậy tôi xin hỏi nhà nước sinh ra luật để làm gì? Mà an toàn tính mạng của một nhà tu hành, một công dân không được đảm bảo. Như vậy tại địa bàn thôn Liễu Nham - xã Tân Liễu đã tồn tại xã hội đen hay sao? Ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định giao công an tỉnh thực hiện và nói thẩm quyền của công an tỉnh, vậy công an tỉnh không thuộc thẩm quyền quản lý của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang hay sao? Hay ông Chủ tịch tỉnh Bắc Giang cố tình trốn tránh trách nhiệm, không đứng ra bảo vệ người ngay và làm ngơ trước nỗi khổ đau của quần chúng nhân dân thuộc lãnh đạo tỉnh phụ trách. "Nay tôi tiếp tục khiếu nại và đề nghị cơ quan công an cấp trên phải giải quyết dứt điểm việc của tôi bằng một văn bản theo đúng quy định của pháp luật nhà nước ban hành".

* Tại khoản 4 điều 1 ông Bùi Văn Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: "UBND tỉnh không có thẩm quyền giải quyết, khiếu nại của tôi về lá thư tay do ông Thích Thiện Văn - Phó ban Trị sự Hội Phật giáo Việt Nam viết gửi ông Việt - nguyên Chủ tịch UBND phường Thọ Xương, thị xã Bắc Giang, nay là Tp. Bắc Giang với nội dung vu khống để kích động nhân dân, bôi nhọ danh dự, uy tín và đạo hạnh của tôi. 2 thông bạch số 90/TB-PG ngày 15/01/2000 do Hoà thượng Thích Quảng Luân ký và đóng dấu; Thông bạch 90/TB-PG ngày 15/11/2000, do ni trưởng Đàm Thìn ký và đóng dấu (2 thông bạch 90 nêu trên, đều giả mạo chữ ký, nội dung vu khống); Thông bạch số 74/TB-PG không ngày, tháng, năm do ni trưởng Đàm Thìn ký và đóng dấu; công văn số 46/CV-PG ngày 28/8/2006. Đồng thời hướng dẫn tôi liên hệ với Phật giáo tỉnh Bắc Giang và TW GHPG Việt Nam để được giải quyết". Tôi không đồng ý với quyết định này, vì Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang cũng là một tổ chức xã hội đã vi phạm vào pháp hình sự năm 2000 và nằm trong địa bàn tỉnh thì chức năng của ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm khi họ làm sai. Giáo hội Phật giáo có hiến chương nội quy tăng sự thì cũng phải tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Vậy mà ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh lại không trách nhiệm trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kêu oan của tôi. Ông đã né tránh, đùn đẩy và chuyển cho các cơ quan dưới quyền, nhưng vì tổ chức này làm sai, vi phạm pháp luật hình sự, do vậy tôi mới phải làm đơn tới các cấp tỉnh và TW. Đơn của tôi lại từ TW về tỉnh; tỉnh lại chuyển về cơ sở; cơ sở đã thực hiện làm sai thì làm sao có thể giải quyết khách quan được. Đây có phải là cái vòng luẩn quẩn hay không. Tôi cũng đã gửi rất nhiều đơn tới TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang vẫn làm ngơ, không chấp hành thực hiện ý kiến của các cấp chính quyền từ TW xuống địa phương.

Khi nhận được quyết định của UBND tỉnh Bắc Giang về việc giải quyết đơn khiếu nại của tôi, tôi hoàn toàn thất vọng, bởi vì quyết định này của UBND tỉnh Bắc Giang ngang ngược, không chờ báo cáo của công an tỉnh mà đã ra quyết định "nghĩa là quyết định 1696 của UBND tỉnh Bắc Giang có trước kết luận điều tra của công an tỉnh Bắc Giang tới 1 tháng 21 ngày". Hơn nữa quyết định này chưa xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số cá nhân, tổ chức làm sai, phải công khai xin lỗi trước nhân dân và thông tin đại chúng và bồi thường thiệt hại, đồng thời trả lại quyền có chỗ ở cho tôi (chùa do tôi trông nom tu hành) và tài sản của tôi họ không đề cập đến.

* Tại điểm 3 của quyết định 1696/QĐ-CT của UBND tỉnh Bắc Giang do ông Bùi Văn Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký ngày 3/10/2005 lại nêu rằng: "Quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng" nên tôi không đồng ý. Bởi vì, UBND tỉnh Bắc Giang không giải quyết dứt điểm hết nội dung đơn khiếu nại và những kiến nghị của tôi mà chỉ ra văn bản cho thanh tra tỉnh làm rõ một số việc còn việc các việc khác như:

Tôi không đồng ý chính quyền thôn, xã, huyện kê biên, phong và bán tài sản của tôi mà không có sự đồng ý của tôi, không có sự chứng kiến của tôi. Bản thân tôi không nhận được các văn bản nêu trên. Tôi thiết tưởng rằng UBND tỉnh là người đứng đầu tỉnh vậy mà trong tỉnh các cơ quan cấp dưới không thực hiện ý kiến cấp trên (công an không điều tra làm rõ số đối tượng vào chùa hành hung tôi). Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang không thu hồi 2 thông bạch số 90/TB-PG và thông bạch số 74/TB-PG; công văn số 46/CV-PG những công văn trên trái với nội quy tăng sự TW-GHPGVN. Ngoài ra còn rất nhiều văn bản, hành vi khác của cá nhân cơ quan tổ chức đã báo cáo cấp trên nội dung vu khống, bịa đặt, sai sự thật, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của tôi và UBND tỉnh Bắc Giang đã không giải quyết hết nội dung đơn khiếu nại, tố cáo của tôi. Cho nên tôi tiếp tục khiếu nại, tố cáo kêu oan và đề nghị giải quyết nhưng đến nay vẫn không được xem xét giải quyết, trong khi quyết định số 1696/QĐ-CT ngày 3/10/2005 của UBND tỉnh Bắc Giang lại nêu là "Quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng". Vậy tôi xin hỏi những vấn đề này sẽ do ai? Cơ quan nào? Tổ chức nào sẽ đứng ra giải quyết cho tôi đây? Vì tất cả lý do đó, nay tôi làm đơn này khiếu nại toàn bộ nội dung quyết định số 1696/QĐ-CT ngày 3/10/2005 nêu trên.

Khi UBND tỉnh nhận được đơn khiếu nại của công dân đã giao cho 02 cơ quan là Thanh tra tỉnh Bắc Giang và công an tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ điều tra, xác minh. Khi UBND tỉnh nhận được báo cáo từ phía Thanh tra tỉnh, chưa có báo cáo của Công an đã vội ra Quyết định là vô cùng thiếu khách quan, coi thường quyền lợi chính đáng của công dân. Liệu, có xứng đáng là đại biểu, công bộc của dân hay không?.

VĂN BẢN số 519/UBND-TD ngày 9/3/2007, do ông Hoàng Kim Kiên - Phó Văn phòng UBND tỉnh thay lệnh Chủ tịch ký và đóng dấu thay Chánh Văn phòng UBND tỉnh gửi Thanh tra Chính phủ; Ban Tôn giáo Chính phủ; Trụ sở tiếp dân trung ương Đảng và Nhà nước; Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; Chánh Văn phòng; Phó văn phòng nội chính;Thư ký chủ tịch; Phó chánh thường trực: về việc trả lời đơn thư khiếu nại của tôi.

UBND tỉnh tiếp tục rêu rao theo giọng điệu như UBND huyện Yên Dũng. Bịa đặt thông tin trong việc bán thanh lý tài sản công dân của UBND xã Tân Liễu. Ngày 08/4/2005 UBND xã Tân Liễu theo chỉ đạo của UBND huyện Yên Dũng đã tiến hành thanh lý số tài sản của tôi được một số tiền. Sau đó họ xử lý số tiền trên như thế nào tôi không biết. Họ không hề thông báo cho tôi về việc thanh lý cũng như nhận tiền thanh lý. Đến ngày 20/8/2006, UBND xã mới thông báo cho tôi và mời tôi về nhận tiền. Tôi không đồng ý với các hành vi dùng quyền lực chèn ép dân của UBND huyện và xã nên đã không về nhận. Tài liệu chứng cứ tôi còn lưu đủ cả, tại sao UBND tỉnh đưa ra thông tin là UBND xã Tân Liễu, ngay sau khi bán thanh lý tài sản của tôi đã gọi tôi về nhưng tôi không về.

Ngày 13/12/2006, Ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định số 60 bổ nhiệm tôi về trụ trì chùa Thường Hạ, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang. Việc bổ nhiệm trên là không đúng với quy định tại Nội quy tăng sự trung ương. Cụ thể: Việc bổ nhiệm trụ trì trước tiên phải có thủ tục đơn xin thình sư của nhân dân. Đơn của chính sư xin được trụ trì và sự chấp nhận của Ban Trị sự và chính quyền các cấp của nơi đi và nơi đến. Sự nhất trí của UBND tỉnh Bắc Giang, Hội Phật giáo tỉnh mới ra quyết định bổ nhiệm trụ trì.

Hơn nữa cũng trong ngày 13/12/2006, trong khi tôi vẫn chưa nhận được quyết định 60 thì Ban Trị sự Hội phật giáo tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Hiệp Hòa đã cử sư khác về trụ trì chùa Thường Thắng. Như vậy là Quyết định trên chỉ là hình thức giả tạo. Để báo cáo với cấp trên cho hợp thức hóa, thực tế không hề diễn ra như vậy. Tôi vẫn không có chốn nương thân. Tại sao chính quyền cấp tỉnh Bắc Giang lại có hành vi lừa dối dân?. Những dẫn chứng trên đã đủ thấy bộ mặt thật của chính quyền tỉnh Bắc Giang. Cũng trong công văn trên, UBND tỉnh đưa ra các thông tin rất dân chủ là sau khi nhận được kết luận của thanh tra Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Yên Dũng cùng các cơ quan chức năng vận động quần chúng nhân dân và phật tử thôn Liễu Nham tạo điều kiện cho tôi về cư trú và tu hành tại chùa Nham Nguyệt nhưng do tôi không tích cực hợp tác nên trước mắt chưa thể bố trí cho tôi về chùa. UBND tỉnh đưa ra thông tin vừa không đúng sự thật, hơn nữa còn không hợp logic. Tôi ngày đêm dãi nắng dầm mưa để đòi quyền lợi hợp pháp là quyền trụ trì chùa Nguyệt Nham. Vậy mà khi được các cấp chính quyền tạo điều kiện trả lại quyền lợi cho tôi, không có lý do gì để tôi không về hợp tác. UBND tỉnh Bắc Giang đã lộ bản chất khi nói dối mà không biết che đậy.

Sau khi Hội phật giáo tỉnh Bắc Giang ban hành Thông bạch số 63 không ngày, tháng, năm với nội dung đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Yên Dũng, UBND xã Tân Liễu chấp thuận cho Tỉnh hội bổ nhiệm trụ trì cho tôi về chùa Nguyệt Nham. Lập tức UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo UBND huyện Yên Dũng, UBND xã Tân Liễu tổ chức cuộc họp lấy ý kiến tín nhiệm của nhân dân vào ngày 21/8/2006. Đây là hành vi mượn gió bẻ măng của chính quyền các cấp. Trong nội quy tăng sự trung ương và Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cũng như các văn bản pháp luật của nhà nước, tôi không thấy điều khoản nào quy định về việc sư đang trụ trì chùa, có công xây dựng, tôn tạo tu bổ 15 năm, sau khi bị một số kẻ hãm hại vu khống, sư dời chùa đi kiện bây giờ muốn về lại chùa phải lấy tín nhiệm của nhân dân?.

Sau khi Thanh tra Chính phủ có kết luận số 1088 ngày 06/6/2006 với những nội dung cụ thể rõ ràng, yêu cầu UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Yên Dũng, UBND xã Tân Liễu thực thi, bố trí cho tôi có nơi ăn chốn ở để yên tâm hành đạo. Đã được hơn 01 năm. Kết luận kia vẫn nằm nguyên trên bàn của các vị lãnh đạo chính quyền tỉnh Bắc Giang. Họ không thực thi nghiêm túc. Tiếp tục tìm mọi cách để hãm hại tôi, dằn mặt dân oan muốn đi khiếu kiện.

Ngày 27/4/2007, tôi có đơn đề nghị "V/v: Đảm bảo được an toàn tính mạng cho công dân Thích Nữ Đàm Thoa về nơi cư trú và tu hành tại chùa Nguyệt Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt được hưởng quyền công dân di bầu cử Quốc hội khóa XII. Vậy mà các quyền lợi và trách nhiệm công dân của tôi đều bị chính quyền tỉnh Bắc Giang từ chối không giải quyết.

Ngày 9/6/2007, tôi về chùa Vĩnh Nghiêm dự Đại hội phật giáo huyện Yên Dũng. Tại Đại hội Phật giáo, huyện vẫn khẳng định tôi là hội viên của Phật giáo huyện. Nhưng tại địa bàn thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu, tình hình an ninh không đảm bảo, tôi không thể về chùa Nguyệt Nham để tu hành được. Trách nhiệm này thuộc về công an xã Tân Liễu, công an huyện yên Dũng, nói rộng hơn là trách nhiệm của công an tỉnh Bắc Giang và trách nhiệm cao nhất là ông Đào Xuân Cần - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang (từ năm 2001 -2006), nay là Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bắc Giang, Ủy viên TW Đảng CSVN và ông Thân Văn Mưu - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang. Tôi đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Ban Tôn giáo chính phủ trực tiếp chỉ đạo giải quyết dứt điểm, để đảm bảo quyền cư trú và quyền sinh hoạt tôn giáo cho tôi.

e. Công an tỉnh Bắc Giang

Là cơ quan tư pháp, coi là cán cân công lý. Sau khi nhận được đơn tố cáo của tôi, UBND tỉnh giao trách nhiệm điều tra, xác minh làm rõ những nội dung trong đơn để trả lời công dân. Công an tỉnh Bắc Giang có thể do thiếu hiểu biết về pháp luật cộng với sự thiếu trách nhiệm hoặc vì một lý do nào đó đã biến tấu kết quả điều tra để ban hành văn bản, kết luận với nội dung hoàn toàn không đúng sự thật.

Công văn số 430-TL/VP11 (PA38) ngày 24/11/2005 của Công an tỉnh Bắc Giang về việc trả lời đơn tố cáo của công dân:

Hành vi của Thân Văn Lượn rõ ràng là vi phạm pháp luật hình sự, vậy mà công an tỉnh lại gắn cho Lượn chức danh "Tổ trưởng tổ văn hóa khu di tích đình chùa Liễu Nham" để hợp pháp hóa cho Lượn hành vi chiếm đoạt chìa khóa, chiếm giữ trái phép tài sản của tôi tại chùa khi chưa có ý kiến của UBND xã Tân Liễu. Vậy, công an lấy thông tin này ở đâu?. Tại sao không xử lý Lượn lại dung túng bao che cho hắn?.

Diễn biến vụ việc ngày 25/11/2004. Công an tỉnh đưa ra các thông tin hoàn toàn sai với Bản chứng nhận của chính quyền thôn do ông Bách (Trưởng thôn) và cũng là người làm chứng từ đầu trong vụ việc trên ký nhận ngày 26/11/2004.

Thứ nhất: Số lượng người dân có mặt tại hiện trường. Công an tỉnh điều tra ở đâu mà có số lượng 200 - 300 người. Trong khi các Báo cáo khác của UBND xã, UBND huyện chỉ có khoảng 200 người. Công an có dụng ý gì khi khẳng định khống số lượng người như trên.

Thứ hai: Trong đám người hành hung tôi chỉ toàn phụ nữ. Điều này hoàn toàn sai. Trong đám người xông vào hành hung tôi cùng với Trần Thị Cay và đám đàn em còn có: Trần Văn Cố - đội 1 thôn Liễu Nham, Nguyễn Văn Trượng - đội 2 thôn Liễu Nham, Thân Văn Khoái - đội 1 thôn Liễu Nham (em rể ông Đàm), Thân Văn Độ cùng con trai là Thân Văn Đường - đội 1 thôn Liễu Nham.

Thứ ba: Quá trình du đẩy, không có ai đánh đập, xúc phạm nhân phẩm danh dự của tôi, ngược lại tôi có những lời lẽ thô tục thách thức cả làng và cầm gạch đá ném vào mọi người. Nội dung này do công an tự sáng tác ra. Không đúng với thực tế và không đúng với các bản báo cáo trước của các cơ quan chính quyền cấp dưới, không đúng xác nhận của ông Nguyễn Đình Bách - nguyên trưởng thôn Liễu Nham ký ngày 26/11/2004, ông Trần Văn Truyền (thôn Kép 2, Lục Ngạn, Bắc Giang), và giấy làm chứng của bà Trần Thị Xen - Tiểu khu 6 thị trấn Neo ký ngày 5/10/2005 với nội dung: "Tôi Trần Thị Xen - Tiểu thu 6 thị trấn Neo, Yên Dũng, Bắc Giang. Nay làm chứng cho nhà sư Thích Đàm Thoa sự việc sau tháng 11/2004 chi tiết được nghe bà Ao và bà Chắn ở bến Đám Tân Liễu. Bà Chắn có nói bà Ao không đuổi được sư Hà (Thích Đàm Thoa) thì ăn cái của đàn bà. Tôi không thấy sư Hà nói tục đâu cả, không nói với dân đâu. Tôi xin cam đoan làm chứng cho sư Hà là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm". Lời khai của chị Lương Thị Dự và Nguyễn Thị Chắn (đội 1 Liễu Nham) trong Biên bản ngày 28/2/2006 do ông Nguyễn Đức Sơn - cán bộ phòng PA 38 công an tỉnh xác minh tại chùa và giữ biên bản lời khai.

Thứ tư: Công an tỉnh Bắc Giang khẳng định việc không có công văn tài liệu nào của UBND huyện, xã xác nhận về việc cán bộ xã bị đám người gây gổ giữ và giam lỏng tại chùa. Vậy, nội dung công văn số 343/CV-CT ngày 28/4/2005 của UBND huyện Yên Dũng. Công văn 1635/CV-UB ngày 26/11/2004 của UBND huyện Yên Dũng là như thế nào?. Cùng với việc chiều ngày 2/3/2006, Trần Thị Cay đội 1 thôn Liễu Nham cầm đầu Trần Thị Tuyên đội 4 thôn Liễu Nham (con gái ông Trần Văn Nghìn trưởng thôn Liễu Nham) và với một số người dân vô đạo thôn Liễu Nham xông vào phòng ở của tôi chửi bới, gây rối trật tự công cộng và lôi kéo tôi ra khỏi chùa (có sự chứng kiến của bà Lê Thị Kim Oanh - chuyên viên A41 Cục An ninh xã hội Bộ Công an). Thậm chí Trần Thị Cay còn khoá cổng chùa giam lỏng những cán bộ chuyên chính của Đảng CSVN là ông Nguyễn Hùng Lĩnh, bà Giới, bà Lê Thị Mai Oanh - cán bộ Cục An ninh XH Bộ CA thì như thế nào?... Hay là tôi lại nói sai cho những người trên?.

Trình tự giải quyết khiếu nại. Căn cứ Điều 37 Luật Khiếu nại tố cáo. Thủ tục bắt buộc trước khi ra quyết định trả lời tố cáo là công an phải tổ chức đối thoại giữa các bên để xác minh các thông tin. Tuy nhiên công an tỉnh Bắc Giang đã bỏ qua thủ tục này.

Mặc dù, ngày 24/11/2005, công an tỉnh Bắc Giang ban hành công văn số 430/TL-VP11 (PA38) đưa ra các kết luận cụ thể. Nhưng đến ngày 28/2/2006, công an tỉnh mới đi điều tra, xác minh, lấy lời khai của những người làm chứng là chị Dự và chị Chắn (Đội 1 thôn Liễu Nham) tại chùa Nguyệt Nham. Như vậy là kết luận của công an có trước khi họ đi điều tra xác minh. Công an tỉnh Bắc Giang không hề tuân thủ pháp luật và quá coi thường dân.

Công an tỉnh Bắc Giang phối hợp với công an huyện Yên Dũng và UBND huyện Yên Dũng đã thực hiện hành vi bắt giữ tôi ngày 27/01/2006 tại vườn hoa số 1 Mai Xuân Thưởng đối diện trụ sở tiếp dân TW Đảng, sau đó cướp, phá xe máy và tài sản trên xe của tôi đến tận ngày 25/9/2006 tôi mới được lấy lại tài sản là rõ ràng. Vậy mà trong công văn số 354/CV-CAT (PV11) ngày 21/8/2006 trả lời đơn khiếu nại tố cáo của tôi, công an tỉnh lại đưa ra thông tin trái ngược. Phủ nhận việc khống chế bắt tôi lên xe, việc cướp phá xe máy và tài sản của tôi v.v. Tuy nhiên, vì sự việc trên là quá rõ ràng, có sự làm chứng của rất nhiều công dân, xe máy của tôi vẫn lưu trữ tại công an huyện Yên Dũng, tài sản cá nhân thì lưu tại UBND huyện Yên Dũng. Sau khi quyết liệt tố cáo, ngày 25/9/2006 công an tỉnh Bắc Giang phải chấp nhận chỉ đạo công an huyện Yên Dũng và UBND huyện Yên Dũng trả lại toàn bộ số tài cho tôi. Và chấp nhận bồi thường cho tôi một khoản tiền để bù đắp tổn thất trong vụ việc trên. Tuy nhiên, về thủ tục, chính quyền với bản chất tư tưởng là không muốn nhận lỗi với dân nên công an tỉnh Bắc Giang đã ép buộc tôi phải viết đơn theo hình thức là Đơn xin hỗ trợ khó khăn và phải cam kết là không được khiếu kiện tố cáo về vụ việc này nữa.

Cũng tại công văn trên, công an tỉnh Bắc Giang lại mượn lời vu khống của UBND huyện Yên Dũng thể hiện trong công văn số 61/UBND-NC ngày 28/01/2006 để cùng đưa thông tin: ngày 27/01/2006; công an tỉnh đến đón tôi về ăn tết, giải quyết hỗ trợ, bố trí nơi ăn, ở cho tôi. Lợi dụng lúc xin phép đi vệ sinh cá nhân, tôi tự ý bỏ đi. (Tôi đã giải trình ở phần trên tại công văn số 61/UBND-NC ngày 28/01/2006 của UBND huyện Yên Dũng. Nên không nhắc lại ở phần này).

g. Ban tôn giáo tỉnh Bắc Giang

Là cơ quan phụ trách trực tiếp về các vấn đề tôn giáo của chính quyền. Nhưng trong vụ việc của tôi, Ban tôn giáo tỉnh Bắc Giang đã không làm đúng, làm hết trách nhiệm của mình. Có nhiều biểu hiện của việc bỏ mặc. Chính quyền làm sai họ cũng không dám có ý kiến phản ánh, không hề lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho người tu hành.

- Công văn số 13/CV-TG ngày 17/2/2005 của ông Vũ Đình Cảnh - Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Giang đã đưa ra các thông tin không đúng sự thật để cho những kẻ muốn hãm hại tôi "đục nước béo cò" càng có cơ hội để vu vạ.

Nội dung của công văn:

+ Đề nghị UBND huyện Yên Dũng, Ban trị sự Hội phật giáo để sư thầy Thích Đàm Ý về trụ trì chùa Nguyệt Nham.

+ Đối với sư Thích Đàm Thoa:

Đã có hành vi vi phạm giới luật trong quan hệ đối xử giữa các nhà sư với nhau, không hòa hợp theo phép lục hòa của phật dậy căn cứ vào nội dung thông bạch số 74/TB tháng 11/2004 của Hội phật giáo tỉnh Bắc Giang và Đơn khiếu kiện của thầy Thích Đàm Ý ngày 20/01/2000.

+ Căn cứ vào các Thông bạch của Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang và trách nhiệm trụ trì của sư Đàm Thoa tại cơ sở chùa Nham Nguyệt và Nội quy ban tăng sự TW, thì sư Thích Đàm Thoa không đủ tư cách trụ trì và tu hành tại cơ sở chùa Nham Nguyệt (Điều 49 Nội quy tăng sự TW).

Thứ nhất: Điều 49 Nội quy tăng sự TW không quy định điều chỉnh xem xét để khẳng định về tư cách trụ trì.

Thứ hai: Trong việc mâu thuẫn giữa tôi và thầy Ý. Nếu xem xét một cách khách quan thì lỗi xuất phát không bao giờ cả hai phía. Vậy lý do gì tôi thì bị truất quyền trụ trì, thầy Ý lại được bổ nhiệm trụ trì?. Hơn nữa, tại Điều 38 khoản 4 điểm d của Nội quy tăng sự TW "Việc bổ nhiệm trụ trì cần có sự lựa chọn những tăng - ni có trình độ phật pháp tối thiểu: Về phật pháp - Trung đẳng. Về Thế pháp: Tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp III trở lên". Theo tôi được biết thầy Ý mới chưa học hết lớp 1. Vậy không đủ điều kiện để được bổ nhiệm trụ trì. Bản thân thầy Ý không có một giấy tờ gì để chứng minh cho mình quyền trụ trì chùa Nguyệt Nham một cách hợp pháp.

Việc ban hành một văn bản bất chấp quy định của luật pháp và quy định của Giáo hội để giúp đỡ thầy Ý nhằm tước bỏ quyền lợi chính đáng của tôi là vì động cơ, mục đích gì?. Hay Ban tôn giáo tỉnh Bắc Giang không nghiên cứu Nội quy tăng sự TW?.

- Công văn số 47/CV-TG ngày 7/7/2005 của Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Giang trả lời đơn khiếu nại của tôi liên quan đến việc trụ trì chùa Vẽ.

Trong công văn này, một lần nữa, Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Giang khẳng định: Tôi có những hành vi làm cho tín đồ không đồng tình, thậm chí bất bình, tác động xấu đến đoàn kết toàn dân ở địa phương. Căn cứ vào đâu mà Ban Tôn giáo kết luận như vậy?.

i. Thanh tra chính phủ

Sau rất nhiều đơn từ, cuối cùng đơn của tôi cũng đến Thủ tướng Chính phủ, được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cho Thanh tra Chính phủ. Là cơ quan cấp Trung ương thành lập đoàn Thanh tra liên ngành giải quyết nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của tôi. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết vụ việc có rất nhiều biểu hiện của việc thiếu khách quan. Chỉ nghe báo cáo láo sai sự thật của cấp dưới rồi ra kết luận.

- Công văn số 1088/TTCP-ĐLN ngày 6/6/2006 của Thanh tra Chính phủ về việc trả lời khiếu nại của công dân.

+Về nội dung liên quan đến thông báo số 03/TB-VP ngày 28/01/2005 của UBND huyện Yên Dũng.

Thanh tra Chính phủ cũng khẳng định nội dung của thông báo trên là trái quy định của luật pháp. Xâm phạm quyền tự do cư trú của công dân. Ngoài ra không có ý kiến gì. Vậy, tại sao Thanh tra Chính phủ không đề cập đến trách nhiệm của UBND huyện Yên Dũng trong việc ban hành văn bản không những xâm phạm đến quyền lợi của công dân mà còn có nội dung vu khống trắng trợn (Mục 1 của Thông báo).

+ Về thẩm quyền, trình tự thủ tục liên quan đến việc thanh lý tài sản của tôi tại chùa.

Thanh tra Chính phủ khẳng định việc UBND huyện Yên Dũng ban hành các quyết định và tổ chức thanh lý tài sản của tôi là đúng luật pháp. Như vậy là Thanh tra né tránh, không trả lời cụ thể vào vấn đề tôi khiếu nại. Không đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể:

Thứ nhất: Trong tất cả các đơn từ tôi đều khiếu kiện, tôi đã tố cáo UBND xã, UBND huyện Yên Dũng ban hành quyết định niêm phong, quản lý, thanh lý tài sản của tôi là trái quy định của luật pháp. Tại sao tài sản đang thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi lại bị niêm phong, bị bán thanh lý? v.v. Căn cứ để UBND huyện Yên Dũng ban hành quyết định liên quan đến tài sản của tôi tại chùa là không đúng thì nói gì đến thủ tục thanh lý có đúng hay không.

Thứ hai: Thanh tra Chính phủ khẳng định trong quá trình thanh lý tài sản đã đảm bảo khách quan, phù hợp với giá cả thị trường, quyền lợi kinh tế của tôi được đảm bảo, không bị thiệt hại. Hoàn toàn là các mỹ từ.

Tôi có thể chứng minh về phần (lợn vật nuôi) theo hình thức đơn cử.

Tổng số lợn tôi nuôi là 44 con. Bắt theo từng đàn nên có thể nói trọng lượng chênh lệch là không lớn.

Ngày 16/11/2004 đến 23/11/2004, tôi bán 13 con nhỏ nhất cho vợ chồng chị Đàm Thị Tình (Biền Đông, xã Cảnh Thụy) theo hình thức móc hàm, bỏ đầu với các số liệu như sau:

13con = 700kg x 21,5 = 15.450.000đ (Mười lăm triệu, bốn trăm năm mươi nghìn). Tính theo cân hơi là gần 102kg/con.

Ngày 27/11/2004 đến 30/11/2004. Anh rể tôi là Vẹo (bị UBND xã ép phải bán số lợn trên, do anh Vẹo không nắm được cụ thể lợn gà của tôi như thế nào nên rất có thể số lợn anh Vẹo bán đã bị đánh tráo lợn nhỏ hơn của các gia đình bên cạnh) bán cho vợ chồng chị Đàm Thị Tình cũng theo hình thức móc hàm bỏ đầu. Với số liệu cụ thể như sau:

24con = 1.200kg x 18,5 = 22.200.000đ (Hai hai triệu, hai trăm nghìn đồng).

Tính theo cân hơi khoảng gần 100kg/con (Chưa tính khoảng 30 - 40kg thịt anh Vẹo bớt lại để một số người coi nhà ăn trong thời gian bán và cho chó ăn). Tính cả phần bớt lại khoảng hơn 50kg móc hàm/1con.

Như vậy tổng đàn lợn của tôi 44 con, sau khi trừ đi số lượng lợn đã bán 2 đợt là (13 con + 24 con = 37 con). Vậy UBND xã khi niêm phong tài sản của tôi đã thu giữ số lợn là 07 con x 60kg/1con = 420kg x 21,5 = 8.630.000đ (Tám triệu sáu trăm ba mươi nghìn đồng). Tính theo giá tại thời điểm từ ngày 16/11/2004 đến thời điểm 25/11/2004 (Theo chị Tình biên nhận nhầm, ngày 25/11 thành ngày 23/11).

Gần 05 tháng sau. Ngày 8/4/2005, UBND xã đã thanh lý số lợn như trên với các số liệu.

6 con = 377 kg x 13 = 4.901.000đ (Bốn triệu, chín trăm linh một nghìn đồng).

Tính ra, sau gần 05 tháng chăm sóc, lợn của tôi bị sụt gần 50kg/con. Chỉ còn lại hơn 52,8kg cân hơi/con.

Một con số thật nực cười. Lợn nuôi gần 05 tháng, không những không hề lên cân mà còn sụt gần 50kg/con.

Tiền công UBND xã thuê người chăm sóc số lợn trên trong thời gian 2,5 tháng được tính với giá rất cao. Cao hơn cả tiền bán lợn. Cụ thể 7.608.000đ (Bẩy triệu, sáu trăm linh tám nghìn đồng). Tiền công nuôi lợn cao gần gấp hai tiền bán lợn.

Còn rất nhiều tài sản, con vật nuôi của tôi bị bán thanh lý theo hình thức bán đổ, bán tháo hoặc số tiền chênh lệch chảy vào túi các ông có thẩm quyền. Chỉ cần quan sát và nhẩm tính một chút, số tiền thiệt hại của tôi là rất lớn (Sẽ được liệt kê cụ thể trong phần yêu cầu bồi thường thiệt hại).

Vậy mà Thanh tra Chính phủ lại khẳng định việc bán thanh lý số lợn của tôi đảm bảo khách quan, phù hợp với giá cả thị trường, quyền lợi kinh tế của tôi được đảm bảo, không bị thiệt hại. Như vậy, khác gì chính quyền ăn cướp của dân rồi lại hô to là đúng luật pháp.

Thứ ba: Thanh tra Chính phủ khẳng định vụ việc ngày 25/11/2004, một số người dân quá khích tự ý đuổi tôi ra khỏi chùa là có thật. Song không có việc hành hung, xé quần áo và lấy tài sản. Khẳng định trên của Thanh tra Chính phủ lại mâu thuẫn với Báo cáo số 45/CAYD ngày 16/3/2005 của công an huyện Yên Dũng ".... sau đó có một số người dân xông vào lôi kéo và đẩy bà Hà ra khỏi cổng chùa. Quá trình xô đẩy, bà Hà có bị trầy xước da chân và rách áo...". Vậy. Tại sao Thanh tra Chính phủ lại bóp méo sự thật như vậy?.

Sau khi có vụ việc ngày 25/11/2004, UBND huyện, UBND xã đã can thiệp, giải quyết ổn định tình hình, bố trí nơi ở và đảm bảo tính mạng, tài sản cho bà v.v. Nếu đúng như nội dung báo cáo trên, chắc chắn tôi đã không phải khổ cực đi theo kiện và tài sản của tôi cũng không bị thất thoát. Thanh tra Chính phủ cũng phôtô nguyên lời lẽ trong các báo cáo láo của UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Yên Dũng, UBND xã Tân Liễu để trả lời người dân.

h. Bộ Công an

Trong vụ việc oan khuất của tôi, Bộ Công an là nơi tôi gửi gắm niềm tin, gửi rất nhiều đơn thư với các chứng cứ chứng minh cụ thể. Tuy nhiên, có thể sinh mạng chính trị, quyền tự do dân chủ cũng như danh dự nhân phẩm, quyền tài sản của một người xuất gia như tôi không phải là vụ án trọng điểm, có "phá được án" cũng khó có thể gây sự chú ý của báo chí, thành tích của tập thể, cá nhân Bộ Công an không được khuếch trương nên họ bỏ lửng. Tìm cách khất lần. Là cấp trên của Sở Công an tỉnh Bắc Giang nhưng Bộ Công an không dám đả động gì đến sự sai trái của cấp dưới. Vì Công an tỉnh Bắc Giang có tiền đút lót hay vì tôi không có tiền đút lót?. Tôi không hiểu, hàng ngày báo đài của nước CHXHCN Việt Nam luôn luôn ca ngợi các thành tích của ngành Công an, thành tích ở đâu thì tôi không biết, chỉ biết hàng ngày có nhà sư đi kêu oan ở cổng trụ sở tiếp dân TW Đảng thì lại không được giải quyết. Nghe hai từ "thành tích" liệu các vị có thấy tự ngượng. Hay là tôi chưa may mắn để gặp được những người công an đúng nghĩa cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, thương dân, lo cho dân. Sử dụng quyền lực nhân dân trao cho để bảo vệ cuộc sống bình yên của mọi người?.

PHIẾU BÁO số 275/ANXH ngày 31/5/2006 do ông Nguyễn Hùng Lĩnh ký và đóng dấu thay Cục trưởng - Cục An ninh xã hội Bộ Công an, với nội dung sai trái như sau: Cơ quan Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng - Thứ trưởng Bộ Công an nhận được đơn thư của bà Thích Nữ Đàm Thoa (Lý Thị Hà) đề ngày 26 tháng 5 năm 2006, với nội dung Khiếu nại các QĐ của UBND huyện, UBND tỉnh Bắc Giang. Tố cáo lãnh đạo UBND huyện Yên Dũng, UBND tỉnh Bắc Giang trưởng đoàn Thanh tra Liên ngành của Chính phủ bao che, đùn đẩy không giải quyết vụ việc của bà........ Xin báo để bà biết: Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Thứ trưởng Bộ Công an rất quan tâm đến việc giải quyết đơn, thư của bà, đã có ý kiến chỉ đạo và chuyển đơn, thư của bà đến Giám đốc Công an Bắc Giang để phối hợp với các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Đề nghị bà liên hệ với Công an tỉnh Bắc Giang...

Văn bản trên của ông Nguyễn Hùng Lĩnh - Ký thay Cục trưởng cục An ninh xã hội Bộ Công an, không những tôi mà bất cứ người dân dù không hiểu biết về luật pháp cũng thấy rõ hai vấn đề.

Một là: Ông Lĩnh không hiểu biết pháp luật, không có kiến thức luật pháp ông Lĩnh mới ký công văn để chuyển đơn tố cáo UBND tỉnh Bắc Giang, Thanh tra chính phủ của tôi tới Công an tỉnh Bắc Giang. Công an tỉnh Bắc Giang (Cấp dưới) lại có thẩm quyền phán xét, xử lý đối với Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Giang (Cấp trên)?.

Hai là: Ông Lĩnh ra Văn bản chỉ để cho qua chuyện, "Ru ngủ" người dân hay nói theo ngôn ngữ thông dụng là "Mị dân". Việc thông báo kiểu ngôn từ như của ông Lĩnh "Xin báo để bà biết: Thứ trưởng rất quan tâm đến trường hợp của bà". Thế là chắc chắn sẽ có những trường hợp của người dân Thứ trưởng không cần quan tâm. Tôi thiết tưởng, đã là cán bộ lãnh đạo, trường hợp nào cũng cần phải quan tâm, giải quyết. Kiểu thông báo "ban ơn" như trên hoàn toàn trái ngược lại với những từ hoa mỹ cán bộ là công bộc của dân, vì nhân dân quên mình mà mấy ông vẫn phát biểu ra rả trên phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày.

Vì là thông báo cho qua chuyện nên đến thời điểm này, mặc dù "được Thứ trưởng rất quan tâm..." nhưng không hề có kết quả gì. Cuộc sống của tôi vẫn tá túc tại vườn hoa, quyền lợi bị tước bỏ hết. Có chăng chỉ hiện diện trong các báo cáo của mấy ông quan tham.

k. Văn phòng Chính phủ

Chắc có lẽ, vì tôi có quá nhiều đơn thư kêu cứu nên các cán bộ trong Văn phòng Chính phủ bị "lú lẫn, hoa mắt", quên hết quy định của pháp luật.

Ngày 19/6/2006 tôi có đơn khiếu nại công văn số 1088 của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ do ông Mai Quốc Bình ký ngày 06/6/2006 và công văn số 24/CV-HĐTS VP1 TW GHPGVN, do Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu ký ngày 03/4/2006. Báo cáo thanh tra chính phủ V/v đối thoại giữa tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang và sư cô Đàm Thoa ngày 01/4/2006 không khách quan, mang tính áp đặt... Tôi đến Trụ sở tiếp dân số 1 Mai Xuân Thưởng trình bày việc khiếu nại của tôi, được bà Hoa cho giấy giới thiệu đến Văn phòng Chính phủ để nộp đơn. Được ông Hoàng Như Hải - cán bộ Văn phòng Tiếp dân Văn phòng Chính phủ viết CÔNG VĂN số 374/CV-TDTW ngày 19/6/2006. Với nội dung sai trái như sau:

Đề nghị bà chấp hành văn bản số 1088/TTCP-ĐLN, ngày 06/6/2006 của Thanh tra Chính phủ. Về việc trả lời khiếu nại của bà Lý Thị Hà. Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo thì thẩm quyền giải quyết nội dung khiếu nại, tố cáo trên thuộc bà Lý Thị Hà. Đề nghị bà chấp hành văn bản trên của Thanh tra Chính phủ tiếp, giải quyết, trả lời công dân và thông báo cho Trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước biết kết quả theo quy định tại Quy chế tiếp công dân ban hành kèm theo Nghị định 89/CP ngày 7/8/1997 của Chính phủ.

Theo Công văn trên thì tôi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của chính tôi sau khi Thanh tra Chính phủ đã giải quyết.

Thưa các ông, các ông "đẻ" ra nhiều luật quá nên bị "ngộ chữ". Kiến thức sơ đẳng về luật pháp các ông đã "quên" hết. Trong những cái đầu đạo mạo kia liệu có chữ luật bẻ đôi không? Luật khiếu nại nào quy định như trên?. Tôi tố cáo Thanh tra Chính phủ đã bao che cho bọn quan tham lang sói, giải quyết khiếu nại của người dân không tuân thủ quy định của Luật pháp... v.v. Văn phòng Chính phủ không những không giải quyết còn "ra lệnh" cho người dân phải chấp hành. Văn phòng Chính phủ định dùng quyền lực nhà nước để buộc tôi phải từ bỏ quyền khiếu nại, tố cáo hay vì không thể giải quyết được các nội dung khiếu nại của tôi vì nó quá đúng mà lại luôn luôn có chứng cứ cụ thể, nếu giải quyết theo quy định của luật pháp, hàng loạt quan tham được đưa ra ánh sáng, liệu các ông có an toàn?. Vì quá luống cuống, không biết xử lý ra sao, ông Hải mụ mẫm đầu óc ghi luôn công văn trả lời tôi theo ý: Theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của bà Hà là thuộc bà Hà.

Tôi đã đọc gần thuộc quyển Luật Khiếu nại rồi mà không tìm thấy điều luật như trên. Với tinh thần làm việc thiếu trách nhiệm, kiến thức luật pháp kém cỏi, ông Hải có xứng đáng an tọa ở vị trí như trên. Thật xấu hổ cho Văn phòng Chính phủ, bộ mặt của cơ quan chính quyền nước CHXHCN Việt Nam lại có sự hiện diện của những vị cán bộ "trình độ văn hóa lùn" như ông Hải, thường ăn cắp giờ của nhà nước, không làm việc, không tiếp dân.

Thêm nữa, trong quá trình giải quyết đơn thư của tôi, thời gian đầu, ông Hải còn có thái độ mềm mỏng. Dụ dỗ, mị dân không được, về sau, ông ta càng lộ rõ bản chất "quan tham" : Không ghi phiếu xác nhận việc gửi đơn của tôi. Tuyên bố trắng trợn, từ nay không nhận, không trả lời, không giải quyết đơn của tôi nữa và yêu cầu tôi chấm dứt việc khiếu nại ở đây. Quá quắt hơn, ông ta còn viết tay danh sách gần một trang giấy gửi cô Quỳnh và các nhân viên ở phòng tiếp dân với nội dung: Không được viết giấy giới thiệu lên Văn phòng Chính phủ vì việc của bà Hà đã chấm dứt giải quyết ..... Xin hỏi: Việc khiếu nại, tố cáo của tôi đã có cấp nào giải quyết thỏa đáng, đúng luật mà nói là chấm dứt. Nội dung của Luật khiếu nại, tố cáo bị chính ông Hải phủ nhận. Luật pháp mà ông Hải còn không sợ thì ông ta sợ gì mấy người dân oan "văn dốt, võ dát" như chúng tôi mà ông ta giải quyết. Cán bộ lãnh đạo như ông Hải không biết đã gây bao nhiêu khổ cực cho người dân. Nếu bộ máy nhà nước không mọc ra Văn phòng Chính phủ để cho mấy ông như ông Hải ngồi nghễu nghện, người dân chúng tôi càng đỡ khổ vì nạn "quan liêu, cửa quyền, hành là chính". Với những chứng cứ trên, ông Hải không đủ tư cách là một cán bộ tiếp công dân. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cắt chức, mời ông Hải ra khỏi Văn phòng tiếp dân của chính phủ.

n. Ban phòng chống tham nhũng TW

Tôi, người dân ít học hiểu. Thành lập Ban Phòng chống tham nhũng là một cơ quan có chức năng rất quan trọng. Họ có đầy đủ quyền lực để đưa bọn tham quan ra trước pháp luật. Những cá nhân được lựa chọn là thành viên của Ban này đều là Bao công thời hiện đại v.v. Nói chung, bất cứ ai đọc được tên cơ quan Ban phòng chống tham nhũng cũng vô cùng tin tưởng. Vậy nhưng, trường hợp của tôi thì ngược lại.

Sau khi có kết luận 1088/KL-TTrLNCP ngày 6/6/2006, do ông Mai Quốc Bình - Phó Tổng thanh tra chính phủ ký và đóng dấu, có rất nhiều điểm sai trái, không đúng sự thật mà tôi đã giải trình ở phần trên (nên tôi không nhắc lại). Tôi tiếp tục có rất nhiều đơn thư, kèm theo chứng cứ gửi tới Quý ban, đều nói rõ cụ thể tôi tố cáo hàng loạt các ông quan bụng to như: ông Mai Quốc Bình - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Bùi Nguyên Súy - Vụ trưởng Vụ tiếp dân TTrCP - Trưởng đoàn thanh tra liên ngành; khiếu nại công văn 24 của TWGHPGVN, tố cáo ông Thích Thiện Văn (Nguyễn Long Biên) - Phó ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bắc Giang viết thư tay vu khống, bôi nhọ danh dự và đạo hạnh của tôi, ra 2 thông bạch 90 ngày 15/01/2000 và ngày 15/11/2000 (nội dung vu khống và giả mạo chữ ký). Tố cáo sư thầy Thích Đàm Ý có hành vi bịa đặt, vu khống tôi được thể hiện trong các đơn ngày 20/01/2004, ngày 27/01/2004, ngày 2/01/2006. Nhưng chỉ cần thấy thái độ lấm lét của một số vị trong Ban phòng chống tham nhũng khi nhận đơn tố cáo của tôi, mấy vị trên là tôi phần nào thấu hiểu hai từ "Ban, Bệ" của chính quyền: Không dám ghi cụ thể đơn tố cáo của tôi tố cáo ai, không giải quyết, không trả lời mà lại bỏ bớt nội dung đơn của tôi để có cách "đá sân" sang cơ quan khác giải quyết. Đơn cử như CÔNG VĂN số 100/VP ngày 29/12/2006 do ông Nguyễn Việt Thành - Phó chánh văn phòng ký và đóng dấu thay Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trả lời công dân, đã lược bớt nội dung trong đơn khiếu nại tố cáo của tôi gửi cho Quý ban để chuyển đơn của tôi đến Ban Tôn giáo Chính phủ. Với nội dung như sau: "Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng nhận được đơn của Sư cô tố cáo một số công an có hành động ngược đãi nhà sư và kiến nghị cơ quan chức năng giải quyết quyền lợi tu hành của Sư cô. Sau khi nghiên cứu nội dung đơn và các tài liệu kèm theo, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng đã chuyển đơn tố cáo của Sư cô đến Ban Tôn giáo Chính phủ nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền".

Thưa ông Nguyễn Việt Thành, tôi nhận thấy Thủ tướng Chính phủ là người thẩm quyền giải quyết của tôi và cũng là Trưởng ban Phòng, chống tham nhũng TW nên tôi mới gửi đơn tới Ban Phòng chống tham nhũng TW để được xem xét giải quyết theo thẩm quyển và đúng pháp luật. Lẽ ra ông Nguyễn Việt Thành phải là người trình đơn tố cáo của tôi lên Thủ tướng xem xét giải quyết thì ông lại kém hiểu biết về pháp luật, nên đã chuyển đơn của tôi vòng vo đến Ban Tôn giáo chính phủ để giải quyết theo thẩm quyền (Trong khi Ban Tôn giáo chính phủ cũng ở trong đoàn thanh tra liên ngành đang bị tôi phản bác việc giải quyết khiếu nại tố cáo của tôi). Ban Tôn giáo chính phủ lại có văn bản số 38/TGCP-PCTT ngày 25/01/2007 gửi: Văn phòng Chính phủ. Với nội dung như sau: "Ban Tôn giáo Chính phủ đã nhận được công văn số 141/VPBCĐ ngày 29/12/2006 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chuyển đơn thư của Sư cô Thích Đàm Thoa khiếu kiện quyết định của Thanh tra Chính phủ và tố cáo đích danh một số cán bộ, công chức xâm phạm quyền công dân của sư cô.

Qua nghiên cứu nội dung đơn thư và căn cứ quy định của pháp luật, Ban Tôn giáo Chính phủ xin chuyển đơn thư trên đến Quý cơ quan để được xem xét giải quyết theo thẩm quyền".

Văn bản số 66/TGCP-PCTT ngày 9/2/2007 trả lời đơn khiếu nại, tố cáo đơn của tôi, với nội dung như sau: "Ban Tôn giáo Chính phủ đã nhận được công văn số 141/VPBCĐ ngày 29/12/2006 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chuyển đơn thư của bà khiếu kiện quyết định của Thanh tra Chính phủ và tố cáo đích danh một số cán bộ, công chức xâm phạm quyền công dân của sư cô.

Qua nghiên cứu nội dung đơn thư và căn cứ quy định của pháp luật, Ban Tôn giáo Chính phủ đã chuyển đơn thư trên đến Thanh tra Chính phủ để được xem xét giải quyết".

Thưa ông Nguyễn Việt Thành, theo như tôi đã trình bày ở trên, thì rõ ràng ông cố tình gây khó khăn, kéo dài sự việc khiếu nại tố cáo của tôi. Tôi xin hỏi ông Nguyễn Việt Thành, Ban tôn giáo chính phủ có thể xử lý kỷ luật được ông Mai Quốc Bình - Phó Tổng TTrCP hay không?...

Nếu cứ tình trạng này, tôi thiết nghĩ nên đổi tên Ban phòng chống tham nhũng thành Ban tiếp tay, bao che cho Tham Nhũng để người dân Việt Nam khỏi phải ăn "Bánh vẽ" như vậy.

o. Thủ tướng Chính phủ

Căn cứ Luật Khiếu nại tố cáo bổ sung đã sửa đổi, bổ sung năm 2004:

Điều 28: Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm:

3. "Xem xét lại quyết định cuối cùng có vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức".

Vật mà từ ngày ông Nguyễn Tấn Dũng lên nắm quyền điều hành chính phủ, tôi đã được nghe không ít người dân ca ngợi, họ hy vọng lắm lắm vào nhân cách của người chí sĩ cách mạng này. Tôi cũng thầm mừng. Vì từ nay, nếu các cấp không giải quyết đã có ông Thủ tướng bên trên. Đặt hết niềm tin vào ông Dũng, tôi đã gửi liên tục, liên tục đơn tố cáo, khiếu nại cùng các chứng cứ tới ông. Mặt khác, trong vụ việc của tôi, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có rất nhiều Công văn với nội dung khẳng định việc khiếu nại của tôi thuộc thẩm quyền giải quyết của ông Nguyễn Tấn Dũng. Cụ thể:

- Căn cứ vào đơn khiếu nại và kiến nghị khẩn cấp ngày 18/6/2006.

- Căn cứ: "Giấy báo tin số 16GP/KTTW ngày 11/7/2006" của Ủy ban Kiểm tra ban chấp hành TW Đảng.

- Căn cứ giấy biên nhận số 407.BN/KTTW ngày 15/9/2006 của Ủy bản Kiểm tra ban chấp hành TW Đảng.

- Căn cứ công văn số 604/CV-MTTW ký ngày 20/10/2006 và công văn số 744/CV-MTTW ngày 12/12/2006.

- Căn cứ Công văn số 38/TGCP-PCTT ký ngày 25/01/2007 và Công văn số 66/TGCP-PCTT, ký ngày 9/12/2007.

- Căn cứ Luật Khiếu nại - tố cáo quy định tại các điều luật sau đây:

1) Điều 6: Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết hoặc cố tình giải quyết trái pháp luật bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật".

2) Điều 36 : 1/ Thời hạn giải quyết lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết…2/ Trong thời hạn quy định tại khoản 1 điều này mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không giải quyết, thì phải bị xem xét, xử lý kỷ luật. người khiếu nại có quyền kiến nghị với cấp trên trực tiếp của người không giải quyết".

Từ những căn cứ "Đơn ngày 18/6/2006", "Giấy báo tin", "Giấy biên nhận" của UBKTTW Đảng, 2 Công văn của MTTQVN và điều 6, điều 36 Luật Khiếu nại tố cáo nêu trên! Đối chiếu với trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp lãnh đạo thì: Văn phòng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã vi phạm vào những căn cứ nêu trên? Vậy ai là người lãnh đạo Văn phòng Chính phủ đã kéo dài từ ngày 18/6/2006 tính đến hôm nay 11/8/2007 là 1 năm 1 tháng 23 ngày = 414 ngày, khi giấy báo tin của UB Kiểm tra TW Đảng ra ngày 11/7/2006 gửi Văn phòng Chính phủ tính đến hôm nay ngày 11/8//2007 là 1 năm 1 tháng = 391 ngày. Giấy biên nhận từ ngày 15/9/2006 gửi Văn phòng Chính phủ đến nay là 10 tháng 27 ngày = 332 ngày. Công văn số 604/CV-MTTW ký từ ngày 20/10/2006 gửi Thủ tướng Chính phủ đến nay là 9 tháng 21 ngày = 296 ngày. Công văn số 744/CV-MTTW ký ngày 12/12/2006 gửi Thủ tướng Chính phủ đến nay 7 tháng 30 ngày = 244 ngày. Công văn số 38/TGCP-PCTT ký ngày 25/01/2007 gửi Văn phòng Chính phủ, đến nay 6 tháng 17 ngày = 200 ngày. Công văn số 66/TGCP-PCTT, ký ngày 9/12/2007 gửi Thanh tra Chính phủ đến nay 6 tháng 2 ngày = 185 ngày.

Tại sao Văn phòng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ vẫn không ra quyết định để giải quyết hoặc báo tin tiến độ giải quyết cho tôi biết? Thì phải xử lý ai đây? Tôi xin kiến nghị với Ủy ban Bảo vệ Nhân quyền Tôn giáo Liên hiệp quốc, Ủy ban Bảo vệ Nhân quyền tôn giáo Quốc tế (Mỹ) và ông Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết - Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Trực tiếp tổ chức đối thoại giữa tôi với Thủ tướng Chính phủ, Đoàn thanh tra Liên ngành chính phủ, nước CHXHCN Việt Nam, để làm rõ những vấn đề khiếu nại, tố cáo của tôi. Đồng thời làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh những người thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết do Luật Khiếu nại tố cáo quy định - Thông báo kết quả cho tôi biết tin theo quy định của pháp luật hiện hành?

Vậy, tại sao ông không giải quyết, cũng không trả lời, không hồi âm. Sự im lặng của ông, người dân chúng tôi phải hiểu theo nghĩa nào đây: Không tồn tại một vị Thủ tướng Chính phủ hàng ngày vẫn xuất hiện trên ti vi như lời ca ngợi của một số người dân hoặc ông Thủ tướng chỉ nghe báo của của họ thôi v.v. Dù lý do gì chăng nữa thì rõ ràng, từ khi lên nắm quyền, ông Nguyễn Tấn Dũng đã không thực hiện được lời hứa trước Đảng, trước nhân dân như hôm ông phát biểu trong lễ nhận chức.

Tôi rất hy vọng, người dân chúng tôi đã không nhầm khi lựa chọn cho mình một vị Thủ tướng Chính phủ: Công minh, liêm chính, luôn quan âm tới đời sống của nhân dân, dám nghĩ, dám làm. Khi sai dám sửa sai.

Thay mặt cho những người dân oan, tôi tha thiết, kính đề nghị ông Thủ tướng dùng một ngày (cả ngày lẫn đêm) để đi thị sát trực tiếp xem tình hình bà con khiếu kiện ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng và vườn hoa Lý Tự Trọng - Tây Hồ - Hà Nội (cạnh khu nhà vệ sinh công cộng) đã và đang sống cơ cực khốn khổ như thế nào. Thay vì ông liên tục đi thăm thú các nước trên thế giới trong vòng bảo vệ của lớp lớp vệ sĩ và an ninh, nhưng hoàn toàn xa rời cuộc sống thực tế đau khổ của dân oan chúng tôi.

Ông Thủ tướng hãy "ghé mắt" qua những tập hồ sơ, đơn kiện của người dân chúng tôi. Nếu không, mỗi lần ông phát biểu về sự phồn thịnh, văn minh và phát triển của đất nước Việt Nam, ông hãy cố lựa chọn những từ ngữ vừa phải, đúng thực tế để nói. Vì, tôi thấy, ngày càng nhiều những cảnh đời đi kiện. Người dân bị oan sai, bị trà đạp ngày một chồng chất. Hàng ngày, họ vẫn tá túc tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, sống lay lắt, đói khổ để viết khẩu hiệu, giăng biểu ngữ biểu tình đòi công lý. Họ vẫn nói đùa với nhau: Chiến đấu với bọn cướp nước còn có ngày về chứ với bọn tham quan thì không có ngày về.

Trên đây là tâm huyết của người tu hành, xuất gia. Kính đề nghị ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hãy trực tiếp chỉ đạo, giải quyết, trả lại cho tôi mọi quyền lợi của một người công dân nước CHXHCN Việt Nam.

V. việc tôi đòi Bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, danh dự bị xâm hại. Tài sản, quyền về tài sản, quyền về nhân thân bị chính quyền tỉnh Bắc Giang tước đoạt v.v.

Tôi là người bị chính quyền tỉnh Bắc Giang tước đoạt hết mọi quyền lợi.

- Quyền về nhân thân: Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, tự do tín ngưỡng, quyền bầu cử v.v

- Quyền về tài sản: Quyền được bảo vệ, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản hợp pháp do tôi tạo dựng trong 15 năm tu hành tại chùa.

Hành vi tước đoạt quyền lợi người xuất gia của chính quyền tỉnh Bắc Giang thể hiện dưới mọi hình thức như: Ban hành các Quyết định, Công văn không đúng sự thật, tuyên bố tước đoạt quyền của dân.

Bắt, giam giữ người trái pháp luật. Tổ chức cướp bóc, chiếm đoạt tài sản hợp pháp của tôi. Liên kết với chính quyền cấp dưới tổ chức cưỡng chế, đuổi tôi ra khỏi chùa. Bao che, dung túng cho hành vi trái pháp luật của chính quyền cấp dưới và một số kẻ như Thân Văn Lượn, Trần Thị Cay, Vũ Văn Đàm, Nguyễn Văn Khải v.v.

Hậu quả của những hành vi trên là hơn 03 năm, tôi trở thành kẻ "Vô gia cư". Không nơi trú ngụ, tài sản bị cướp sạch và đau xót hơn nữa là không có bất kỳ quyền lợi gì của người công dân. Tôi xin hỏi như trường hợp của tôi có được coi là một công dân của nước CHXHCN Việt Nam hay không? Tôi có còn nhân quyền và các quyền công dân cơ bản nữa hay không ?

Trong quá trình chờ đợi cấp trên can thiệp, giải quyết, cứu giúp trả lại quyền nhân thân. Kính đề nghị Ủy ban Bảo vệ Nhân quyền Tổ chức Liên hợp quốc và trên khắp Quốc tế can thiệp với Chính phủ nhà nước CHXHCN Việt Nam, yêu cầu chính quyền tỉnh Bắc Giang giải quyết trước vấn đề cấp thiết để tôi có chỗ nương thân, có tài sản, để tiếp tục hành trình đi tìm công lý.

Chính quyền tỉnh Bắc Giang phải có trách nhiệm bồi thường cho tôi các khoản cụ thể như sau:

1. Các tài sản của tôi bị thất thoát trong qúa trình chính quyền tỉnh Bắc Giang, chính quyền huyện Yên Dũng, chính quyền xã Tân Liễu, chính quyền thôn Liễu Nham và một số kẻ mất nhân tính cưỡng chế tôi ra khỏi chùa, sau đó tự ý kê biên, niêm phong, thanh lý gồm:

a. Súc vật nuôi và thức ăn kèm theo.

+ Lợn: 7 con x 60kg/con = 420kg x 21.500đ/kg = 9.030.000đ

+ Gạo tẻ: 450kg x 4.500đ/kg = 2.025.000đ

+ Cá mắm cho lợn: 180kg x 7.000đ/kg =1.260.000đ

+ Gà con giống + cám (của ông ái): = 2.330.000đ

+ Tiền than bánh: 1,5 tấn x 700đ/kg = 1.050.000đ

+ Than tổ ong 200 + tiền chở: = 150.000đ

+ Cám của ông Vang ngày 23/11/2004 = 1.395.000đ

+ Hưng + Minh lấy 23/10- 8/12/2004 (AL) = 2.377.200đ

+ Gà chọi 3kg x 50.000/1kg = 150.000đ

+ Gà chọi nhỡ: 04 con x 0,5kg x 50.000đ/1con = 200.000đ

+ Gà chọi con: 05 con x 20.000đ/1con = 100.000đ

+ Gà ta: 15 con x 1,5 kg = 22,5kg x 29.000đ/1kg = 652.000đ

+ Mèo to: 3 con x 300.000đ/1 con = 900.000đ

+ Chó to: 6 con x 21kg = 126kg x 20.000đ = 2.520.000đ

+ Chó nhỏ: 5 con x100.000đ/1con = 500.000đ

+ Chó mẹ chửa: 01 con x 500.000đ/con = 500.000đ

-----------------------------------------------------------------------------------

Tổng số: 25.139.000đ (Hai mươi năm triệu, một trăm ba mươi chín nghìn đồng).

b. Tài sản vật dụng sinh hoạt.

+ Ghế đầu gỗ: 03 x 50.000đ/chiếc = 150.000đ

+ Bàn ghế bộ: 02 x 282.000/bộ = 564.000đ

+ Phích đựng nước: 02 x 50.000đ/chiếc = 100.000đ

+ Chiếu nằm: 39 x 37.000đ/chiếc = 1.443.000đ

+ Hòm tôn sắt: 03 x 100.000đ/chiếc = 300.000đ

+ Hòm gỗ: 02 x 100.000đ/chiếc = 200.000đ

+ Giá sắt: 03 x 50.000đ/chiếc = 150.000đ

+ Đài ghi âm (Nhật): 01 x 950.000đ/chiếc = 950.000đ

+ Đầu quay đĩa + điều khiển: 01 x 1.250.000đ/chiếc = 1250.000đ

+ Tăng âm + mic: 01bộ x 1.350.000đ/bộ = 1.350.000đ

+ Loa nén: 01 bộ x 170.000đ/bộ = 170.000đ

+ Loa thùng: 01 bộ x 700.000đ/bộ = 700.000đ

+ Điện thoại cố định: 01 chiếc x 1.000.000đ/chiếc = 1.000.000đ

+ Tủ lạnh cũ hiệu LAPUTOB: 01 x 1.000.000đ/chiếc = 1.000.000đ

+ Nồi cơm điện hiệu NEWLYFLON: 01 x 680.000đ/chiếc = 680.000đ

+ Xoong nhôm đúc 60: 01 x 400.000đ/chiếc = 400.000đ

+ Xoong nhôm trắng (đựng cơm): 35 x 35.000đ/chiếc = 1.225.000đ

+ Xoong quân dụng: 02 x 175.000đ/chiếc = 350.000đ

+ Xoong quân dụng (mua ngày 30/11/04): 02 x 290.000đ/chiếc = 580.000đ

+ Xoong nhôm 20: 01 x100.000đ/chiếc = 100.000đ

+ Xoong nhôm 14: 01 x 80.000đ/chiếc = 80.000đ

+ Xoong nhôm nhỡ: 02 x 120.000đ/chiếc = 240.000đ

+ Siêu nhôm (Biên bản ngày 9/4/2005): 02 x 80.000đ/chiếc = 160.000đ

+ Siêu điện: 01 x 100.000đ/chiếc = 100.000đ

+ Quạt treo tường: 01 x 150.000đ/chiếc = 150.000đ

+ Đồng hồ tren tường (KANA): 01 x 180.000đ/chiếc = 180.000đ

+ Đệm: 02 = 850.000đ

+ Cân treo 50kg: 01 x 150.000đ/chiếc = 150.000đ

+ Mâm nhôm: 06 x 40.000đ/chiếc = 240.000đ

+ Bát đĩa (tính theo mâm): 35 x 150.000đ/mâm = 5.250.000đ

+ Tích nước: 35 x 8.000đ/cái = 280.000đ

+ ấm xuyến+ chén (tính theo bộ): 32 x 12.000đ/bộ = 384.000đ

+ Bát hoa sứ: 53 x 2.000đ/chiếc = 106.000đ

+ Bát hoa sứ đựng nước chấm: 59 x 2.000đ/chiếc = 118.000đ

+ Bát nhựa con: 22 x 2.000đ/chiếc = 44.000đ

+ Bát nhựa to: 55 x 5.000đ/chiếc = 275.000đ

+ Thìa nhôm múc canh: 58 x 2.000đ/chiếc = 116.000đ

+ Kéo to: 04 x 15.000đ/chiếc = 60.000đ

+ Kéo con: 137 x 5.000đ/chiếc = 685.000đ

+ Dao con: 156 x 5.000đ/chiếc = 780.000đ

+ Dao thái chuối dài 60-70cm: 01 x 120.000đ/chiếc = 120.000đ

+ Dao dài 40cm: 01 x 50.000đ/chiếc = 50.000đ

+ Dao chặt: 02 x 30.000đ/chiếc = 60.000đ

+ Thớt to: 02 x 30.000đ/chiếc = 60.000đ

+ Cốc nhựa: 29 x 2.000đ/chiếc = 58.000đ

+ Ca nhựa: 99 x 3.000đ = 297.000đ

+ Pin điện thoại (Samsung): 01 x 500.000đ/chiếc = 500.000đ

+ Tai nghe (bộ): 01 x 100.000đ/bộ = 100.000đ

+ Củ nạp pin điện thoại: 01 x 35.000đ/chiếc = 35.000đ

+ Đèn ắc quy: 01 x 35.000đ/chiếc = 35.000đ

+ Nạp pin khô: 01 x 85.000đ/chiếc = 85.000đ

+ Đèn điện chụp: 02

+ Tiền mặt trong tủ: = 2.000.000đ

+ Tiền mặt (mất trong lúc xô sát ngày 25/11/2004) = 1.500.000đ

+ Máy bơm nước 0,75: 01 x 555.000đ/chiếc = 555.000đ

+ Dây ống nhựa bơm nước (tính theo mét): 300 x 2.000đ/m = 600.000đ

+ Bình đựng nước cúng (Biên bản kiểm kê ngày 25/11/04): = 100.000đ

+ Đĩa men: 02 x 25.000đ/chiếc = 50.000đ

+ Đĩa sứ to: 100 x 3.000đ/chiếc = 300.000đ

+ Đĩa sứ vừa: 100 x 2.000đ/chiếc = 200.000đ

+ Đĩa nhôm to: 20 x 20.000đ/chiếc = 400.000đ

+ Đĩa nhựa to: 34 x 15.000đ/chiếc = 510.000đ

+ Đĩa nhựa các loại: 100 x 3.000đ/chiếc = 300.000đ

+ Khay nhựa đựng chén: 04 x 15.000đ/chiếc = 60.000đ

+ Khay nhôm đựng đá: 03 x 10.000đ/chiếc = 30.000đ

+ Thau men đường kính 0,30m: 07 x 30.000đ/chiếc = 210.000đ

+ Thau men to: 03 x 45.000đ/chiếc = 135.000đ

+ Cặp lồng nhôm: 01 x 20.000đ/chiếc = 20.000đ

+ Cặp lồng nhựa: 03 x 10.000đ/chiếc = 30.000đ

+ Cối nhôm đường kính 0,2: 01 x 100.000đ/chiếc = 100.000đ

+ Giấy to trắng (tờ): 300 x 2.000đ/tờ = 600.000đ

+ Giấy mầu: 1000 x 200đ/tờ = 200.000đ

+ Quần áo, giầy dép, nón mũ (bộ): 58 x 10.000đ/bộ = 580.000đ

+ Khăn mùi xoa hoa: 147 x 2.000đ/chiếc = 294.000đ

+ Gương con đường kính 5cm: 150 x 2.000đ/chiếc = 300.000đ

+ Lược nhựa: 141 x 3.000đ/chiếc = 423.000đ

+ Quạt giấy: 193 x 2.000/chiếc = 386.000đ

+ Khăn bông: 06 x 20.000đ/chiếc = 120.000đ

+ Thùng nhựa 180 lít: 01 x 250.000đ/chiếc = 250.000đ

+ Thùng nhựa 160 lít (Thành đạt): 04 x 220.000đ/chiếc = 880.000đ

+ Thùng nhựa 120 lít (Thành đạt): 01 x 200.000đ/chiếc = 200.000đ

+ Can nhựa: 05 x 30.000đ/chiếc = 150.000đ

+ Nến (gói): 11 x 10.000đ/gói = 110.000đ

+ Tiền vàng mã (tập): 05 x 60.000đ/tập = 300.000đ

+ Tràng hạt (cỗ): 01 x 100.000đ/cỗ = 100.000đ

+ Ve đỏ: 04 x 100.000đ/kg = 400.000đ

+ Hương vòng (hộp): 80 x 5.000đ/hộp = 400.000đ

+ Y môn treo nhà: 01 x 500.000đ/chiếc = 500.000đ

+ Chậu cảnh (1m x 80): 06 x 150.000đ/chậu = 900.000đ

+ Chậu cảnh có đôn (60 x 30): 02 x 150.000đ/chậu = 300.000đ

+ Chậu cảnh (60 x 30): 05 x 100.000đ/chậu = 500.000đ

+ Chum sành: 04 x 50.000đ/chiếc = 200.000đ

+ Bình đựng nước uống cho gà: x 15.000đ/chiếc = 105.000đ

+ Máng nhựa cho gà ăn: 08 x 20.000đ/chiếc = 160.000đ

+ Máng sắt cho gà ăn: 04 x 20.000đ/chiếc = 80.000đ

+ Băng dính (cuộn): 19 x 3.000đ/cuộn = 57.000đ

+ Gậy tầm xích (bộ): 01 x 250.000đ/bộ = 250.000đ

+ Khăn tế (bộ): 05 x 100.000đ/bộ = 500.000đ

+ áo tế mầu đỏ (bộ): 05 x 100.000đ/bộ = 500.000đ

+ áo hải hội Đài Loạn (bộ): 04 x 200.000đ/bộ = 800.000đ

+ áo hải hội thường: 04 x 100.000đ/bộ = 400.000đ

+ Vỏ chăn hoa trắng: 03 x 80.000đ/chiếc = 240.000đ

+ áo dài lễ vải tôn nâu: 02 x 200.000đ/chiếc = 400.000đ

+ áo thụng lễ dài tôn lơ: 02 x 350.000đ/chiếc = 700.000đ

+ áo tôn lơ ngắn: 01 x 200.000đ/chiếc = 200.000đ

+ áo dài tay Nhật bình nâu: 09 x 200.000đ/ chiếc = 1.800.000đ

+ áo len: 01 x 100.000đ/chiếc = 100.000đ

+ Mũ len nâu: 03 x 30.000đ/chiếc = 90.000đ

+ Màn gió hoa: 01 x 150.000đ/chiếc = 150.000đ

+ Màn tuyn xanh lơ: 04 x 50.000đ/chiếc = 200.000đ

+ Lịch vạn niên (quyển): 09 x 100.000đ/quyển = 900.000đ

+ Kinh thuỷ sám (Chữ Hán): 01 x 500.000đ/quyển = 500.000đ

+ Thuỷ sám đối chiếu chữ Hán (Sách cổ): 06 x 200.000đ/quyển = 1.200.000đ

+ Kinh thuỷ sám (Quốc ngữ): 01 x 100.000đ/quyển = 100.000đ

+ Kinh nhật tụng quốc ngữ (Sách cổ): 19 x 15.000đ/quyển = 285.000đ

+ Kinh nhật tụng chữ Hán (Sách cổ): 02 x 200.000đ/ quyển = 400.000đ

+ Dược sư chữ hán (Sách cổ): 07 x 200.000đ/quyển = 1.400.000đ

+ Dược sư đối chiếu (Chữ Hán): 07 x 100.000đ/quyển = 700.000đ

+ Dược sư quốc ngữ: 07 x 50.000đ/quyển = 350.000đ

+ Địa tạng đối chiếu chữ hán (bộ): 03 x 300.000đ/bộ = 900.000đ

+ Cúng phật đối chiếu chữ Hán (sách cổ): 10 x 100.000đ/quyển = 1.000.000đ

+ Tam thế diễn cầm (sách cổ): 01 x 200.000đ/quyển = 200.000đ

+ Lục giáp chữ Hán (sách cổ): 01 x 100.000đ/quyển = 100.000đ

+ Trả nợ tào quan chữ Hán (sách cổ): 01 x 200.000đ/quyển = 200.000đ

+ Kinh pháp hoa (sách cổ): 07 x 200.000đ/quyền = 140.000đ

+ Kinh sám nguyện đối chiếu chữ Hán: 01 x 200.000đ/quyển = 200.000đ

+ Câu đối hoành phi đối chiếu chữ Hán (sách cổ): 01 x 150.000đ/q = 150.000đ

+ Kinh tạp tiếu chữ Hán (sách cổ): 02 x 300/quyển = 600.000đ

+ Kinh hoa nghiêm chữ Hán: 03 x 300.000đ/quyển = 900.000đ

+ Kinh hoa nghiêm chữ quốc ngữ: 02 x 200.000đ/quyển = 600.000đ

+ Kinh năng nghiêm quốc ngữ: 03 x 200.000đ/quyển = 600.000đ

+ Kinh câu xá luận chữ Hán (sách cổ): 01 x 300.000đ/quyển = 300.000đ

+ Kinh câu xá luận nghĩa quốc ngữ: 01 x 300.000đ/quyển = 300.000đ

+ Kinh thiền lâm bảo huấn: 01 x 200.000đ/quyển = 200.000đ

+ Kinh pháp bảo đàn: 01 x 100.000đ/quyển = 100.000đ

+ Khoa cúng tổng hợp: 05 x 30.000đ/quyển = 150.000đ

+ Sách hướng dẫn viết các đường sớ đối chiếu chữ Hán: = 500.000đ

+ Sách hướng dẫn cách trừ trùng chữ Hán + Quốc ngữ: = 500.000đ

+ Sách xem địa lý hướng đất và nhà: = 100.000đ

+ Bồ tát quảng đức (01/4/2004 đã kiểm kê): 01 x 50.000đ/quyển = 50.000đ

+ Tứ phần tỷ khiêu ni giới bản chữ Hán+Quốc ngữ: 03 x 200.000đ/q = 600.000đ

+ Giới sa di di chữ Hán + Quốc ngữ: 02 x 200.000đ/quyển = 400.000đ

+ Giới tỷ khiêu ni chữ Hán + Quốc ngữ: 02 x 200.000đ/quyển = 400.000đ

+ Bồ tát giới chữ Hán + Quốc ngữ: 02 x 150.000đ/quyển = 300.000đ

+ Luận văn tốt nghiệp: 06 x 100.000đ/quyển = 600.000đ

+ Sớ phát tấu độ âm (bộ): 100 x 10.000đ/bộ = 1.000.000đ

+ Sớ phát tấu độ dương (bộ): 100 x 10.000đ/bộ = 1.000.000đ

+ Kỳ yên trấn trạch nhà mới: 100 x 10.000đ/bộ = 1.000.000đ

+ Điệp quy (tờ): 500 x 10.000đ/tờ = 5.000.000đ

+ Phan vong (tờ): 100 x 10.000đ/tờ = 1.000.000đ

+ Sớ cầu an, cầu siêu, giải hạn, tạ mộ, giải bệnh: = 1.000.000đ

+ Đĩa hình CD cúng: 41 x 10.000đ/đĩa = 410.000đ

+ Cánh cửa sắt chắn lợn (Biên bản ngày 09/4/2005): 03 = 450.000đ

+ Cánh cửa sắt khoảng 1,4 m x 0,85(Lối vào nhà): 01 = 200.000đ

+ Cánh cửa sắt chuồng gà 80 x 50: 01 = 100.000đ

+ Cánh cửa sắt chuồng gà nhỏ(50 x 30): 02 x 50.000đ/cánh = 100.000đ

+ Cánh cửa sắt khu nhà ba gian công trình phụ: 01 = 750.000đ

+ Cánh cửa sát khu hai gian chuồng Lợn: 02 = 1.500.000đ

+ Cánh cửa sắt cổng phía suối: 01 = 300.000đ

+ Cửa sắt cổng chính (bộ): 01 x 1.900.000đ/bộ = 1.900.000đ

+ Bình đựng nước: 02 x 125.000đ/chiếc = 250.000đ

+ Bếp ga tự tạo: 02 x 200.000đ/chiếc = 400.000đ

+ Búa chim: 05 x 75.000đ/chiếc = 375.000đ

+ Cuốc bàn: 05 x 20.000đ/chiếc = 100.000đ

+ Xẻng: 05 x 40.000đ/chiếc = 200.000đ

+ Kiềng sắt: 01 x 50.000đ/chiếc = 50.000đ

+ Thanh sắt (phi 20, dài 3m): 05 x 40.000đ/chiếc = 200.000đ

+ Thanh sắt (phi 12 dài 1,7m): 02 x 17.000đ/chiếc = 34.000đ

+ Thùng gánh nước (đôi): 01 x 50.000đ/đôi = 50.000đ

+ Lõi chăn bông: 02 x 60.000đ/chiếc = 120.000đ

+ Sổ ghi công đức: 09 x 100.000đ/quyển = 900.000đ

+ Làn nhựa: 01 x 30.000đ/chiếc = 30.000đ

+ Đồ sửa xe máy (bộ): 01 x 1.000.000đ/bộ = 1.000.000đ

+ Lọ hoa (đôi): 15 x 80.000đ/đôi = 1.200.000đ

+ Phiếu ghi công đức (tờ): 5000 x 1000đ/tờ = 5.000.000đ

+ Giá cỗ: 02 x 100.000đ/giá = 200.000đ

+ Bồi thường thu hoạch cây trồng Vải, Nhãn: 03 năm = 20.000.000đ

+ Bồi thường thu hoạch cây ngắn ngày tại vườn chùa: 03 năm = 6.000.000đ

+ Thân cây Vải bị chính quyền chặt lấy gỗ: 02 cây = 20.000.000đ

+ Công trình (bể ga, bể chứa phân, đường dẫn): 01 = 15.000.000đ

+ Hòm công đức (03); hòm đựng sớ (02); bàn ghế gỗ (bộ); tủ con (02); tủ to (01); Giường (02). = 8.100.000đ

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Tổng số: 142.079.000đ(Một trăm bốn mươi hai triệu, không trăm bẩy mươi chín nghìn đồng).

Ngoài ra còn một số khoản chưa xác định được trị giá gồm:

+ Vải tôn nõn (mảnh): 01 = 30m.

+ Vải đỏ (mảnh): 02 = 30m

+ Vải tôn vàng (mảnh): 02 = 20m

+ Vải nõn nâu (mảnh): 01

+ Sổ tay ghi chép quyết toán xây dựng công trình: 01 quyển.

+ Khung ảnh treo: 19 chiếc.

+ Bia tiểu sử di tích chùa: 01

+ Rùa tạo bằng đá xanh: 01 con

+ Bia đá thờ cụ Đàm Chức: 01

+ Bài vị: 40 chiếc.

+ Túi đựng áo tế: 01 chiếc.

+ Túi vải đựng quần áo: 01 chiếc.

+ Túi đựng đĩa CD, VCN, DVD: 01

+ Sổ treo ghi công đức: 01

+ Bằng xếp hạng di tích chùa Nguyệt Nham: 01

+ Cùng một số đồ dùng chưa liệt kê hết, xin bổ sung sau.

c. Bồi thường về mất thu nhập, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, quyền công dân bị xâm hại gồm.

+ Bồi thường mất thu nhập, lang thang vạ vật trong hơn 03 năm: 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng chẵn).

+ Tiền đi lại, thuê Luật sư; viết, in ấn, phôtô, cước bưu chính gửi đơn từ khiếu nại, thu thập chứng cứ trong 03 năm: 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng chẵn).

+ Bồi thường về tinh thần, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm bị xâm hại: 150.000.000đ (Một trăm năm mươi triệu đồng chẵn).

--------------------------------------------------------------------------------------------

Tổng số: 750.000.000đ (Bẩy trăm, năm mươi triệu đồng chẵn).

Tổng cộng 03 khoản nêu trên: 917.218.000đ (Chín trăm mười bẩy triệu, hai trăm mười tám nghìn đồng).

2. Nếu chính quyền tỉnh Bắc Giang trong quá trình giải quyết vụ việc của tôi, không đảm bảo cho tôi được trở về tu hành tại chùa Nguyệt Nham (chuyển đi chùa khác), yêu cầu chính quyền phải có trách nhiệm tiếp tục bồi thường cho tôi khoản công sức xây dựng, tu bổ, tôn tạo, mua sắm tượng phật, đồ thờ cúng v.v. Cụ thể:

a. Tượng phật:

+ Tượng Phật bà quan âm: 01 = 8.000.000đ

+ Tượng Văn Thù: 01 = 8.000.000đ

+ Tòa Cửu Long (04 nhỏ và 01 thích ca): 01 = 10.000.000đ

+ Tượng Địa tạng: 01 = 5.000.000đ

+ Tượng Vua cha Ngọc Hoàng: 01 = 4.500.000đ

+ Tượng Quang Hoàng: 03 = 9.000.000đ

+ Tượng Chúa Sơn Trang: 01 = 4.500.000đ

+ TượngPhật bà quan âm đứng (sân chùa): = 10.000.000đ

+ Kệ gỗ để lễ: 04 = 200.000đ

+ Đĩa xuyến nước cúng bằng đồng: 01 = 500.000đ

------------------------------------------------------------------------------------

Tổng số: 59.750.000đ (Năm mươi chín triệu, bẩy trăm năm mươi nghìn đồng).

b. Bát hương ở các vị trí:

+ Tam bảo, kích thước 25x17 (Bằng đồng) + Đế bát: 01 = 2.500.000đ

+ Tam bảo bên ngoài 35x17 (Bằng đồng): 01 = 3.000.000đ

+ Tam bảo bên tả (Bằng đồng): 01 = 1.300.000đ

+ Tam bảo bên hữu (Bằng đồng): 01 = 1.300.000đ

+ Đức Ông, kích thước 30x30 (Bằng đồng): = 2.500.000đ

+ Tổ Tây Thiên, kích thước 30x30 (Bằng đồng): 01 = 2.500.000đ

+ Ông Thiện, kích thước 30x30 (Bằng đồng): 01 = 2.500.000đ

+ Thánh hiền, kích thước 30x30 (Bằng đồng): 01 = 2.500.000đ

+ Ông ác, kích thước 30x30 (Bằng đồng): 01 = 2.500.000đ

+ Địa tạng, kích thước 30x30 (Bằng đồng): 01 = 2.500.000đ

+ Tượng mẫu, kích thước 30x30 (Bằng đồng): 01 = 2.500.000đ

+ Tượng Tam hoàng, kích thước 20x20 (Bằng đồng): 01 = 2.000.000đ

+ Tượng Sơn trang, kích thước 20x20 (Bằng đồng): 01 = 2.000.000đ

+ Hạ ban Ngũ hổ, kích thước 20x20 (Bằng đồng): 01 = 2.000.000đ

+ Tượng Quan âm đứng, kích thước 30x30 (Bằng đồng): 01 = 2.500.000đ

------------------------------------------------------------------------------

Tổng số: 34.100.000đ (Ba mươi bốn triệu, một trăm nghìn đồng).

c. Về mâm bồng ở các vị trí:

+ Tam bảo cung trong: 03 (01 to + 02 nhỏ) = 1.250.000đ

+ Tam bảo cung ngoài: 03 (1 gỗ to + 02 đồng nhỏ + 01 kệ gỗ) = 950.000đ

+ Tượng Tổ: 01 gỗ vừa để 2 bên = 80.000đ

+ Tượng Thánh hiền: 01 gỗ to = 80.000đ

+ Tượng Địa Tạng: 02 gỗ vừa = 100.000đ

+ Tượng Mẫu: 02 gỗ vừa = 160.000đ

+ Tượng Sơn Trang: 02 gỗ vừa + kệ vuông để lễ = 210.000đ

+ Tượng Quan Hoàng: 01 gỗ vừa + 01 kệ để lễ = 130.000đ

+ Tượng Hạ ban Ngũ Hổ: 01 gỗ vừa + 01 kệ vuông để lễ = 130.000đ

+ Tượng Quan âm (Sân chùa): 01 gỗ vừa + 01 kệ để lễ = 130.000đ

------------------------------------------------------------------------------

Tổng số: 3.220.000đ (Ba triệu, hai trăm,hai mươi nghìn đồng).

d. Về phần đèn thờ ở các vị trí:

+ Tam bảo cung trong + ngoài (đôi): 02 x150.000đ/đôi = 300.000đ

+ Bệ tượng Đức chúa ông: 01 x 150.000đ/đôi = 150.000đ

+ Bệ tượng Tổ: 01 x 150.000đ/đôi = 150.000đ

+ Bệ tượng Thánh hiền: 01 x 150.000đ/đôi = 150.000đ

+ Bệ tượng Địa tạng: 01 x 150.000đ/đôi = 150.000đ

+ Bệ tượng Mẫu: 01 x 150.000đ/đôi = 150.000đ

+ Bệ tượng Quan Hoàng: 01 x 150.000đ/đôi = 150.000đ

+ Bệ tượng Sơn Trang: 01 x 150.000đ/đôi = 150.000đ

+ Hạ ban Ngũ Hỗ: 01 x 150.000đ/đôi = 150.000đ

+ Bệ tượng Quan âm (Sân chùa): 01 x 150.000đ/đôi = 150.000đ

+Túi đựng hương bằng gỗ: 12 x 30.000đ/chiếc = 360.000đ

+ Đèn thuỷ tinh: 30 x 5.000đ/chiếc = 150.000đ

--------------------------------------------------------------------------------------

Tổng số: 2.160.000đ (Hai triệu, một trăm sáu mươi nghìn đồng).

e. Về phần Chuông mõ:

+ Chuông mõ gang to cỡ 27cm (bộ): 01 x 2.000.000đ/bộ = 2.000.000đ.

+ Chuông mõ nhỡ (bộ): 03 x 100.000đ/bộ = 300.000đ.

+ Chuông đồng hồ treo (Ban Ngũ hổ khu nhà Mẫu = 500.000đ.

+ Chuông mõ nhỡ: 02 = 500.000đ.

-------------------------------------------------------------------------------

Tổng số: 3.300.000đ (Ba triệu, ba trăm nghìn đồng).

g. Khoản tiền tôi vay mượn để xây dựng, tu tạo chùa đến thời điểm này, hàng tháng tôi vẫn phải chịu lãi suất.

Số tiền cụ thể như sau:




































































1Đào đất san vườnTiền do tôi bỏ không thu tiền dân30.000.000
2Trồng cây ăn quả năm 1991Tổng giống và chăm bón thuê người làm tiền do tôi bỏ

+ Vải: 79 cây

+ Nhãn: 12 cây

+ Cau: 23 cây

+ Sấu: 1 cây (năm 1995)

+ Xoài: 2 cây (năm 2002)

+ Mơ: 1 cây (năm 2002)

+ Chanh: 2 cây (cuối năm 2004)

+ quất: 5 cây (cuối năm 2004)
55.000.000
3Xây dựng nhà mẫu+ Tiền công đức

+ Tiền dân đóng góp

+ Tiền tôi bỏ
17.000.0008.300.000

1.100.000

8.600.000
4Xây chùa chính+ Tiền công đức

+ Tiền dân đóng góp

+ Tiền gia đình tôi công đức

+ Tiền tôi bỏ
128.000.00041.200.000

4.315.000

3.350.000

81.135.000
5Xây dựng tường bao quanh chùaTiền do tôi bỏ không thu tiền dân60.000.000
6Xây dựng lầu Quan Âm + lễ khánh thành+ Tiền công đức chị Nuôi ở Mỹ

+ Tiền dân đóng góp

+ Tiền tôi bỏ
19.524.0009.000.000

2.250.000

8.274.000
7Xây dựng nhà 3 gian nhà ở + 3 gian công trình phụ+ nhà giếng + đào 2 giếng72.000.000
8Xây tháp Cụ Chức+ Tiền công đức

+ Tiền dân đóng góp

+ Tiền tôi bỏ
15.000.0003.000.000

700.000

11.300.000
9Xây móng nhà tổ+ Tiền dân đóng góp

+ Tiền tôi bỏ
6.200.000720.000

5.450.000
10Làm sân chùa. Tiền tôi bỏ.5.500.000
11Kinh phí làm di tích, thu thập hồ sơ đến lúc nhận bằng+§ình làng tu bổ lấy ngói nhà tổ đưa vào làm công đức 1.000.000

+ Tiền dân đóng góp

+ Tiền tôi bỏ
8.000.0001.000.000

270.000

6.730.000
12Đường điện, quạt, bóng điện5.500.000
13Tháng 10/2004 lát nền nhà. Tiền tôi bỏ.10.000.000

Tổng số: 359.489.000đ(Ba trăm năm mươi chín triệu, bốn trăm tám mươi chín nghìn đồng).

Tổng cộng: 462.019.000đ (Bốn trăm sáu mươi hai triệu, không trăm linh chín nghìn đồng).

3. NGOÀI RA UBND XÃ TÂN LIỄU PHẢI TRẢ LẠI CHO TễI SỐ TÀI SẢN BỊ CHIẾM GIỮ NGÀY 2/3/2006 MÀ UBND XÃ ĐÃ KIỂM Kấ BÀN GIAO CHO TễI QUẢN Lí NGÀY 22/2/2006, ĐƯỢC THỂ HIỆN TẠI VĂN BẢN SỐ 18 VÀ BIấN BẢN MỞ NIấM PHONG TỦ ĐỨNG 3 BUỒNG TẠI CHÙA NGUYỆT NHAM (Ở KHU NHÀ Ở CỦA THÍCH ĐÀM THOA) CỘNG VỚI SỐ TÀI SẢN TễI ĐEM VỀ VÀ MUA THấM, ĐƯỢC TRèNH BÀY Ở PHẦN TRấN

Kính thưa các quý cơ quan, các ông có thẩm quyền giải quyết!

Trên đây chỉ là bản liệt kê sơ lược các thiệt hại về vật chất của tôi. Đối với các ông có chức quyền, có thể khối tài sản đó là không lớn. Tuy nhiên với người xuất gia như tôi, suốt 15 năm trời lăn lộn, lao động cật lực đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu của mới tạo dựng được.

Nếu những ai biết sự việc, quan tâm và nhẫn lại xem xét toàn bộ chứng cứ tôi đã xuất trình trong suốt thời gian đi khiếu kiện thì chắc sẽ không ngạc nhiên bởi đây là con số thật. Hoàn toàn không khó để chứng minh. Vậy mà trong các bản kiểm kê tài sản của tôi do UBND xã Tân Liễu cùng với một số người trong thôn Liễu Nham lập có liên quan trong vụ việc trên thì hoàn toàn ngược lại. Họ chỉ kê khai một số ít tài sản không có giá trị. Hơn nữa trong các văn bản kiểm kê, niêm phong, trao trả tài sản của tôi vào các ngày 01/4/2004; 26/11/2004; 02/2/2006v.v hoàn không thống nhất về chủng loại, số lượng các tài sản. Không cho tôi kê khai cụ thể từng loại tài sản (Bản kê khai ngày 26/11/2004 là một minh chứng cụ thể - Tôi đang kê khai tài sản thì ông Hùng yêu cầu tôi chỉ được kê lược một số tài sản thôi. Tuy nhiên, cuối bản kê khai ông Hùng lại bắt tôi ghi cụ thể ngoài ra không còn tài sản gì khác. Khi tôi phát hiện bị ông ta lừa vì có người báo với tôi là tài sản đã bị mất một số thứ. Ông Hùng giằng lấy và cất biên bản đi). Vậy, hành vi của ông Hùng (đơn cử cho một số cán bộ nhà nước xử lý vụ việc của tôi) là nhằm mục đích gì?. Vô trách nhiệm trong khi xử lý công việc, coi thường quyền lợi của tôi hay ông ta muốn chiếm đoạt số tài sản đó?. Tất cả những sự việc đó, từ đầu tới cuối tôi đều báo cáo đầy đủ, kịp thời với chính quyền tỉnh Bắc Giang, chính quyền huyệnYên Dũng, nhưng không hề được bảo vệ. Vậy, chính quyền tỉnh Bắc Giang, chính quyền huyện Yên Dũng là chính quyền của dân, do dân hay chính quyền hại dân, ăn cướp của dân?.

Hơn nữa, hiện tại một số tài sản của tôi, mặc dù tôi đã ký vào biên bản nhận, tuy nhiên thực tế tôi vẫn chưa được quản lý, sử dụng. Số tài sản trên hiện vẫn do chính quyền xã, thôn quản lý. Việc trao trả cho tôi chỉ là hình thức bên ngoài, để bao bọc dư luận v.v. Nếu có vấn đề thiệt hại với khối tài sản trên, chính quyền các cấp vẫn phải chịu trách nhiệm.

Vì các lý do trên, tôi đề nghị chính quyền tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Dũng, xã Tân Liễu: Có nghĩa vụ bồi thường cho tôi toàn bộ số tài sản tôi đã kê khai ở trên theo nguyên tắc: Kịp thời, đầy đủ, bảo đảm quyền lợi cho người dân theo đúng tinh thần của Nghị quyết 388 của quốc hội và của Bộ chính trị, Nghị định 135 của Chính phủ.

Ngoài các số liệu bồi thường cụ thể, phải tính mức trượt giá (theo lãi suất). Vì phần lớn các tài sản trên đều do tôi vay mượn và phải chịu lãi rất cao trong nhiều năm theo kiện.

Kính thưa các quý cơ quan!

Trong gần 8 năm ăn đói mặc rét đi đòi quyền lợi. Được nhận rất nhiều văn bản trả lời của các cấp từ TW đến địa phương. Tôi nhận thấy, với cách giải quyết của các cơ quan theo kiểu: Cấp trên bao che cho cấp dưới, sẵn sàng vu khống, bịa đặt cho người dân, điều tra, thanh tra chỉ là hình thức. Vậy thì quyền lợi của những người như chúng tôi đến bao giờ mới được giải quyết. Quyền và lợi ích hợp pháp của tăng - ni có được pháp luật, Hội phật giáo bảo vệ hay không?

Chính quyền cấp địa phương mặc sức lộng hành, coi thường luật pháp, đàn áp, chà đạp quyền tự do tôn giáo, tước đi quyền lợi hợp pháp của dân, vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn. Chính quyền cấp trên thì vô trách nhiệm, có xem xét cho dân cũng chỉ là hình thức. Cấp trên chỉ nghe báo cáo của cấp dưới để ra quyết định.

Trong vụ việc của tôi, UBND xã Tân Liễu, UBND huyện Yên Dũng đã ngang nhiên có hành vi vi phạm luật pháp, trà đạp nhân quyền, đàn áp tôn giáo, xâm phạm quyền cư trú của người tu hành, cướp tài sản của người tu hành, bao che cho bọn côn đồ v.v. UBND tỉnh Bắc Giang (Công an tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh v.v.), Thanh tra Chính phủ trong khi giải quyết vụ việc lại tiếp tục bao che, lớn tiếng khẳng định việc làm của UBND xã, UBND huyện là đúng với luật pháp. Khi họ không bao che được cho nhau thì cũng nghiễm nhiên cho qua, quyền lợi của dân bị ảnh hưởng do các quyết định trái pháp luật đó không được xem xét. Chính quyền làm sai không cần xin lỗi, không cần bồi thường. Phải chăng chính quyền của nước CHXHCN Việt Nam không phải là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tôi được biết trên các phương tiện thông tin đại chúng đang tuyên truyền việc công chức thực hiện theo tấm gương đạo đức Hồ chủ tịch. Qua sự việc này, rõ ràng ông chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã vi phạm vào cuộc phát động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tôi đề nghị Chính phủ truy cứu trách nhiệm của ông Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.

Đề nghị ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng xử lý những người trong bộ máy chính quyền tỉnh Bắc Giang đã vi phạm luật bâu cử Quốc hội khóa XII, họ đã không cho tôi về thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của một công dân.

Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ quan tâm chỉ đạo cấp chính quyền tỉnh Bắc Giang sớm giải quyết quyền lợi của công dân - đặc biệt là quyền lợi của người tu hành, ngăn chặn việc chính quyền tỉnh Bắc Giang đàn áp tôn giáo. Tôi thấy tôi còn ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng ngày nào thì Ủy ban bảo vệ nhân quyền Liên Hiệp quốc và những người đấu tranh đòi Tự do Dân Chủ, Nhân quyền đối lập với Đảng CSVN họ càng có bằng chứng về việc nhà nước CHXHCN Việt Nam vi phạm nhân quyền và đàn áp tự do tôn giáo rất rõ ràng, nghiêm trọng mà Đảng CSVN và nhà nước VN XHCN không thể chối cãi hay biện minh được.

Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết, xử lý nghiêm minh, đúng theo pháp luật toàn bộ các hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, chính quyền đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi. Những kẻ vi phạm pháp luật phải trả lại toàn bộ tài sản đã chiếm giữ của tôi trái pháp luật trong thời gian qua theo đúng tinh thần của Công văn số 604/CV-MTTW ngày 20/10/2006, công văn số 744/CV-MTTW ngày 12/12/2006 của Mặt trận tổ quốc Việt Nam thông báo cho công dân về việc Mặt trận đã chuyển đơn khiếu nại của công dân đến Thủ tướng Chính phủ. Công văn số 38/TGCP-PCTT ngày 25/01/2007 của Ban tôn giáo chính phủ chuyển đơn của công dân tới Văn phòng Chính phủ. Đồng thời những người này phải công khai xin lỗi, bồi thường toàn bộ thiệt hại theo quy định của pháp luật, chỉ đạo chính quyền tỉnh Bắc Giang giải quyết để tôi về chùa được an toàn tính mạng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của tôi trong thời gian tôi đi khiếu kiện, chính quyền xã đã tự ý thanh lý tài sản của tôi phải bồi thường toàn bộ tài sản bị hư hỏng và thất thoát theo luật pháp. Để tôi được giải nỗi oan khuất suốt 8 năm qua.

Rất hy vọng, lần này vụ việc của tôi sẽ được giải quyết dứt điểm, công bằng, đúng quy định của luật pháp. Các cấp trung ương đừng vì muốn bênh vực, bao che, dung túng cho chính quyền tỉnh Bắc Giang mà bỏ qua quyền lợi của người tu hành chúng tôi. Đừng để hình ảnh công dân của nước CHXHCN Việt Nam phải chịu cảnh khốn cùng mà kẻ cướp không ai khác là cấp chính quyền -Công bộc của dân mà hại dân như vậy?!

Một lần nữa, tôi đề nghị các cấp các ngành Trung ương can thiệp, cứu giúp:

1. Trả lại quyền trụ trì chùa Nham Nguyệt cho tôi. Phục hồi quyền trụ trì chùa Vẽ.

2. Buộc UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Yên Dũng, UBND xã Tân Liễu phải bồi thường thiệt hại cho tôi trong vụ việc trên. Đồng thời phải xin lỗi công khai đính chính thông tin chính xác về tiểu sử cũng như phẩm hạnh của tôi trong thời gian tu hành.

3. Buộc công an phường Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội trả lại tài sản cho tôi do thu giữ trái pháp luật vào các ngày 1/11/2005, 16/11/2005, 21/12/2005 như đơn tôi tố cáo đã gửi Bộ Công an và các cấp lãnh đạo TW ngày 7/2/2006 và một số đơn khác.

4. Buộc Công an TP. Hà Nội trả lại tài sản cho tôi, do hành vi bắt giam giữ, thu giữ trái pháp luật vào ngày 17/4/2006 tôi đã có đơn tố cáo gửi các cấp lãnh đạo TW, Bộ Công an bằng các loại đơn.

5. Xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm luật pháp qua vụ việc của tôi.

Tôi trông chờ vào sự giải quyết đúng pháp luật của các Quý cơ quan.

Kính đơn đã ký tên

Thích nữ Đàm Thoa

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- Tổng thống Hoa Kỳ - Gioocgiơ Bush;

- Bà cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc;

- Ủy ban Nhân quyền LHQ;

- Quốc hội Mỹ;

- Ủy ban bảo vệ Nhân quyền quốc tế Mỹ;

- Ủy ban nhân quyền Tôn giáo Quốc tế;

- Ủy ban Nhân quyền Phật giáo Quốc tế;

- Ban Liên lạc GHPG Việt Nam Thống nhất tại Paris;

- Ban Liên lạc GHPG Việt Nam Thống nhất tại Mỹ;

- Phòng thông tin Phật giáo Quốc tế tại Pháp;

- Hòa Thượng Thích Quảng Độ và cùng toàn thể Chư tăng-ni GHPG Việt Nam thống nhất tại Việt Nam;

- Cơ quan thông tin truyền thông trong nước và quốc tế ;

- Kiều bào Việt Nam yêu nước ở hải ngoại tạo mọi điều kiện giúp đỡ lên án, bảo vệ, vận động ngoại giao phục hồi danh dự cứu mạng cho Thích nữ Đàm Thoa.

- Gửi kèm hồ sơ chứng cứ theo đơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn