BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73339)
(Xem: 62241)
(Xem: 39426)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phỏng vấn Dân biểu Hoa Kỳ và Châu Âu về việc đề cử Nobel Hòa bình cho Ht Quảng Độ

31 Tháng Giêng 200812:00 SA(Xem: 1155)
Phỏng vấn Dân biểu Hoa Kỳ và Châu Âu về việc đề cử Nobel Hòa bình cho Ht Quảng Độ
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54

Ngày 31 tháng Giêng 2008 Ủy ban Nobel Hòa bình tại thủ đô Oslo, NaUy, sẽ khóa sổ chấm dứt việc nhận đơn đề cử Giải Nobel Hòa bình năm 2008. Hỏi thăm Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế có trụ sở tại Paris thì được biết năm nay Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ cũng được hàng trăm nhân sĩ quốc tế, giáo sư đại học từ Á sang Âu Mỹ, hay các dân biểu thuộc nhiều Quốc hội tại Hoa Kỳ, Đông Âu, Tây Âu, Trung Đông, v.v... viết thư đề cử.

Nhân sự kiện này chúng tôi tìm hiểu lý do Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ được sự quan tâm của thế giới, qua hai cuộc phỏng vấn Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Edward Royce và Dân biểu Quốc hội Châu Âu Marco Cappato. Xin mời quý thính giả theo dõi sau đây.

 

 

 

 


Ỷ Lan: Thưa Dân biểu Ed Royce, ông cùng với hai vị dân biểu Zoe Lofgren và Tom Davis vừa viết thư chung cho Ủy ban Nobel Hòa bình ở Na Uy đề cử Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ lãnh giải Nobel Hòa bình năm 2008. Điều gì thúc đẩy ông làm việc này ? 
 






Dân biểu Ed Royce:

Một phần là vì chuyện cá nhân. Mấy năm trước tôi có đi Việt Nam, tôi trực tiếp đã gặp Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Hòa thượng bị quản chế. Ấn tượng cuộc gặp gỡ còn đọng mãi trong tôi. Đó là ấn tượng về một con người dâng hiến cuộc đời mình đeo đuổi việc mang lại Quyền con người cho đất nước Việt Nam, một con người chấp nhận đủ mọi khổ nạn trong cuộc tranh đấu của mình. Hiển nhiên công an theo dõi sự đi đứng hay những người đến thăm Hòa thượng. 



Tôi phải đến rất sớm khi mặt trời mới dậy để vào Thiền viện gặp Hòa thượng. Tôi rất bực mình khi hay tin những hành xử của chính quyền Việt Nam quyết bịt họng giới bất đồng chính kiến. Nhưng tôi vui sướng biết rằng một số sự kiện chúng ta thực hiện tại Hoa Kỳ trước bao xúc phạm nhân quyền tại Việt Nam bắt đầu có tác dụng. 

Hòa thượng Thích Quảng Độ nói với tôi rằng chương trình phát sóng của Đài Á châu Tự do và Phúc trình hằng năm về tình trạng nhân quyền trên thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được đánh giá cao và hữu ích. Hòa thượng nói thông tin từ cộng đồng thế giới thoát ly sự kiểm duyệt của nhà cầm quyền Việt Nam gửi tới đây là rất ư quan trọng. Những thông tin như thế giúp cho người dân không những biết đến những chi xẩy ra trên thế giới mà còn cả những chuyện đang xẩy ra tại Việt Nam. 

Ỷ Lan: Dân biểu đánh giá như thế nào về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày nay? 

Dân biểu Ed Royce: Từ khi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lên nắm quyền, thì luôn luôn bị tổ chức Nhà Tự do (Freedom House) liệt kê vào danh sách các quốc gia “không có tự do”. Xâm phạm Quyền con người tại Việt Nam ngày càng gia tăng, và tình trạng nhân quyền thực sự, thực sự tồi tệ. 

Thực tế là từ năm ngoái, các quan chức Việt Nam nâng sự quấy nhiễu các nhà lãnh đạo tôn giáo, giới bất đồng chính kiến và những sinh viên tranh đấu lên tới mức đàn áp khắc nghiệt. Nếu muốn Hoa Kỳ tăng cường mối quan hệ với Việt Nam, thì Việt Nam phải chấp nhận thể chế đa nguyên. Bịt họng giới bất đồng chính kiến, đàn áp tự do tôn giáo không phải là cung cách trở thành đối tác thân cận của Hoa Kỳ. 

Đây là lúc Việt Nam từ giả thời Trung cổ để bám lấy tự do, bám lấy pháp quyền và nhân quyền phổ quát. Tôi nghĩ rằng nếu Bộ Chính trị tiếp tục bác bỏ các yêu sách của nhân dân nước họ, họ sẽ thấy rằng người ngoại quốc chẳng còn hăm hở đầu tư cho sự phát triển của họ trong bầu khí kiểu đó. 

Ỷ Lan: Là đại biểu tại Quốc hội Hoa Kỳ, và là một trong những Dân biểu năng nổ nhất trong việc hỗ trợ cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, xin ông cho biết Quốc hội đang làm gì ? Theo ông Quốc hội Hoa Kỳ phải làm gì để thăng tiến tiến trình dân chủ tại Việt Nam? 

Dân biểu Ed Royce: Câu hỏi này hay lắm. Một trong những biện pháp của Hạ viện là thông qua Đạo luật Nhân quyền Việt Nam. Tôi tham dự vấn đề ngay từ lúc sơ khởi, thực tế tôi là người đồng bảo trợ khởi xướng Đạo luật tại Hạ viện. Ngay từ đầu năm nay, chúng tôi vận động để đạo luật được thông qua tại Thượng viện. Tiêu đích đạo luật này nhắm vào sự kiện Việt Nam đàn áp phong trào dân chủ, và sự kiểm soát khắc khe truyền thông, báo chí, là những bộ phận cấu thành quan trọng cho sự thay đổi. 

Với đạo luật này, đài Á châu Tự do sẽ có thêm nguồn tài trợ để có phương tiện cung cấp những nguồn tin khách quan cho nhân dân Việt Nam. Điều quan trọng đáng ghi nhận là Việt Nam gia tăng nỗ lực gây cản trở cho việc phát sóng của đài Á châu Tự do. Sự kiện chính quyền nhiễu phá làn sóng chứng tỏ không những đài mang lại những tác dụng tích cực chống lại sự tuyên truyền một chiều của nhà nước, mà còn làm cho Việt Nam cảm nhận sức ép chính trị. 

Đạo luật Nhân quyền Việt Nam nói trên sẽ cung cấp những phương tiện vượt qua sự phá sóng và có đủ ngân qũy tiếp tục các chương trình phát thanh. Đây là điều chúng tôi đang cố công vận động. 

Ỷ Lan: Trong thời gian Chủ tịch Nguyễn Minh Triết công du Hoa Kỳ, vấn đề nhân quyền đã được đề cập. Chủ tịch Triết đáp rằng nhân quyền Việt Nam khác nhân quyền tại Mỹ. Ông nghĩ sao về nhận xét này? 

Dân biểu Ed Royce: Tôi sực nhớ cuốn sách “1984” của George Orwell. Sách này cho biết có hai thứ ngôn ngữ hoàn toàn trái chống nhau giữa chính quyền và dân đen. Thử lấy ví dụ chữ “tự do”. Tự do nhưng trong thực tế lại mang nghĩa nô lệ, nghĩa là chính quyền có đủ mọi khả năng ngăn chận tự do tư tưởng hay tự do hành động của cá nhân. 

Không, không thể như thế được, từ ngữ phải chuyên chở ý nghĩa đích thực của nó. Chữ tự do phải có nghĩa là tự do. Tôi đã đến tham dự cuộc gặp gỡ Chủ tịch Triết tại Hạ viện. Khối dân biểu chúng tôi đề cập đến tự do tôn giáo và nhân quyền trong suốt buổi gặp gỡ, điều làm cho Chủ tịch Triết khó chịu. Chủ tịch chỉ muốn nói tới việc xuất cảng tôm của nước ông mà thôi! 

Tôi đã nói với Chủ tịch Triết rằng, nếu Việt Nam muốn phát triển quan hệ với Hoa Kỳ, điều trước tiên là chính phủ Việt Nam phải tôn trọng các Quyên cơ bản cho người công dân Việt Nam. Nếu Hoa Kỳ tăng cường mối quan hệ với Việt Nam, thì Việt Nam phải chấp nhận thể chế đa nguyên trong mọi hình thái của thể chế này. 

Ỷ Lan: Xin cám ơn Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Edward Royce. 

Phỏng vấn Dân biểu Quốc hội Châu Âu Marco Cappato


Ỷ Lan: Kính chào ông Marco Cappato, là Dân biểu Quốc hội Châu Âu kiêm Báo cáo viên Nhân quyền tại Quốc hội Châu Âu, ông vừa mở cuộc vận động cho Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ nhận Giải Nobel Hòa bình năm nay, 2008. Xin ông cho biết vì cớ gì ông phát động việc này ? 

Dân biểu Marco Cappato: Vì nhiều lý do, nhưng chính yếu là một lựa chọn chính trị. Là đại biểu Quốc hội Châu Âu, đồng thời là thành viên trong Đảng Cấp tiến Bất bạo động Liên quốc gia và Liên đảng, chúng tôi nghĩ rằng chủ trương bất bạo động là công cụ, là phương tiện thăng tiến dân chủ và nhân quyền trong thế giới. 

Phải tiên liệu các tranh chấp và căng thẳng nổi lên trong thế giới. Ví dụ như vài tháng sau cuộc đàn áp đổ máu những cuộc biểu tình do các nhà sư Miến Điện lãnh đạo, thế giới và cộng đồng nhân loại đã vội quên chuyện mới xẩy ra đó, và hiện cũng đang tiếp diễn xẩy ra tại Miến Điện. 

Nhân cách của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ là nhân cách bất bạo động. Tự thân Hòa thượng là người đã phải trả một giá rất đắt từ nhiều thập niên qua cho lý tưởng hòa bình và dân chủ. Hòa thượng là biểu tượng nền chính trị hiện đại. Chứ không riêng là ứng viên có giá trị cao và xứng đáng, từng trải một quãng đời lâm cảnh tù đày. 

Đây còn là sự thừa nhận giá trị chính trị qua những phương pháp đặc thù Thích Quảng Độ mà cũng là của những nhà tranh đấu Phật giáo cho nhân quyền, những phương pháp hữu hiệu để thăng tiến dân chủ và nhân quyền. 

Thế thì, trước hết là vì lý do chính trị. Đương nhiên, còn có sự liên hệ bằng hữu giữa chúng tôi với anh Võ Văn Ái, và với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Chúng tôi rất thân tình với nhau, Marco Pannella, người lãnh đạo của chúng tôi quen biết anh Võ Văn Ái từ thập niên 60. Và chúng tôi đã cùng nhau cộng tác, khởi xướng nhiều chiến dịch tại Liên Hiệp Quốc, như mới đây mở cuộc vận động chống án tử hình tại Liên Quốc ở Nữu Ước. Kể ra sẽ là một danh sách kết hợp hoạt động rất dài. Vậy là đã có sự thừa nhận về tính hữu hiệu của những công trình tranh đấu cho nhân quyền của biết bao người cùng thấy rõ qua con người của Hòa thượng Thích Quảng Độ. 

Ỷ Lan: Phản ứng đối với chiến dịch ông vận động Giải Nobel Hòa bình năm nay cho Hòa thượng Thích Quảng Độ ra sao? 

Dân biểu Marco Cappato: Khi chúng tôi nêu tên Hòa thượng Thích Quảng Độ làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình năm 2008 tại Quốc hội Ý qua sự hậu thuẫn của Dân biểu Bruno Manello, và tại Quốc hội Châu Âu, thì phải công nhận rằng cá nhân và tên tuổi của Hòa thượng đã được biết đến và được sự hậu thuẫn lớn. Chúng tôi đang thu thập chữ ký hậu thuẫn tại Quốc hội Châu Âu. 

Riêng tại Quốc hội Châu Âu chúng tôi đã gặt hái nhiều tên tuổi thuộc đủ khuynh hướng, từ tả sang hữu, cho đến cánh trung thuộc các nhóm chính trị, vượt trên mọi lằn ranh chính trị. Có cả những chữ ký của đảng Cộng sản Ý. Tổng cộng 67 dân biểu Quốc hội Ý đồng ký tên trong một thư chung gửi đến Ủy ban Nobel Hòa bình đề cử Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. 

Vấn đế quan trọng bây giờ là xem chúng ta còn có thể làm gì, không riêng trong khuôn viên các Quốc hội hay các cơ quan, mà là ở ngoài các thiết chế đó. Làm sao cho các xã hội dân sự và mọi người biết tới con đường và cuộc đấu tranh của Hoà thượng Thích Quảng Độ. Đây là chuyện thiết yếu. 

Đảng Cấp tiến Bất bạo động Liên quốc gia và Liên đảng đang tung chiến dịch đưa năm 2008 làm “Năm Bất tuân dân sự Quốc tế” cho Hòa bình và Dân chủ. 2008 cũng là năm Thế vận hội ở Bắc kinh. Đây là cách hay nhất để động viên công luận thế giới chung quanh Hòa thượng Thích Quảng Độ. Hiển nhiên sẽ là điều lý tưởng nếu Hòa thượng lãnh được Giải Nobel Hòa bình năm nay. 

Ỷ Lan: Xin cám ơn Dân biểu Quốc hội Châu Âu Marco Cappato. 

Ỷ Lan, phóng viên đài RFA
31/01/2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn