BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73166)
(Xem: 62198)
(Xem: 39372)
(Xem: 31129)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phiên toà thứ ba xét xử vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

08 Tháng Năm 20186:49 SA(Xem: 1659)
Phiên toà thứ ba xét xử vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55
Phần 1. Vợ Trịnh Xuân Thanh ra làm nhân chứng trước toà.

Phiên toà không diễn ra theo đúng dự định, phải hoãn đến 3 lần để họp thương thảo giữa toà và luật sư của Nguyễn Hải Long. Ông luật sư đưa ra tất cả những lý do khiến phiên toà bị trì hoãn. Chẳng hạn lần đầu ông yêu cầu phải cho thảo luận về hồ sơ nghi vấn vụ rửa tiền mà vợ Trịnh Xuân Thanh tên trong đó.

Toà phải làm rõ việc hôm nay bà Nga vợ ông Thanh ra toà để làm chứng về vụ bắt cóc, việc này không liên quan đến chuyện ông luật sư đề nghị. Nhưng dường như  ông luật sư chỉ còn một hướng chứng minh duy nhất mà ông theo đuổi, đó cũng là cách mà chính phủ Việt Nam cũng cố gắng chứng minh.

- Trịnh Xuân Thanh là một tội phạm tham nhũng ở Việt Nam.

Theo đuổi để chứng minh vấn đề này, có nghĩa phía luật sư của bị cáo muốn đạt hai mục đích. Mục đích thứ nhất là cho thấy hình ảnh TXT là một người xấu, mục đích thứ hai là biện minh cho hành vi bắt cóc. Có nghĩa bắt cóc một kẻ xấu đem về xét xử chẳng có tội gì cả, hoặc hành vi bắt cóc nếu là có tội thì cũng đáng châm chước, xử lý hành vi bắt cóc nặng nề có nghĩa nước Đức bao che cho một tên tội phạm tham nhũng ở Việt Nam.

Ý đồ hay luận điệu bào chữa của ông luật sư không có gì lạ, nó chính là những luận điệu của dư luận viên đảng CSVN trong và ngoài nước bấy lâu nay vẫn tuyên truyền. Chỉ khác một điều là lúc đầu dư luận viên còn có luận điệu gân cổ cãi trên các trang Facebook rằng Đức nói TXT bị bắt cóc thì bằng chứng đâu, TXT đi về đường nào, Đức có chứng minh được không mà vu Việt Nam bắt cóc.

Mới đến phiên toà thứ hai, thì luận điệu bằng chứng về vụ bắt cóc đâu của DLV im bặt, bởi người Đức không tố cáo bừa. Họ thu thập quá nhiều bằng chứng hơn những gì mà dân Việt Nam cuồng cộng sản nghĩ.

Trong những luận điệu cùn như vậy, có cả những người  xưng là học luật, xưng là nhà báo và có tư tưởng phản đối chế độ cộng sản độc tài. Qua đây chúng ta có thể thấy cái gọi là người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam có rất nhiều tư tưởng khác nhau, có nhiều người họ đấu tranh để mong đợi một thể chế cộng sản tốt đẹp hơn chế độ cộng sản này. Vì điều đó họ sẵn sàng bảo vệ những điều vi phạm pháp luật quốc tế, vi pham văn minh, dân chủ. Nhưng cũng có những loại có thể là những DLV cao cấp, được cài trà trộn vào hàng ngũ dân chủ, truyền thông lề trái để định hướng những vấn đề quan trọng mà đảng cần át tiếng nói của người dân.

Việc cài đặt người như vậy là một trong những sở trường của ĐCSVN, đây cũng chính là yếu tố lớn nhất khiến cho mấy chục năm qua, không một tổ chức nào đủ mạnh để dẫn dắt phong trào đấu tranh cho tự do. Nhiều tổ chức chớm có uy tín đã bị sa vào những tranh luận của chính những người đấu tranh dân chủ, những phê phán, chỉ trích..khiến uy tín của tổ chức giảm dẫn đến không tập trung thu hút được sức mạnh của toàn dân.

Trở lại với phiên toà, sau lần thứ ba toà phải hoãn vì ông luật sư đề nghị cho ông thời gian nghiên cứu hồ sơ. Đáng chú ý là trong 3 phiên toà, ông luật sư không tranh cãi về những bằng chứng và lời khai, ông ngồi nghe và chỉ dùng những quyền của luật sư khiếu nại để toà tạm dừng, tạm nghỉ hội họp và cuối cùng ông phát biểu không tin gì những bằng chứng.

 Sau lần hoãn thứ ba theo đề nghị của ông luật sư, nhân chứng là bà Nga vợ ông Thanh được đưa vào theo lối đi đường hầm có kính chống đạn, bà bước vào toà giữa ba vệ sĩ to cao lực lưỡng của cảnh sát bảo vệ ( không phải cảnh sát bảo vệ toà án ), khi bước vào bà dùng tập hồ sơ che mặt khiến những người đến dự phiên toà và các nhà báo khôn thể thấy rõ mặt của bà. Những bước đi nhanh và gọn đến vị trí ngồi, giữa hàng bảo vệ và cách che mặt của bà Nga đều chính xác từng cm khiến người dự toà có cảm giác bà đã được huấn luyện cách đi đến vị trí của bà.

 Đây cũng là phiên toà được khám xét kỹ lưỡng hơn các phiên trước, bởi lý do nhân chứng là người được bảo vệ, khi bà Nga ngồi xuống. Các bảo vệ đứng quay mặt lại nhìn đám nhà báo và người đến dự với ánh mắt dò xét, mặc dù lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên toà cũng rất chuyên nghiệp cũng đang thực thi nhiệm vụ ở đó.

 Bà Nga khai rằng trong một lần đến sân Golf ở gần Berlin, hai vợ chồng bà thấy một nhóm khoảng 5, 6 người Việt ở đó. Bà và chồng lập tức quay ra, đó là thời điểm vào giữa tháng 7. Đây là một sân golf mà hai vợ chồng bà biết chưa có người Việt đến chơi bao giờ. Bà Nga nói rằng sau này bà đọc tờ thoibao.de thấy nhân vật tên Sơn Điền trên báo này trông giống một người bà thấy ở sân golf hôm đó.

Nói ngoài lề thêm cho bạn đọc biết Sơn Điền là một tay anh chị xã hội đen, từng bị xử lý ở châu Âu, có thời gian sống bên Tiệp sau đó quay về Đức. Y cùng tham gia chơi golf nhiều lần cùng với các quan chức đại sứ Việt Nam tại Berlin. Có nhiều tấm hình y chụp chung với đạị sứ Đoàn Xuân Hưng và bí thư một thượng tá an ninh đóng vai bí thư sứ quán là Đinh Anh Tuấn. Khi thoibao.de đưa tin về vụ bắt cóc TXT, Sơn Điền bỗng nhiên nổi giận và nhắn nhe mời ông tổng biên tập báo này là nhà báo Lê Trung Khoa đi ăn tiết canh ngan.

Ông Nguyễn Lam Sơn – Sơn Điền ( người mặc áo xanh được đánh dấu X ) trong một cuộc gặp gần đây với Đại sứ Việt Nam tại Đức
Ông Nguyễn Lam Sơn – Sơn Điền ( người mặc áo xanh
được  đánh dấu X ) trong một cuộc gặp gần đây với Đại sứ
Việt Nam tại Đức
Tiết canh ngan là món không được bán ở Đức, chỉ có một vài nhà hàng Việt bán chui. Mời đi ăn tiết canh là hàm ý đe doạ.

 Chúng ta thấy một đặc điểm của nhóm Đào Quốc Oai là quan hệ với an ninh Việt Nam, quan hệ với sứ quán Việt Nam và sống tại Tiệp, hay tụ tập đánh Golf.

Ở Đức sau vụ bắt cóc TXT được thoibao,de đưa tin, một vài kẻ trước đây không màng đến chuyện chính trị như Sơn Điền bỗng dưng thể hiện thái độ quan tâm và đưa những ra những lời lẽ thù nghịch đến thoibao. Những kẻ này có quan hệ mật thiết với sứ quán, có làm ăn đầu tư ở Việt Nam, đặc biệt là một kẻ từng tị nạn chính trị nhờ vào những quan hệ với các người đấu tranh dân chủ ở châu Âu trước kia, nay là một đại gia và có quan hệ chặt chẽ với tuỳ viên quân sự sứ quán Việt Nam, tức tình báo tổng cục 2. Riêng với kẻ này vào thời điểm thích hợp, sẽ có một bài phóng sự chi tiết để dư luận thấy được bản chất của hắn, cho hắn khỏi ngạo mạn đe doạ những người khác.

Chúng ta quay lại với phiên toà, nơi bà Nga đang được Toà xoáy vào những điểm về đời sống hàng ngày cho đến ngày TXT bj bắt cóc, qua những lời khai của bà Nga và những chứng cứ thu thập được, không có cơ sở nào để kết luận ông Trịnh Xuân Thanh có ý định về Việt Nam đầu thú. Trước khi bị bắt cóc giữa bà Nga và ông Trịnh Xuân Thanh còn có cuộc gọi điện vui vẻ và hạnh phúc, chỉ lát sau khi con gái ông Thanh gọi điện lại thì không có ai trả lời dù điện thoại vẫn đổ chuông.

 Đó là thời điểm TXT vừa bị nhóm Đào Quốc Oai, Đường Minh Hưng dùng vũ lực lôi lên xe, chiếc điện thoại rớt ra và một nhân chứng người Đức đi xe đạp đã nhặt được và báo cảnh sát.

Toà hỏi về Đào Quốc Oai, bà Nga trả lời không biết, nhưng bà có nghe Vũ Đình Duy nói rằng Oai và Duy là bạn rất thân với nhau. Duy đã có lần ngỏ ý muốn vợ chồng bà gặp Oai để tạo quan hệ , khi cần thiết có thể nhờ Oai giúp đỡ trong việc làm ăn, giấy tờ ổn định cuộc sống. Nhưng chồng bà đã khước từ với lý do không muốn gặp những người Việt có quan hệ với phía Việt Nam.

 Bà Nga kết thúc phần trả lời cuả mình, toà nghỉ giải lao từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều , để đến phần nhân chứng Vũ Đinh Duy, tổng giám đốc nhà máy xơ sợi Đình Vũ, người cũng đang mang lệnh truy nã của Bộ Công An Việt Nam. Những lời khai của bà Nga về quan hệ của Duy với Đào Quốc Oai khiến những người dự phiên toà đều trĩu nặng câu hỏi.

- Như thế là sao ?

Vũ Đình Duy là em con dì với Trịnh Xuân Thanh, mẹ Duy là em gái của mẹ Trịnh Xuân Thanh.

Không phải chỉ những người dự toà, mà ngay cả tôi, người biết nhiều hơn những người dự phiên toà cũng ngỡ ngàng về mối quan hệ của Duy với Đào Quốc Oai.

Chờ đọc phần 2.

Người Buôn Gió
Nguồn Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn