BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73210)
(Xem: 62208)
(Xem: 39386)
(Xem: 31146)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Vụ các trạm BOT 'nhắm vào ông Đinh La Thăng'?

14 Tháng Tám 20176:37 SA(Xem: 1751)
Vụ các trạm BOT 'nhắm vào ông Đinh La Thăng'?
57Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
57

Một luật gia ở Hà Nội nói với BBC rằng các vụ việc trạm BOT gần đây tại Tiền Giang và các nơi khác "nhắm vào cựu bộ trưởng Đinh La Thăng".

Truyền thông Việt Nam đưa tin hôm 13/8, trạm thu phí Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang sau 14 ngày hoạt động được đã phải tạm thời "xả trạm" trong bảy giờ do ùn tắc giao thông vì "một số tài xế không chấp hành dùng tiền bỏ vào chai nhựa, dùng tiền lẻ để phản đối phí cao và vị trí đặt trạm."

Tài xế trả tiền lẻ mua vé qua trạm Cai Lậy ở tỉnh Tiền Giang
Tài xế trả tiền lẻ mua vé qua trạm Cai Lậy
ở tỉnh Tiền Giang

Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng cục đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải được báo Tuổi Trẻ hôm 14/8 dẫn lời: "Phải làm sao cho hài hòa giữa việc đảm bảo thu hồi theo hợp đồng đã ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư."

"Thứ hai là phải đảm bảo lợi ích người dân, thứ ba là phải đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và giao thông thông suốt trên toàn tuyến."

"Chúng tôi sẽ tập hợp ý kiến để báo cáo Bộ Giao thông Vận tải có hướng xử lý phù hợp với quy định chung."

Hôm 11/8, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật nói với báo Zing: "Trong hàng ngàn xe đi qua trạm Cai Lậy thì chỉ có 5, 6 người phản đối bằng cách nhét tiền lẻ vào ống nhựa. Bộ Bộ Giao thông Vận tải sẽ không di dời, giảm phí ở trạm BOT Cai Lậy".

Vụ việc diễn ra tương tự như vụ người dân hai đầu cầu Bến Thủy 1 ở Nghệ An, Hà Tĩnh ròng rã phản ứng bằng cách căng băng rôn, dùng tiền lẻ mua vé suốt bốn tháng đầu năm 2017.

Tháng 4/2017, theo VnExpress, hơn 300 người dân huyện Nghi Xuân và thành phố Vinh "ký vào đơn kiến nghị gửi Quốc hội, Chính phủ và chính quyền hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh phản ánh việc nộp phí BOT "oan" suốt thời gian dài."

Sau đó Bộ Giao thông Vận tải quyết định "giảm 100% phí cho cư dân hai đầu cầu qua trạm Bến Thủy 1."

'Không được vận hành đúng mức'

Hôm 14/8, ông Đoàn Quang Phúc, một người dân Hà Nội nói với BBC: "Theo những gì tôi biết, trạm thu phí Cai Lậy đặt trên tuyến quốc lộ không phải BOT, nên đã thu phí cả những phương tiện giao thông đường bộ không sử dụng đường BOT gây bức xúc cho doanh nghiệp vận tải và người dân phải trả mức phí quá cao."

Còn ở Tào Xuyên, tỉnh Thanh Hóa, trạm thu phí giao thông BOT dù đã hoàn tất tiền đầu tư và lợi nhuận rồi vẫn tiếp tục hoạt động thu phí. Hai ví dụ trên chỉ là điển hình trong vấn nạn BOT đường bộ ở Việt Nam gần đây thôi."

"Việc người dân phản ứng bằng cách trả tiền lẻ là hành động bất tuân dân sự hợp pháp để đấu tranh đòi quyền lợi, quyền công bằng giữa dân - doanh nghiệp - nhà nước."

"Mà ở đây, trách nhiệm của nhà nước là lớn nhất. Nếu chính quyền không giải quyết được bức xúc thì hiện tượng bất tuân dân sự sẽ lan rộng ra toàn quốc và không giới hạn ở vấn đề BOT đường bộ."

"Tiếp theo có thể là các khoản thuế, phí hay vấn nạn tồn tại trong lĩnh vực môi trường, đất đai…"

Cùng ngày, Luật gia Nguyễn Đình Hà, nói với BBC: "Về các trạm BOT thì trong hai năm trở lại đây đã có nhiều thông tin cho rằng, việc xây đường và lập trạm có nhiều tiêu cực, vấn đề từ thời ông Đinh La Thăng còn làm bộ trưởng."

"Theo nguyên lý thông thường về tài chính, mọi thứ cần sự minh bạch, rõ ràng và có thể giám sát được để tránh tiêu cực. Nhưng trên thực tế tại Việt Nam, nguyên lý đó không được vận hành đúng mức, gây thiệt hại cho người dân và nguồn vốn có thể được dùng vào phát triển kinh tế."

"Mặt khác, như trong vụ việc ở Cai Lậy cho thấy rõ sự bất cập, khi mà người dân đóng hai lần tiền cho một quãng đường quốc lộ 1A: phí bảo trì đường bộ đóng hàng năm và phí qua trạm BOT. Trong khi đó, mục đích của BOT được lập cho dự án đường tránh là chính."

"Do vậy, các trạm BOT vấp phải sự phản đối về mức thu, cách lập trạm bất hợp lý."

"Theo tôi, sự việc BOT ở Cai Lậy và ở Bến Thủy, và có thể nhiều nơi khác, có thể không nhắm vào ông Nguyễn Nhật, bởi dù gì, ông mới lên làm thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, mà có thể sẽ nhắm vào cựu bộ trưởng Đinh La Thăng, người bị mất ghế Ủy viên Bộ Chính trị hồi tháng 5/2017."

Truyền thông trong nước cuối tháng Bảy đưa tin ông Nguyễn Nhật, nguyên Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Tĩnh, là một trong số những người "có phần trách nhiệm và bị đề nghị kiểm điểm sâu sắc và rút kinh nghiệm" trong dự án Formosa gây thiệt hại lớn về môi trường.

Một nguồn muốn ẩn danh nói với BBC cũng không loại trừ khả năng các động thái hiện nay là để xem vai trò của vị thứ trưởng này trong vụ Cai Lậy.

14-08-2017
Nguồn BBC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn