BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73173)
(Xem: 62202)
(Xem: 39376)
(Xem: 31130)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Một thầy giáo đấu tranh cho nhân quyền

25 Tháng Tám 20167:30 SA(Xem: 1606)
Một thầy giáo đấu tranh cho nhân quyền
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53

            Thầy giáo Phạm Tuấn Xa, ở số nhà 21/207 Chương Mỹ, phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương là người tích cực đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam.

            Năm 1984 thầy nghỉ chế độ mất sức lao động sau hai mươi năm sáu tháng dạy học. (có 4 năm dạy ở Trường sự phạm cấp I Quảng Ninh và 5 năm làm Hiệu trưởng cấp II) với mức trợ cấp thường xuyên hiện nay là 1.500.000đ/tháng.

            Năm 1986 thầy được tuyển dụng lại theo Nghị định 236/NĐ-CP ngày 18/9/1986 của Chính Phủ nhưng Sở giáo dục tỉnh Hải Dương  không nhận.

            Năm 1987 thầy đi làm thuê cho Ngoại thương Hà Nội để có điều kiện tiếp tục tự học Tiếng Anh…

            Năm 1990 khoa tại chức Trường Đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội giới thiệu thầy đi dạy Tiếng Anh cho giáo viên một số trường chuyên nghiệp như Trung cấp Mỏ, Cơ điện Chí Linh, Quân chính Quân khu III…và người đi lao động nước ngoài.Tổng số năm dạy hợp đồng tiếng Anh là 14 năm.

            Như vậy thầy đã lao động chính thức được 35 năm. Nhiều lần thầy xin chuyển chế độ BHXH từ mất sức sang hưu trí nhưng không được chấp nhận.

            Mặc dù phải bươn chải cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn thầy vẫn dành thời gian và tâm huyết tích cực đấu tranh bảo vệ quyền con người.

            Từ năm 1992 đến nay thầy đã viết hàng trăm bài báo phê phán Quyết định 176/QĐ-HĐBT ngày 09/10/1989 bênh vực 855 ngàn “lao động dôi dư” có công trong kháng chiến chống Mỹ bị sa  thải vô nhân đạo. So với lớp người lao động về nghỉ theo Nghị định 41/NĐ-CP ngày 22/4/2002 thì đây là sự bất công đến tàn nhẫn. Họ không được hưởng đặc ân của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới, đã tài trợ 4 tỷ đô la.

            Tiếng nói chính nghĩa của thầy được báo chí cách mạng đưa lên công luận, một số cán bộ Trung ương đồng tình, nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu qua nhiều kỳ họp Quốc hội.

            Tuy nhiên dưới con mắt của Bộ Công an thì thày bị quy kết “Nói xấu chế độ”. Vì thế từ năm 1992 đến nay thầy bị Công an theo dõi, đàn áp và khủng bố ngấm ngầm dai dẳng, đẩy gia đình thầy vào góc chết cuộc sống...
botruonglaodongthuongbinhxahoinguyenthikimngan-150x150

            Để trả lời đại biểu Quốc hội về Quyết định 176/QĐ-CP Bộ trưởng Bộ Lao động Nguyễn Thị Kim Ngân (hiện là Chủ tịch Quốc hội) đã chỉ thị cho Chính Phủ: “Không giải quyết lại chính sách 176”. Bộ trưởng đã phủ nhận hai pháp lệnh của Nhà nước- "Pháp Lệnh Về Người Có Công", "Pháp Lệnh Về Người Cao Tuổi". Đó là đạo lý "Uống Nước Nhớ Nguồn" của bà Bộ Trưởng.

            Thế là cuộc đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam của thầy đi vào ngõ cụt, không được một cơ quan chức năng quyền lực nào bênh vực.

            Xin mượn hai câu thơ của nhà thơ Trần Dần để chia sẻ với thầy Phạm Tuấn Xa:

            “ Tiếc cho những chân trời không có người bay

            Lại tiếc cho những người bay không có chân trời”

                                                        Such is the Life!

               Đỗ Lương Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn