BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73240)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phản hồi của Chủ tịch Quốc hội Liên minh Châu Âu về cải thiện nhân quyền cho Việt Nam

19 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 817)
Phản hồi của Chủ tịch Quốc hội Liên minh Châu Âu về cải thiện nhân quyền cho Việt Nam
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Chủ tịch Nghị viện Châu Âu

308591 16.05. 2012


Kính gửi:

Ông Trần văn Huỳnh, 

439F8 Đường Phan Văn Trị 

Phường 5, Quận Gò vấp, 

Tp HCM , Việt Nam.

Thưa ông Trần Văn Huỳnh,

Cám ơn ông về bức thư ông gửi lưu ý về tình trạng con trai ông là Trần Huỳnh Duy Thức và các bạn của anh ấy hiện đang bị án tù giam tại Việt Nam.

Trong tất cả mọi hành động của mình, Nghị viện Châu Âu cam kết mạnh mẽ bảo vệ các quyền con người phổ quát và các giá trị căn bản, bao gồm tự do ngôn luận và tự do báo chí. Trong bối cảnh này, Nghị viện Châu Âu đã nhiều lần bày tỏ mối quan ngại liên quan đến quyền tự do phát biểu ở Việt Nam. 

Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu được thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2009 đã thúc giục chính phủ Việt Nam chấm dứt tất cả mọi hình thức đàn áp những ai đang sử dụng các quyền của họ về tự do phát biểu, tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do hội họp theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và Hiến pháp Việt Nam. Trong thời gian diễn ra cuộc họp Liên Nghị viện EU-Việt Nam hồi tháng 3 năm 2010 tại Việt Nam, các vấn đề quyền con người, tự do tư tưởng và quản trị tốt được Nghị viện Châu Âu nêu lên thường xuyên. Sau đó, trong năm 2010 người tiền nhiệm của tôi, Chủ tịch Buzek đã tiến hành những nỗ lực ngoại giao, yêu cầu chính phủ Việt Nam tiếp tục chính sách trả tự do cho các nhà hoạt động nhân quyền, hướng đến rất rõ ràng trường hợp của con trai ông. Ông Langen,Trưởng Phái bộ Nghị viện Châu Âu về quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN, cũng đã tìm hiểu về tình hình bảo vệ nhân quyền, và vào ngày 05 tháng 12 năm 2011, trong cuộc viếng thăm cấp cao đến Nghị viện Châu Âu của phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu trong khuôn khổ phiên họp Liên Nghị viện EU-Việt Nam lần thứ 9, những quan ngại về việc bảo vệ các quyền con người phổ quát bao gồm quyền tự do phát biểu đã được Nghị viện Châu Âu nhấn mạnh nhiều lần.


Tôi xin bảo đảm với ông rằng Nghị viện Châu Âu sẽ tiếp tục theo dõi tình hình thật chặt chẽ để nêu lên mối quan ngại về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và khu vực lân cận bằng cả hai cách: trong các cuộc tiếp xúc liên nghị viện và thông qua các kênh ngoại giao thích hợp khác. 

Trân trọng.

Martin Schulz 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn