BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73354)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Viện trợ của TQ trước Mậu Thân 1968?

03 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 798)
Viện trợ của TQ trước Mậu Thân 1968?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
44 năm trước, sau biến cố Mậu Thân, vào ngày 3/5/1968, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố việc chọn Paris làm địa điểm hội đàm sơ bộ.



Việc chọn địa điểm nghị hòa mở đường cho cuộc đàm phán bốn bên - Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam Cộng Hòa, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam - kéo dài năm năm trước khi có việc ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.

Một nghiên cứu mới, vừa đăng trên tạp chí Bấm Diplomatic History (Lịch sử Ngoại giao) số tháng Tư, cho rằng Hoa Kỳ đã sai lầm khi không nhận ra Trung Quốc, chứ không phải Liên Xô, là nước viện trợ kinh tế lớn nhất cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1967-68.

Bấm Tiến sĩ Harish Mehta, sử dụng tư liệu từ kho lưu trữ ở Hà Nội, nói nếu Hoa Kỳ có nhận định chính xác hơn về trợ giúp của khối Cộng sản cho miền Bắc Việt Nam, Washington có thể nhận ra rằng đánh bom không giải quyết được gì và có thể việc hòa đàm đã diễn ra sớm hơn.

Harish Mehta: Các tài liệu của Hoa Kỳ và Bắc Việt từ thời gian đó đều nói rõ rằng Liên Xô là nước trợ giúp kinh tế lớn nhất cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Giả định sai lầm này liên tục được trích dẫn bởi các phúc trình tình báo hàng tháng của CIA và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Sai lầm nghiêm trọng đó sau này tiếp tục thể hiện trong các sách, bài viết của giới sử gia và nghiên cứu chính trị. Cho đến nay, các tài liệu lịch sử vẫn còn nói rằng Liên Xô tài trợ kinh tế nhiều hơn Trung Quốc trong giai đoạn Mậu Thân quan trọng 1968-69.

Ý nghĩa chính của giả định sai này là chính quyền Johnson/Nixon đánh giá quá thấp sự vững bền kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Họ tưởng cứ đánh bom nhà máy và công nghiệp nhỏ miền Bắc là đủ để ban lãnh đạo Hà Nội quỳ gối và van xin hòa bình.

Tôi cho rằng nếu Hoa Kỳ hiểu đúng về viện trợ kinh tế của Trung Quốc (và Liên Xô), Johnson/Nixon sẽ nhận ra rằng đánh bom liên miên không thực sự tác động tới quyết tâm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn hoàn tất cuộc cách mạng và thống nhất đất nước.

Tôi cũng cho rằng nếu các lãnh đạo Hoa Kỳ hiểu chính xác hơn về viện trợ kinh tế của Trung Quốc, họ sẽ thấy đánh bom không giúp gì và có thể lắng nghe các viên chức như George Ball (phản đối đánh bom và muốn mở đàm phán từ giữa hay cuối thập niên 1960) để xúc tiến đàm phán ở Paris.

BBC: Như ông nói, Hoa Kỳ đã không hiểu được rằng đánh bom không thể phá vỡ nền kinh tế miền Bắc. Điều này có tác động trực tiếp thế nào đến các trận đánh đầu năm 1968?

Dữ liệu kinh tế không chính xác chỉ là một phần của sự hiểu biết sai lầm và dối trá của các tướng lĩnh và ngoại giao Hoa Kỳ ở Sài Gòn.

Trước biến cố Mậu Thân, giới lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ tạo ra huyền thoại là ‘chiến thắng sắp đến rồi’. Mậu Thân đã phá bỏ huyền thoại đó, và tạo nên cú sốc tâm lý cho Hoa Kỳ. Nó cũng phá hủy nhiệm kỳ tổng thống của Johnson, và ông từ chối ra tranh cử lần hai.

Số lượng lớn viện trợ kinh tế của Trung Quốc dĩ nhiên còn giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức những chiến dịch quân sự lớn và tham vọng.

BBC: Ông có thể giải thích rõ hơn ý cho rằng quan điểm cổ vũ đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lẽ ra có thể thuyết phục hơn nếu Hoa Kỳ hiểu rõ về khía cạnh viện trợ kinh tế?

Theo tôi, niềm tin sai lầm rằng Trung Quốc không viện trợ kinh tế đáng kể khiến phe diều hâu Hoa Kỳ nghĩ rằng có thể phá hủy miền Bắc bằng đánh bom. Họ nghĩ đánh bom sẽ đưa tới thắng lợi của Hoa Kỳ (dĩ nhiên, thắng lợi này chỉ có nghĩa vĩ tuyến 17 sẽ trở thành biên giới quốc tế cố định và chính thể Sài Gòn được an toàn).

Ngược lại, nếu họ hiểu đúng về viện trợ kinh tế, họ sẽ tin rằng thật khó hủy diệt tinh thần ý chí của miền Bắc. Vào giai đoạn ấy, có vài viên chức Hoa Kỳ ủng hộ mở đàm phán với Hà Nội. Lý luận của họ sẽ có sức nặng hơn nếu sức mạnh kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được biết rõ.

BBC: Trung Quốc đã ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mạnh mẽ trong chiến tranh. Điều này có còn tác động đến quan hệ hiện nay và tương lai giữa Trung Quốc và Việt Nam?

Sự đoàn kết của Trung Quốc với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một phần văn hóa Chiến tranh Lạnh. Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp chính trị, Mao Trạch Đông phải thể hiện sự lãnh đạo phong trào Cộng sản toàn cầu thông qua việc ủng hộ Hà Nội. Đồng thời, Mao phải thể hiện rằng ông ta không đồng ý việc Moscow hòa hoãn với Washington.

Dưới thời Mao, nhân dân Trung Quốc thực sự yêu quý và cảm thông với nỗi đau của nhân dân Việt Nam. Dĩ nhiên, sự ủng hộ mà Trung Quốc dành cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn dựa trên nguyên tắc trao đi đổi lại: Hà Nội sẽ tiếp tục cách mạng ở miền Nam nhưng làm từ từ thôi.

Mọi tính toán thay đổi vào cuối thời Mao, khi Nixon có chuyến thăm nổi tiếng tới Bắc Kinh. Bỗng dưng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị cô lập. Nhưng ngay cả sự cô lập đó cũng không gây hại cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì Nixon gặp sức ép trong nước đòi rút lính Mỹ khỏi Việt Nam. Vì vậy, bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung thực ra không có hại cho lợi ích ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tôi tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn trân trọng liên minh thời cách mạng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong một phần chuyện kể về tình anh em ý thức hệ. Nhưng cũng chỉ là chuyện kể lịch sử. Cả hai đảng đã thay đổi rất nhiều trong thế kỷ 21. Cả hai hưởng lợi từ toàn cầu hóa kinh tế và cũng hưởng lợi từ việc Hoa Kỳ mất dần uy thế trong tư cách bá chủ toàn cầu.

Tôi tin rằng Trung Quốc và Việt Nam cần nỗ lực không để tranh chấp ở quần đảo Trường Sa trở thành trở ngại lớn cho quan hệ rộng hơn giữa hai nước. Hai nước cần trân trọng sự đoàn kết cộng sản có tính lịch sử của họ.

Ông Harish Mehta từng là phóng viên ở vùng Đông Nam Á cho báo Busines Times từ 1987 đến 2003, đã đi Việt Nam nhiều lần. Ông nhận bằng tiến sĩ ở Đại học McMaster, Canada năm 2009 với luận án về Ngoại giao của miền Bắc Việt Nam 1965-1972. Ông là tác giả một cuốn tiểu sử về Thủ tướng Campuchia Hun Sen ấn hành năm 1999. Cuộc phỏng vấn được thực hiện qua email với Lê Quỳnh.

Lê Quỳnh

03-05-2012

Theo BBC
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn