BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73344)
(Xem: 62242)
(Xem: 39427)
(Xem: 31174)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Miền Tây (2)

05 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 3888)
Miền Tây (2)
51Vote
418Vote
313Vote
227Vote
10Vote
2.959
Tôi lại đi tiếp 120 km nữa để đến Châu Đốc. Thật ra từ Cần Thơ chạy 45 km nữa là tới Ngã ba Lộ tẻ, ở đây có đường đi Rạch Giá (Kiên Giang), Hà Tiên.


Nếu muốn ra đảo Phú Quốc thì từ Rạch Giá có thể đi máy bay, tàu cao tốc hay tàu chở hàng. Nhưng thôi, để lần sau. Cần Thơ tới Châu Đốc là chạy ngang TP Long Xuyên - An Giang, từ Ngã 3 Lộ tẻ tới Bắc Vàm Cống chừng chục cây số, qua Bắc Vàm Cống chút là tới bùng binh, có ngã tư mà nếu rẽ về bên trái là vô Ba Thê - Thoại Sơn, nơi có di tích cổ Óc eo (Xem bài 1 ngày Óc eo). Bắt đầu từ đây là TP Long Xuyên, thủ phủ của tỉnh An Giang (là quê tui đó).



 

Đường sá từ Cần Thơ tới Vàm Cống rất xấu, nhưng từ Vàm Cống tới Châu Đốc thì rất đẹp. Phải thôi, khách du lịch Chùa Bà Núi Sam năm nào cũng ùn ùn. Không làm đường cho đẹp để khách vui lòng sao.


Trên đường gần tới TX Châu đốc rẽ trái để tới Chùa Bà. Bà này là bà Thiên Hậu, chuyên phù hộ cho người ta làm giàu nên nhà giàu hay tới để xin cho giàu thêm. Tui biết thân phận mình nghĩ hưu, chẳng có cách gì làm giàu được nên chỉ đi tham quan thôi.



 

Cách TX Châu Đốc đi thêm 35 km nữa sẽ tới cửa khẩu Khánh Bình, ở đây người ta qua biên giới Cam như đi chợ, bước xuống phà tốn 1k quay đầu phà lại là tới, có hộ chiếu thì trình (nộp 70K VND), không có thì rút ra vài đồng cho Hải quan (tối đa 50k tiền Việt) là yên tâm đi tới cùng trời cuối đất Cam.

Từ Núi Sam hay Châu Đốc cũng có đường qua cửa khẩu Tịnh Biên, ở đây không có phà, đi bộ chừng 500m, qua cái cầu nho nhỏ. Hàng hóa miền Tây, buôn lậu thường qua lại chỗ này nên Hải quan dòm ngó kỹ hơn ở Khánh Bình.

Không kể chuyến đi Cam của tui ở đây, nó sẽ được kể trong một bài khác. Quay về Long Xuyên, quê hương của tui.

Quê hương của tui chả có gì, ngoài cái công viên Nguyễn Du sát bờ sông gió mát, có cái cầu Nguyễn Trung Trực được gọi là cầu quay, nghe kể hồi xưa nó quay được như cầu sông Hàn vậy, dù nó nhỏ chút xíu. Nhưng chắc là thời Pháp chớ bây giờ nó đứng yên không thèm nhúc nhích và sóng đôi với 1 em cầu mới xây để chia sẻ sức nặng xe cộ.



 

Qua cầu quay là tới 2 cái cầu song song ở 2 bến khác nhau, ngó hay lắm a. Xe cộ liên tỉnh chạy qua cầu Hoàng Diệu, còn cầu Duy Tân từ đầu đường Đoàn Văn Phối chạy qua phía bên kia để đi vô công viên Nguyễn Du.

Trong ảnh trên là chụp từ hướng công viên, cây cầu thấy rõ là cầu Duy Tân, mờ mờ phía bên kia là cầu Hoàng Diệu.

Zô Long Xuyên (zô chớ hổng phải vào) rồi thì nên xuống thuyền ghé qua Cù lao ông Hổ, nằm giữa sông để ghé thăm đền bác Tôn. Chu choa, mình đồng hương với bác Tôn, ghê quá đi. Đền rất đẹp, làm bằng những tảng đá hoa cương lớn.



 

 

Một cái phà trộng trộng (nghĩa là không lớn không nhỏ) đưa bạn qua thị xã Chợ Mới giáp ranh huyện Cao Lãnh của tỉnh Đồng Tháp. Cái gì chớ về miền Tây mà huyện Chợ Mới với huyện Châu Thành thì đụng nhau chan chát. Nên phải hỏi rõ là Chợ mới của tỉnh nào, Châu thành của tỉnh nào (Cả miền Tây 12 tỉnh thì có tới 9 huyện Châu thành - tiếng Châu thành giống như bây giờ kêu bằng Thành phố Vinh, thành phố Vũng tàu .....). cái phà trộng trộng này kêu bằng phà An Hòa.



Từ ở Long Xuyên thành phố lớn nhộn nhịp ánh đèn, ăn chơi món gì cũng có. Qua 2k tiền phà, là tới cái chỗ mà nó "quê một cục luôn", tất cả mọi thứ liên quan tới miền quê Nam bộ không thiếu món gì: từ cầu tre lắc lẻo cho tới lúa xanh mướt mắt, từ cảnh tắm bì bõm kênh rạch cho tới món ăn đặc biệt: Chuột đồng.


Lần này ngược đường về bằng con đường Cao Lãnh hay Sa đéc gì cũng được hết. Đứng dưới Bắc An hòa là xe cộ nườm nượp về Sài Gòn chớ không cần phải tới Bắc Vàm Cống mới về SG được đâu.

Sa Đéc còn có làng hoa cung cấp cho các tỉnh miền Nam và nhà cổ Huỳnh Thủy Lê trong phim Người tình.



 

Đồng Tháp là 1 trong những tỉnh cung cấp gạo lớn nhứt Việt Nam, cũng là nơi hằng năm đón lũ về nặng nề nhứt, do nằm giữa 2 con sông Hậu, sông Tiền. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, chính những trận lũ đó làm cho quê hương miền Tây sạch sẽ thuốc trừ sâu, đất đai được thau chua rửa mặn, phù sa bồi đắp để có những xà lan gạo đem ra thị trường thế giới.
Ở Đồng Tháp, một trong những nơi được khách DL đến là lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc.


Tới đây là đã sắp về cầu Mỹ Thuận hay ngã ba An Thới Trung rồi, tòn teng chút nữa là trở về Cao tốc Trung Lương thôi.

Hẹn kỳ sau với tuyến Bến Tre , Trà Vinh, Sóc Trăng, Rạch Giá, Hà Tiên, Cà Mau.

An Chu

02-01-2013
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn