BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73311)
(Xem: 62231)
(Xem: 39417)
(Xem: 31162)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Miền Tây (1)

30 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 3642)
Miền Tây (1)
52Vote
42Vote
35Vote
22Vote
11Vote
3.212
Miền Tây gạo trắng nước trong
Ai đi tới đó là không muốn về

Theo định nghĩa của Wiki thì miền Tây là: 

Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương.















Quê tui là An Giang, còn tên nữa là Long Xuyên, tới khúc này tự nhiên hổng nói được tiếng Bắc tiếng Trung tiếng Sài Gòn tiếng Hà Nội tiếng Đồng Nai gì ráo, quất toàn bộ tiếng miền Nam cho nó rõ ràng ta đây dân lục tỉnh như ai.

 

 Thiệt tình là người miền Tây hiền lắm, ăn nói thẳng tưng, quần áo xuề xòa, nhà cửa miễn có ở là được. Ở thế kỷ trước, khi mà chưa có dân xứ khác nhập cư thì trừ một số người quá giàu mới quan tâm tới chuyện xây nhà cao cửa rộng, còn phần đông sống tà tà, có tới đâu xài tới đó, có chỗ chui ra chui zô là được rồi.

Người miền Tây cũng rất ít người có khả năng thâm nho, thâm trầm và thâm hiểm. Quê tui nghĩ sao nói zậy, không màu mè kiểu cách gì hết. Nếu bạn đói bụng, gặp bất kỳ ai, bạn than: Đói bụng quá. Chắc chắc sẽ có người nói: Đói thì zô đây, kiếm ba miếng cho ấm bụng rồi zề.

Ba miếng ở đây, đôi khi chỉ là khúc bánh mì nhỏ xíu, hay chén cơm nguội ăn với tép kho, củ khoai lang hay cái bánh bò, bánh da lợn. Người mời nhiệt tình, người ăn cũng phải thiệt tình. Zậy mới đúng chất giọng dân miền Nam.

Thiệt tình như vậy nên bị nhiều miền khác kỳ thị, đặc biệt là cái vụ lấy chồng Đài Loan. Xin thưa mấy cha mấy mẹ ưa chê bôi vùng miền. Quê tui không có ai thèm để ý tới cái gì là quốc nhục quốc thể gì đâu. Đơn giản là ở nhà cắm mặt chổng mông cấy lúa mệt quá, thấy mấy đứa kia lấy chồng Tàu đem tiền zề nuôi cha má ngập mặt thì bắt chước thôi. Cái này sao lại kết tội vậy? Mấy chị mấy cô thành phố học tiếng Tây tiếng U rồi cũng lấy Mỹ lấy Tây lấy Úc ra nước ngoài có gì khác đâu. Lấy chồng thì ai hổng lấy? Chồng Tàu hay chồng Mỹ chồng Anh chồng Úc chồng Phi thì khác nhau chỗ nào? Đơn giản là dù chồng Việt Nam hay chồng gì mà đem được tiền về cho cha mẹ thì có hiếu rồi. Nghĩ chi cho xa xôi vậy, Thu Minh, Tăng Thanh Hà, Đoan Trang hay gái quê tui thì cũng như nhau thôi.

Bây giờ trở lại chuyện đi chơi. Có nhiều con đường về miền Tây, 12 tỉnh lận mà. Thiệt tình là người viết cũng chưa đi hết dù lúc nào cũng vênh vênh cái mặt nhận mình dân miền Tây. Thôi biết khúc nào làm khúc đó, khúc nào chưa biết mai mốt đi rồi về làm tiếp.
Nơi dễ đi nhứt là ra bến xe miền Tây, đủ mọi kiểu xe từ giàu tới nghèo phục vụ các tầng lớp xã hội. Trước đây bến xe Chợ Lớn cũng có đi các tỉnh Tiền Giang, Long An nhưng bây giờ ở đó chỉ còn xe bus thôi. Ngoài ra ở Ngã 7 Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ có các nhà xe Phương Trang, Mai Linh. 2 hãng xe này đặt bến trung chuyển, chở khách từ đây ra bến xe miền Tây.

Gọi điểm xuất phát ban đầu là từ huyện Bình Chánh, nghĩa là bến xe Miền tây chạy ra một chút, tới cao tốc Trung Lương, cao tốc này chạy trên địa phận tỉnh Long An, nếu muốn vào Long An - Tân An bạn phải đi .... không cao tốc. Chạy hết 50 km đường cao tốc là tới Ngã ba Trung Lương. Nếu rẽ trái ngược lại (không phải đường cao tốc) 8km là đường vào Mỹ Tho, thị xã trung tâm của Tiền Giang.

 

Chùa Vĩnh tràng - Mỹ Tho


Từ Mỹ Tho, tiếp thêm vài chục km nữa là tới Gò Công. Nơi được gọi là địa linh nhân kiệt. Hầu hết người nổi tiếng của miền Nam đều xuất thân từ đây: Thủ khoa Huân, Trương Định, Võ Tánh, Nguyễn Văn Hiểu, Nguyễn Minh Chiểu, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Bá Tòng. Thái hậu Từ Dũ Phan Thị Hằng, Thứ phi Đinh Thị Hạnh (mẹ An Phong công Hồng Bảo), Nam Phương Hoàng hậu, Manh Manh nữ sĩ, bà Nguyễn đức Nhuận, Phạm thị Bích Vân và người mới nhất là phu nhân Chủ tịch Tôn Đức Thắng; bà Đoàn Thị Giàu.

 

 

Còn nếu không vào Mỹ Tho thì ngay phía tay phải lúc vừa rẽ vào thành phố là đường sang tỉnh Bến Tre, qua phà Rạch Miễu , giờ đã có chiếc cầu xinh đẹp nối 2 tỉnh. Đặc biệt khi qua hết phần cầu số 1, từ hướng Mỹ Tho đi, bên tay phải là đường rẽ từ trên cầu xuống Khu du lịch Thới sơn.

 

 
Ở Khu DL Thới sơn , bạn có thể thuê thuyền đến các cù lao xung quanh như hòn Phụng (nơi có nhân vật nổi tiếng : Ông Đạo Dừa)

Thôi thì dừng lại đây, đi nữa là tới Bến Tre, quê hương Đồng khởi
"Ai đứng như bóng dừa" để lúc khác viết về tuyến Bến Tre, Trà Vinh Sóc Trăng. bây giờ trở lại đoạn Trung Lương - là cuối đường cao tốc đó.

Sẽ đi qua thị xã Cây Lậy, nơi cách đây nhiều năm có lần đạn pháo rơi vào sân trường tiểu học chết hơn 60 em học sinh. 

Tiếp đó đi qua thị xã Cái Bè, cam Cái Bè là món ngon đặc sản. Tới đây sao nhớ mấy bà xẩm (phụ nữ Hoa) rao bán cam quá.

Cái bè thiềm xẳn đây. Cản mấy lấy chục tai ú tài cao mài mại. Mài thiềm xẳn mài mại. Mài thiềm xẳn mài phèn.

Má tui, một phụ nữ nói veo véo tiếng Hoa và tiếng Pháp, dịch cho tui nghe là quảng cáo cam Cái Bè ngọt như đường cát mát như đường phèn (tiếng Triều Châu chớ không phải tiếng Quan Thoại)

 

Tới ngã ba An Thới Trung, bên tay phải có đường về Cao Lãnh - Đồng Tháp. Con đường này nếu cứ vậy mà chạy theo, cặp theo bờ sông Tiền đi tới huốt luôn là qua biên giới Campuchia, nơi có cửa khẩu Thông Bình đối diện với cửa khẩu PèmTia (Prey Veng) của Campuchia.

Thôi bỏ, đi đường đó mất cái khoái qua cầu Mỹ Thuận. Ráng thêm một đoạn nữa là tới rồi.

Từ khi có cầu, việc thông thương vô cùng tiện lợi, không còn cái cảnh kẹt bắc nữa (miền Nam kêu bằng bắc chớ không kêu bằng phà) tới đây cám ơn mấy anh xứ Kanguru quá chừng, nhưng thiệt tình cũng mất đi cái đẹp lãng mạn của vùng sông nước. Đành vậy thôi.

 

Qua cầu Mỹ Thuận là 2 hướng đi, bên trái là tỉnh Vĩnh Long nổi tiếng với vườn trái cây, nhà cổ và đờn ca tài tử, bên phải là thị xã Lai Vung - Sa đéc, nổi tiếng với món nem (chua) và bánh phồng tôm. Thôi mình đi bên trái trước rồi về bên phải.

Vĩnh Long là chiếc nôi của cải lương, phát nguồn từ bản Tứ đại oán năm 1916 tại nhà âầthầy Phó Mười hai tại Vũng Liêm, dù sau đó gánh hát đầu tiên được lập ra tại Mỹ Tho và gánh thứ 2 tại Sa Đéc (Đồng Tháp). 

Nói chung ở đây ngoài cảnh sông nước và mấy khu du lịch quen thuộc có trái cây, câu cá sấu, đà điểu thì chỉ có đờn ca tài tử là hấp dẫn nhứt

Từ Vĩnh Long đi tiếp tới sẽ gặp một chiếc cầu lớn không thua kém gì cầu Mỹ Thuận, đó là cầu Cần Thơ. Chiếc cầu này nối 2 bờ, bên này Vĩnh Long, bên kia Cần Thơ (Hậu Giang). Thắp một nén hương tưởng nhớ những nạn nhân của vụ sập nhịp cầu phía Vĩnh Long. Nói ra thì bôi bác chớ cầu Mỹ Thuận nhờ tụi Úc nó theo dõi sát sao nên xây dựng ngon lành, Việt Nam mình làm kiểu gì mà chưa xong đã sập hổng biết. Dù sao cũng cho điểm em Vĩnh Long này có con đường chạy tới cầu gần 50km đẹp còn hơn tuyến cao tốc Trung Lương mà khỏi thu phí cầu đường đồng nào hết.

Qua cầu Cần Thơ là tới ... Cần Thơ. Tới Cần Thơ là phải ghé bến Ninh Kiều... về bến Ninh Kiều thấy chàng đợi người yêu, em xinh tươi trong chiếc áo bà ba, em đi mau kẽo trễ chuyến phà đêm qua bến Bắc Cần Thơ (Hài... bến Bắc mà qua ... phà).

 


 

Buổi tối ở bến Ninh Kiều rất vui, có tàu chạy trên sông hát ca um sùm, công viên sát mép nước mát rười rượi. Nhộn nhịp nhứt là chỗ công viên mới xây lại, du khách ở đây phần lớn là người Pháp, và rất nhiều người lớn tuổi. làm cho tui bỗng dưng nhớ lại phim Người tình.

Cái chợ cổ rất đẹp, nhất là nhìn từ bên trong, ngước mặt lên nhìn mới hiểu vì sao nó còn cổ hơn cả chợ Bến Thành mà vẫn bền vũng như vậy. Kỹ thuật xây dựng và kiến trúc của người Pháp xứng đáng số 1 thế giới. Chỉ là 1 cái chợ nhỏ ở 1 nước thuộc địa mà vẫn đẹp, vẫn vững bền hơn một thế kỷ. Nói tới đây nhớ lại xây dựng ở VN mà buồn không thèm nói (khúc này này bắt đầu quên tiếng Nam rồi)


Tui ngủ lại 1 đêm ở Khách sạn Ninh Kiều, 400k/ngày, chỗ mà ráng sức nhón chưn lên là có thể rờ được cái bảng "Bến Ninh Kiều" cũ kỹ gắn trên vách tường, khác với KS Ninh Kiều 2, ở tuốt trong phố. Thiệt ra là quá sang đó, chớ Tây ba lô toàn ở KS cũng trên đường Hai bà Trưng mà giá chỉ có 150k. Vậy mới nói ngược đời .....

Buổi sáng KS cho ăn buffet ở Nhà hàng nổi Ninh Kiều, ngồi cạnh lan can cảm nhận được cái đẹp dịu dàng thanh thoát miền sông nước, ngắm các cô lái đò thon thả vung mái chèo chở khách qua sông, nghe tiếng nước thì thầm dưới chân. Cả nhà hàng yên tĩnh dù khách rất đông, những người Pháp già trầm tư nhìn xuống dòng nước phù sa mang no ấm đến cho con người, nghe khe khẽ một khúc nhạc Pháp dịu dàng.

La Maritza

La Maritza c'est ma rivière
Comme la Seine est la tienne
Mais il n'y a que mon père
Maintenant qui s'en souvienne
Quelquefois...

De mes dix premières années
Il ne me reste plus rien
Pas la plus pauvre poupée
Plus rien qu'un petit refrain
D'autrefois...
La la la la ......................

Bỏ Ninh Kiều, tui đi 1 vòng Cần Thơ. Ở đây có làng du lịch An Khánh, cũng vẫn chỉ là trái cây và các trò chơi như các làng du lịch khác. Ngoài ra còn 1 nơi nữa là chợ nổi, chỉ cần ngoắc tay là có thuyền ghe tới chở đi liền, yên tâm trên thuyền có áo phao.

(Còn tiếp)

An Chu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn