BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76790)
(Xem: 63140)
(Xem: 40540)
(Xem: 32168)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đà Lạt - Từ Phan Thiết lên

09 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 3129)
Đà Lạt - Từ Phan Thiết lên
51Vote
41Vote
31Vote
21Vote
11Vote
35
Quốc lộ 28 là một tuyến giao thông đường bộ quan trọng nối Nam Trung Bộ với Nam
Tây Nguyên. Điểm đầu là điểm giao cắt quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Phan Thiết,
tỉnh Bình Thuận; điểm cuối là thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Quốc lộ 28 đi qua thành
phố Phan Thiết - thị trấn Ma Lâm (huyện Hàm Thuận Bắc)- thị trấn Di Linh (huyện Di Linh,
tỉnh Lâm Đồng)- thị trấn Quảng Khê (huyện Đắk Glong)- thị xã Gia Nghĩa. Toàn tuyến dài
189 km, trong đó đoạn thành phố Phan Thiết- thị trấn Di Linh dài 98 km, đoạn thị trấn Di
Linh - thị xã Gia Nghĩa dài 99 km.

Ngã 4 đường (Trường Chinh - Nguyễn Hội) từ Phan Thiết để đi về Di Linh.



Trên đường vào thị trấn Ma Lâm.



Ngã 3 để rẽ trái đi về Đa Mi= 45Km. Về Di Linh - Đà Lạt thì đi thẳng.




 

Và trên đường.





Thanh bình...




Em tan trường về - Đường mưa nho nhỏ .....


Cả dê lẫn bò.


Chuẩn bị bước vào đèo Gia Bắc.


Đèo Gia Bắc= Dài trên 10Km.

 






Ố ô ô. Đường cong - Đường cong em ngất ngây.



Hết đèo Gia Bắc.





Di Linh - còn 1 km nữa.



Ngã 3 QL20-QL28 > Phan Thiết. Rẽ trái là về Bảo Lộc > Saigon, rẽ phải là gặp Di Linh > Dalat.



Di Linh.



Đi tiếp theo QL 20, đến ngã rẽ ra sân bay là: thác Liên Khương.



Liên Khương trước đây vốn là khu rừng nguyên sinh có con nhỏ suối chảy qua và trong dòng suối này có rất nhiều cá, trong rừng thì có hoa quả làm thu hút khách đến đây nhiều hơn.

Tuy nhiên, vào mùa mưa khi có nước thì thác hùng vĩ còn vào giữa mùa khô đến cuối mùa khô, khi đầu nguồn có không có nước thì dòng thác trở thành những khe nước trơ ra những tảng đá bởi do ảnh hưởng của một số đập thủy điện xây dựng nơi đây.


Tiếc là hiện nay, các đập thủy điện mới đã giết chết ngọn thác này. Hình ảnh chỉ để nhớ lại thôi
Làng gà.

 

Nếu bạn từ chối con đường cao tốc mà xuôi theo quốc lộ 20, bạn sẽ đến với làng K’Long (hay còn gọi là làng Gà) - một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân Núi Voi, tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng.





Hằng năm sau khi thu hoạch xong vụ mùa dân làng thường tổ chức lễ hội, mọi người
tập trung dưới pho tượng Gà khổng lồ đánh cồng chiêng, uống rượu cần và cầu
nguyện cho dân làng sống trong sự bình yên mưa thuận gió hòa, cầu nguyện cho tình
yêu đôi lứa mãi mãi không xa cách.

Cuộc sống vẫn bình yên trôi qua, người dân làng Gà vẫn miệt mài lao động kiếm sống.



Đây Đà lạt



Sương sớm nắng chiều.
























Các dinh thự tại Đà Lạt

Dinh I: Theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẽ phải đi tiếp đường Trần Quang Diệu, du khách sẽ đến được Dinh I, nơi mà sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948) và lập Hoàng Triều Cương Thổ (1950), vua Bảo Đại đã dùng làm Tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong “lãnh thổ” của mình.





Tọa lạc trên một diện tích khoảng 60ha, Dinh I được xây dựng vào cuối thập niên của thế kỷ 20. Đó là một quần thể kiến trúc khá lớn và đẹp của thành phố Đà Lạt.



Sau năm 1975, Dinh được dùng làm nhà khách của Trung ương và sau đó do Công ty DRI quản lý và sử dụng.

Dinh II



Dinh II là dinh thự mùa hè của toàn quyền Decoux hay còn gọi là Dinh toàn quyền, là nơi ở và làm việc của toàn quyền Decoux vào mùa hè hàng năm (từ tháng 5 đến tháng 10). Tọa lạc trên một đồi thông rợp bóng với độ cao 1539m so với mực nước biển, được bao bọc bởi đường Trần Hưng Đạo và Khởi Nghĩa Bắc Sơn.



Từ độ cao này, phía trước những tán lá thông có thể nhìn thấy thấp thoáng mặt hồ Xuân Hương gợn sóng lăn tăn ở cách xa khoảng 500m. Phía trên mặt hồ là đồi Cù với những mặt cỏ xanh mướt, và xa hơn nữa đỉnh núi Lang Biang ẩn hiện trong mây. Tất cả như một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp.



Dinh II là một trong những công trình kiến trúc đẹp của Đà Lạt, mang nhiều dấu ấn gắn liền với lịch sử của đất nước. Sau 1975, nơi đây trở thành nhà khách Trung ương và hiện nay được dùng làm nhà khách của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

Dinh IIIDinh III là tên gọi để chỉ biệt điện của vua Bảo Đại (Dinh Bảo Đại), vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam.



Dinh nằm trên ngọn đồi ở đường Triệu Việt Vương. Là nơi được du khách đến nhiều nhất trong 3 dinh do cảnh quan thoáng đãng và rực rỡ.





Trước mặt là vườn hoa khoe sắc.



Và rừng thông thơ mộng.




Vào trong khách tham quan được nhìn thấy những phòng ốc sinh hoạt của vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử. Dù hiện nay quang cảnh này đã quá bình thường so với gia cảnh của phần lớn du khách đến tham quan.

Nhưng vẫn cứ chụp tấm kỷ niệm nơi phòng tiếp khách của Nam phương hoàng hậu.



Khu Biệt Điện Trần Lệ Xuân : Gồm chuỗi biệt thự Hồng Ngọc, Lam Ngọc, Bạch Ngọc .
Bây giờ là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4.









Ngoài sân có hồ bơi nước nóng, vọng đài và một vườn hoa do những kỹ sư được thuê từ Nhật Bản sang thiết kế (nên còn gọi là vườn hoa Nhật Bản). Điểm thú vị, độc đáo của vườn hoa là có một hồ sen khi bơm đầy nước trên hồ này sẽ hiện rõ hình địa đồ Việt Nam, có cả phần vỹ tuyến ngăn cách.



Biệt thự Hằng Nga (lâu đài điên)

Chủ nhân của thiết kế này là ái nữ của Tổng bí thư Trường Chinh. Hãy xem tác phẩm đặc biệt mày.















Mệt rồi, hẹn lần sau.

Anchu

02-04-2012
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn