BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73229)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chữ Viết, Lời Nói Thấm Máu (*)

14 Tháng Chín 200712:00 SA(Xem: 1094)
Chữ Viết, Lời Nói Thấm Máu (*)
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Thông thường, những lần khởi sự luôn đặt người viết vào trạng thái tinh thần sống động, mạnh mẽ cho dù sẽ trình bày về một đề tài “khổ đau”, đề cập đến người, việc bất ưng ý - Bởi những lúc ấy, thật lòng kẻ cầm bút vẫn có được mối thúc dục ”mong muốn nói đến, bày tỏ” cùng người đọc với cách thức tự tin vì nghĩ rằng: “Chữ nghĩa kia thể hiện đúng, đủ giá trị thông tin, tường trình về người, việc thật của cuộc sống”. Nhưng quả đã có lần bản thân cá nhân bắt đầu viết câu chuyện với trạng thái cực độ u uất nặng nề.. Vì thật sự khổ tâm qua những giòng chữ viết thấy ra một điều ân hận, một mối tội lỗi - Tội sống sót khi đồng loại chết thảm. Tội no đủ khi anh em ta hấp hối, khốn cùng. Thấy chữ nghĩa viết ra dẫu chân thành đến đâu cũng không bày tỏ hết nỗi xót xa, vượt quá sức chịu đựng của người.. Sợ rằng viết ra cũng vô ích.

Bởi chẳng phải đâu từ những người xa lạ mà chính là bản thân với tiếng lời kêu khốc thê thảm sau ngày đi tù về…
Tạ tội cùng Chiến Binh
Hồn Anh Linh Liệt Sĩ
Cào trốc mộ Nghĩa Trang
Dập cốt xương uất nghẹn

Tôi đã viết như thế nơi Nghĩa Trang Quân Đội Long Bình, đêm Giáng Sinh 1992, hoặc đã có những câu như sau đây gởi về đồng đội, Tiểu Đoàn 9 Dù nhân Ngày 30 Tháng 4, 1996 trên đất Mỹ..
Ta nuốt miếng ăn dạ không yên
Ta ấm thân áo thấy hổ thẹn
Lính tráng, con
em được mấy lần
Bên nhà, bữa cơm đầy lưng chén?!!

Tiếng gào đau như trên đã dậy lên suốt tuổi trẻ trên từng trang sách viết ra suốt gần bốn - mươi năm qua.. Bởi bản thân mãi mãi và luôn chỉ là: Người Lính của một Quân Đội hằng sống, chết để thực hiện sứ nhiệm Báo Đền Ân Nghĩa cùng Dân Tộc khổ nạn trên Quê Hương điêu linh.

Và cuối cùng, tôi ngừng lại tất cả bởi cuốn sách kể ra sau đây (*)

.. Những con người góp mặt, nói nên lời trong cuốn sách không chỉ là những người lính bình thường với nỗi truân chuyên, gian khổ, nguy nan đặc thù riêng của đời quân ngũ mà là những quân số chịu phần oán nghiệt khốc liệt nhất trong toàn tập thể quân đội - Những Thương Phế Binh bị loại ra khỏi cuộc chiến từ lúc chiến tranh đang nặng độ. Đây lại là những thương phế binh của một quân đội thất trận, ở lại sau cùng khi những người chỉ huy đã tráo trở đầu hàng, tan hoang tháo chạy, hoặc cùng đày bó tay bẻ súng, vị quốc vong thân. Không vũ khí, không đủ giác quan, tay chân, họ ở lại hứng trận đòn báo thù hèn hạ từ một tập đoàn thắng trận bạo ngược tàn nhẫn nhất trong lịch sử đông-tây. Bởi thông thường khi cuộc chiến chấm dứt, những phe lâm chiến hằng đối xử nhau một cách văn minh với tính bình đẵng huynh đệ.. Pháp/Đức, Mỹ/Đức, Mỹ/Nhật... Nhưng, ở Việt Nam, nơi Miền Nam thì lại khác. Một bên, kẻ thắng trận, tổ chức cộng sản phát động chiến tranh để thâu tóm quyền lực chính trị, cũng giành luôn quyền giết người và thực hiện tội ác vì mục tiêu “độc lập, tự do, hạnh phúc cho đời đời con cháu mai sau!!”.. Và một bên, tập thể những con người trần trụi tuyệt vọng, đối tượng của một chính sách bức hại thâm độc vô nhân tính không cơ may được khoan thứ, không phương tiện chống giữ, không hy vọng thoát thân. Đau thương hơn nữa, họ không chịu riêng một mình mà kéo theo những người thân thích, nói rộng ra, một lần với Miền Nam thất trận cùng đành. Cái chết cũng vô nghĩa và không thể thực hiện được bởi khả năng cuối cùng nầy đã hoàn toàn bị tước bỏ – Người Thương Phế Binh QLVNCH thật tận chết từ trong mỗi ngày giờ hiện sống, qua bức hại, thanh trừng, lưu đày, hành hình trên chính quê hương bởi những người gọi là đồng bào chung chủng tộc..

Sáng ngày 1 tháng 5, 1975, một địa ngục có thật mở ra trên Miền Nam, càng đậm sắc với những người thương phế binh ở các quân y viện... Một toán Việt cộng tiến vào Bệnh Viện 3 Dã Chiến buộc những người thương, bệnh binh rời viện ngay tức khắc. Bọn người nầy chưởi bới họ là phản quốc, tay sai đế quốc..v..v.. Phản quốc nào khi quê hương Miền Nam bị xâm chiếm? Tay sai đế quốc nào khi dân chúng Miền Nam, bị đạn Nga, Tàu gây thương vong? Những chiếc “nón cối” nầy đại diện cho ai để được quyền la hét: “Cút, cút ra khỏi đây. Bọn ngụy chúng mầy không được nằm tại đây. Đồ lính đánh thuê, lũ quân bán nước!!”. Cuối cùng những người thương phế binh cùng đành khốn khổ người nầy đỡ người kia khập khểnh ra khỏi trại, có những người lính vết thương đang rĩ máu bị vất trần truồng tênh hênh trên lề đường..

Gia đình mừng rỡ thấy người lính trở về, nhưng trong hoàn cảnh nầy ai cũng lo âu cho tương lai không biết về đâu.. Chung quanh lối xóm, hằng ngày sau 30 tháng 4, 1975 từng đoàn người, già có, trẻ có và những đám con nít thay phiên nhau giành giựt những thùng đồ hộp, gạo sấy, máy móc từ trong những nhà kho. Dòng người đổ xô tràn vào những kho tồn trữ dưới chân cầu Tân Thuận, Sàigòn bị lính cộng sản xả súng bắn thẳng.. Nhiều người dãy dụa dưới đất, trong vũng máu. Dân chúng chạy tản trốn, nhưng vài phút sau họ lại tràn vào đông hơn, bất kể súng đạn, ai bị thì té xuống, những người khác thì cứ nhào lên cậy cửa..

Khi những ngày hỗn loạn đầu tháng 5 qua đi, những thùng đồ hộp bọn em trong nhà đem về dần cạn, người phế binh vùng Sàigòn, Gia Định phải ra đường kiếm sống với những “nghề cứu đói” như vá lốp xe đạp, sửa hộp quẹt gaz, bán nhang... Và cuối cùng, đi xin ăn. Nhưng tất cả không thể kéo dài khi gã cán bộ tên là Ba Nhiệm làm trưởng ban “Truy quét tệ nạn xã hội” với một bộ phận kinh hoàng, ”Nhà Nuôi Thị Nghè” được dựng nên để làm địa điểm chuyển tiếp giải quyết tất cả những đối tượng đang sinh sống trên, với vĩa hè - Số lượng nầy càng tăng vọt khi tiếp nhận thêm hàng vạn người từ Miền Bắc túng đói tràn vào.. Tuy gọi là “nhà nuôi” nhưng thật ra nơi đó là nhà tù theo đúng nghĩa, những người bị đưa vào đây đều bị coi là “tội phạm hình sự “, do đó bị tra tấn và hành hạ thường xuyên. “Tội nhân” là những người bị bắt trong các đợt bố ráp lề đường, họ không có quyền khiếu nại là bị bắt trái phép hay không, và cũng không có án phạt rõ ràng.. Thời gian ở đây được coi như để “nuôi dạy” nên không hạn định thời hạn giam giữ, nhiều người đã ở lại đây vĩnh viễn. Mỗi nhà nuôi có có vài căn trại, mỗi căn rộng chừng 200 thước vuông, với khoảng chừng 100 con người bị giam. Tối tối, mọi người phải thay nhau chỗ nằm và ngồi quạt cho nhau. Sáng khi nghe kẻng điểm danh, người nầy gọi người kia, ai nằm im không cục cựa thì đem đi hoả thiêu tại lò thiêu Bà Quẹo. Người sống thì đi lao động, kể cả người tàn tật, mù hai mắt, cụt tay, chân.

Nếu sống sót từ các “nhà nuôi”, trở về lại Sài Gòn, tình cảnh cũng chẳng sáng sủa hơn và cuối cùng tất cả đồng “chọn” một biện pháp “không còn chọn lựa”... Hoàng Thụy và Sơn, hai phế binh do quá kiệt sức vì bệnh lao và cụt hai chân nên được ra khỏi “nhà nuôi số 4” Phú Giăng, Sông Bé. Họ không dám đi ăn xin, chỉ “xin ăn” lại từ những người sống trong nghĩa địa. Một buổi chiều, hai anh ra bến Bạch Đằng, ngước mắt nhìn tượng Đức Trần Hưng Đạo một hồi lâu rồi nắm tay nhau nhảy xuống dòng nước chảy xiếc. Xác hai anh được vớt lên, cha anh Sơn đang bán bánh ú, bánh tét quanh chợ Bến Thành hay tin, đến nhìn xác con. Nhưng ông chỉ im lặng đứng chung với đám người hiếu kỳ, không dám nhận là thân nhân người xấu số vì không có tiền mai táng con mình. Ông đứng thẫn thờ nhìn chiếc xe chở xác con ông đi khuất rồi mới dám khóc.

Hoàng Thụy và Sơn không chết một mình, những người lính tàn phế lần lượt “chọn” cho mình những phương tiện và thời điểm thích nghi như trường hợp của phế binh Thơm.. “Anh Thơm khi ngồi dưới chân cầu Sài-gòn, gần Ngân Hàng Quốc Gia có suy nghĩ rằng, do vợ chồng anh thiếu quan tâm nên đứa nhỏ con anh mới chết vì suy dinh dưỡng; mẹ nó đang “đi khách” ngoài chợ Bến Thành để dồn tiền cho anh làm vốn đi bán nhang... Anh quá mệt mõi để nghĩ tiếp... Cuối cùng, anh mở hai tuýp thuốc ngủ trút hết vào miệng, bị say thuốc, anh ọc mữa đầy hết áo quần, xong dẫy mấy cái và ngủ luôn dưới chân cầu. Những thương phế binh khác như Lộc “què” mắc bệnh ho lao, thắt cổ chết trong một toa xe lửa bỏ hoang ở Biên Hoà. Quý “đốc- tưa Zivago” không nuôi nổi mẹ già 80 tuổi, bất lực nhìn mẹ hằng ngày cầm lon ra chợ xin thức ăn nuôi thân và nuôi con, nên thắt cổ chết lè cả luỡi ra. Thanh “liệt” thì mài dao tự cắt cổ, cứa mãi không đứt vì sợ đau, đâm bực mình liền chỉa mũi dao đâm cái phọt vào tim...

Nhưng trong những thân thể thương tật kia, ý chí chiến đấu của người lính không hề tàn lụi, họ vẫn giữ nguyên bản lĩnh kiêu hãnh của một quân đội, một đơn vị hằng tạo dựng những chiến tích lừng lẫy, cho dù hành động phản ứng tuyệt vọng bi tráng của họ chắc chắn sẽ đưa đến hậu quả khốc hại cuối cùng với cái chết ghê rợn nhẫn tâm...

Người phải lên tiếng nói, nếu không, sự im lặng sẽ là một biễu lộ sự cứng lòng nhẫn tâm đáng chê trách. Và kỳ diệu thay, nguồn mạch Tình Thương Việt Tộc-Nghĩa Đồng Bào luôn tồn tại sắc son liên lũy bởi mối đau thương của Người thương Phế Binh QLVNCH đã chạm trái tim người- Những người dẫu không tham dự cuộc chiến, chưa hề mặc áo lính, nhưng lương năng khởi động từ tấm lòng biết xót đau. Đấy là trường hợp người tuổi trẻ, Bác Sĩ Phan Minh Hiển, Paris, Pháp Quốc. Anh đã thâu tập tất cả những câu chuyện đau thương trên vào trong một cuốn sách để gióng lên tiếng gào khẩn thiết sau những đóng góp nhiệt thành tích cực, hiệu quả trong hàng loạt công tác suốt hai mươi qua.. Và hôm nay, nơi chốn băng tuyết cực Bắc Châu Mỹ, vùng Montréal giá lạnh nhưng ấm áp tình người: Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Phế Binh QLVNCH hiện thực Lòng Nhớ Ơn đối với những người lính khắc kỷ cao cả: Người Lính với máu, xương, tuổi trẻ để Quê Hương, Con Người Miền Nam được sống với nghĩa Tự Do trong hai thập niên 1954-1975.

Quý Khán Thính Giả, khối đông Nghệ Sĩ đến từ khắp nơi tham dự Đêm Nhạc Hội 29 tháng 9, 2007 tại Motréal, Quebec nầy thể hiện một mối hàm ân dẫu muộn màn nhưng luôn là một hành vi đáng hãnh diện cảm động xiễn dương.

Phan Nhật Nam
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn