BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72826)
(Xem: 62104)
(Xem: 39203)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chân Tình

07 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 3261)
Chân Tình
56Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
4.47
Anh , một Thương Phế Binh tàn phế 45% , cựu Thiếu úyThủy Quân Lục Chiến , xuất thân từ trường Võ khoa Thủ Đức . Sau biến cố 30/4/75 anh chẳng còn gì ngoài tấm thân tật nguyền chưa vợ con , cùng cha mẹ già và bầy em còn tuổi ăn tuổi học .

Công việc làm từ nay đã chấm dứt . Thậm chí nửa tháng lương cuối cũng chưa kịp nhận về .
Biết làm gì cho “nửa tá” miệng ăn bây giờ . Anh bèn đi gặp bạn bè để vấn kế, nhưng chỉ nghe tiếng thở dài của họ đáp lại . Cả tuần lễ lang thang khắp chốn . Số tiền ít ỏi còn lại trong túi cũng vơi dần . Đường xá đầy dép râu nón cối đang hân hoan cùng những lá cờ xanh đỏ , búa liềm . Còn trong lòng anh , trong mắt anh chỉ toàn một màu đen ảm đạm .

Vận may

Đang đi lững thững như kẻ không hồn dọc lề đường bỗng có tiếng ai gọi giật ngược tên mình . Hướng theo âm thanh phát xuất tự bên kia , thấy một anh xích lô cũng vừa dừng xe, gỡ chiếc nón vải lau mồ hôi trên trán , tay vẫy vẫy . Nhận ra thằng bạn cố tri cùng Tiểu đoàn Trâu điên , anh chạy vội sang . Hai anh em mừng mừng tủi tủi ôm chầm lấy nhau hỏi han đủ thứ chuyện . Nó không bị thương . Ở lại chiến đấu tới lúc ông Dương văn Minh kêu buông súng . Bây giờ mướn xích lô chạy để kiếm tiền nuôi cô vợ và đứa con đầu lòng chưa tròn ba tháng tuổi . Ơn Trên đã ngó lại để cứu giúp ? Bởi chính cuộc hội ngộ bất ngờ đã đem đến cho anh một lối thoát . Ngay sáng hôm sau, anh và người bạn lại trở thành “đồng nghiệp ”, “đồng sàng” trên chính con “ngựa sắt” ba bánh già nua ấy . Luân phiên mỗi người chạy nửa ngày . Qua mấy buổi tập ban sơ, có hơi lọng cọng , sau quen dần . Anh bắt đầu rước khách .

Điều khó nhất không phải là chạy xe mà là giá cả . Biết bao nhiêu mà nói giá . Nếu cao quá sợ họ kêu xe khác là “meo râu” , anh nghĩ ra cách nói : Cô bác cứ lên xe , mọi lần đi thế nào thì cho tôi xin như vậy thôi ! Nhờ đó xe anh thường có khách . Tuy nhiên một thời gian vết thương bụng bắt đầu “lên tiếng”. Đôi khi đành phải dừng xe , đậu lại bên gốc cây lề đường , nằm ôm bụng cả buổi .
Chạy chung được khoảng một tháng , ông bạn nói: Kể từ mai , mày chạy xe này một mình , chiều đạp về nhà Thủ Đức nghỉ , sáng đạp xuống cho đỡ tiền xe Lam . Tao mướn được chiếc khác rồi . Anh ta còn dặn thêm , nên đậu ở chỗ nào có Bệnh viện , dễ kiếm khách hơn .

Thật quá mừng vì mình đã có “xe riêng” , nhờ thằng bạn chiến hữu tốt bụng ! Coi như nó mướn dùm nên khỏi phải lo đóng tiền thế chân .

Duyên tiền định

Một buổi xế chiều, đang đậu ở trước cửa BV , một cô ra hỏi có đi lên Làng Phế binh Thủ Đức không ? Anh vội gật đầu mời lên xe và nói nhà tôi cũng ở trên đó . Dọc đường, cô hỏi thăm gia cảnh: Anh được mấy cháu … ? Anh trả lời mới có em chứ chưa có cháu . Tôi là anh lớn , lũ em còn nhỏ , đang đi học . Biết anh chưa hiểu ý , cô hỏi tiếp : Anh lập gia đình lâu chưa mà … chậm thế ? Anh trả lời :

- Cô coi thân phận tôi thế này ai thèm ngó ngàng . Từ ngày bị thương , giải ngũ , nhờ Bộ Cựu Chiến Binh giới thiệu vào làm nhân viên tại Sở Thủy Cục nhà nước , kiếm thêm chút lương còm, cộng với tiền trợ cấp Phế binh , vừa đủ để nuôi bố mẹ và bầy em . Đâu dư giả gì mà dám đèo bồng . Tới sau này , như cô đã biết , vì là sĩ quan “ngụy“ , họ đuổi việc . Tiền Phế binh cũng chẳng còn . Cô nàng có vẻ bán tín bán nghi về phần “lý lịch riêng tư “ nên muốn điều tra thêm , nhưng đã đến nơi .

Bước xuống xe , cô móc tiền ra trả , còn hỏi với theo : Buổi chiều anh thường đậu xe ở đó hả ? – Dạ suốt ngày, trừ khi có khách . Rồi anh quay xe về nhà . Cả đêm đó anh trằn trọc khó ngủ vì trong lòng dường như có “cái gì” khang khác , vui vui !

Mấy ngày sau , anh cố ý về trễ để đợi , nhưng không gặp . Bỗng buổi trưa nọ , thấy cô nàng mặc đồ Y tá đi ra . Mừng quá , anh chạy lại hỏi . Cô bảo tự nhiên thèm ly nước mía , tính ra mua vào trỏng uống . Dịp may bằng vàng ! Anh bèn “ ga- lăng “ bảo nàng: Xin phép được mời cô đi uống nước mía nguyên chất ở đằng kia . Chở tới quán tuy xa nhưng tạm gọi là tươm tất . Anh chị ngồi chuyện trò đến gần hết giờ nghỉ trưa.

Cô phải vào làm việc. Khi biết nàng vẫn còn độc thân và cũng “hơi” có thiện cảm với mình . Anh ao ước sẽ lại có một buổi trưa nào đó , được tái ngộ cùng nàng tại quán nước như hôm nay. Nhưng đó chỉ là ước mơ !

Mấy ngày kế tiếp , lòng anh xuyến xao , thấp thỏm đợi chờ nhưng đều vô vọng .

Hình anh đấy , ngày xưa kiêu hùng quá .
Viên đạn thù dập nát tuổi thanh xuân


Buổi sáng nọ , thấy mấy cô đi ra , trong đó có nàng . Mừng quá , anh khẽ gật đầu chào . Chưa kịp hỏi , thì nàng đã nói hôm nay đi mua đồ cho BV . Rồi dường như linh tính cho hay có sự mong đợi của anh, cô nàng bèn bảo mấy người kia đi trước , nàng sẽ tới sau .Và… anh chị lại vào quán cũ . Lần này , do có sự chuẩn bị từ trước , anh móc bóp lấy tấm hình hồi còn trong quân ngũ , lúc tuổi thanh xuân ra khoe . Nàng nhìn săm soi, hết nhìn hình lại nhìn anh . Khen lấy khen để : Hồi đó , anh đẹp trai quá , mặc bộ đồ rằn ri TQLC trông thật hùng dũng. Em thích lắm , yêu quá đi thôi . Em hằng ao ước lấy được người chồng lý tưởng như vầy ! Nghe nàng nói , anh thấy nhẹ nhõm , đỡ mặc cảm phần nào .

Tới lúc cô nàng phải đi , anh kêu tính tiền . Khi móc bóp ra , anh mới chợt nhớ , từ sáng đến giờ chưa chạy được “cuốc” nào , bèn nhờ cô trả dùm .

Từ hôm ấy , anh được là tài xế riêng mỗi buổi chiều cho nàng. Rồi cuối cùng , cho tới tận hôm nay , vẫn chưa trả hết món nợ…. “ ly nước mía” ngày xưa !

Lối thoát

Trải qua “Ba chìm bảy nổi chín long đong” , nhưng nào đã hết . Cách đây mấy năm , anh bị thêm bịnh thoái hóa hai khớp háng , phải nhờ đến đôi nạng gỗ mới di chuyển được . Nhớ lại bài học Mưu Sinh Thoát Hiểm trong quân trường đã dạy , anh bèn vay tiền mua ít vật dụng mở quán “cà phê cóc” ngay bên hông nhà cho phù hợp với đôi chân “bướng bỉnh” . Anh ngồi pha chế . Chị đi bưng bê.

Nhờ trời thương và bạn bè ủng hộ , anh chị cũng kiếm được đủ tiền mua rau mua mắm qua ngày .

Giọt lệ Chân tình

Tưởng đâu cuộc sống cuối đời cứ thế trôi qua . Nào ngờ “cô nàng” mới đây

Giờ đây sống kiếp phong trần
Chống đôi nạng gỗ bởi phần… Phế Binh !


lại bị suy tĩnh mạch hạ chi và vôi hóa khớp gối . Nhiều khi không thể đi được .Thấy vậy , bạn bè thân quen thương tình , bèn tự phục vụ . Anh ái ngại lắm nên cố chống nạng làm thay công việc của vợ . Một hôm , nhìn thấy cảnh anh vừa chống nạng vừa dùng mấy ngón tay run run kẹp hai ly cà phê , bước thấp bước cao mang ra cho khách . Cầm lòng không đậu, nàng òa khóc , khóc nức nở … vì quá xót thương chồng !

Nàng quý anh , thương anh lắm, kể từ khi biết anh đã mất tất cả . ( Ngày đó, đến bộ áo quần đang mặc cũng tơi tả như cuộc đời anh !) Nàng yêu anh rất chân tình . Mang hy vọng mai sau thành gia thất, nàng sẽ cố gắng bù đắp cho anh phần nào để an ủi . Thế mà … nhìn cảnh ấy , lại chẳng thể giúp anh được gì . Hỏi sao nàng không xót xa , không rơi nước mắt …!

Trong cuộc chiến, anh đã thành tàn phế . Lúc cuối đời vẫn còn phải gánh chịu bao nỗi vất vả , tủi hờn

Tôi ghi lại chuyện hai người .

Thân tặng một TPB TD “ Trâu Điên” /TQLC để nhắc vợ chồng bạn :

Hãy cố gắng . “ Đoạn đường Chiến binh” hiện thời chưa chấm dứt !

Saigon 24/11/2014
Lâm viên 20

Nguồn http://tvbqgvn.org/html/baimoi/chantinh2.html
Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Giêng 20168:00 SA
Khách
Ôi! Đọc rồi lại ngậm ngùi Xót thương đời lính chôn vùi đầu xanh Hôm nay tóc bạc mong manh Thân trai lính chiến giờ đành phế nhân !! . . . . . BĐ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn