BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72807)
(Xem: 62101)
(Xem: 39196)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lời tri ân của một thương binh VNCH từ An Giang

28 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 1141)
Lời tri ân của một thương binh VNCH từ An Giang
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00


TPB Lê Phước Tứ, sinh năm 1956. Số quân: 56/852.203. Đơn vị: Tiểu Đoàn 441 ĐPQ, thuộc tiểu khu Sa Đéc. Địa chỉ hiện tại: 98 ấp Mỹ Hóa 3, xã Tân Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An-Giang (xưa kia là Thánh Địa Hòa Hảo), và điện thoại liên lạc: (84) 76-370-4810.

Anh gia nhập Tiểu Đoàn 441 ĐPQ- Tiểu khu Sa Đéc. Ngày 1 tháng 1, 1974 đơn vị anh được tăng phái cho Chi Khu Cai Lậy, Định Tường, và trong cuộc hành quân ngày 15 tháng 8, 1974, khi tiến chiếm mục tiêu, một quả mìn Việt Cộng nổ tung: Hai đồng đội của Tứ tử vong, và Tứ bị thương trầm trọng. Tất cả đồng đội trong đại đội kể cả đại đội trưởng của Tứ là Thiếu Úy Thạch Lựu nghĩ rằng Tứ không thể sống. Nhờ chuyển kịp đến Tổng Y Viện Cộng Hòa, và các bác sĩ, y sĩ tận tình cứu chữa nên Tứ vẫn sống, nhưng kết quả thương tật vĩnh viễn: Mù (2) mắt hoàn toàn, cụt hai (2) cánh tay, cụt hai (2) chân với chân trái ngang đầu gối và chân phải ngang bắp chuối. Sáng 1 tháng 5 năm 1975, tất cả thương binh VNCH đều bị Cộng Sản Bắc Việt đuổi ra khỏi Tổng, Quân Y Viện ở khắp nơi trên đất nước dù vết thương chưa lành hẳn còn rỉ máu, hay ruột còn để ra ngoài... Lê Phước Tứ được gia đình mang về Thánh Địa Hòa Hảo mà không có một y chứng nào của Tổng Y Viện Cộng Hòa. Song thân anh Lê Phước Tứ đã nuôi Tứ như nuôi một đứa trẻ thơ bệnh tật. Cô em gái của Lê Phước Tứ, Diệu Hiền, năm 1975 khi đem Tứ về nhà, chỉ mới lên 10 tuổi, và từ ngày cha mẹ qua đời mọi sự chăm sóc cho Tứ đều do một tay cô em gái ở chung nhà này.

Người thương binh mù mắt, mất cả tay lẫn chân này kiếm sống bằng nghề bán vé số. Một phần vì mặc cảm vì thân phận, một phần nơi phố chợ anh ở là chốn quê mùa, Lê Phước Tứ phải đi xe đò sang thị trấn Rạch Giá, mất gần ba giờ xe, sống lây lất ở nhà trọ, một hai tháng mới trở lại nhà. Những năm về trước anh nhờ một người lối xóm lành mạnh giúp đẩy xe cho anh đi bán vé số và trả công cho họ, nhưng trong mấy năm gần đây, đứa cháu gọi bằng cậu ruột, là Nguyễn Văn Đồng, mười ba tuổi, cha mẹ nghèo, không đủ tiền cho con đi học, thôi thì theo đẩy xe cho cậu, đỡ đần giúp cậu, vừa khỏi lo cái ăn cái mặc. Từ đó cậu cháu theo nhau, đói no có nhau.

Trong kho hồ sơ thương binh của Hội H.O. Cứu Trợ TPB& QP/VNCH, trường hợp Lê Phước Tứ là một trong những trường hợp thê thảm khó khăn nhất, nên vào ngày 23 tháng 5, 2012 chúng tôi (HP) có viết một bài trong mục “Chuyện Xa-Chuyện Gần” nói lên tình trạng của anh Lê Phước Tứ, nhất là trong thời gian này số tiền của các ân nhân gửi về cho Lê Phước Tứ bị những người giao tiền của các dịch vụ nhẫn tâm ăn chặn. Sau bài báo này, động lòng thương xót, độc giả Người Việt khắp nơi đã tự động gửi tiền trực tiếp giúp cho thương binh Lê Phước Tứ. Cũng từ bài báo này, một phụ nữ tên Thùy Dương ở Mỹ (gần như ẩn danh vì không để lại địa chỉ) đã nhờ thân nhân nhân của bà ở Sadec đến tận nhà anh Lê Phước Tứ để tìm hiểu hoàn cảnh của anh và sau đó đã vận động quyên góp bạn bè được một số tiền $1,400 gửi về giúp Tứ. Số tiền này đã giúp cho em gái vợ chồng em gái anh Lê Phước Tứ sửa sang lại ngôi nhà, mở một quán bán tạp hóa (hình kèm theo) để giúp cho anh Tứ từ nay được ngồi nhà, không phải sang tận chợ Long Xuyên bán vé số xa xôi vất vả như những năm trước. Cháu Đồng đẩy xe cho anh nay đã 17 tuổi, đi làm thợ hồ mỗi ngày được 70,000 tiền Việt, dành dụm đem về cho má mỗi ngày 40,000 “để dành tiền cưới vợ (!)”



Theo lời cô Diệu Hiền, mỗi sáng cô dậy từ 3 giờ sáng, nấu một nồi cháo, bán cho bà con trong xóm và tiệm tạp hóa của gia đình mở cửa mỗi ngày cung cấp các nhu yếu phẩm gạo muối mè đường, bia, nước ngọt cho bà con. Số tiền lời giúp cho gia đình anh Lê Phước Tứ từ nay có được một cuộc sống thoải mái. Không có gia đình riêng, anh Lê Phước Tứ ngày nay lo cho gia đình em gái và các cháu, những người trước đây đã vất vả chăm lo tấm thân tàn phế của anh.

 Sau đây là bức thư của anh gửi qua e-mail của người cháu ngày 5 tháng 8, 2012:

“Kính gởi: Anh Huy Phương và các quý ân nhân.

Tôi, Lê Phước Tứ và em gái tôi Lê Thị Diệu Hiền, gởi anh Huy Phương và các quý ân nhân đọc báo Người Việt, lời tri ân của chúng tôi. Số tiền của quý ân nhân tặng tôi vừa qua tôi rất biết ơn, tôi bảo em gái tôi mở tiệm bán cà phê bán cháo buổi sáng và bán tạp hóa. Sau khi xây quán xong số tiền hao hơn phân nửa còn lại mua hàng tạp hóa tuy không đủ hàng nhưng tạm sống đủ, không còn cực khổ như trước nữa.


Thưa anh Huy Phương và các quý ân nhân, tôi đã làm khổ cho gia đình em gái tôi là Diệu Hiền, vì lúc nào cũng cần người thường xuyên giúp đỡ tôi sinh hoạt, ăn uống, giặt quần áo thì em gái, tắm rửa đại, tiểu tiện thì em rể. Vì đó mà hai đứa em tôi không đi làm xa được, chỉ làm gần nhà, ở quê không có việc làm nhiều thường xuyên thất nghiệp, thu nhập ít chi phí lại cao. Nhưng gần đây nhờ số tiền của anh và các quý ân nhân giúp đỡ nên cuộc sống của tôi và gia đình em gái được muôn vàn hạnh phúc.

Nhân đây xin nhờ anh Huy Phương gửi lời cám ơn đến ân nhân Thùy Dương và các quý ân nhân mà từ lâu chúng tôi không thể nào liên lạc được, có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và vạn sự như ý.” (Lê Phước Tứ) (*)

Cũng tuần trước đây, anh Mai Hoàng Tổng (stevenmai2002@rocketmail.com) gốc Long Xuyên, nguyên Phân Chi Khu Trưởng An Hảo, Chi Khu Tri Tôn, Tiểu Khu Châu Đốc, cũng là một cựu tù nhân “cải tạo” biết đến trường hợp của anh Lê Phước Tứ đã gửi thư kêu gọi đồng đạo và bạn bè giúp đỡ thêm cho anh Tứ, một chiến hữu thương gốc tín đồ P.G.H.H, nguyên quán và đang sinh sống tại Thánh Địa Hòa Hảo. Lời kêu gọi của anh Tổng đã được đáp ứng, và các anh đã tổng kết để gửi một số tiền nữa về giúp cho thương binh Lê Phước Tứ. Trong thư kêu gọi chiến hữu Mai Hoàng Tổng đã dùng thành ngữ “kết cỏ ngậm vành” để ghi tạ ơn thâm sâu của các ân nhân.

Một thương binh cụt hết tay chân, mù hai mắt, lê lết thân phận suốt 37 năm nay đáng cho chúng ta thương xót giúp đỡ. Với những trường hợp khác, nếu mỗi thương binh được một gia đình hải ngoại bảo trợ, giúp đỡ, chăm sóc thường trực thì cuộc sống của họ chắc chắn sẽ được an ủi, hạnh phúc rất nhiều. Xin gọi Hội H.O. Cứu Trợ TPB-QP/VNCH: (714) 539-5345.

Huy Phương/Người Việt

(*) Vì chúng tôi cũng không biết địa chỉ của ân nhân Thùy Dương nên tiện đây xin chuyển lời tri ân của anh Lê Phước Tứ đến bà và gia đình của bà.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn