BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77114)
(Xem: 63206)
(Xem: 40609)
(Xem: 32244)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Kể chuyện nàng Bân Trung Quốc cho bò đỏ nghe

02 Tháng Mười 20247:00 SA(Xem: 880)
Kể chuyện nàng Bân Trung Quốc cho bò đỏ nghe
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Vào thời kỳ cách mạng văn hóa ở Trung Quốc (TQ), Cô giáo Biện Trọng Doanh là phó hiệu trưởng của trường trung học nữ sinh Bắc Kinh thuộc đại học sư phạm. Là nhà giáo có tài và có tâm với việc giáo dục ở TQ, Bà chủ chương Truyền bá tri thức truyền thống và Thái độ giáo dục nghiêm khắc…

Cha của bà Biện Trọng Doanh, một quan chức cao cấp trong chính phủ Quốc Dân Đảng trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc giành quyền lực. Tất cả sự bất hạnh vô tận của bà giáo Biện Trọng Doanh bắt đầu từ đây. Do gia đình có liên hệ với Quốc Dân đảng bà bị coi là có xuất thân “phản cách mạng,” và đã trở thành mục tiêu của Hồng vệ binh trong Cách mạng Văn hóa. Bà thường được cho là đã phản đối các tư tưởng cực đoan và các chiến dịch mà Hồng vệ binh thực hiện.

Cùng thời gian này, một học sinh của trường tên là Tống Bân Bân (宋彬彬), con gái của Tống Nhậm Cầu (宋任穷), một quan chức cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Tống Nhậm Cầu từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, bao gồm cả vai trò trong quân đội và các vị trí lãnh đạo chính quyền cấp cao.

NHẤT TỰ VI SƯ BÁN TỰ VI SƯ kiểu cộng sản tầu

Tống Bân Bân đã chỉ huy lũ hồng vệ binh đấu tố, nhục mạ cô giáo phó hiệu trưởng Biện Trọng DoanhHọc sinh Tống Bân Bân có lý lịch « trong sạch » đã được giữ vai trò lãnh đạo trong đội Hồng vệ binh của trường. Tống Bân Bân nổi tiếng vì đã được Mao Trạch Đông trực tiếp gặp gỡ và khen ngợi. Mao còn từng đề nghị Tống Bân Bân đổi tên thành “Tống Dĩnh Dĩnh” (宋要武), với hàm ý ca ngợi tính cách “vũ lực” (武) của em. Tống Dĩnh Dĩnh có thể được hiểu là “Tống yêu vũ lực”. Tống Bân Bân được vinh dự đeo băng đỏ Hồng vệ binh vào cánh tay Mao Trạch Đông, tại quảng trường Thiên An Môn ngày 18/08/1966 và đã trở thành người anh hùng cách mạng. Tống yêu vũ lực nói: «Đây là ngày tôi không bao giờ quên, Mao chủ tịch đặt cho tôi một cái tên có ý nghĩa to lớn. Mao CT đã chỉ đường cho chúng ta, chúng ta hãy đứng lên… »


Trong nhiều ngày liên tiếp, Tống Bân Bân đã chỉ huy lũ hồng vệ binh đấu tố, nhục mạ cô giáo phó hiệu trưởng Biện Trọng Doanh, đồng thời bọn chúng còn dùng gậy gộc đập chết bà tại chỗ.

Vụ Cô giáo Biện Trọng Doanh là một trường hợp điểm hình ghê tởm của cách mạng văn hóa TQ, làm hàng chục triệu người đã bị chết một cách bi thảm, đau đớn, oan uổng.

Cái đáng nói để bò đỏ hiện nay suy ngẫm: cũng như ở Việt Nam ngày nay thôi, sau thời kỳ cách mạng văn hóa, các con cái của các lãnh đạo cấp TQ cũng kéo nhau sang các nước phương tây du học, rồi ở lại, sống ngon lành. Còn bọn hồng vệ binh liu diu, trực tiếp cầm gậy đập chết bà giáo thì sống vất vưởng, có khi còn chết đói ở trong nước. Năm 1980, Tống Bân Bân sang Mỹ học, rồi lấy luôn chồng Mỹ, « tuột xích » ở lại Mỹ luôn. Sau từng ấy năm sống ở một nước văn minh, Tống Bân Bân hối hận muộn màng.

Tháng 1/2014, Tống Bân Bân trở về trường cũ và đã có lời xin lỗi chính thức cô giáo đã bị đánh chết trước đó 50 năm. Chồng của Cô giáo đã không chấp nhận «lời xin lỗi đạo đức giả của Hồng vệ binh».

Tống Bân Bân về trường xin lỗi cô giáo Biện Trọng Doanh
Tống Bân Bân về trường xin lỗi cô giáo.


Ngày 16/09/2024, Bân Bân(bị) Tống khỏi thế gian và không biết có nhắm được mắt không?


Bò đỏ (BĐ) hiện nay ở VN cũng là một dạng hồng vệ binh của TQ thôi. Hãy thấy đây là một tấm gương cho hành động tiếp tới của mình, đừng «Làm thân bò đỏ cho loài khuyển dương» (Thơ, Bài Ca Cách Mạng trong phong trào xô viết nghệ tĩnh), đừng để lại giống như nàng Bân này, khi chết cũng không nhắm được mắt. Chúng nó xui BĐ chửi Mỹ, rồi chúng nó lại chuồn sang Mỹ, mua nhà cao cử rộng ở Mỹ…. BĐ ngoạc mồm ra chử Mỹ. Một số rất nhỏ muốn đi Mỹ thì đi xếp hàng xin visa, lại bị Mỹ không cho visa. Đa số đói giã họng ra mà vẫn kiên định. Đừng làm gì để sau này hối tiếc cho tội lỗi của mình đối với người khác và cho chính luôn số phận của mình.

Hoàng Quốc Dũng (Paris)
Nguồn : Đàn Chim Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn