BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72625)
(Xem: 62053)
(Xem: 39148)
(Xem: 31015)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ông Trương Hoà Bình chưa có khả năng làm chánh án toà án nhân dân tối cao

10 Tháng Tám 200712:00 SA(Xem: 2329)
Ông Trương Hoà Bình chưa có khả năng làm chánh án toà án nhân dân tối cao
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54

Thành phần đại biểu Quốc hội thành phần chính phủ tại Việt Nam được nhiều người trong giới quan sát quốc tế ngợi khen là phù hợp vối trào lưu hội nhập của Việt Nam ngày nay. Những người trong và ngoài nước quan tâm đến nền chính trị Việt Nam và triển vọng dân chủ tự do của Việt Nam nhận định ra sao về điều này?

Mời quý vị nghe cuộc phỏng vấn nhà hoạt động chính trị, cựu đại tá Quân đội Nhân dân Bùi Tín, do Việt-Long thực hiện. Ông Bùi Tín nguyên là phó tổng biên tập báo Nhân dân, tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân chủ nhật, hiện sinh sống và làm việc tại Paris sau khi ly khai đảng Cộng sản và chính quyền trong nước.

Tải xuống để nghe


Việt Long: Quốc hội cũng như thành phần chính phủ Việt Nam đã được trẻ hoá, theo nhận xét của giới quan sát quốc tế, và dư luận quốc tế cũng cho rằng điều đó thể hiện quyết tâm đổi mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, để Việt Nam thích hợp với thời đại hội nhập này. Ông và những nhà quan sát thời cuộc trong nước có nhận định thế nào?

Bùi Tín: Qua cải tiến của chính phủ vừa qua, chúng tôi theo dõi rất chặt chẽ vì đây là phiên họp khai mạc của Quốc hội sau WTO. Tôi mừng vì thấy các vị Bộ trưởng trẻ hơn trước và trình độ học vấn cao hơn trước.

Thêm vào đó sự hiểu biết về tình hình quốc tế cũng sâu sắc hơn và có 2 vị Phó thủ tướng đã từng học ở Ái Nhĩ Lan và bên Mỹ ở trường đại học Havard, trường đứng vào loại chất lượng cao nhất của nước Mỹ. Đấy là cái tôi thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý định cải tiến bộ máy lãnh đạo cao nhất, vừa đơn giản hoá nó đi, vừa nâng chất lượng nó lên.

Việt Long: Vì sao giới lãnh đạo Việt Nam lại chọn một vị tướng thứ trưởng bộ công an làm chánh án toà án nhân dân tối cao? Có phải vì đạo đức và trình độ cùng kiến thức luật pháp của ông Trương Hoà Bình vượt trội so với những người khác, hay vì lý do nào khác?

Bùi Tín: Vâng, điều anh nêu lên cũng là điều tôi và nhiều người trong nước băn khoăn. Tức là trong những cương vị cao nhất thì vị chánh án của toà án nhân dân tối cao là đứng đầu của ngành tư pháp, mà ngành tư pháp đang thiếu quan toà và cần phải củng cố rất mạnh. Bởi vì số lượng phạm pháp và những vụ vi phạm nghiêm trọng ngày càng nhiều và đòi hỏi việc xử án vừa nhanh nhạy vừa thông minh.

Bây giờ lại đưa một ông trung tướng công an, ở ngành cảnh sát, vào làm chánh án toà án tối cao, theo tôi nghĩ ông ta rất khó để làm nhiệm vụ. Bởi vì ông ấy chưa hề học ngành luật học bao giờ và chuyên về ngành chuyên chính và đàn áp, vậy thì làm thế nào một người không am hiểu về luật pháp mà lại có thể giữ cương vị nặng nề như thế.

Thêm vào đó nữa, tôi thấy việc trong nước đã có gần 10,000 thẩm phán các cấp, vậy thì tại sao không chọn được một vị thẩm phán có trình độ am hiểu sâu sắc về luật pháp để mà đứng đầu ngành tư pháp và cải tiến toàn bộ ngành luật pháp. Tôi cũng lấy rất là băn khoăn về chuyện này.

Việt Long: Qua những điều ông trình bày về khả năng luật pháp của ông Trương Hoà Bình thì có phải ông thứ trưởng bộ công an đã được bổ nhiệm vào chức vụ quan trọng này là nhờ đạo đức và sự thanh liêm trong sạch hay không?

Bùi Tín: Một bạn ở trong nước thì cho hay rằng ông Trương Hoà Bình lại bị kiện cáo rất nhiều. Và hiện nay anh có thể mở mạng Ý Kiến có thư của cán bộ cao cấp ngành công an tố cáo ông Trương Hoà Bình về cả đạo đức, lối sống và cả về trình độ chuyên môn.

Ông ấy vốn là trợ lý cho ông Bùi Quốc Huy, cũng là thứ trưởng công an đã từng bị tuyên án 5 năm tù. Do đó ông Trương Hoà Bình chưa biểu lộ có khả năng đảm nhiệm trọng trách nặng nề đến như thế. Như vậy nó trái lại với lệnh của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là cải cách hành chính và nhất là thực hiện chế độ pháp quyền.

Việt Long: Nếu vậy thì vì sao ông Nguyễn Tấn Dũng im lặng để cho ông Bình được đưa vào chức vụ đứng đầu ngành tư pháp của cả nước?

Bùi Tín: Vâng tôi cũng đã hỏi các bạn của tôi ở trong nước và họ cũng đang băn khoăn về một điều rằng ông Nguyễn Tấn Dũng nói một đàng làm một nẻo và hình như ông ta cũng chưa có trọn quyền để mà thực hiện cải cách ở ngoài chính phủ của ổng, như là ngành tư pháp và ngành kiểm sát, và hình như 2 ngành này không nằm trong phạm vi quyền hạn của ông ta.

Và người ta còn cho rằng có khả năng đây là “bàn tay ma”, tức là có thế lực ở bên ngoài chi phối việc đề cử vị trí cao này do đó việc đề cử rất là chóng vánh và qua loa, không một đại biểu quốc hội nào được chất vấn, được hỏi và người ta cũng không phỏng vấn gì vị chánh án toà án nhân dân tối cao này.

Theo tôi nếu điều này xảy ra ở bất cứ môt nước dân chủ nào thì công luận và báo chí sẽ nêu lên vì đó là điều trái khoáy. Và ai cũng cảm thấy nguy hiểm bởi vì một vị chánh án như thế cầm đầu toàn bộ ngành toà án như thế thì ai cũng có thể bị xét xử oan sai và lầm lẫn.

Việt Long: Ông nói đến bàn tay ma quỷ và thế lực bên ngoài, phải chăng ông ngụ ý đó là Trung Quốc? Nếu thế thì tại sao Trung Quốc lại muốn một ông tướng Công an làm chánh án toà tối cao của Việt Nam?

Bùi Tín: Cái này các anh em ở trong nước cũng bàn tán rất nhiều và cho rằng họ không muốn Việt Nam suôn sẻ đổi mới một cách toàn diện. Họ muốn kiềm chế Việt Nam bao giờ cũng đi sau Trung Quốc và phụ thuộc vào nước láng giềng lớn này.

Cho nên trong nước anh em trí thức đã nói rõ rằng “chừng nào nước lớn còn chi phối, chừng nào còn lực lượng ma quỷ tác động đến chính quyền” hiện nay những ý định đổi mới thật lòng cũng bị tác động rất lớn. Bởi vì sự phụ thuộc vào nước lớn sẽ chi phối tất cả đường lối và tổ chức của chúng ta.

Việt Long: Vâng xin cảm ơn ông Bùi Tín.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn