BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73218)
(Xem: 62210)
(Xem: 39388)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhìn lại ĐCSVN qua các lãnh đạo: Phạm Văn Đồng

15 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 1885)
Nhìn lại ĐCSVN qua các lãnh đạo: Phạm Văn Đồng
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Hỏa lò gần Trung Ướng nhất
Con người gần con vật nhất

Nguyễn Chí Thiện

 Cảm nghiệm của tôi về cộng sản là một cảm nghiệm sống thực thuở đầu đời. Quê tôi nằm bên cạnh dòng sông Đáy và ở khúc cuối làng có một cửa cống tên là Cống Vọng. Đã có lần tôi viết một tùy bút có tên: Câu chuyện của một dòng sông trong đó tôi ghi lại cái cảnh những xác người bỏ trong rọ, chương phình như những con trâu đen, bập bềnh đập vào kè đá. Xin dừng lại cùng đọc để chia sẻ:

“Lý trưởng bị cho vào trong một giỏ lợn thả trôi sông. Sau lý trưởng còn nhiều người khác ở các làng lân cận..

Trận gió chết chóc kinh hoàng thổi đến các làng xã. Ai cũng phập phòng lo sợ.

Không biết số phận mình ra sao. Những tin đồn mỗi ngày một nhiều. Cuộc sống thật mong manh. Ruộng vườn bắt đầu bỏ hoang .. Sơ tán. Làng Yên Phú như nhiều làng công giáo khác, nhiều nơi chỉ còn là đống gạch vụn. Khắp nơi là hoang tàn, đổ nát. Nhiều vùng hoang vắng như sa mạc Không một bóng người. Khi Tây đến lại càn quét đốt phá:

Pháp đến năm hôm, giáo dân mồ côi Chúa
Pháp đến 10 hôm, xác ai lõa lồ ruộng lứa

Dòng sông Đáy nay không còn như trước nữa. Thỉnh thoảng lại có xác người trôi sông trương phình như cái thúng trôi giạt vào kè Cửa Cống Vọng. Xác trôi đến đó bị tắc nghẽn không trôi đi đâu được. Cạnh đó không hiểu bằng cách nào cũng có hai cỗ quan tài trôi lềnh bềnh cạnh các giỏ xác người. Các cỗ quan tài như nhẹ bâng dập dồi chúi mũi lên xuống như những đứa trẻ con đùa nghịch, đập vào kè đá, rồi rút ra, rồi lại cứ thế dập ra dập vào.

Hình như sự sống vẫn còn vảng vất đâu đây chưa thoát đi được.

Trời nắng gắt, khung cảnh hoang dại, im ắng hoang dại như ma quái. Dờn dợn. Hình như những cái chết này còn vất vưởng chưa được giải thoát. Vì thế xác cứ đập ra đập vô vỗ vào kẽ cống sông Đáy bì bà bì bạch giữa đám lục bình nhấp nhà nhấp nhô.

Cũng chẳng ai dám xuống vớt xác lên . Cứ để như thế ngày này qua ngày khác. Xác chương phình đen thui như con lợn trong rọ.

Câu chuyện dòng sông làng Yên Phú đã qua rồi. Nhưng đó cũng là câu chuyện con người, chuyện đất nước thu hẹp lại. Đã bao nhiêu nước chảy qua cầu, bao năm tháng đã qua. Dĩ vãng đó để lại bao tồn tích của một chuỗi biến đông chẳng những cho làng Yên Phú mà cả đất nước xoay chuyển vào những cơn lốc chính trị. Cơn lốc đó đã xô đẩy biết bao lớp thanh niên, lớp này đến lớp khác nằm xuống. Đến nay, dòng sông vẫn còn đó, nhưng chắc gì đã hết những chuyện bi thảm như người chết đuối, buông sông .

Đất nước đã chuyển mình. Con sông Đáy làng Yên Phú nay có bao nhiêu chuyện khác để kể lại. Xin đốt một nén hương cho những người cách này cách khác đã bỏ mình trên dòng sông đó.

(Trích Lịch sử còn đó, Nguyễn Văn Lục, trang 56-57)

Cho nên đối với người khác tôi không biết, nhưng đối với tôi, có thể quá khứ không bao giờ là cũ.

Nó ở lại, nằm đâu đó trong ký ức và tác động trên hành trình nhận thức của tôi.

Bố tôi bị bắt đi tù ở trại Lý Bá Sơ khoảng một năm chỉ vì là người Thiên chúa giáo có máu mặt trong làng. Nào bố tôi có biết gì về chính trị, về chế độ thuộc địa. Năm 1960 sau đó đến lượt anh cả tôi đi tù cộng sản và đã trải qua nhiều trại tù từ Hỏa lò đến “Cổng trời” trong suốt mười ba năm, sau đó bị quản thúc trên mười năm nữa.

Cộng lại trên 20 năm hoang phí nhiệt huyết và tuổi trẻ. Khi được thả, anh hầu như người mất trí ..

Nhưng anh còn sống thêm ít năm được coi như” lãi” rồi.

Cũng vì thế, ngay từ lần đầu gặp Nguyễn Chí Thiện vào năm 2007, tôi đã có một cảm nghiêm chia sẻ sâu xa về anh mà không nói ra.. Anh cả tôi cũng cao ngong ngỏng như NCT .. Thời gian bắt đầu đi tù cũng suýt soát nhau. Số năm tù đầy cũng xuýt soát bằng nhau và nỗi tủi nhục, khổ đau thì bút giấy nào tả cho xiết.

Nguyễn Chí Thiện thì đã có dịp trải nỗi lòng trên những vần thơ vang dội thế giới.

Còn anh tôi là một người con của Chúa thuần thành và đạo hạnh thì câm lặng vì tất cả khốn khổ đời này anh đã dành để ” Dâng lên cho Chúa” cả!! Ôi hai cuộc đời, hai bi kịch con người nghĩ mà thấm thía.

Một số bạn bè bảo tôi phải viết về NCT. Tôi nghĩ không cần viết gì cả, nếu viết thì phải viết về nỗi đọa đầy của cả dân tộc này.

Tôi chỉ cảm thấy rất buồn khi có một số người xúc phạm đến anh bằng những lời biếm nhã ngay cả sau khi anh đã nằm xuống! Không mấy ai nói hơn được Nguyễn Chí Thiện.

Thôi thì chào giã biệt anh NCT trong niềm tưởng nhớ đến người anh cả tôi mà theo ngôn ngữ người Thiên Chúa giáo thì anh tôi đã hy sinh “cả cuộc đời hiến dâng cho Chúa” .

Và không hẹn mà gặp, vào phút chót Pierre Nguyễn Văn Thông đã gặp Thomas Nguyễn Chí Thiện trên một nơi mà cả hai tin rằng không còn hận thù và khổ đau nữa !!

Tôi nghĩ rằng cộng sản có mặt ở đất nước ta như một “hòn đá tảng” giữa dòng sông có sức cản và cả sức chuyển hóa cả một dòng sông, một lịch sử dân tộc.

Dân tộc được gì sau gần một thế kỷ, đó là câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra để hỏi hòn đá tảng ấy.

Hạnh phúc, tự do, no ấm chỉ là những lời hứa cuội sau gần thế kỷ vẫn chưa đạt được. Bất hạnh cứ mỗi ngày như gánh nặng đè lên vai các thế hệ nối tiếp nhau.

Tôi cũng phải thú nhận một cách khiêm tốn là khi định viết tập biên khảo này tôi đã đụng phải một vấn đề nan giải: Sự trong sáng, sự trung thực của người cộng sản. Nếu có một ai có thể chỉ cho tôi trong các vị lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, người nào trong số các vị ấy có đời sống trung thực mẫu mực? Chẳng hạn quý ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng, Lê Duẩn, Đỗ Mười, Lê Đức Thọ và có thể ngay cả thủ tướng Phạm Văn Đồng đi nữa!!

Chữ trung thực theo cách hiểu của tôi là ngay sự im lặng cũng là thiếu trung thực. Cho nên điều nói ra và điều không được nói đều có thể là mặt trái của sự thật. Người ta có thể gian dối khi nói ra và gian dối gấp hai lần khi im lặng .

Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam qua các nhà lãnh đạo trên tiếc thay đều rơi vào cả hai trường hợp trên. Cho nên úy tín của Đảng lúc nào cũng bị nghi ngờ.

Người nào trong số các vị ấy đã từng cầm bút đều mắc cái bệnh truyền kiếp ” nói hoặc không nói” cả !! Tổng Bí thư Đảng hoặc với tư cách một vị tướng ngoài mặt trận hoặc trong nhiệm vụ một nhà nghiên cứu, nhà viết sử, một nhà thơ, nhà văn đã uốn cong ngòi bút để chấp hành nghiêm chỉnh “nói hoặc không nói” bất chấp sự thật? Từ Hồ Chí Minh đến Võ Nguyên Giáp đếnTrần Huy Liệu, thi sĩ Tố Hữu, Xuân Diệu, Hoàng Tùng đều giống nhau cả? Họ đều biết phải nói cái gì và không nói cái gì!! Thật khổ cho họ và khổ cho con người. Cho nên nó mới có nỗi khổ của Trần Dần, khổ của Phan Khôi chỉ vì muốn được nói ra.

Tôi hỏi câu hỏi trên hỏi để mà hỏi vì sự thực không tìm ra một người trung thực nào trong đám người ấy!!

Cho nên, tập biên khảo này cũng trở thành nỗi khổ cho chính tôi: đó cái khổ công tìm tòi tài liệu, tra cứu nhiều nguồn, cân nhắc, sàng lọc, so sánh xem đằng sau những con người, đằng sau những con chữ chỗ nào là thật, chỗ nào là giả !!

Và bất cứ một vấn đề nào- dù nhỏ, dù không quan trọng-dù là một tiểu sử- quê quán dòng họ, dù là ngày sinh tháng đẻ cũng trở thành một nan đề đối với người viết này.

Trong phần sau đây, chúng tôi đưa ra một vài trường hợp làm điển hình trước khi tìm hiểu cặn kẽ đến nơi đến chốn từng nhà lãnh đạo Đảng từ Hồ Chí Minh đến các vị phụ tá của ông ..

Nói chung, phải nhìn nhận ông Hồ là một trong những người lãnh đạo bực thầy vừa có đảm lược,vừa có khả năng lôi kéo thuyết phục người khác, vừa là nhà tranh đấu bất khoan nhượng, vừa là nhà trí thức kiểu ” nho gia” nhạy cảm và trí thức theo như lời ca tụng của Paul Mus- người được gọi là Cụ Hồ hay Bác Hồ . .(1)

(1) Ho Chi Minh, Le Viet Nam L’Asie, Paul Mus ” S’il est toujours le maitre, disait du président un de ses anciens ministres, c’est qu’aucun Vietnamien ne peut réaliser commme lui la synthese entre l’autorité publique et le charme populaire, parce qu’aucun autre ne saurait être à la fois l’intraitable militant et le lettré Viet Namien sensible, savant et sentiment”, trang 79 , nxb Seuil.

Đảng cộng sản Việt Nam đi đến thắng lợi là thống nhất Việt Nam là do sự chỉ đạo và dẫn dắt khôn ngoan của ông Hồ .. Sự thành công của ông một phần không nhỏ còn là là nhờ vào một số những đồng chí của ông như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng vv.. Đó là những cán bộ lãnh đạo cột trụ đã một thời của đảng cộng sản Việt Nam.

Theo Philippe Devilliers thì Tổng bộ Việt Minh thật ra gồm có tất cả 8 người chủ chốt theo thứ tự : Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu, Hoàng Quốc Việt, Hồ Tùng Mậu và Nguyễn Lương Bằng. (2)

(2) Devillers, Histoire du VietNam, trang 232

Nhìn lại lịch sử đảng cộng sản Việt Nam trước 1945, số đảng viên cộng sản chưa quá 5000 người. Nhưng nhờ vào những nhà lãnh đạo trên đã khởi động một chiến dịch tăng số đảng viên mà đến năm 1949, ông Hồ Chí Minh đã tự hào tuyên bố trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu vào tháng giêng năm 1949 như sau:

“Trong khi có 20 triệu người cộng sản trên tổng số 2 tỉ người(1 trên 100), thì tại Đông Dương thì tỉ lệ ấy là 1 trên 112. Số lượng đảng viên đã tăng 300% trong 9 tháng đầu năm 1948 và 450% trong toàn năm 1948. Từ chỗ chỉ có 20.000 đảng viên vào cuối năm 1946, một năm sau đó Đảng đã có 50.000 thành viên và khoảng 180.000 vào cuối năm 1948“.(3)

(3) Bá cáo về tình hình Đảng năm 1948, Hội nghị cán bộ Trung Ương, 14-18/1/1949. Trích lại trong Vũ Tường. Ngày nay Cách mạng Đông Dương phải hiện nguyên hình, tạp chí Talawas, số mùa thu 2000.

Do những hoàn cảnh địa lý chính trị đặc biệt trong mối quan hệ với Pháp và Trung Hoa, ông Hồ là người đã có cơ hội mở dường cho sự du nhập đảng cộng sản vào Việt Nam. Cho đên bây giờ nhìn lại, người ta vẫn không hiểu đã có bao nhiêu người hiểu cái chủ nghia cộng sản được”nhập cảng” ấy là gì và nhất là những hậu quả khôn lường đã gây ra cho miền Bắc và cả miền Nam sau này.

Những hậu quả ấy bắt buộc mọi người phải xét lại vì đã đến lúc cần phải thay thế đảng Cộng sản vì nó đã tỏ ra lỗi thời và không đáp ứng được đà tiến triển của một xã hội phát triển !!Quan trọng hơn nữa, nó còn tỏ ra đi ngược lại những quyền tối thượng, thiêng liêng của con người trong thế kỷ 21!! Nó đưa tới một viễn tượng đen tối về sự phá sản mọi giá trị con người.

Và đó là một tội lớn đối với con người, đối với nhân loại nói chung!

Sự thay thế nó và toàn bộ tổ chức và cơ chế của nó là điều không dễ, vì nó đã bám rễ khá sâu vào con người Việt Nam. Nhưng vì tương lai của dân tộc và nhất là để tránh họa bị đồng hóa, người Việt Nam không có con đường nào khác là: giải thể nó và hướng đi ra biển bắt tay với cộng đồng thế giới.

Dừng lại, chần chờ do dự hay quay đầu lại là chết. Phải có can đảm, phải quyết tâm may ra mới làm được điều này .

Tập biên khảo này nhằm tìm hiểu các nhà lãnh đạo cộng sản, đi lại từng bước đi của họ, những quyết định của họ, những việc họ đã làm trong mỗi thời kỳ để đánh giá cái sai, cái đúng của họ.

Đó là cách nhìn sự việc của tác giả- nhìn lại Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn và tất cả đám họ trong bối cảnh lịch sử mà họ là tác nhân- để thấy được những ngõ cụt, ngõ thắt mà họ đã đưa dân tộc chúng ta tới với những lời hứa hẹn xuông loại hứa trăng, hứa cuội.

Mặc dầu hiện nay trong cả nước cũng như ngoài nước đang rơi vào tâm trạng khủng hoảng niềm tin( credibility gap)- một điều phải xảy ra như thế-. Nhưng trong những tình huống như thế vẫn có một khát vọng thay đổi để người Việt ở bất cứ đâu còn có thể ngửng mặt lên nhìn thế giới mà không hổ thẹn.

Tôi nhìn thấy tương lai trong sự lạc quan khi nhìn thế hệ trẻ trong và ngoài nước ở những thành phần chọn lọc và ưu tú nhất. Họ chứ không ai khác sẽ vạch ra một hướng đi cho Việt Nam. Tôi tin như vậy.

Đất nước đang trông chờ mọi người vào cái giờ thư hai mươi lăm này. Trong tuyệt vọng có hy vọng, trong đêm tối lịch sử, một bình minh ở chân trời.

Câu chuyện mở đầu

Trở lại câu chuyện chúng ta hôm nay, chúng tôi xin nêu ra một sự việc tiêu biểu cho thấy rằng việc tìm hiểu cộng sản Việt Nam thực sự không dễ tý nào mà không có chút gì do sự khiêm tốn hay lịch sự cá nhân của tác giả cả.

Chẳng hạn phải ở tuổi 85, khi Lê Duẩn không còn nữa, Ông Võ Nguyên Gíáp mới dám nói tới bốn cái sai lầm của Lê Duẩn, Hoàng Tùng nói tới Mười nỗi đau của Bác Hồ, Vũ Kỳ, thư ký của ông Hồ tiết lộ âm mưu ám toán ông Hồ khi ông Hồ từ Trung Hoa trở về nước tại sân bay Nội Bài. Và còn biết bao nhiêu điều còn được dấu kín như hũ nút đành bất lực không hiểu nổi như sẽ trình bày sau này ..

Những điều được nói ra thì phô trương khoác lác. Những điều không nói lại nói nhiều hơn những điều được nói ra .

Nói và không nói đều nằm trong quy luật biện chứng pháp của người cộng sản.

Tôi đưa ra một thí dụ điển hình trong trận đánh Vĩnh Phúc Yên đối đầu giữa Võ Nguyên Giáp và tướng De Lattre. Tướng Giáp đưa ra con số thương vong vừa chết vừa bị bắt của binh đội Pháp là 5000 người. Trong khi đó, tài liệu chính thức của Pháp là 56 bị thết. Con số 5000 người vượt cả số thương vong của Pháp tại chiến trận Điện Biên Phủ. Giữa con số 5000 và 56, con số nào là sát sự thực?

* Câu chuyện ông Hồ đi tìm đường cứu nước

T
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn