BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76791)
(Xem: 63140)
(Xem: 40541)
(Xem: 32168)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phá ông Thiệu, Kỳ giúp đám sinh viên thân Cộng Sản

19 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 3664)
Phá ông Thiệu, Kỳ giúp đám sinh viên thân Cộng Sản
50Vote
41Vote
30Vote
21Vote
10Vote
32
Có một câu chuyện kỳ lạ nhưng có thật. Đó là việc ông Nguyễn Cao Kỳ - phó tổng thống chính quyền Sài Gòn - vào tháng 9-1971 đã cho phong trào SVHS Sài Gòn mượn một ngôi nhà trong dinh phó tổng thống của Kỳ để làm trụ sở chỉ huy cuộc đấu tranh chống bầu cử tổng thống lúc đó.

Giữa năm 1971, khi cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới 1971-1976 sắp diễn ra ở miền Nam VN thì đương kim tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không chọn ông Kỳ làm ứng viên phó tổng thống nữa mà chọn Trần Văn Hương vào liên danh tái ứng cử; đồng thời qua hội đồng bầu cử, Thiệu cấm Nguyễn Cao Kỳ ra ứng cử tổng thống.



Liên danh 2 do ông Dương Văn Minh đứng đầu ra tranh cử tổng thống với liên danh 1 của Thiệu. Nhưng đến giờ chót, đánh giá thế nào Thiệu cũng gian lận bầu cử nên ông Minh rút tên, Thiệu trở thành “độc diễn” trong cuộc bầu cử này.

Mâu thuẫn giữa hai ông tổng thống và phó tổng thống trở nên gay gắt một cách công khai. Các lực lượng đấu tranh cách mạng tại đô thị - nhất là báo chí và SVHS chúng tôi - được lệnh Đảng, Đoàn chỉ đạo phải khai thác, lợi dụng tối đa mâu thuẫn nội bộ ấy làm rối loạn cơ quan đầu não của địch.

Hội đàm trại Phi Long

Một ngày đầu tháng 9-1971, theo yêu cầu của Tổng hội SV và Tổng đoàn HS Sài Gòn, Nguyễn Cao Kỳ đã tiếp một phái đoàn đại diện SVHS tại tư dinh của Kỳ ở trại Phi Long - trong khuôn viên sân bay Tân Sơn Nhất. Phái đoàn khoảng mười người, gồm Huỳnh Tấn Mẫm, Hạ Đình Nguyên, Võ Như Lanh, Nguyễn Thị Yến, Phan Công Trinh, Lê Văn Nuôi... Toán vệ sĩ của Kỳ đưa chúng tôi vào phòng khách.

Nguyễn Cao Kỳ xuất hiện, tươi cười, niềm nở bắt tay từng người. Vóc dáng cao lớn, khuôn mặt hồng hào phương phi với hàng ria mép dày, ăn nói đốp chát, hành động ngang tàng - chứ không sâu hiểm như Thiệu - nên giới quân đội và giới báo chí hay gọi Kỳ là “ông tướng cao bồi” hay “tướng râu kẽm”.

Nằm phủ phục bên chân Kỳ là một con chó khổng lồ, lông bờm rậm rạp y hệt sư tử. Chúng tôi đưa ra yêu cầu đầu tiên với Kỳ là hủy bỏ quân sự học đường (QSHĐ) hoặc cho hoãn học QSHĐ trong thời gian SV ôn thi. Kỳ tỏ vẻ niềm nở và chấp nhận sẽ cho hoãn học QSHĐ trong kỳ thi.

Chúng tôi liền tiến công tiếp:
- Đề nghị phó tổng thống cấp cho Tổng hội SV một trụ sở, vì lực lượng cảnh sát của ông Thiệu đã chiếm giữ trụ sở 207 Hồng Bàng của chúng tôi rồi. Thâm tâm của Kỳ là muốn lợi dụng SVHS để chống Thiệu, Kỳ trả lời:
- Tôi nói ông Thiệu hoài mà ông ấy không nghe, cứ xen vào nội bộ các anh làm gì! Gặp tôi, các anh đòi gì tôi giải quyết hết, đòi trụ sở có trụ sở, đòi xe hơi có xe hơi! Như vậy là các anh hết lý do tranh đấu. Nhưng tôi đâu có quyền, nên chỉ có cách lấy một ngôi nhà trong dinh quốc khách của phó tổng thống ở số 4 Tú Xương(nay là Nhà Thiếu nhi TPHCM)
giao cho các anh làm trụ sở. Đồng ý không?

Chiến dịch phá bầu cử

Hai ngày sau, để phô trương lực lượng với Kỳ, chúng tôi tổ chức một cuộc xuống đường đánh nhau với cảnh sát dã chiến ngay trên đường Cường Để (nay là đường Đinh Tiên Hoàng). Nguyễn Cao Kỳ và nhóm tham mưu của ông ta ngồi trên một chiếc trực thăng lượn nhiều vòng, để chứng kiến cuộc giao tranh giữa các lực lượng xung kích của SVHS với cảnh sát đang diễn ra trong khói lựu đạn cay mù mịt và tiếng nổ ầm ì của bom xăng.

Ngay hôm sau, Kỳ thuận giao cho chúng tôi ngôi nhà số 4 Tú Xương với đầy đủ phương tiện văn phòng, xe cộ. Tại đây, chúng tôi đã gặp nhóm tham mưu của Kỳ để nhận tòa nhà. Tôi gọi đùa họ là “ban tham mưu chim cò” vì nhóm cận thần này toàn mặc áo chim cò, tướng tá bệ vệ. Họ giao cho chúng tôi hết tòa nhà và rút đi, chỉ bảo vệ vòng ngoài bằng một lực lượng vệ sĩ mặc thường phục - mà một người ở đây cho biết họ là những người trung thành với Kỳ, được tuyển chọn từ lực lượng người nhái và không quân.

Nhóm tham mưu của Kỳ đề nghị chúng tôi tính hết những gì cần thiết ra thành tiền để họ đưa tiền chúng tôi tự mua là tiện nhất. Chúng tôi từ chối nhận tiền, chỉ yêu cầu cung cấp máy đánh chữ, giấy in truyền đơn và vũ khí. Chúng tôi hỏi:

- Các ông có loại vũ khí nào có tác dụng đánh sập các phòng phiếu và tiếng nổ lớn nhưng không gây sát thương người?
- Có, chúng tôi có loại lựu đạn MK3 có tính năng như các anh yêu cầu, thường dùng cho binh lính thực tập trong quân trường. Các anh cần bao nhiêu?
- Ít nhất là 2.000 trái để chúng tôi có thể đánh trong hai tuần lễ, trước ngày bầu cử tổng thống.

Trận đánh đầu tiên mà SVHS tranh đấu sử dụng thủ pháo MK3 là trận diễn ra trước cổng Đại học Vạn Hạnh. Từ một cuộc biểu tình trong sân trường, SVHS tràn xuống đường, phong tỏa một đoạn dài đường Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sĩ). Tất cả thùng phiếu - làm bằng gỗ ghép, đặt trên lề đường để tiện bỏ phiếu - đều bị các toán xung kích SVHS ném thủ pháo ngã đổ tan tành, khói bụi mịt mù.

Cùng lúc, các bích chương vận động tranh cử của Thiệu được SVHS kéo xuống, dùng bút lông sửa chữ “liên danh 1” thành “liên danh lì”, chữ “dân chủ” thành “dân chửi”, chữ “Thiệu” thành chữ “Thẹo”, rồi treo lại đàng hoàng!

Chiến dịch “MK3” này đã làm rung chuyển dư luận. Dân chúng hoảng sợ không dám đi bầu, phóng viên nước ngoài suốt ngày đi canh chộp cảnh SVHS phá thùng phiếu. Thiệu điên tiết ra lệnh cho Tổng nha Cảnh sát lùng bắt hết số SVHS tham gia chiến dịch này, trước hết là số cầm đầu. Danh sách truy nã lên đến 127 người.

Để bảo toàn bí mật, chỉ có nhóm chỉ huy chiến dịch khoảng mươi người đóng ở trụ sở dinh quốc khách, còn anh em các đội xung kích mang tên “Sao chổi”, “Sao xẹt”... đánh xong là biến ngay, không được chạy về đây. Dần dà theo dõi, bọn mật vụ cũng phát hiện chúng tôi đặt ban chỉ huy ở đây.

Nhưng chúng chỉ theo dõi đến gần cổng rồi lui, không dám vô bắt vì sợ đụng độ với những vệ sĩ người nhái cao lớn đang đứng lầm lì như những pho tượng ở hai bên cổng. Hơn nữa, đây là dinh phó tổng thống, nơi bất khả xâm phạm.

Trước tòa án quân sự mặt trận

Cuộc bầu cử tổng thống kết thúc với một công bố: liên danh Thiệu - Hương trúng cử với số phiếu 71%! Trước lễ nhậm chức của Nguyễn Văn Thiệu, cảnh sát chưng hửng khi tiến vào số 4 Tú Xương chỉ thấy một trụ sở trống không vì bộ phận chỉ huy lực lượng SVHS đã rút êm từ trước. Còn Nguyễn Cao Kỳ thì rút về trại Phi Long cố thủ với cái chức tư lệnh không quân.


Những tháng sau cuộc bầu cử 1971 đến đầu năm 1972, nhiều thành viên trong ban chỉ huy như Huỳnh Tấn Mẫm, Hạ Đình Nguyên, Võ Như Lanh và các thủ lĩnh trực tiếp chỉ huy các toán xung kích đốt xe Mỹ, phá thùng phiếu như Nguyễn Xuân Thượng, Võ Thị Bạch Tuyết, Lâm Thành Quí... đều lần lượt bị bắt.

Ngày 18-3-1972, 10 SVHS chỉ huy chiến dịch bị đưa ra tòa án quân sự mặt trận ở bến Bạch Đằng để xử về tội “phá rối trật tự trị an”. Trước khi đi, chúng tôi chuẩn bị phương án phá phiên tòa. Dao lam được bẻ đôi cột giấu vào tóc; vẽ chữ lên áo thun ba lỗ - cắt quai sẵn - để ráp lại thành biểu ngữ.

Biện hộ cho chúng tôi là hai luật sư Nguyễn Long và Vũ Văn Mẫu (sau này là thủ tướng của chính phủ Dương Văn Minh cuối tháng 4-1975). Trong cáo trạng đọc trước tòa bất ngờ có câu:
- Bị cáo Lê Văn Nuôi khai lựu đạn MK3 dùng đánh phá bầu cử là do cựu phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ cung cấp. Tòa cho gọi nhân chứng Nguyễn Cao Kỳ.
- Ông Nguyễn Cao Kỳ không có mặt.

Lúc này, ông Kỳ lui về vị trí cũ là tướng tư lệnh không quân Sài Gòn. Tòa đình để nghị án, sau đó tuyên bố hoãn vô thời hạn. Chúng tôi lập tức túa ra, hô to: “Đả đảo tòa án quân sự mặt trận”, “Đả đảo Nguyễn Văn Thiệu”, “Yêu cầu chính quyền trả tự do cho chúng tôi!”. Chúng tôi rút dao lam ra cắt tay, lấy máu vẽ lên tường tòa án chữ “Tự do hay là chết”.
Mỗi người phải lấy đủ máu vẽ một chữ, ráp trong câu khẩu hiệu đó. Áo thun vẽ chữ được tháo ra ráp lại thành biểu ngữ. Cảnh sát và quân cảnh xông vào đàn áp, tống chúng tôi lên xe giữa tiếng kêu khóc vang trời của các bà má phong trào và thân nhân.
Xe giải chúng tôi trở về nhà tù Chí Hòa. Khi xe ngang qua chợ Sài Gòn, chợt thấy những chiếc áo dài trắng tan trường, một nỗi đau xót chợt xâm chiếm hồn tôi. Không phải vì vết thương rỉ máu trên tay mà vì ước mơ cháy bỏng: đến bao giờ mình mới được tự do, ung dung cắp sách đến trường như các bạn?

LÊ VĂN NUÔI

Sau ngày 30 tháng 4, 1975, Lê Văn Nuôi cán bộ Cộng Sản nằm vùng, công tác địch vận trong hàng ngủ sinh viên học sinh Saigon trở thành Chủ Tịch Thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Thành Phố Hồ Chí Minh



 
Ý kiến bạn đọc
04 Tháng Sáu 20233:50 SA
Khách
Ông bà thường dạy con cháu"Biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe" nhưng tên Nuôi ghi "Lúc này, ông Kỳ lui về vị trí cũ là tướng tư lệnh không quân Sài Gòn." Không đánh mà khai tên Nuôilà 1 thằng ngu dốt vì Tư Lịnh Không Quân lúc bấy giờ là Trung Tướng Trần Văn Minh. Thiếu Tướng Kỳ chỉ mang quân hàm Thiếu Tướng làm sao chỉ huy Trung Tướng Tư Lệnh Không Quân ?. Vì vậy Tướng Kỳ thuộc thặng số, không giữ bất cứ chức vụ gì trong Quân Đội hay Không Quân nghĩa là ngồi chơi xơi nước.
29 Tháng Bảy 20183:50 CH
Khách
LÊ VĂN NUÔI. Tên ăn cơm quốc gia thờ ma Việt Cộng .Việt Cộng nằm vùng ..
10 Tháng Hai 20138:00 SA
Khách
Lê Văn Nuôi chính là tên VC nằm vùng
05 Tháng Hai 20138:00 SA
Khách
Da gan 38 nam roi ma cac' nguoi con chua mo mat ra.That toi nghiep cho may' nguoi vi cha me cua nguoi sinh ra khong bi "mu" bam sinh ma cac' nguoi lai tu cam vat nhon dam vao mat' minh lam cho thanh nguoi "mu"...An phai "ba"cua bon V.C roi nen noi' theo bon vo nhan va bat' luong do' se co' ngay nguoi dan dang lam than dua ra xet xu trong mot ngay gan day thay vi ho khoan dung va tha thu' cho minh.Hay ma an nan sam hoi di may nguoi oi de duoc thoat' toi chong Nhan Loai.
16 Tháng Mười Hai 20118:00 SA
Khách
ong nao viet bai nay, khong khac gi cong san viet, dung la beu nho nguoi minh, hen gi mat nuoc la phia, neu bay gio de cho cong san nam quuyen thi nguoi viet nam song con tot hon nhung nguoi mang danh la quoc gia, roi ho cung tuong tan roi nguoi dan cung phai lam canh kho cuc nghep doi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn