BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73353)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31176)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
24 Tháng Sáu 2019(Xem: 2895)
Dầu biết rõ sẽ được ướp xác, nhưng trong di chúc viết năm 1968, HCM lại viết rằng: “...Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”... Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam...” Hồ Chí Minh không nghĩ đến việc đi thăm cha mẹ, ông bà sau khi chết, mà HCM lại lo đi thăm người nước ngoài chưa một lần gặp mặt. Trung thành với các lãnh tụ CS quốc tế đến thế là cùng. Lời di chúc nầy một lần nữa cho thấy suốt đời, cho đến khi gần chết, HCM luôn luôn thiếu thành thật, không thẳng thắn trong lời nói và việc làm, nếu không muốn nói là HCM luôn luôn đạo đức giả.
14 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 2392)
Quả nhiên, đây là tay đại hề, đóng kịch rất tài. Khi thì đạo mạo như cha già, khi thì thân thiết, rồi lại ẻo lả, yếu mềm hay nghiêm trang, trịnh trọng, nhiều khi trào lộng, mỉa mai. Tất cả những ai đã ở gần ông ta, đều tự lừa hay đã bị lầm. Người Mỹ rồi Sainteny, thêm tôi nữa… Khi tôi biết được quá khứ của ông ta sự giao dịch đã rất trơn tru. Tôi biết trước mặt tôi là ai rồi, sau cái mặt nạ này. Một chiến binh Mác-Xít, một kẻ đã chai đá sau hơn ba mươi năm chiến đấu, bị đảng chi phối, trói buộc chặt chẽ rồi, một chiến sĩ đầy thủ đoạn. Thừa khả năng chịu đựng, dám làm tất cả mọi sự lừa lọc, biết người, biết nhược điểm của họ, để khinh bỉ họ, kiên nhẫn cùng cực, và quyết theo đuổi kỳ cùng mục tiêu của mình mọi mặt, nhưng cuối cùng thì quyết liệt, rắn như sắt.
26 Tháng Mười Một 2018(Xem: 1978)
Sau nhiều năm có nhiều tranh luận, trang web dangcongsan.vn đã có bài 'Sưu tầm tên gọi, bí danh và bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ' nói Trần Dân Tiên là một trong nhiều bút danh của Hồ Chí Minh. Trước đây, các nguồn chính thống ở VN không nói rõ Trần Dân Tiên là ai mà lại viết được ra cuốn 'Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch'. Bài báo cũng xác nhận thiếu tá Hồ Quang trong Bát Lộ Quân của Trung Quốc là một trong nhiều tên mà nhà cách mạng Việt Nam đã sử dụng chính thức khi hoạt động ở nước láng giềng cuối thập niên 1930.
29 Tháng Tám 2018(Xem: 2479)
Việc Nguyễn Ái Quốc có phải là Hồ Chí Minh hay không hoặc là một tay thiếu tá người Tàu, mang tên Hồ Quang thực ra không đáng bận tâm, nhất là khi đất nước sau 43 năm “giải phóng” vẫn còn bị chia cắt và chịu phải sự lãnh đạo của một đảng độc tài toàn trị. Quyền con người, tự do ngôn luận và tín ngưỡng vẫn bị chà đạp và xâm phạm một cách công khai. Chủ quyền quốc gia bị đe dọa với những dự luật Đặc khu hết sức nguy hiểm. Luật An ninh mạng sẽ tước đoạt từng hơi thở tự do của người dân. Khủng bố, đàn áp và tra tấn dã man những người tranh đấu ôn hoà cho một xã hội tự do, công bằng và dân chủ vẫn đang diễn ra hàng ngày tại Việt Nam. Tất cả những vấn nạn trên mới đáng được quan tâm và cần sự tranh đấu của mọi tầng lớp trong xã hội. Vì suy cho cùng, Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh (thậm chí là một ai “đóng thế” đi chăng nữa), công tội sẽ được phơi bày rõ ràng một khi đất nước trở nên thật sự dân chủ và lịch sử không phải được viết riêng bởi những kẻ thắng trận.
25 Tháng Tám 2017(Xem: 3383)
Còn người đội trưởng Đặng Đình Kỳ - Người đã trực tiếp giao việc cho Trần Bình thì sao? Không thấy nói được khen thưởng, truy tặng gì cả mà chỉ có hai dòng trên báo Công An Nhân Dân như sau: “…Nhà tù Hỏa Lò năm 1947-1948, địch chia thành hai khu vực đi vào cổng chính (cổng di tích hiện nay) đi qua sân, qua một cổng nữa mới tới các trại giam là nơi giam giữ tù chính trị, số này có thể bị xử án (như anh Trần Bình, anh Đặng Đình Kỳ trong vụ diệt tên Trương Đình Tri, bị giam ở đây)…”
15 Tháng Tám 2017(Xem: 3492)
Tôi còn tìm hiểu và biết là Cụ Hồ còn nhiều đám lắm… Nguyễn Thị Minh Khai, kể cả với bà Tống Khánh Linh… Năm 1924 [?] cụ từng sang Vienna, cụ yêu cả bà Tống Khánh Linh đấy. Khi tôi đưa Cụ về Thượng Hải để thăm bà Tống Khánh Linh thì đi chiếc xe mui trần. Lúc bấy giờ bà Tống Khánh Linh là Phó Chủ tịch nước… Hôm đó tháng Sáu, tháng Bảy gì đó… Cụ Hồ ngồi bên cạnh bà Tống Khánh Linh… Giời nắng, ông cụ lấy cái mũ chụp lên đầu bà ấy… Khi về đến chỗ ở của bà Tống Khánh Linh, Cụ Hồ gọi Tống Khánh Linh là “Tống muội”…
26 Tháng Tư 2017(Xem: 3034)
Căn cứ vào một bằng chứng duy nhất được nhiều người biết thì đến năm 1964 ông Hồ mới thực sự bị loại khỏi hệ thống quyền lực. Bằng chứng ấy là:trong một cuộc họp với cán bộ tuyên giáo ở Hưng Yên vào năm này, Tố Hữu đã nói: “Ông Cụ lẫn cẫn rồi. Bây giờ mọi việc do anh Ba và chúng tôi đảm nhiệm”. Mà Tố Hữu, uỷ viên Ban Bí thư trung ương đảng, có thể coi như người phát ngôn chính thức của ban lãnh đạo đảng.
20 Tháng Tư 2017(Xem: 6311)
Tôi nghĩ, ông ấy, cũng như nhiều người khác ở cương vị lớn mà tôi biết, nhúng tay vào tội ác mà không hề áy náy, nhờ ẩn nấp dưới chiêu bài ý thức tổ chức. Đảng đã quyết, thì ta làm, đảng bao giờ cũng sáng suốt. Người bản tính không ác vẫn an nhiên làm những việc ác là thường tình. Họ bịt miệng lương tâm bằng sự biện minh rằng họ làm ác chẳng qua để thực hiện thiện. Ở những nước xưng chuyên chính vô sản hiện tượng này xảy ra nhiều lắm lắm, chẳng cần phải dẫn chứng.
18 Tháng Tư 2017(Xem: 3173)
Năm 1941 Trường Chinh, cùng một số đồng chí đi qua biên giới đón Nguyễn Ái Quốc. Trong bối cảnh ấy, khi gặp Nguyễn Ái Quốc, Trường Chinh đã kêu to lên rằng : “Lãnh tụ tối cao đây rồi!” Tôi lưu ý bạn câu nói này, nó được ghi trong những hồi ký. Nó đáng được chú ý, vì từ trước chưa ai gọi Nguyễn Ái Quốc là lãnh tụ tối cao, cho dù ông nổi tiếng với tư cách một nhà cách mạng ở ngoại quốc.
31 Tháng Ba 2017(Xem: 2152)
Nếu chủ nghĩa cộng sản chỉ là một phương tiện để đạt tới mục đích giải phóng dân tộc, thì sau khi đạt được mục đích, có thể loại bỏ phương tiện, nhất là khi mà phương tiện đó không còn hữu ích nữa. Càng cần phải vứt bỏ phương tiện đó, khi mà ngày nay nó đang trở thành lực cản, cản trở việc thực hiện các mục đích : độc lập dân tộc, sự hùng cường của quốc gia, tự do và hạnh phúc của nhân dân.
10 Tháng Ba 2017(Xem: 1865)
Năm 1929, tòa án ở Vinh đã kết án tử hình vắng mặt Nguyễn Ái Quốc và nếu bị giao cho Pháp, khả năng ông bị án chém là gần như chắc chắn. Điều cần hỏi ngày nay là vì sao, khi vụ việc được chuyển lên đến Viện Cơ Mật tại Anh, Sir Richard Stafford Cripps (1889 -1952) ở cương vị quan chức pháp lý cao nhất của Đế quốc Anh khi đó đã có quyết định thuận lợi cho Tống Văn Sơ?
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 2570)
Nếu một chiến thắng được đắp bởi vô vàn điều dối trá như thế này thì chiến thắng ấy có gì mà tự hào? Người ta hay nói về những thế hệ cha chú hăng hái tham gia chiến tranh giải phóng, xin hỏi bao nhiêu phần hăng hái đó được xây trên sự dối trá này, cũng như những thông tin kiểu ‘nhân dân rên xiết, đói khổ, ngóng trông đoàn quân giải phóng’?
06 Tháng Mười 2016(Xem: 2415)
Sau khi theo chủ nghĩa Cộng sản cả một đời người, cái oái oăm là lúc về già ông trở thành nạn nhân thê thảm của chủ nghĩa ấy, bị cô lập và giết dần mòn, và ông cũng đã nhìn thấy sự tệ hại của chủ nghĩa ấy khi ứng dụng vào thực tế ở Việt Nam. Không ai chối cãi được là phe các nước Xã Hội Chủ Nghĩa đã giúp ông đánh Pháp thành công nhưng rồi khi thành công thì nước Việt Nam lại rơi vào trong vòng khống chế của một chủ nghĩa độc ác mới , còn hung hiểm còn hơn thực dân Pháp, đó là chủ nghĩa Mác Lê Nin. Cuộc đời Hồ chí Minh quả là một bi kịch thảm khốc, bi kịch này xảy ra không chỉ riêng cho cá nhân bản thân ông mà còn cho cả dân tộc Việt Nam.
29 Tháng Tám 2016(Xem: 2880)
Người Tây phương thường cho rằng Hồ Chí Minh giữ vai trò quan trọng về chính trị, Võ Nguyên Giáp về quân sự mà ít hoặc không chú ý tới Trường Chinh, Lê Duẫn. Hai Tổng bí thư này-ít được biết tới- nắm giữ vai trò quan trọng là những người điều hành bộ máy của Đảng. Ông Hồ là Chủ tịch đảng kiêm Chủ tịch nhà nước có tính tượng trưng được sùng kính như vua Thái Lan, nữ Hoàng Anh hay Nhật Hoàng. Cho tới nay người ta vẫn tạo huyền thoại Hồ Chí Minh để giúp cho đảng tiếp tục sống còn mặc dù thừa biết ông không có thực quyền.
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 1982)
“Có một thứ thực vật cũng như sen Nhật Bản ở xứ ta, trước kia không có mà bây giờ có rất nhiều. Đâu thì tôi chưa thấy, ở Bắc Việt không chỗ nào là không có... Không mấy lâu rồi nó mọc đầy cả đồn điền, trừ khử không hết được, nó lan ra ngoài đồn điền. Cái tình trạng ấy bắt đầu có trong những năm 1930-1931, đồng thời với Đông Dương Cộng Sản Đảng hoạt động, phong trào cộng sản cũng lan tràn nhanh chóng như thứ cây ấy, cũng không trừ khử được như thứ cây ấy, cho nên bọn Tây đồn điền đặt tên nó là “herbe communiste”, đáng lẽ dịch là cỏ cộng sản, nhưng nhiều người gọi là cây cộng sản... Thứ cỏ nầy trước kia ở đây không có, từ ngày cụ Hồ về đây lãnh đạo cách mạng, thì thứ cỏ ấy mọc lên...”
18 Tháng Năm 2016(Xem: 2538)
Đối với con người Hồ chí Minh, ai cũng biết cha ông là Nguyễn sinh Sắc, một người Kinh, và bà Hoàng thị Loan. Mới đầu ai cũng tưởng bà mẹ Hoàng thị Loan là người Việt nhưng sau này có những tin tức từ trong nước đưa ra cho biết bà Hoàng thị Loan là người Mường chứ không phải là người Việt thuần túy như cha của Hồ chí Minh. Như vậy Hồ chí Minh mang một nửa dòng máu Mường trong người. Yếu tố mang nửa dòng máu thiểu số không nói lên khuynh hướng tốt, xấu của con người Hồ chí Minh, nhưng nó cũng cho thấy những sinh hoạt trong cuộc đời Hồ chí Minh có những điểm giống với người dân tộc thiểu số. Và đó là mục đích của bài viết này.
23 Tháng Hai 2016(Xem: 2107)
Thành tựu của công nghệ tin học đã chấp cánh cho khoa học kỹ thuật bay cao, bay xa trong vài thập niên cuối của thế kỷ XX và cũng nhờ thành tựu công nghệ tin học xây dựng nền tảng vững chắc cho loài người bước sang thế kỷ XXI với những dự tính chinh phục ...
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 2561)
Năm mươi hai tuần tức mười hai tháng, có nghĩa là một năm vật lộn với cuộc sống, đúng ra bước sang năm mới nên bỏ qua nỗi buồn năm cũ để hưởng trọn niềm vui đón chào năm mới. Thế nhưng hơn 40 năm cướp miền nam, dựng lên chế độ độc tài toàn trị, giành ...
07 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 2416)
Thời a còng (@) có nhiều bí mật lịch sử “được” lẫn “bị” bật mí và với các công cụ thông tin hiện đại đã phá vỡ bức màn bưng bít thông tin của tuyên giáo trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Không dừng lại ở đó, các phương tiện kỹ thuật hiện đại cũng đã ...
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 3597)
Liên tưởng là nhân sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ tới sự việc, hiện tượng khác có liên quan, có khi tương đồng nhưng có khi tương phản. Mấy hôm nay trời California trở lạnh, tôi nghĩ đến những ngày tuyết giá ở miền Đông, nơi mà tôi đã sống một thời ...