đêm 30 rạng ngày 31/10/2008 và kéo dài đến ngày hôm nay (04/11/2008) vẫn chưa dứt hẳn.
Ngay từ ngày 31/10/2008 mưa đã “khiến nhiều tuyến đường Hà Nội chìm sâu trong nước. Giao thông hỗn loạn, ôtô chết máy la liệt trên đường. Hoạt động của nhiều công sở bị xáo trộn”,
Ngày 01/11/2008, “cơn mưa lớn với lượng mưa 300mm duy trì liên tục suốt 2 ngày đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Hà Nội. Đường phố biến thành sông, đặc biệt người chết đã lên tới 17 người và 1 người mất tích”, “thiệt hại sơ bộ 3.000 tỷ đồng”.
Ngày 02/11/2008, phố xá Hà Nội thành sông, các loại xe cộ “chết ngạt”, giao thông đình trệ, dân chúng phải ăn cả nước bẩn, bệnh nhân cấp cứu mắc kẹt trên đường vào Hà Nội, người dân tự cứu lấy mình, tự sơ tán tài sản chạy nước, nhiều khu vực bị mất điện.
Ngày 03/11/2008, Tại quận Cầu Giấy, đường Trần Duy Hưng, Trần Bình, siêu thị BigC chỉ còn ngập từ 40 - 60cm. Tại huyện Thanh Trì, nước đang rút mạnh ở đập Thịnh Liệt. Khu vực nghĩa trang Văn Điển, Ngọc Hồi đo được 30 - 40cm. Tân Triều nước vẫn ngập ở mức trung bình 50cm.
Đường vòng Cầu Đuống tại huyện Đông Anh mức nước vẫn đang ở mức 80cm.
Các trục, đoạn: Nguyễn Quý Đức; ngã ba Lương Thế Vinh - Nguyễn Trãi; Nguyễn Huy Tưởng - Lê Văn Lương; Lê Trọng Tấn... thuộc quận Thanh Xuân cũng còn ngập khoảng 20 - 30cm.
Tuy nhiên, tại trung tâm nội thành Hà Nội, nhiều phố vẫn có đoạn chìm trong nước, chưa có dấu hiệu rút nhiều, như: đoạn Trần Quốc Toản - Quang Trung; đoạn Nguyễn Du - Quang Trung; đường Láng Hạ; đường Nguyễn Chí Thanh (đoạn hồ Ngọc Khánh); Nguyễn Lương Bằng; Phạm Ngọc Thạch; Đào Duy Anh; Huỳnh Thúc Kháng; Đông Tác; Hoàng Cầu; Thái Hà; Lê Duẩn (đoạn qua hồ Ba Mẫu)...
Phía tây Thủ đô, đường Láng - Hòa Lạc vẫn ngập nặng. Ngược lên phía Long Biên, đường 5 (mố phía bắc cầu Vĩnh Tuy) và đoạn soát vé cũ đường Ngô Gia Tự cũng chưa thoát lụt. Bến xe Giáp Bát (đường Giải Phóng) tình hình cũng chưa khả quan hơn.
Đã có 20 người chết, 2 người bị thương vì mưa ngập ở Hà Nội. Dân tiếp tục tự cứu mình bằng đủ loại phương tiện.
Ngày 04/11/2008, người dân Thủ đô vẫn phải ngụp lặn trong những “rốn ngập” với điều kiện vệ sinh thật kinh hoàng, vẫn phải dùng thực phẩm đắt gấp nhiều lần ngày thường.
Các khu vực nội thành “mức nước ngập tính đến 9 giờ sáng như sau: Quang Trung (0,15m), Trần Quốc Toản (0,15m), Nguyễn Chí Thanh (sát hồ Ngọc Khánh: 0,3m), Phan Kế Bính (0,3m), Nguyễn Lương Bằng (0,4m và ùn tắc), Thái Hà (0,7m), Chùa Bộc (0,5), Phạm Ngọc Thạch (0,7m), Tôn Thất Tùng (0,5m), Hồ Đắc Di (0,4m), Vũ Văn Dũng (0,4m), Huỳnh Thúc Kháng (0,6m), Hoàng Tích Trí (0,4m)...”
Ngạc nhiên là đến chiều ngày 03/11/2008, Thành ủy Hà Nội và UBND Thành phố mới họp về vấn đề mưa lụt này.
Chợt nhớ hồi tháng 9, tháng 10/2008, để đối phó với những giáo dân tay không tấc sắt cầu nguyện để đòi đất ở Giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm sứ, chính quyền Thành phố Hà Nội đã phô trương cho người dân cả nước biết lực lượng “quân đội ta” hùng hậu về số lượng, phong phú về binh chủng, quy mô về khí giới chống bạo động (dù chẳng thấy ai bạo động gì cả). Thôi thì hàng rào sắt, dây thép gai, roi điện, dùi cui, hơi cay, chó săn… cũng được dịp phát huy để “biểu dương lực lượng” với dân một cách “hoành tráng”.
Tuy nhiên, 5 ngày ngập lụt Hà Nội vừa qua, tuyệt nhiên không thấy bóng dáng một lực lượng nào ra giúp dân chạy ngập, bảo vệ người, bảo vệ tài sản, điều hành giao thông.
BBCVietnamese ngày 03/11/2008 cho hay, ông Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội “nói rằng trong sáng ngày 1.11 lãnh đạo thành phố phải họp về vấn đề tôn giáo”, trong khi các quan chức Hà Nội đang “bận họp” như thế thì truyền thông Nhà nước “đã đưa tin có 17 người đã chết và số tiền thiệt hại, chưa đầy đủ, đã trên 3.000 tỷ đồng”, vậy mà ông Nghị còn lạnh lùng bảo rằng “Trận mưa lụt là cuộc tổng diễn tập lớn cho tương lai”. Ngài “đầy tớ” Phạm Quang Nghị ơi! Nếu Ngài thích “diễn tập” thì Ngài hãy đem sinh mệnh người nhà của Ngài, tài sản của Ngài ra mà “diễn tập”, đừng lấy tính mạng và tài sản của dân ra xem như “diễn tập” và bỏ mặc họ “tự bơi” như thế lương tâm Ngài có bị cắn rứt hay không ???
Nếu nguồn tin của BBC là đúng thì hóa ra các quan chức Hà Nội coi tôn giáo còn nguy hiểm hơn cả ngập lụt nên 17 mạng người dân và 3.000 tỷ đồng của dân chẳng đáng phải quan tâm. Như vậy thì chính sách hòa hợp tôn giáo của Nhà nước Việt Nam chỉ là trò bịp quần chúng hay sao ?
Tôn giáo mà các quan chức Hà Nội bận tâm họp để đối phó ở đây chỉ có thể hiểu là những người theo một tín ngưỡng nào đó và là người dân Việt Nam, chớ hoàn toàn không phải là tôn giáo hay người theo tôn giáo ở nước ngoài. Hóa ra là các lực lượng hùng hậu kia chỉ để đối phó với người dân Việt Nam, còn ai chết mặc ai.
Ngày xưa các cụ thích tập Kiều, lẫy Kiều, bây giờ xem ra 15 năm trôi nổi của Thúy Kiều và nước sông Tiền Đường so với cái hồ to nhất nước là Hà Nội cũng còn kém xa, nên Truyện Kiều không đủ để cho hậu thế “tập” hay “lẫy” nữa. Hậu sinh chỉ có thể bất lực “tập thơ” cụ Đồ Chiểu mà cảm thán rằng:
Hà Nội của tiền tan bọt nước
Thăng Long tranh ngói nhuộm màu mây
Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này ?
Sài Gòn, ngày 04 tháng 11 năm 2008
Tạ Phong Tần
Trận mưa lớn bắt đầu từ Ngay từ ngày 31/10/2008 mưa đã “khiến nhiều tuyến đường Hà Nội chìm sâu trong nước. Giao thông hỗn loạn, ôtô chết máy la liệt trên đường. Hoạt động của nhiều công sở bị xáo trộn”,
Ngày 01/11/2008, “cơn mưa lớn với lượng mưa 300mm duy trì liên tục suốt 2 ngày đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Hà Nội. Đường phố biến thành sông, đặc biệt người chết đã lên tới 17 người và 1 người mất tích”, “thiệt hại sơ bộ 3.000 tỷ đồng”.
Ngày 02/11/2008, phố xá Hà Nội thành sông, các loại xe cộ “chết ngạt”, giao thông đình trệ, dân chúng phải ăn cả nước bẩn, bệnh nhân cấp cứu mắc kẹt trên đường vào Hà Nội, người dân tự cứu lấy mình, tự sơ tán tài sản chạy nước, nhiều khu vực bị mất điện.
Ngày 03/11/2008, Tại quận Cầu Giấy, đường Trần Duy Hưng, Trần Bình, siêu thị BigC chỉ còn ngập từ 40 - 60cm. Tại huyện Thanh Trì, nước đang rút mạnh ở đập Thịnh Liệt. Khu vực nghĩa trang Văn Điển, Ngọc Hồi đo được 30 - 40cm. Tân Triều nước vẫn ngập ở mức trung bình 50cm.
Đường vòng Cầu Đuống tại huyện Đông Anh mức nước vẫn đang ở mức 80cm.
Các trục, đoạn: Nguyễn Quý Đức; ngã ba Lương Thế Vinh - Nguyễn Trãi; Nguyễn Huy Tưởng - Lê Văn Lương; Lê Trọng Tấn... thuộc quận Thanh Xuân cũng còn ngập khoảng 20 - 30cm.
Tuy nhiên, tại trung tâm nội thành Hà Nội, nhiều phố vẫn có đoạn chìm trong nước, chưa có dấu hiệu rút nhiều, như: đoạn Trần Quốc Toản - Quang Trung; đoạn Nguyễn Du - Quang Trung; đường Láng Hạ; đường Nguyễn Chí Thanh (đoạn hồ Ngọc Khánh); Nguyễn Lương Bằng; Phạm Ngọc Thạch; Đào Duy Anh; Huỳnh Thúc Kháng; Đông Tác; Hoàng Cầu; Thái Hà; Lê Duẩn (đoạn qua hồ Ba Mẫu)...
Phía tây Thủ đô, đường Láng - Hòa Lạc vẫn ngập nặng. Ngược lên phía Long Biên, đường 5 (mố phía bắc cầu Vĩnh Tuy) và đoạn soát vé cũ đường Ngô Gia Tự cũng chưa thoát lụt. Bến xe Giáp Bát (đường Giải Phóng) tình hình cũng chưa khả quan hơn.
Đã có 20 người chết, 2 người bị thương vì mưa ngập ở Hà Nội. Dân tiếp tục tự cứu mình bằng đủ loại phương tiện.
Ngày 04/11/2008, người dân Thủ đô vẫn phải ngụp lặn trong những “rốn ngập” với điều kiện vệ sinh thật kinh hoàng, vẫn phải dùng thực phẩm đắt gấp nhiều lần ngày thường.
Các khu vực nội thành “mức nước ngập tính đến 9 giờ sáng như sau: Quang Trung (0,15m), Trần Quốc Toản (0,15m), Nguyễn Chí Thanh (sát hồ Ngọc Khánh: 0,3m), Phan Kế Bính (0,3m), Nguyễn Lương Bằng (0,4m và ùn tắc), Thái Hà (0,7m), Chùa Bộc (0,5), Phạm Ngọc Thạch (0,7m), Tôn Thất Tùng (0,5m), Hồ Đắc Di (0,4m), Vũ Văn Dũng (0,4m), Huỳnh Thúc Kháng (0,6m), Hoàng Tích Trí (0,4m)...”
Ngạc nhiên là đến chiều ngày 03/11/2008, Thành ủy Hà Nội và UBND Thành phố mới họp về vấn đề mưa lụt này.
Chợt nhớ hồi tháng 9, tháng 10/2008, để đối phó với những giáo dân tay không tấc sắt cầu nguyện để đòi đất ở Giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm sứ, chính quyền Thành phố Hà Nội đã phô trương cho người dân cả nước biết lực lượng “quân đội ta” hùng hậu về số lượng, phong phú về binh chủng, quy mô về khí giới chống bạo động (dù chẳng thấy ai bạo động gì cả). Thôi thì hàng rào sắt, dây thép gai, roi điện, dùi cui, hơi cay, chó săn… cũng được dịp phát huy để “biểu dương lực lượng” với dân một cách “hoành tráng”.
Tuy nhiên, 5 ngày ngập lụt Hà Nội vừa qua, tuyệt nhiên không thấy bóng dáng một lực lượng nào ra giúp dân chạy ngập, bảo vệ người, bảo vệ tài sản, điều hành giao thông.
BBCVietnamese ngày 03/11/2008 cho hay, ông Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội “nói rằng trong sáng ngày 1.11 lãnh đạo thành phố phải họp về vấn đề tôn giáo”, trong khi các quan chức Hà Nội đang “bận họp” như thế thì truyền thông Nhà nước “đã đưa tin có 17 người đã chết và số tiền thiệt hại, chưa đầy đủ, đã trên 3.000 tỷ đồng”, vậy mà ông Nghị còn lạnh lùng bảo rằng “Trận mưa lụt là cuộc tổng diễn tập lớn cho tương lai”. Ngài “đầy tớ” Phạm Quang Nghị ơi! Nếu Ngài thích “diễn tập” thì Ngài hãy đem sinh mệnh người nhà của Ngài, tài sản của Ngài ra mà “diễn tập”, đừng lấy tính mạng và tài sản của dân ra xem như “diễn tập” và bỏ mặc họ “tự bơi” như thế lương tâm Ngài có bị cắn rứt hay không ???
Nếu nguồn tin của BBC là đúng thì hóa ra các quan chức Hà Nội coi tôn giáo còn nguy hiểm hơn cả ngập lụt nên 17 mạng người dân và 3.000 tỷ đồng của dân chẳng đáng phải quan tâm. Như vậy thì chính sách hòa hợp tôn giáo của Nhà nước Việt Nam chỉ là trò bịp quần chúng hay sao ?
Tôn giáo mà các quan chức Hà Nội bận tâm họp để đối phó ở đây chỉ có thể hiểu là những người theo một tín ngưỡng nào đó và là người dân Việt Nam, chớ hoàn toàn không phải là tôn giáo hay người theo tôn giáo ở nước ngoài. Hóa ra là các lực lượng hùng hậu kia chỉ để đối phó với người dân Việt Nam, còn ai chết mặc ai.
Ngày xưa các cụ thích tập Kiều, lẫy Kiều, bây giờ xem ra 15 năm trôi nổi của Thúy Kiều và nước sông Tiền Đường so với cái hồ to nhất nước là Hà Nội cũng còn kém xa, nên Truyện Kiều không đủ để cho hậu thế “tập” hay “lẫy” nữa. Hậu sinh chỉ có thể bất lực “tập thơ” cụ Đồ Chiểu mà cảm thán rằng:
Hà Nội của tiền tan bọt nước
Thăng Long tranh ngói nhuộm màu mây
Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này ?
Sài Gòn, ngày 04 tháng 11 năm 2008
Tạ Phong Tần
Gửi ý kiến của bạn