BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73231)
(Xem: 62212)
(Xem: 39390)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Quyền lực và tiền không thể bẻ cong cán cân công lý

15 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 1184)
Quyền lực và tiền không thể bẻ cong cán cân công lý
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55


Là người đại diện theo uỷ quyền của bà Đỗ Thi Nam, người kháng cáo Bản án dân sự sơ thẩm số: 12/2011/DS-ST ngày 22/09/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Ninh Bình.

 Sau khi trình bầy với cán bộ Tòa án tỉnh Ninh Bình, lý do yêu cầu giám định lại chứng cứ: Chữ ký, chữ viết Đỗ Thị Nam ghi bằng “Mực mầu tím” và phần ghi thêm bằng “Mực mầu đen” trên tờ giấy “Nhiều không” được Tòa án thành phố Ninh Bình cho là. “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, có được viết cùng thời điểm không? Thật bất ngờ, cán bộ Tòa án cho biết: “Nguyên đơn đã đề nghị giám định thời gian anh Nguyễn Văn Hiền ký, ghi tên trên tờ giấy đó..đề nghị của nguyên đơn được cơ quan chuyên môn trả lời. Không xác định được thời gian”. Như vậy, nguyên đơn thể hiện có trình độ cao, có nghề nghiệp. Biết trước sự việc, đi trước, chặn đầu. Đề nghị giám định chứng cứ, do chính nguyên đơn TẠO DỰNG”.

Đại diện cho bị đơn, tôi đã nghiên cứu các chứng cứ có trong vụ án và tìm hiểu thực tế. Trên tinh thần khách quan, vì “LẼ PHẢI - SỰ THẬT” phải được bảo vệ do vậy, tôi có ý kiến như sau:

Nhìn nhận chứng cứ có trong vụ án.

- Sự khuất tất, trong việc nhận khởi kiện của những người đại diện “CÁN CÂN CÔNG LÝ” ở Tòa án nhân dân thành phố Ninh Bình, cùng vụ việc: Người ít học, không tiền, không quyền khởi kiện, bị Tòa án trả lại đơn! Kẻ có học, có quyền, nhiều tiền khởi kiện, được Tòa án thụ lý?

- Sự rảo trá, không trung thực của nguyên đơn, người đại diện của nguyên đơn. Thể hiện trong đơn khởi kiện, bản tự khai và trong biện bản đối chất, phần “Nhận thấy” trong bản án sơ thẩm cho rằng: “Năm 1992, ông Nguyễn Bạch Đằng có mua của bà Đỗ Thị Nam…một ngôi nhà cấp bốn cùng 52,6m2 đất…có người chứng kiến sự việc…ông Đằng đã giao đủ số tiền cho bà Nam…sau đó ông Đằng mang giấy tờ đất và giấy mua bán nhà, đất đến UBND xã Ninh Tiến làm thủ tục chuyển nhượng…UBND xã trả lời là phần đất ông mua đang có trong qui hoạch…nên việc chuyển nhượng tạm dừng”. Không nói rõ người chứng kiến sự việc là ai? Không nói rõ số tiền giao là bao nhiêu?

Người đại diện của nguyên đơn đề nghị giám định chứng cứ tài liệu, rảo trá cho rằng: “Bà Đỗ Thị Nam không thừa nhận chữ ký của mình trong các tài liệu..”, thực tế: Biên bản ngày 07/4/2010 ghi rõ: “Phần ghi, ký thêm mực đen bà Nam khảng định. Đúng chữ ký và ghi thêm của mẹ con bà Nam nhưng thời điểm ghi ký thêm là vào năm 2008”. Nguyên đơn, người đại diện lập lờ “ĐÁNH LẬN CON ĐEN”. Trong bản tư khai của bà Nam và con trai là Nguyễn Văn Hiền, tố cáo ông Nguyễn Bạch Đằng đêm 22/12/2008 đã đến nhà bà Nam đưa 7.000.000đ (Bẩy triệu đồng)…lừa bà Nam và con trai bà ký vào tờ giấy do ông Nguyễn Bạch Đằng và cụ Đỗ Xuân Trường (Bố bà Nam) tạo dựng. Phần tố cáo của bà Nam, vì “HOA MẮT”, vì “RUN SỢ”, vì “” mà những người tham gia xét xử sơ thẩm bỏ qua??? 

Thực tế Nguồn gốc đất của bà Đỗ Thị Nam

Giấy phép sử dụng đất của bà Nam, có diện tích là 150m2, vị trí đất ở thùng vũng nên bà Nam không có điều kiện san lấp để làm nhà, vì thế. Bà làm nhà trên đất “Chó ỉa” ven đê, đất này trước đây chỉ những người bần cùng phải ra ở. Khi quốc lộ 1 tuyến “Bắc - Nam” chuyển từ Đông Sông Vân sang Tây Sông Vân thì đất “Chó ỉa”, bỗng dưng có giá nên đươc những người nhiều tiền và “Quan chức” nhòm ngó.







Theo sơ đồ kỹ thuật thửa đất thu hồi: Tổng diện tích đất bà Đỗ Thị Nam đang sử dụng là 590,64m2, diện tích đất ảnh hưởng làm đường 278,12m2, diện tích đất còn lại 312,52m2 nhưng bà Nam chỉ được đền bù diện tích bị thu hồi trong giấy phép sử dụng là 70m2, phần bà Nam quản lý sử dụng ngoài giấy phép bị thu trắng? Đất của bà Nam còn lại trong giấy phép sử dụng đất là 80m2, có chiều bám mặt đường quốc lộ 1 là 13m “Quan chức” định đẩy gia đình bà Nam và các hộ dân có đất tương tự đi chỗ khác để chiếm đất “Chó ỉa”. Gần 20 năm, bà Nam và các hộ đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của mình “Quan chức” biết nuốt không trôi. Năm 2008, trả lại đất cho các hộ nhưng phần đất “Chó ỉa” mỗi hộ bị bớt đi 7m bám mặt đường quốc lộ 1.

Phần “Xét thấy” trong bản án sơ thẩm có nhiều khất tất.

- Sự áp đặt, nhìn nhận, phán quyết “Hồ đồ” theo đuôi nguyên đơn của những người tham gia xét xử sơ thẩm đã gây bức xúc trong dân ngay tại phiên Tòa. Thực tế, việc mua bán đất được thể hiện ban đầu ở “Giấy biên nhận” tiền đặt cọc ghi tương đối chi tiết: Đất chạy giấy tờ, đất không chạy giấy tờ. Tổng số tiền 2 khoản…số tiền đặt cọc được ghi “Bằng số - Bằng chữ” và được lập thành 2 bản, Cụ Trường giữ một bản, ông Đằng giữ một bản (Sau cụ Trường mới giao cho bà Nam). Nội dung mua bán, ở “Giấy biên nhận” tiền đặt cọc phù hợp với lời khai của ông Phạm Quang Thạo, người môi giới việc mua bán đất. Tòa án thành phố “NGỘ NHẬN” ông Thạo là “Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan”, phần “Nhận thấy” trong bản án ông Thạo nêu cụ thể: “Ông và cụ Đỗ Xuân Trường (là bố bà Đỗ Thị Nam) có quen biết nhau nên năm 1992 ông đã gặp và đặt vấn đề với cụ Trường mua đất của chị Đỗ Thị Nam…nhưng sau đó ông không có nhu cầu mua đất nữa…chỉ còn mình ông Đằng mua đất của bà Nam…giấy bán nhà và đất do cụ Trường viết và bà Nam là người ký nhận…ông và cụ Trường là người làm chứng cho việc mua bán nhà đất và ông đã chứng kiến việc ông Nguyễn Bạch Đằng giao tiền cho bà Đỗ Thị Nam nên cụ Đỗ Xuân Trường có ghi tên ông vào giấy đặt cọc số tiền 1.200.000đ..”.

 Được xem chứng, người ít học cũng nhìn nhận được cụ Đỗ Xuân Trường bán đất cho ông Nguyễn Bạch Đằng là phần đất “Chó ỉa” ven đê, bà Nam lấn chiếm làm nhà. Vì (Bà Nam không có chồng), cho nên giấy tờ đất của bà Nam cụ Trường giữ. Vì (Bà Nam không có chồng), cho nên các việc lớn trong gia đình do cụ Trường định đoạt. Tờ giấy, Tòa án cho là “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” chỉ là “Lá bùa” để ông Đằng cầm giấy phép sử dụng đất của bà Nam đi làm thủ tục. Tờ giấy đó không thể hiện hình thức, nội dung một văn bản hợp đồng: Không thể hiện đúng tính chất ban đầu, trong giao dịch mua bán? Không có ngày, tháng, năm? Không lập thành 2 bản? Không rõ số tiền? Chữ ký, chữ viết Hà Văn Dư dưới phần “Người làm chứng” và chữ ký, chữ viết Đỗ Thị Nam dưới phần “Người bán nhà” bằng “Mực mầu tím” (cùng mầu mực viết văn bản), ông Dư và bà Nam không thừa nhận? Ông Dư cho biết, Tòa án thành phố đã xác nhận ông là người không liên quan nên đã đưa ra khỏi vụ án?

 Xem phần “Xét thấy” trong bản án sơ thẩm, thực nực cười Hội đồng xét xử cho rằng: “Ông Nguyễn Bạch Đằng đã trả cho bà Đỗ Thị Nam 1.200.000đ (thể hiện tại giấy biên nhận… và sau đó ông Nguyễn Bạch Đằng đã trả nốt cho bà Đỗ Thị Nam số tiền còn lại…bà Đỗ Thị Nam có ghi cụ thể là đã nhận đủ số tiền này và ký rõ họ tên tại mặt sau của tờ “giấy bán nhà và nhượng lô đất ở”, ông Nguyễn Bạch Đằng là người có học nằm trong cơ quan bảo vệ pháp luật, không có chuyện ông Đằng đặt tiền cọc, cầm giấy đi làm thủ tục chuyển nhượng, UBND xã Ninh Tiến đã cho biết đất nằm trong qui hoạch ông Đằng lại tiếp tục giao nốt số tiền còn lại cho bà Nam. Việc này, kể cả người bị thiểu năng chí tuệ cũng không làm như thế.

 Trong vụ án gọi là: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng này, cũng cần xem xét động cơ xin giám định chứng cứ của nguyên đơn và người đại diện. Nếu không có sự thông đồng thì kết luận giám định chứng cứ cũng không có tính thuyết phục. Bởi! Chữ ký, chữ viết của anh Nguyễn Văn Hiền dưới chữ ký, chữ viết của bà Nam bằng “Mực mầu đen” người bình thường cũng xác định được, viết không cùng thời điểm với văn bản viết bằng “Mực mầu tím” trên cùng tờ giấy. Hơn nữa, anh Hiền sinh năm 1982 không có chuyện năm 1992 ký nhận tiền cùng với mẹ, còn nữa. Chữ ký, chữ viết Hà Văn Dư bằng “Mực mầu tím” được loại ra vì ông Dư không liên quan như đã nêu ở phần trên.

 Với nội dung trên khẳng định: Năm 1992, ông Nguyễn Bạch Đằng có trao đổi mua bán đất với cụ Đỗ Xuân Trường (Bố bà Nam) thông qua ông Phạm Quang Thạo là người môi giới, ông Đằng đã đặt tiền cọc làm tin và nhận trách nhiệm làm giấy tờ, do ông Đằng không làm được thủ tục chuyển nhượng nên đã bỏ cuộc, vì thế. Cụ Trường không trả lại tiền đặt cọc cho nên ông Đằng giữ lại giấy phép sử dụng đất của bà Đỗ Thị Nam.

 Thực tế, từ năm 1993-1996 nhà nước đã lấy một phần đất của bà Đỗ Thị Nam làm đường, bà Nam là người kê khai nhận đền bù. Phần đất còn lại, bà Nam vẫn quản lý và thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất, đến năm 2005.

 Vì có nguy cơ bị đẩy đi nơi khác để chiếm phần đất “Chó ỉa” còn lại nên bà Nam và các hộ liên tục đi lại đấu tranh định cư tại chỗ. Khi được ở lại thì ông Nguyễn Bạch Đằng xuất hiện lừa đảo mẹ con bà Nam, (Nội dung bà Nam và anh Hiền tố cáo).

 Xem lời khai của ông Nguyễn Bạch Đằng. Nào là “Có người chứng kiến việc mua bán”. Nào là “Đã giao đủ số tiền”. Nào là “Khi ông biết các hộ xung quanh thửa đất ông mua đang làm kê khai đền bù thì ông đã tìm gặp bà Nam để hỏi sự việc bà Nam đã nói với ông phần đất ông mua không nằm trong qui hoạch giải toả nên ông yên tâm đi về..”. Có lẽ vì trong đơn khởi kiện, phần “Nghề nghiệp”. Người khởi kiện, ông Nguyễn Bạch Đằng không khai là Trưởng phòng tổ chức cán bộ Công an tỉnh Ninh Bình mà lại mở đóng ngoặc (Bà Nam không có chồng) cho nên nhưng người tham gia tố tụng sơ thẩm. “Xét thấy” lời khai ngây thơ nên cho ông Đằng là người thật thà, chất phác không hiểu sự đời đã bị con “Thị dân không có chồng” lừa gạt vì thế, bản án sơ thẩm phán quyết đầy sự bất công.

 Dư luận cho rằng: Công an Nguyễn Bạch Đằng “Kiện” Thị dân Đỗ Thị Nam được Tòa án nhân dân thành phố Ninh Bình thụ lý xét xử. Chẳng khác gì kỳ án 9 “Quan chức” tỉnh Ninh Bình tố cáo ông Đinh Đức Phiếu tộ vu không. Đơn tố cáo của 9 “Quan chức” nội dung giống nhau từng câu, từng chữ. Chỉ khác họ tên, chức vụ “Quan tòa” xét xử. Vì “HOA MẮT” vì “RUN SỢ” nên không nhìn nhận được sự bất thường trong vụ án!!!

 Khi đến nhờ tôi giúp bà Nam rất bức xúc, bà nói: “Tưởng Tòa án là “CÁN CÂN CÔNG LÝ” nào ngờ họ lại hùa đồng với kẻ có tiền, có quyền..” sau khi bà Nam gặp tôi. Công an 3 lần gặp tôi, lần đầu họ cho rằng: “Việc đã được Tòa án làm rõ.. anh tham gia làm gì”. Khi tôi đưa hồ sơ chứng minh, họ mượn hồ sơ để photo, sau đó 2 lần họ gặp tôi, bảo tôi: “Anh động viên bà Nam đến xin lỗi vợ chồng chú Đằng một câu…chú ấy sẽ bỏ qua nếu không, bà Nam chỉ có thiệt. Vì chú ấy có kinh tế, có quyền…” tôi đã gặp bà Nam và gia đình động viên nhưng bà Nam và gia đình khẳng định: “Năm 2008 thằng Đằng đến lừa gia đình là sự thật…” Tôi xin gửi nội dung trên, đến Tòa án tỉnh Ninh Bình, các cơ quan hữu trách, cơ quan công luận xem xét làm rõ sự việc. Không để QUYỀN LỰC TỀN BẺ CONG CÁN CÂN CÔNG LÝ./.

Tình nguyện viên chống tham nhũng tiêu cực tỉnh Ninh Bình  

Hoàng Trung Kiên

ĐT: 0989.203.278
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn