BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72809)
(Xem: 62102)
(Xem: 39197)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tham nhũng ở Việt Nam qua cái nhìn của một tổ chức quốc tế

08 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 996)
Tham nhũng ở Việt Nam qua cái nhìn của một tổ chức quốc tế
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Tham nhũng lâu nay được chính các vị lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam thừa nhận là một ‘quốc nạn’.



Mới vào ngày 7 tháng 3 vừa qua, thủ tướng Nguyễn tấn Dũng khai mạc hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm luật phòng chống tham nhũng tại Việt Nam.

Tình trạng tham nhũng tại Việt Nam cũng được thế giới theo dõi. Một nhà nghiên cứu nước ngoài, ông Mathieu Tromme, trong thời gian qua tìm hiểu thực tế về vấn nạn này, và ông có cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh về một số thông tin liên quan.

Cách thức tìm hiểu về tham nhũng


Gia Minh: Trước hết xin ông cho biết phương pháp được sử dụng để tìm hiểu, thu thập thông tin về vấn đề tham nhũng tại Việt Nam mà ông tham gia?

Ông Mathieu Tromme: Theo tôi biết việc tham gia điều nghiên về tình hình tham nhũng tại Việt Nam hiện nay được tiến hành bằng một số cách thức khác nhau bởi những tổ chức khác nhau, trong đó có những tổ chức phi chính phủ, các đại sứ quán một số nước...

Một cách thức cơ bản là tiến hành thăm dò các nhóm dân chúng như cư dân tại thành phố nơi mà họ đặt ra nhiều câu hỏi về tình hình tham nhũng ở đất nước Việt Nam. Cách khác để tìm hiểu về những vụ việc tham nhũng cụ thể tại Việt Nam là thăm dò qua truyền thông, lấy ý kiến trên mạng.

Đó là những cách thu thập ý kiến hữu hiệu trong khoản một thời gian tương đối ngắn.

Về mặt lâu dài, chúng tôi cũng có những phương pháp mang tính hàn lâm đó là lấy ý kiến từ những cơ quan hoạch định chính sách, những tổ chức quốc tế chuyên về vấn đề quản lý công…

Tóm lại, chúng tôi tiến hành theo ba phương cách để thu thập những dữ liệu về tình hình tham nhũng tại Việt Nam.

Gia Minh: Qua điều nghiên thì theo ông những vụ việc tham nhũng nào đang khiến dư luận tại Việt Nam quan tâm nhất?

Ông Mathieu Tromme: Tình trạng tham nhũng tại Việt Nam có thể nói khá có hệ thống. Có những vụ việc được truyền thông đưa tin, và dư luận bàn tán nhiều. Trong quá khứ có khá nhiều vụ việc được biết đến; nhưng cũng có suy đoán là có những vụ không được nêu ra.

Gần đây nhất là vụ việc ở Hải Phòng liên quan đến vấn đề đất đai, quyền sở hữu đất đai.

Những vấn đề tại đó có thể liên hệ đến tham nhũng vì rốt cuộc thì đất đai được mọi người sử dụng trong thỏa thuận, thương lượng với nhau. Đất đai là chủ điểm thu hút chú ý của những những viên chức chính phủ cũng như của những người thuộc các khu vực khác. Do đó đây là vấn đề thiết yếu và luật đất đai có thể sẽ phải sửa đổi vào năm tới.

VN có thực sự quyết tâm chống tham nhũng?


Gia Minh: Tình trạng tham nhũng tại Việt Nam trầm trọng, và chính phủ Việt Nam đã lên tiếng kêu gọi chống tham nhũng. Ông nhận xét thế nào về công cuộc chống tham nhũng mà chính phủ đề ra đó, cũng như tính hiệu quả của nó?



Ông Mathieu Tromme:

Tôi nghĩ ông đúng khi nêu ra việc chính quyền Việt Nam đưa ra kêu gọi đấu tranh chống tham nhũng. Tuy nhiên tôi cũng xin nhắc lại là chính quyền Việt nam từng thừa nhận tham nhũng là một vấn nạn rất phức tạp. Theo tôi, thì sau khi thừa nhận như thế, chính quyền Việt Nam cũng đã có những thúc đẩy cho biện pháp giải quyết tiến triển.

Tham nhũng là một trong những vấn đề lớn nhất, họ đề ra những biện pháp có thể thực hiện được mang tính tích cực hơn cho vấn đề. Đồng thời chính phủ cũng có những biện pháp tham vọng thay đổi hiện trạng với nhiều quan tâm hơn.

Chính quyền Việt Nam cũng có kêu gọi cộng đồng quốc tế, những quốc gia cấp viện, những tổ chức phi chính phủ khác cùng tham gia trong vấn đề này với nước chủ nhà.

Vụ việc ở Hải Phòng, với tiếng nói của người dân, là tiếng chuông cảnh báo cho thấy mọi người đã chán ngán tình trạng tham nhũng tại Việt Nam với biết bao vụ việc như thế. Chính quyền Việt Nam nhận thấy đây là lúc khó khăn, nhưng phải ra tay, và người ta có thể thấy bằng chứng cho việc ra tay đó gần đây tại Hải Phòng. Đó là đáp ứng lại yêu cầu của dân chúng, cho cộng đồng quốc tế từ phía chính quyền Việt Nam.

Gia Minh: Tuy nhiên có ý kiến cho rằng những biện pháp thực thi là chậm chạp, ông nghĩ thế nào?

Ông Mathieu Tromme: Tôi đồng ý rằng chiến lược chống tham nhũng của chính quyền Việt Nam là rất chậm. Tuy nhiên, tôi cũng xin nhắc Việt Nam là nơi đặc biệt, quốc gia độc đảng chưa có tự do báo chí, phát hành, cho nên theo tôi không dễ dàng gì thực thi những điều mà luật do quốc hội đưa ra. Những điều đó gây cản trở cho tốc độ cải cách. Vấn đề ý chí chính trị cũng có thể là một giải thích nữa.

Tuy vậy, cũng là không công bằng nếu như không nêu bật những tiến triển đạt được trong vài năm qua. Chính phủ Việt Nam đã thông qua những qui định về mặt luật pháp theo hướng chiến lược chống tham nhũng: những luật dân sự, những qui định…

Ngoài ra chính quyền Việt Nam tiến hành những cải tổ về mặt kinh tế, tài chính … với những biện pháp như ‘cổ phần hóa’. Việt Nam cũng tiến hành cải cách tiền lương cho những người làm việc trong hệ thống công quyền...Như thế có những điểm cần xem xét.

Việt Nam tham gia vào công ước Liên hiệp quốc chống tham nhũng nên có phân công phân nhiệm cho những cơ quan liên hệ các cấp như bộ, ngành theo dõi vấn đề tham nhũng.

Gia Minh: Ý kiến của ông về hổ trợ của cộng đồng quốc tế cho công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam là gì?

Ông Mathieu Tromme: Theo kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giúp về quản lý công cho Việt Nam, tôi biết nhiều tổ chức với những dự án, đề nghị giúp cho việc xóa bỏ nạn tham nhũng tại Việt Nam. Tất cả đều nhắm đến mục đích tối hậu là đạt cho được thành công trong mục tiêu đề ra, giúp chính phủ Việt Nam có được một chiến lược chống tham nhũng hữu hiệu.

Trong khi làm việc về vấn đề chống tham nhũng có thể họ quá thẳng thắn, ý tôi muốn nói chính quyền Việt Nam nên bớt quan ngại hơn hay ít nhất không còn lo lắng về họ.

Chính cách thức chính quyền Việt Nam ‘tự họa’ về họ đối với cộng đồng quốc tế sẽ giúp họ làm sao có thêm bạn, chứ không phải thù.

Gia Minh: Cám ơn ông Mathieu Tromme về cuộc nói chuyện vừa rồi.

Ông Mathieu Tromme là đồng sáng lập của tổ chức mang tên ‘Đối tác Nghiên cứu về Các vấn đề Quốc tế và Phát triển’, gọi tắt theo tiếng Anh là PRIAD. Đây là tổ chức chuyên về nghiên cứu và tư vấn các vấn đề quản lý công, đặc biệt sự minh bạch, thanh liêm và ủng hộ cho tiến trình dân chủ.

Hồi ngày 27 tháng 2 vừa qua, ông từng có cuộc nói chuyện ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore về tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.

Gia Minh, biên tập viên RFA

08-03-2012

Theo RFA
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn