BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72806)
(Xem: 62101)
(Xem: 39196)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lê Quốc Quân

14 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 949)
Lê Quốc Quân
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52


Tôi gặp Quân lần đầu tiên ở Washington DC. Cũng mấy năm rồi. Hôm ấy tôi bận làm MC cho một chương trình văn nghệ gây quỹ nên chúng tôi cũng chẳng trò chuyện được gì nhiều. Chỉ thấy Quân là một người rất cởi mở, thân thiện và nhất là nhiệt tình. Không giống như một số người Bắc mà tôi biết, Quân tuy nói giọng rặt Hà Nội nhưng tính lại rất ư là….thẳng ruột ngựa kiểu người Nam, thích là nói thích. Không câu nệ cũng chẳng cần bãi buôi kiểu thấy cái gì cũng khen. Nên kể từ đó tôi đâm ra thích cái cá tính thật lòng của Quân.

Sau này hẹn gặp nhau lại tôi mới biết Quân xin được học bổng sang Mỹ để thực tập (mà trong tiếng Anh thường gọi là fellowship hay internship). Hình như được vài tháng thì phải. Và lúc chúng tôi gặp thì cũng là lúc Quân sắp sửa học xong đang chuẩn bị về lại Việt Nam.

Đùng một cái chỉ độ vài tuần sau đó khi Quân vừa về tới Hà Nội thì tôi nhận được tin Quân bị bắt. Nhưng không có trát tòa nên Quân cũng chẳng được đem ra xét xử. Cứ tuần này sang tuần khác anh bị công an bắt giam mà không một ai biết được khi nào anh mới được thả. Hoặc đã bị ghép vào tội gì.

Rõ đúng là cái xứ có luật nhưng chính những kẻ cầm quyền lại cứ phớt lờ ngang nhiên đạp lên luật mà đi. Thế mới thấy tội cho đám dân quèn, tội cho Quân. Và nhất là tội cho vợ và gia đình của Quân.

Lúc ấy bên đây tôi cũng chẳng biết phải làm gì ngoại trừ gọi điện thoại đây đó và cuối cùng là viết một lá thư gửi thẳng cho Bà Condoleeza Rice lúc ấy đang làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao để nêu lên trường hợp của Quân. Cũng may là chỉ một vài tháng sau Quân được thả mà tôi nghĩ cho đến nay chính đương sự cũng chẳng biết tại sao mình lại bị giam giữ lâu đến thế!

Ít lâu sau tôi cũng quay trở về Việt Nam để làm việc nhưng chưa kịp gặp lại Quân thì chính tôi cũng đã bị nhân viên công an để ý đến gây sự. Và một trong những người mà tôi bị hỏi về thân thế, sự quen biết, cũng như cái lá thư mà tôi đã ký tên cách đó vài tháng chính là Lê Quốc Quân.

Nghĩ cũng lạ. Tôi và Quân chưa bao giờ là bạn thân. Đối với Lê Công Định cũng thế. Vậy mà mấy nhân viên công an cứ nhắm vào những nhân vật này để tra vấn tôi. Hình như họ sợ là tôi sẽ quen thân với những người này.

Nhưng họ có biết đâu họ càng đàn áp, càng có những hành động vô văn hóa đối với những người có lòng với đất nước thì tôi lại càng muốn biết thêm và làm thân với những người này. Vì như trong một lời nhắn gần đây nhất của Quân trên Facebook: đời chỉ sống có một lần, sống sao cho xứng đáng.

Chúa ơi! Phải chi đất nước Việt Nam của chúng ta có thêm được một vài trăm anh chị cũng nói được một câu có văn hóa đến thế.

Vậy mà buồn cười thay vài ngày trước tết Quân lại nhận được tin là anh phải được “giáo dục” lại trong 6 tháng!

Thế mới bảo là nhảm. Nhảm không thể tưởng. Cái này nói theo kiểu của Nhạc sĩ Nhật Ngân cũng vừa mới qua đời trước Tết vài ngày là: “Anh giáo dục tôi hay tôi giáo dục anh?”

Người đầu tiên tôi nghĩ cần được giáo dục phải là ông hay bà chủ tịch của cái gọi là Ủy ban Nhân dân Phường Yên Hòa ở Hà Nội, người đã ký tên đưa ra quyết định quá nhảm này. Họ cần phải được giáo dục để hiểu rõ định nghĩa của hai chữ giáo dục mà theo wikipedia đó là “quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạyngười học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại”.

Nếu theo đúng định nghĩa trên thì với bằng cấp của Quân, sự hiểu biết, kinh nghiệm trên đường đời, ở Mỹ lẫn ở Việt Nam, nhất là với ý thức về trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, chắc chắn Quân có thừa tư cách để làm người dạy “góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại”.

Dĩ nhiên 4 chữ quan trọng nhất trong câu định nghĩa này là “xã hội đương đại”. Vì nếu như các ông các bà trong UBND Phường Yên Hòa nghĩ là họ không phải sống trong xã hội đương đại thì lẽ tất nhiên họ không cần phải được giáo dục!

Thành phần kế tiếp cần phải được giáo dục ngay chính là công an quận Hoàn Kiếm. Chính họ đã giam cầm Quân trái phép 9 ngày mà không có lý do chính đáng vào tháng tư năm ngoái chỉ vì Quân dám ra mặt đứng trước cửa tòa án vào ngày xử anh Cù Huy Hà Vũ. Họ cũng bạo động, đập cửa lục xét và lấy đi đồ vật của Quân mà không cần trát tòa, và không hề trả lời cho biết tại sao họ làm vậy.

Những người có những hành động, cử chỉ vô văn hóa, trái đạo làm người, phạm luật đến thế chắc chắn cần phải được giáo dục lại.

Nhưng suy cho cùng tôi nghĩ rất nhiều người trong xã hội Việt Nam, trong cộng đồng của chúng ta cần phải được giáo dục lại. Để thấy và nhận thức được rằng sự sống còn và phát triển của đất nước Việt Nam là công việc chung. Trách nhiệm này là trách nhiệm chung. Nếu chúng ta không lên tiếng, không một dân tộc nào, không một nhóm người nào sẽ lên tiếng. Sức mạnh của bạo tàn sẽ lên ngôi. Tiếng nói của lương tâm sẽ bị nghiền nát.

Mỗi người một tiếng nói. Chúng ta phải lên tiếng. Phải nói cho thế giới biết về những gì đang xảy ra ở quê hương của chúng ta. Các bạn đồng ý chứ?

Nếu muốn biết thêm chi tiết, các bạn có thể vào trang nhà của Quân để đọc thêm:

Còn nếu như các bạn muốn cùng tôi gióng lên tiếng nói, xin liên lạc thẳng với tôi qua email: hoitrinh@ hotmail.com.

Thế đã nhé.

Trịnh Hội

07-02-2012

Theo Blog Trịnh Hội
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn