BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73397)
(Xem: 62246)
(Xem: 39435)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Truy tố thêm một viên chức cao cấp Úc trong Xì-căng-đan in tiền Polymer

12 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 924)
Truy tố thêm một viên chức cao cấp Úc trong Xì-căng-đan in tiền Polymer
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Truyền thông tại Australia vừa loan tin về diễn tiến mới của vụ tham nhũng tại đó trong vụ in tiền polymer cho nước khác, mà có liên quan đến các quan chức địa phương như Việt Nam, Malaysia…


Liên quan đến nhiều giới chức cao cấp Việt Nam


Tờ The Age số ra ngày 11 tháng 8 đăng bài của tác giả Maris Beck với tựa ‘Biggest bribe charge in banknote scandal’, tạm dịch là ‘vụ hối lộ lớn nhất trong xì-căng- đan in tiền’.

Nội dung bài báo cho biết cảnh sát Liên bang Australia cáo buộc viên chức cựu tổng quản thương mại của công ty Securency, ông Clifford John Gerathy, đã giúp tạo điều kiện thuận lợi việc thanh toán 17,2 triệu đô la cho một đại diện Việt Nam, cũng như giả mạo tài khoản liên quan đến một hợp đồng ở Malaysia.

Nhà báo tự do Lê Minh tại Australia cho biết về thông tin mà tờ The Age loan đi:
 

 





Diễn tiến mới nhất vào ngày 10, đó là cảnh sát Liên bang Úc đã bắt giữ một vị thứ tám. Đó là vị tổng quản thương mại của công ty Securency. Đây là công ty tiếp thị kỹ thuật in tiền nhựa của Úc qua công ty in tiền là NPA( Note Printing Australia). Hồ sơ của cảnh sát Úc cáo buộc ông này nhúng tay vào việc hối lộ cho các môi giới. Ông này là Clifford Gerathy đưa cho môi giới người Việt 17,2 triệu đô.



Trong đợt bắt giữ bảy người cao cấp hồi đầu tháng 7 vừa rồi , hồ sơ cảnh sát Úc nêu rõ ông Lương Ngọc Anh, giám đốc công ty CFTD và ông Lê Đức Thúy, thống đốc ngân hàng trung ương VN lúc đó. Hồ sơ nói rõ Công ty Securency dùng tiền chi trả cho việc học của con trai ông Lê Đức Thúy tại đại học Durham ở Anh. Số tiền mà tay môi giới Việt Nam đã nhận khoảng 20 triệu đô la.

Ông Clifford John Gerathy năm nay 60 tuổi được nói là bạn của cựu giám đốc điều hành công ty Securency, ông Myles Curtis. Ông này hồi tháng rồi bị buộc tội về những tố cáo liên quan hằng triệu đô la chi trả cho những người môi giới để có được những hợp đồng in tiền cho Malaysia, Indoneisa, và Việt Nam. Bản thân ông Gerathy nhận chức vụ tại công ty Securency sau khi được yêu cầu rời khỏi chức vụ tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang Australia.

Là người theo dõi vụ việc lâu nay, nhà báo tự do Lê Minh cho biết về tiến độ điều tra, cũng như hợp tác mà các nước liên quan trong vụ vừa nói đối với công tác điều tra:

Mã Lai, Indonesia và Việt Nam là ba nước đang nằm trong tầm ngắm của vụ điều tra. Và Việt Nam là nổi bật nhất trong hồ sơ điều tra vì số tiền đưa cho đối tác VN qua môi giới là lớn nhất. Đến nay thì Malaysia được cho có hợp tác nhiều nhất vì đã cho bắt giữ hai vị làm môi giời. Indo cũng cho điều tra những viên chức ngân hàng và môi giới. Tính đến giờ cảnh sát Úc cho biết chưa nhận được sự hợp tác thích hợp từ phía Việt Nam qua Bộ Công An Việt Nam.

Việt Nam vẫn im hơi lặng tiếng?




Vừa qua, Việt Nam cũng có đưa ông Huỳnh Ngọc Sỹ, một cựu quan chức tại thành phố Hồ Chí Minh ra xét xử và tuyên án, do dính líu vào vụ Công ty Tư vấn Thái Bình Dương của Nhật, gọi tắt là PCI, phải chi tiền cho những quan chức thuộc sở Giao thông thành phố Hồ Chí Minh để có thể thắng thầu dự án Đại lộ Đông- Tây ở đó.

Tuy nhiên đối với vụ nhận tiền của phía Australia trong thương vụ in tiền nhựa polymer mà những quan chức được nêu danh như ông cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ông Lê Đức Thúy, và đại tá công an Lương Ngọc Anh, giám đốc công ty CFTD, môi giới nhận tiền trong vụ việc đó, thì một khuôn mặt công khai chống tham nhũng tại Việt Nam và từng được trao giải Liêm Chính năm 2007 là bà Lê Hiền Đức tỏ ra không mấy tin tưởng vào sự hợp tác từ phía Việt Nam:

Rất nhiều chuyện chứng cứ ‘hai năm rõ mười’; nhưng cứ bao che cho nhau, nơi này đẩy cho nơi kia. Họ cứ để như thế và tôi cho đó là ‘chìm xuồng’

Riêng nhà báo tự do Lê Minh tại Australia thì nói đến sự liên quan giữa ông cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

Hôm qua khi bắt giữ ông Clifford Gerathy, báo chí Úc nói khéo rằng ông Nguyễn Tấn Dũng từng là cựu thống đốc ngân hàng một năm trước ông Lê Đức Thúy; nhưng báo chí Úc cũng nói khéo là họ chưa có bằng chứng gì về việc ông đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có dính líu vào vụ này.

Tờ The Age trích phát biểu của cảnh sát liên bang Australia nói rằng 20 nhân viên làm việc toàn thời gian đang tiếp tục cuộc điều tra ở ngay tại Australia và nước ngoài về hoạt động tham nhũng trong vụ in tiền polymer cho các nước khác do công ty Securency, công ty in tiền Note Printing Australia thực hiện.

Securency là một công ty mà Ngân hàng Dự trữ Liên bang Australia, RBA, có 50% cổ phần. Note Printing Australia cũng là một chi nhánh của RBA.

Gia Minh, biên tập viên RFA

12-08-2011

Theo RFA
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn