BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73241)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cú đạp triết học

04 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 1182)
Cú đạp triết học
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

(Nhời bình của nghiên cứu sinh Hội đồng lý luận vỉa hè)


 Cú đạp của đồng chí Minh rất có giá trị triết học: nó là cú hích để nhiều người chuyển hướng nhận thức (trước ngả rẽ) hoặc chuyển đổi chất lượng của nhận thức (vẫn theo con đường đã chọn).



Lý giải thế nào? Ta dùng phương pháp so sánh như dưới đây cho dễ trình bày.

Giới thực vật cũng ăn, cũng uống, cũng (nhờ gió giăng ong ve) mà làm tình, nhờ thế mà kéo dài nòi giống. Nàng thực vật chỉ không biết kêu khi bị nạn – bọn xấu nó đốt cháy đến chân rồi vẫn dzui dzẻ cho gió lùa qua mái tóc xanh. Các nàng còn không biết bỏ chạy khi bị lâm tặc nó xơi tái chẳng hạn, nói giọng triết học rằng chúng “bị nô lệ vào không gian”.



Giới động vật cũng ăn, cũng uống, và he he he… cũng làm tình. Giới động vật đã biết kêu và biết chạy khi gặp nạn. Ai đó ngỡ là động vật đã hết “bị nô lệ vào không gian” thì cũng đúng nhưng cũng nhầm to. Khi bị vướng cái bẫy, nó cứ nhắm mắt mà giật, giật đến đứt chân thít cổ thì thôi – khác con người nhìn bãi mìn (cũng là một thứ bẫy) bằng “con mắt phê phán” hơn nhiều! Thú vị nhất là sự làm tình của động vật. Nó đã không còn phải nhờ vả đến gió giăng ong ve, mà chỉ nhờ vào hệ thống xổ số cào trúng thưởng ăn liền mà nó cào lần nào cũng trúng nhờ đó mà sinh sôi mà cóc cần đến nhận thức).

Cái động vật - người thì hoàn toàn khác. Nó làm gì cũng để thỏa mãn cả hai phương diện động vật và người trong một thực thể người. Ăn uống cũng nhồm nhoàm “chăm phần chăm” ra phết, nhưng cũng cao đạo ra dáng, ăn để mà sống chứ không sống để mà ăn. Èo! Cũng có chế độ xổ số cào đấy, nhưng cũng bao bọc trong nào gió giăng ong ve nhằm dấm ớt thêm cho thăng hoa thăng bướm. Và sự tự do hoàn toàn trong không gian cũng mang hai mặt động vật và người. Bọn xâm lược chính là lũ động vật mở rộng không gian sống bằng phương tiện cắn xé giết đốt cướp và vào cái thời chúng đã văn minh hơn thì chúng cũng biết cách xâm lăng kiểu mới bằng những đề án, những viện trợ, những Chiêu Thống và Ích Tắc.

Nhưng đây mới là bài học sâu xa nhất của Người theo khái niệm cao đẹp nhất gửi trong ngôn từ ấy: con người thực sự người khi nó tự do trong Thời gian. Diễn đạt như Lev Tolstoi, con người có khả năng “tổ chức sự sống của mình sau khi mình chết”. Một cụ già bình thường nhất có thể để lại “danh tiếng” của mình trong cái cây trồng trước sân nhà. Một người giỏi như Ngô Bảo Châu thì để lại ít nhất là một huy chương và một chữ “sợ hãi” làm tuôn không biết bao nhiêu mực, chỉ vì không đoán được chuyện thằng nào dọa thằng nào làm đẻ ra cái khái niệm SỢ ấy. Những con người bình thường thì cứ ngẫm câu này là đủ Hổ chết để da, người ta chết để tiếng.

Ai không tin, mua vé sang nước Hung-gia-lị xem người ta bán tháo tượng đồng chí Lê-nin lấy tiền sung công quỹ làm việc khác. Ai không có tiền mua vé thì vào Internet mà đọc, mà học, mà du học tại chỗ. Internet không phải là đống rác như ai đó nói đâu. Cái phần “chưa người” của họ nói đấy. Nếu đêm nào họ cũng vào Internet, sẽ đến lúc phần Người của họ lên tiếng, các bạn ơi, hãy vào Internet như tôi đây này, quan trọng lắm các bạn ạ, nếu đầu óc bạn không rác rưởi thì không tìm thấy ở Trên đó có rác rưởi đâu.

Ôi lan man quá, từ cái cú đạp triết học của đồng chí Minh sang chuyện đổi trắng thay đen làm cho người chung thủy nhất cũng đang thay đổi nhận thức về sự thủy chung, chẳng qua chỉ là chuyện làm sao cho phẩm chất người ngày càng người hơn. Việt Nam mình giỏi thật, ta nói nên người nghĩa là nói đến một quá trình nên người. Hệt như đồng chí nào đó bắt chước Việt Nam, nói bằng tiếng Tây, Việt Nam dịch lại, mất toi bản quyền: nhận thức là một quá trình.

Phạm Toàn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn