BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72825)
(Xem: 62104)
(Xem: 39203)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ba cháu bụi đời xin học nhạc

15 Tháng Tư 200812:00 SA(Xem: 911)
Ba cháu bụi đời xin học nhạc
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Đúng 13 hôm rồi,không sờ đến ki-bót... Rất cảm động về những lời thăm hỏi của các friends từ khắp 4 phương trời lo cho sức khỏe của tớ. Cái chuyện sinh tử của ông già 82 là chuyện có thể xảy ra bất cứ lúc nào.... Tớ đã chuẩn bị một "bài ca từ biệt" để khi chuyện ấy nó xảy đến thì bà xã sẽ pót lên và đóng cửa blog vĩnh viễn. Nhưng có lẽ còn... lâu đấy ! Vì tớ tin rằng tớ còn đủ năng lượng để sống mà kể thêm nhiều chuyện đời tớ cho lớp trẻ ngày nay nghe mà thương cho cái lũ "vừa là nạn nhân vừa là tòng phạm" bất đắc dĩ mang danh nghệ sỹ mà tâm hồn chẳng thấy thanh thản gì đến tận cuối đời ...Nào tiếp tục...

Mưa Sài gòn bất chợt đổ xuống... Để bảo vệ mấy đĩa hát mới nhận từ tay Huy Du kiếm được sau chuyến đi họp ở Ba Lan về gửi cho, tớ chui vào cái hiên nhà đầu đường Hai Bà Trưng, Lý Tự Trọng... quẳng cái xe Honda C50 ngoài trời... Đang dùng mùi-xoa lau vội những giọt nước mưa đang còn đọng trên vỏ đĩa hát thi bỗng nghe tiễng con nít : "Ối! ông này có đĩa ABBA chúng mày ơi!" Ngẩng đầu lên, tớ bắt gặp 6 cặp mắt đang nhìn mấy chiếc đĩa 33 vòng/phút của tớ một cách thèm thuồng.T ất cả chỉ là 3 đứa con nít thực sự. Đứa thứ nhất, nhỏ con nhất còn mang áo có biển hiệu "Trường Thiên Phước", đứa thứ hai, ăn mặc diêm dúa hơn, mập mạp hơn có vẽ tí quầng mắt và có cả tí... son môi. Đứa thứ ba rất đặc biệt vì 99% có máu Mỹ đen, mặc một bộ đồ bộ nhầu nát. Cả ba đang chuyền tay nhau một bao Capstan, mỗi đứa rút ra một điéu rồi phì phèo, rít khói vào thở khói ra một cách điệu nghệ. Tuy hơi khó chịu, nhưng tớ vẫn hỏi: "Sao các cháu biết ABBA? Sài gòn làm gì có ! (năm 75 ABBA chưa thực sự được phổ biến.) Một cháu trả lời: "Cháu đã được xem Eurovision qua tivi Mỹ! nhưng đi tìm mua băng hay đĩa hát thì không đâu có cả... Chú mua ở đâu đấy...c hỉ dùm cháu..." Tớ trả lời: "Không có đâu! Cái này cũng từ nước ngoài mới gửi về đấy!" Thế là,c ả ba tỏ ra tiếc nuối ra mặt. Chúng xin phép tớ đuợc xem hình và đọc vanh vách những tên bài hát trên mặt sau của bìa đĩa... Cả ba đều có vẻ mê âm nhạc ra mặt.... Tớ bỗng thấy thương hại chúng và bỗng nảy ra một ý định "Thử tìm hiểu đôi chút về cái bọn con nít muốn làm người nhớn" ở cái thời mới "giải phóng" này chúng sống và suy nghĩ gì về cuộc đời hiện tại và tương lai.. thế nào? Và thế là tớ liền đưa ra ý kiến : "Nếu các cháu thích nghe nhạc ABBA thì đến chú nghe....chỉ có điều, khi qua thường trực các cháu hãy vứt thuốc lá đi đấy! "Ô kê! Ô kê! Ô kê!"... Một lô ô kê kèm theo những tiếng "cảm ơn chú" rối rít vừa phát ra xong thì trời ngừng mưa.T hế là tớ leo lên xe, 3 đứa một xe chở nhau theo tớ về nhà chỉ cách đó có 50 mét...

Vừa mở cửa căn hộ 346, cả ba đứa như đi lạc vào một thế giới xa lạ, nhất là khi nhìn lên tường thấy tấm hình tớ chụp từ thời kỳ làm lính được phóng to lồng kính treo giữa nhà! Một cháu bật nói : "Ới!Ông này là ...Vi xi!"... và thái độ đứa nào đứa ấy tỏ ra mất tự nhiên ra mặt! Cứ như là chúng đã bị lừa vào hang hùm động rắn vậy! Tớ vừa đặt đĩa vào máy, vừa nói :"Vi-xi cũng có ba bảy đường vi-xi. Vi-xi mà dám mời 3 cháu về nhà cùng nghe ABBA thì là vi-xi xài được đó!" Và khi những bài hát "Mama mia", "Fernando", "Money,money,money"... cất lên thì chúng đã hết cái vẻ lúng túng ban đầu mà gần như chỉ thả hồn vào những giai điệu mà chúng thích thú... Tôi nghĩ chắc nghe xong đĩa hát này là chúng sẽ sớm cáo từ và vĩnh biệt chú vi-xi mãi mãi.... Nào ngờ, cái cháu mập mạp bỗng có ý kiến: Xin phép chú cho cháu về nhà lấy cái đầu thu đến thu lại cái đĩa này" Và cả bọn đều nhao nhao lên cùng đề nghị "lần sau khỏi làm phiền chú nữa". Tớ bắt đầu thấy "tụi nó"có cái gì đó dễ thương và có văn hóa nên muốn tìm hiểu sâu thêm đôi chút về những gì khác lạ trong 3 đúa này. Và đây là tiểu sử tóm tắt của tụi nó:

1- Con bé ốm có tên là Ng sinh năm 1960, nghĩa là vừa đúng... 15 tuổi học sinh lớp 9 trường Thiên Phước. Bố (đã chết) từng là cấp tướng trong binh chủng không quân của quân lực miền Nam nhưng do được đào tạo từ thời kỳ Pháp, nên sau này tuy không nắm chức vụ gì lớn nhưng vợ và 3 con vẫn được tiếp tục ở trong một biệt thự trong sân bay Tân Sơn Nhất. Và cuộc đời của bà vợ tướng cùng ba con xuống giốc không phanh từ ngày có lệnh "giải tỏa không cần giải thích" (nói nôm na là: đuổi cổ") tất cả các gia đình tướng tá "ngụy" nằm trong khu quân sự đặc biệt này. 4 mẹ con lếch thếch dọn dẹp về ở nhờ một căn gác gỗ ọp ẹp của một bà cô trong một con hẻm đưởng Trần Quốc Toản.. .Hai bàn tay trắng, hết tiền tử tuất... bán đồ đạc dần để sống qua ngày. Con cái đều bỏ học bắt buộc... N trở thành một đứa học sinh ... bụi đời sống hôm nay chẳng biết ngày mai... Có lần kéo nhau đi chơi Vũng Tầu cho đến khi hết tiền thì chui vào lô-cốt ngủ, không chịu về nhà!

2- X là một đứa may mắn hơn cả. Sinh ra trong một gia đình buôn bán có thương hiệu trên mặt tiền đường Catinat. Mẹ X là một người nổi tiếng là đẹp, đặc biệt là thân hình ngoài 40 trông vẫn như một... cây đàn ghi-ta. Ông chồng là ngưởi Pakístan đã qua đời nên người đàn bà góa này nghe nói , ngay những năm trước 75 đã có khá nhiều quí ông mon men kiếm chác... Nhưng tất cả đều bị thất bại vì mẹ X biết rằng chẳng có anh nào muốn lấy bà làm vợ làm gì mà chỉ nhằm vào cái cửa hàng to tướng của bà mà thôi ! Ấy vậy mà, bà đã ...rước về một cái "của nợ" (chữ của X), một "cán bộ cách mạng", chả biết làm gì mà lúc nào cũng cặp da,dày đen, thỉnh thoảng mới đến cơ quan thì đều có xe đưa đón? Mâu thuẫn giữa hai mẹ con đẩy X đến con đường "phá chơi" lấy tiền nhà, rủ bạn bè đi ăn nhậu, có khi đi cả tuần không về, đỡ phải nhìn thấy cảnh ngang tai chướng mắt. (Sau này, cái chuyện "nhà báo chưa hề viết được một bài báo nào" bao giờ tên Th.. "cua" được bà X.T Đồng Khởi đã một thời gian dài làm chuyện đàm tiếu của ngay dân nhà báo, nhất là khi thấy ông ta hãnh diện trong bộ pyjama , bắc ghế ngồi đọc báo ngay trước cửa hàng của "vợ" để mọi người thấy được "chiến lợi phẩm" đáng nể của ông ta. Cho đến ngày, mọi sự bịp bợm của ông ta bị vạch trần. Ông ta chỉ là dân... chạy vặt ở Đài Phát Thanh T.Ư nhưng đi đâu cũng có cái cặp đen đựng...bánh mỳ(!) và cái miệng nổ tía lia khiến các bà cứ tưởng ông ta sẽ là chỗ dựa vững chắc khi có chuyện cải tạo, tịch thu v..v..(Hiện nay, ông này đang còn sống ở Hànội sau một loạt scandal khác do ông gây ra!)

3- Đây là một hoàn cảnh rất đặc biệt . B không biết mình là ai? Không cha? Không mẹ? Không ngày sinh tháng đẻ rõ ràng, trừ bản lý lịch của một Ấu Trĩ Viên của Mỹ, khi bị đuổi khỏi khu vực Trần Quốc Toản nối dài (khu vực T.Ư còn bị bịt kín cho đén cuối thế kỷ XX). Người ta trao B cho một gia đình nhận làm con nuôi. Giấy tờ chỉ là có 5.6 dòng chữ : Tên :Catherine B, Sinh ngày 20 tháng 12 năm 1960. Bố /Mỹ (chết) mẹ Viêt nam(không rõ). Chính cái động cơ nuôi con lai Mỹ để mong đi theo diện con lai này đã làm cho B sống không Tổ Quốc, không gia đình, không có tình thương của bất cứ ai nên dễ bị lao xuống vực thẳm khi có kẻ xấu nào chỉ cần đẩy nhẹ một ngón tay út!

Nghe hai đứa khai sơ sơ về hoàn cảnh gia đình của ba đứa đang nhiều điều hấp dẫn bi hài thì X trở về. Ngoài cái đầu deck Sony thu phát cassette thì còn có một túi to đùng đồ ăn thức uống mà X nói "Lấy ở nhà đến!" Bầy lên bàn, thôi thì đủ cả bơ, fromage, pa-tê, xúc xích, bánh mỳ jăm bông... và đặc biệt có cả một chai "Giô Ny Uân Cơ" mà tớ chỉ ngửi thôi đã thấy say rồi! Tớ giả vờ hỏi ngây thơ: Thế các cháu biết uống rượu, hút thuốc từ khi nào vậy? X trả lời rất hồn nhiên : Nào bọn cháu có biết uống biết hút bao giờ đâu! Ghét cái lão "cán bộ", từ ngày về ở chung với mẹ cháu, ngày nào cũng khề khà nổ đủ thứ, nên cháu lấy cắp bớt đi một vài chai, uống chơi cho biết thôi! Cứ tưởng "các chú ai mà chẳng thích rượu"! Tớ lợi dụng ngay lời thú tội đó để gợi ý: Vậy thì thế này nhé:T ừ nay trở đi, cả ba đứa mỗi khi muốn đến thăm chú, nghe nhạc, chú chỉ yêu cầu :T hứ nhất ăn mặc đúng như khi các cháu còn đang đi học, không vẽ mắt tô môi. Thứ hai-không hút thuốc-Thứ ba-Không mang rượu-bia bọt gì đến nhà chú cả. Cả ba đứa phải luôn nhớ : Mới có 14, 15 tuổi cả, đừng tự làm mình thành những bà già vội... Chú sẵn sàng tiếp các cháu mỗi tuần một lần vào sáng chủ nhật và nếu đứa nào thích học nhạc chú sẽ dạy đàng hoàng cho! Cả ba đều ồ lên thích thú như đang đi trên sa mạc bỗng gặp được giếng nước đầy! Nhìn những nụ cười và đôi mắt chúng nó, tớ bỗng thấy mình đang dấn thân vào một việc mà người ta nói thì nhiều nhưng làm chẳng được bao nhiêu thậm chí toàn là làm...ngược lại! Đó là cải tạo và cảm hóa con người.

Hơn một năm trời trôi qua... ở cái building 23 Lý Tự Trọng, hàng tuần lại vang lên tiếng xướng âm đồ rê, mi... tiếng tớ giảng về cách nghe một bản nhạc không lời... Tiếng lành đồn xa.... khối người xin đến học nhưng tớ đều từ chồi viện cớ không còn thời gian vì mục đích của tớ lần này không chỉ là dạy nhạc mà qua âm nhạc muốn quan sát tâm lý, đạo lý của mấy đưa trẻ 15 đang trong cơn hoảng loạn tâm hồn, đang muốn tìm một con đường thoát rất... nguy hiểm... .Và nếu chúng bỏ dở nửa chừng là tớ thất bại. May thay, không đứa nào trở thành bụi đời, không đứa nào không mê âm nhạc và đọc sách. Thậm chí có những buổi không học nhạc, lẻ tẻ có đứa còn mang đến cho tớ khi tô cháo lươn nhà nấu, khi khúc cá thu nhà chiên. Bạn bè tớ, ngoài Bắc, trong Nam, gặp lũ nó đều thấy dễ thương và cảm thông cho số phận của chúng nếu không gặp tớ mà gặp phải thằng ba bị nào đó... thì khốn nạn mười mươi!

Và từ đó đến ngày... chúng ra đi , bốn chú cháu tớ đã trở thành những người thân thiết. Những bài học về âm nhạc tớ truyền cho chúng không chỉ là những bài đồ rê mi mà truyền cho chúng cái văn hóa âm nhạc chân thiện mỹ của dân tộc và của cả loài người.

Hiện nay, X đang ở Úc, đã có gia đình và có một con. Bà mẹ vẫn còn sống và đã rút được kinh nghiệm qua lần mang hận với lão "nhà báo" bố láo tên Th, nên chỉ còn biết... đi chùa. B, cuối cùng cũng được ra đi theo diện con lai (sau khi thoát khỏi cái gia đình muốn lợi dụng B để ăn theo) hiện cùng chồng và một đứa con (lấy nhau ở Việt Nam) đang sống hạnh phúc ở Mỹ, bang Connecticut. Riêng Ng thì được chính phủ Mitterand bảo lãnh cho đi theo chương trình cán bộ cao cấp do chính phủ Pháp đào tạo nên cả gia đình đều được lên máy bay ra đi đàng hoàng. Hôm đưa tiễn có cả tớ và một số bạn bè tớ ... Ai cũng khen là chuyện của ba đứa đều có hậu. Nhưng ít người biết được là : Trừ trường hợp X...có điều kiện tự thu xếp, còn lại 2 trường hợp, tớ đã phải năm lần bảy lượt thảo đơn cả bằng tiéng Anh lẫn tiếng Pháp kèm theo ảnh chụp chứng minh là "B không phải là người Việt Nam" và chưa bao giờ người Việt Nam nhận B là công dân nước họ cả, (không hộ khẩu, không chứng minh thư, không khai sinh.) Đơn tớ gửi đi mọi cơ quan ngoại giao đang có mặt khi đó tại Sàigòn (trừ Mỹ vì Sứ Quán Mỹ lúc đó vẫn chưa có) Riêng trường hợp của Ng thì tớ phải nhờ hai người bạn vào loại công an cỡ khá bự , (đã từng gặp và biết hoàn cảnh của mấy cô học trò của tớ ) chui hẳn vào bộ phận ngoại kiều để khui ra hồ sơ bảo lãnh của chính phủ Pháp.T hì ra người ta đã xếp só để ...làm gì không biết gần hai năm trời! Ngay sau đó có hai tuần, có người của Sở Công An xuống tận nhà báo : Chuẩn bị một tuần nữa lên đường đi Pháp! Không tốn một điếu thuốc lá ,một tách cà phê!

Riêng tớ, tớ còn rút ra được một điều: Có thể nào dùng âm nhạc để cảm hóa những con người có tâm hồn âm nhạc!

Tô Hải

15-04-2008
T'B-Lần này không còn phải kêu "buồn quá ông ơi" hoặc phải khóc nữa nhé. Để dành lần sau.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn