BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73398)
(Xem: 62246)
(Xem: 39435)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tấm gương anh hùng bất khuất của 13 liệt sĩ Yên Bái bất diệt!

17 Tháng Sáu 200812:00 SA(Xem: 1327)
Tấm gương anh hùng bất khuất của 13 liệt sĩ Yên Bái bất diệt!
52Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
43

Nhân ngày 17/6/1930, ngày bi thương và đen tối nhất
trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc


 Trang sử hào hùng

Cách đây hơn 80 năm, ngày 25/12/1927, tại làng Thể Giao-Hà nội, người thanh niên, sinh viên trí thức yêu nước Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông lập lên tổ chức cách mạng có cơ cấu của một tổ chức đảng chính trị đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ). Cương lĩnh và tôn chỉ cũng như mục tiêu được dựa trên chủ nghĩa tam dân của Tôn Dật Tiên là: Dân tộc độc lập! Dân quyền tự do! Dân Sinh hạnh phúc.

Với mong muốn và trước tiên là phải giành được độc lập cho Việt Nam và toàn cõi Đông Dương, bằng việc đánh đổ thực dân Pháp giành lại quyền tự chủ cho Việt Nam, ngay từ buổi đầu thành lập VNQDĐ, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Thái Học, đã nhanh chóng phát triển thành một tổ chức chính trị có qui mô rộng lớn. Chỉ sau hơn 2 năm, kể từ khi thành lập ngày 25/12/1927, cho đến khi cuộc khởi nghiã Yên Bái nổ ra ngày 10/2/1930, một bộ máy TW và hàng trăm chi bộ đảng có đội ngũ hàng nghìn đảng viên được thành lập trên khắp 3 miền của đất. Khí thế cách mạng đã thực sự được hâm nóng trong mọi tầng lớp nhân sĩ, trí thức yêu nước. Ngoài việc xây dựng và phát triển tổ chức đảng, lãnh tụ Nguyền Thái Học (NTH) đã liên kết đồng minh với một số tổ chức cách mạng khác như Tân Việt Cách Mạng Đảng, Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đảng vv. nhằm phối hợp hành động chuẩn bị cho công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách thưc dân.

Sự lớn mạnh của các tổ chức và phong trào cách mạng đã làm cho thục dân Pháp lo sợ và luống cuống, lập tức tình trạng khẩn cấp đã được người Pháp triển khai và có biện pháp trấn áp phong trào cách mạng, bằng việc bắt bớ khủng bố các tổ chức cách mạng và cài người vào hàng ngũ cách mạng để phá rối và làm suy yếu tổ chức.

Trước sự đàn áp khủng bố gắt gao của thực dân Pháp, tổ chức cách mạng VNQDĐ của lãnh tụ trẻ tuổi NTH nhưng còn rất thiếu kinh nghiệm chỉ với lòng nhiệt tình thôi chưa đủ, tài tổ chức của ông cũng chỉ là một bài học cho hậu thế để làm gương. Với sự nôn nóng của tuổi trẻ cũng như việc tạo nên thời cơ chưa đủ chín muồi trong một giai đoạn và bối cảnh lịch sử, chưa tạo ra cơ hội cho những người làm cách mạng làm nên một cuộc cách mạng rung trời chuyển đất. Với một sự suy nghĩ "Không thành công cũng thành nhân "có phần manh động và ở thế không biết mình biết người, ông đã đi một nước cờ vô cùng táo bạo: tổ chức cuộc khởi nghĩa bằng bạo động tại Yên Bái. Do kế hoạch bị bại lộ và chưa có sự chuẩn bị kỹ càng, cuộc khởi nghĩa Yên Bái chỉ diễn ra trong vòng 10 ngày từ ngày 10/3/1930 đến ngày 20/3/1930 thì bị dập tắt. Lãnh Tụ NTH bị sa vào tay quân thù.

13 trang anh hùng lẫm liệt và....

Ngày 17/6/1930, cái ngày bi thương và đen tối nhất trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Để trả thù cuộc khởi nghĩ Yên Bái, thực dân Pháp đã hèn hạ đưa Nguyễn Thái Học cùng với các đồng chí của ông ra pháp trường Yên Bái... Cận kề trước cái chết man dại bằng máy chém, những người con yêu dấu của dân tộc đã tỏ rõ khí phách hiên ngang bất khuất, anh dũng đồng thanh hô to "Việt Nam vạn tuế!", ngửng đầu sẵn sàng kề cổ dưới máy chém của kẻ thù, từng người một không hề nao núng run sợ.
Xúc động biết bao khi được nghe kể về liệt sĩ Phó Đức Chínhh đã không hề nao núng, run sợ trước cái chết, khẳng khái ngửa mặt nhìn lưỡi đao từ trên cao bổ xuống, chứ không chịu cúi đầu... Thật là hành động phi thường của những con người phi thường khiến cho ngay cả kẻ thù phải cúi đầu khiếp sợ và kính trọng. Chỉ có những con người yêu nước nồng nàn mới dám coi thường cái chết, coi cái chết nhẹ tự lông hồng như vậy. Còn uy dũng hơn cả gương hy sinh của người anh hùng dân tộc Trung Hoa là Văn Thiên Tường đời Tống Họ đã viết lên bản hùng ca tô hồng cho trang sử Viêt Nam

Sự hy sinh vô cùng anh dũng của 13 anh hùng liệt sĩ đã để lại sự thương cảm và xúc động cho mọi tầng lớp nhân dân, hàng loạt hàng loạt lễ truy điệu tên khắp mọi miền đất nước đã được tổ chức và sau này cho đến ngày hôm nay những thế hệ người Việt Nam chân chính vẫn nhớ đến ngày này để thắp hương tưởng nhớ. 13 anh hùng liệt sĩ mãi mãi là tấm gương cho thế hệ sau noi theo. Họ đã làm xong nghĩa vụ đền nợ nước để lại tiếng thơm cho ngàn đời sau.

... sự ti tiện ích kỷ mù quáng của chế độ cộng sản

Ngày nay, sau gần 80 năm ngày hy sinh anh dũng của các liệt sĩ Yên Bái, khi lễ tưởng niệm các anh hùng được diễn ra khắp moi nơi tại hải ngoại, thì tuyệt nhiên các anh hùng đã bị sự vô ơn ích kỷ của chế độ độc tài vùi lấp chỉ vì muốn độc chiếm ngôi vị "thần tượng" cho riêng mình. Vì sự hẹp hòi tích kỷ, đố kị và ti tiện, suốt hơn 60 năm qua họ đã cố tình không muốn cho hậu thế biết về tấm gương bất khuất và anh dũng vô song của 13 liệt sĩ Yên Bái, tuyệt nhiên không một dòng nào trên trang sử mô tả về cái chết đầy chất bi hùng về họ, 13 người con ưu tú của dân tộc, ngoài một bài lịch sử sơ sài về cuộc khởi nghĩa Yên Bái và anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học...

Che giấu lịch sử là một tội ác. Ngoài tội ác chống ại nhân dân, phản bội lại lợi ích của nhân dân, một lần nữa họ đã gây tội ác với nhân dân khi đã vô liêm sĩ cố tình tìm cách che giấu nhân dân về trang sử bi hùng đó suốt hơn 60 năm qua: không phổ biến, không tôn vinh, không đưa vào sách sử những tư liệu quí giá về tấm gương bất khuất đó. Những thế hệ sau đã không biết được Phó Đức Chính, Ký Con, cô Giang là ai, họ chỉ được biết một cách rất lờ mờ về người anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học... Trong đời thực cũng vậy, tại quê nhà của ông, Làng Thổ Tang-Huyện Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc, họ đã tìm cách phong toả khống chế gia quyến vị anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học, không cho tổ chức ngày giỗ của ông theo nghi thức trang trọng. Mãi cho đến đầu những năm 2000 họ mới cho người thân của ông sửa sang chăm lo phần mộ cho ông và các đồng chí của ông. Thật là hành động bỉ ổi và đê tiện. Sau này họ sẽ xứng đáng với lời nguyền rủa của hậu thế, trang sử đen tối dân tộc sẽ dành cho họ vị trí như Lê Chiêu Thống xưa kia. Thật là nhục nhã!

Bài học Yên Bái và sự phục hồi của VNQDĐ

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, nhưng dư âm và ảnh hưởng của nó đã thực sự làm thức tỉnh mọi tầng lớp sĩ phu yêu nước, là hồi chuông báo hiệu cho một sự khởi đầu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sau này, nó thực sự làm cho chủ nghĩa thực dân choáng váng và lo sợ trước làn sóng cách mạng đang dâng cao.

Tổ chức VNQDĐ, sau cuộc khởi nghĩa thất bại, nhất là việc hy sinh của lãnh tụ NTH, thực sự là một mất mát không gì bù đắp nổi.Tuy đã có sự cố gắng tâm huyết của những thành phần ưu tú nhất của đảng, nhưng do bối cảnh lịch sử và nhiều yếu tố khác, nhất là yếu tố lãnh tụ, người kế thừa xứng đáng, có uy tín để tổ chức và tụ hội được nhân tài làm lên nghiệp lớn thực sự đã không thể có được sau này để dẫn dắt tổ chức cách mạng đi lên.

Sau rất nhiều cố gắng nhằm tái tạo xây dựng lại VNQDĐ nhưng không thành, cuối cùng tổ chức bị phân hoá ra thành nhiều nhóm nhỏ để hoạt động độc lập. Mãi đến những năm giữa của thập kỷ 40 thế kỷ trước, VNQDĐ và một số tổ chức cách mạng khác, được sự hỗ trợ của quân đồng minh mà đại diện là quân của Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch, đã dần hồi phục và kết hợp nhau lại tạo lên một liên minh chống đế quốc thực dân, trong đó có cả tổ chức Việt Minh, mà sau này họ cũng không thể ngờ được rằng, cái tổ chức Việt Minh này do đảng CSVN thao túng và đứng đằng sau giật dây lại là kẻ gian hùng và có nhiều thủ đoạn thâm độc nhất, để loại bỏ các tổ chức đảng phái khác nhằm độc chiếm quyền lực và thực hiện âm mu độc tài sau này.

Cùng với việc trải thăng trầm biến cố của lịch sử, Việt Nam quốc dân đảng trong vai trò của một tổ chức chính trị, lúc thịnh lúc suy, tuy vẫn duy trì và tồn tại đến ngày nay nhưng vai trò của VNQDĐ ngày càng trở lên mờ nhạt, chỉ hoạt động cầm chừng ở hải ngoại mang tính chất truyên truyền chính trị trong phạm vi nhất định.

80 năm đã qua, nhìn lại chặng đường lịch sử VNQDĐ đã trải qua, chúng ta không khỏi ngậm ngùi trăn trở về một tổ chức cách mạng dân tộc với tư tưởng lớn lao của thời đại, nhưng do những hạn chế nhất định đã không thực hiện được vai trò lịch sử giao phó là đem lại độc lập tự do cho dân tộc.

VNQDĐ - bài học hôm qua

Những ưu điểm có tính lịch sử

Tuy tổ chức VNQDĐ hiện nay chỉ còn lại cái bóng của chính mình, nhưng những gì VNQDĐ đã để lại trong quá khứ của lịch sử đáng để chúng ta đi sâu vào phân tích và nghiện cứu, nhất là vai trò lãnh tụ của nhà ái quốc NTH, sự nghiệp dang dở mà ông để lại tuy ngắn ngủi nhưng đã tạo lên dấu son trong lịch sử dân tộc. Cần nhìn nhận rằng khi ấy với trình độ dân trí còn thấp, lại sống trong một môi trường thực dân phong kiến, các tư tưởng tiến bộ bị bưng bít phong toả trong tăm tối. Nhưng vượt lên trên tất cả là chí khí yêu nước của một thanh niên mới 25 tuổi, lãnh tụ NTH đã có tư tưởng yêu nước rất sớm, từ một sinh viên trường cao đẳng thương mại do Pháp bảo hộ, ông đã cùng với các đồng chí của mình thành lập VNQDĐ, tổ chức chính trị có tư tưởng dân chủ sớm nhất và lãnh tụ trẻ nhất trong lịch sử. Tư tưởng cách mạng của ông cho đến ngày nay vẫn còn giá trị, nhất là cách thức tổ chức cũng như cơ cấu hệ thống tổ chức của VNQDĐ khi đó đã tỏ ra có nguyên tắc dân chủ. Khi đó từ một tổ chức đơn thuần là Nam Đồng Thư Xã, một nhà xuất bản có tư tưởng tiến bộ, những nhà sáng lập VNQDĐ do lãnh tụ NTH khởi xướng đã lập nên tổ chức chính trị VNQDĐ theo đúng qui trình tuần tự của một tổ chức cách mạng dân chủ. Từ việc tổ chức đại hội đảng gồm những đại biểu tham dự được lựa chọn từ cơ sở cho tới diễn biến và cách thức tổ chức đại hội, đã cho ta thấy ý thức tôn trọng nguyên tắc dân chủ của những nhà cách mạng VN khi đó đã được hình thành rất sớm.

Cương lĩnh và tôn chỉ cũng như nhiệm vụ đề ra sau đại hội đã cho ta thấy trình độ chính trị khi đó rất cao, phù hợp và đáp ứng với lòng mong mỏi của tầng lớp trung lu khi ấy sĩ phu, trí thức, tiểu thương địa chủ thời ấy. Vì vậy, như một làn gió mới, nó được các tầng lớp trên đón nhận và phát triển một cách nhanh chóng. Chỉ trong mọt thời gian ngắn đã có hàng ngàn người xin gia nhập tổ chức VNQDĐ. Một điểm đáng lưu ý nữa là việc lãnh tụ NTH đã biết liên minh liên kết với các tổ chức cách mạng khác, nhằm tạo lên sức mạnh tổng hợp, kết hợp hoạt động đấu tranh chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc Việt Nam

Những khuyết điểm buổi đầu thành lập

Bên cạnh những u điểm của VNQDĐ trong thời kỳ đầu thành lập, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ NTH, VNQDĐ còn rất nhiều hạn chế. Mặt hạn chế này một phần lại nằm chính nơi lãnh tụ NTH, tuy có lòng nhiệt huyết và tài tổ chức, nhưng về mặt tuổi đời ông còn quá trẻ nên kinh nghiệm còn nhiều thiếu sót và non nớt. Nếu khi đó ông biết nhìn xa trông rộng và biết được những hạn chế về tuổi tác của mình, ông có thể chiêu mộ những nhân sĩ sĩ phu yêu nước có kinh nghiệm từng trải để làm mưu sĩ, cố vấn cho những vấn đề tổ chức cũng như cách giải quyết tình huống trong các điều kiện khác nhau. Sau đây tôi xin chỉ ra những thiếu sót của lãnh tụ NTH cũng nh của VNQDĐ thời đó, nếu khắc phục được những nhược điểm này thì có lẽ VNQDĐ sau này sẽ là nhân tố quan trọng góp phần làm nên lịch sử dân tộc.









Nguyễn Thái Học

1. Hệ thống tổ chức, tuyển chọn đào tạo và kết nạp đảng viên. Việc kết nạp bừa bãi, không qua hệ thống sàng lọc tuyển chọn, đào tạo và thức thách trước khi kết nạp, cũng như nguyên tắc điều lệ đảng, nội qui, pháp qui kỷ luật cha nghiêm túc cẩn trọng, đã dẫn đến chất lượng đảng viên còn kém, tuỳ tiện, chưa ý thức được việc chấp hành mệnh lệnh tổ chức.

2. Hệ thống lý luận chính trị gần như bỏ ngỏ, nếu ý thức giác ngộ cách mạng chỉ mang tính bộc phát thì việc soạn thảo ra các tài liệu tuyên truyền và các tài liệu hướng dẫn đạo tạo lý luận tư tưởng nhằm chuyên nghiệp hoá chính trị, phổ cập hoá chính trị trong tổ chức đảng là một yếu tố rất quan trọng, không thể thiếu được.

3 Việc tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ là rất quan trọng, đối tượng đấu tranh khi đó là một thế lực mang danh chính thể một quốc gia, thế mạnh của nó được hợp thức hoá bằng hệ thống cai trị của một nhà nước, vì vậy nó mang tính chính danh, cho dù chế độ đó tàn bạo phi nhân đến đâu cũng không thể thắng được nó, nếu không tạo nên thời cơ làm nó suy yếu thì cũng phải chờ đợi cơ hội khi nó suy yếu mới mong lật đổ được nó.

4. Phương pháp và công tác tuyên truyền cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi của tầng lớp trung lưu trong xã hội, giai cấp nông dân thợ thuyền là lực lượng chiếm phần lớn trong xã hội bị bỏ ngỏ, do đó đã không tận dụng và phát huy được sức mạnh quần chúng.

Chỉ vì nóng vội với tâm lý nhiệt huyết và bồng bột tuổi trẻ "Không thành công cũng thành nhân", lãnh tụ NTH đã vội vã khởi nghĩa làm binh biến, muốn tạo nên thế bất ngờ đối với kẻ địch, nhưng việc không thành, để lại sự nghiệp còn dang dở.

Nếu khi đó có sự suy nghĩ chín chắn, khi phân tích tình hình thế mạnh yếu địch ta, biết thức thời lùi một bớc để tiến hai bước, ông lên huỷ bỏ cuộc khỏi nghĩa, tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng tính kế dài lâu, thì chắc chắn VNQDĐ với tài năng của ông đã có thể tạo được những việc lớn lao hơn: chuyển đổi lịch sử.

Bài học lịch sử sao học mãi không thuộc ?

Một sự thật đau lòng là tổ chức VNQDĐ của nhà yêu nước NTH lại là bài học cho chính kẻ thù của họ sau này học hỏi và rút kinh nghiệm. Những ưu điểm cũng như cách thức tổ chức và những thiếu sót, khuyết điểm cả chủ quan lẫn khách quan đã được đảng độc tài CSVN phân tích mổ xẻ, làm bài học kinh nghiệm dẫn tới thành công sau này của họ. Nhưng tiếc thay, 80 năm đã qua đi, với bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, những thế hệ kế thừa của VNQDĐ đã không kế tục được sự nghiệp của lãnh tụ NTH để lại. Những tư tưỏng và mục tiêu của ông vì một nước Việt Nam dân chủ tự do và độc lập, nhiệm vụ mà ông đang đeo đuổi dang dở là sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội, cách mạng dân chủ cho Việt Nam ngày một bị lụi tàn và lay lắt. Thế hệ kế nghiệp ông thật sự không xứng đáng với tên tuổi và sự nghiệp của ông để lại.

Một VNQDĐ hừng hực khí thế cách mạng, đi đầu trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đã oanh liệt viết lên trang sử vàng dân tộc trong thời kỳ cận đại. Một lãnh tụ kiệt xuất vì đại nghĩa đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho tổ quốc, dám hy sinh quên mình xả thân vì nghĩa lớn. Sẽ không thể chấp nhận một VNQDĐ lay lắt lu mờ co mình yếm thế như ngày nay. Một tấm gương không chỉ VNQDĐ noi theo và phát huy, mà các tổ chức dân chủ VN cũng cần noi theo.

Nhưng đó cũng là một bài học mà VNQDĐ nên dũng cảm nhìn thẳng vào.

Hôm nay, nhân kỷ niệm 78 năm, ngày giỗ 13 anh hùng liệt sĩ của tổ chức VNQDĐ, chúng ta trân trọng nghiêng mình tưởng nhớ tới lãnh tụ Nguyễn Thái Học vị anh hùng dân tộc, đã anh dùng hy sinh vì tổ quốc.

Chúng ta tưởng nhớ về một VNQDĐ đã làm lên cuộc cách mạng giải phóng đầu tiên của lịch sử dân tộc. Để cùng nhau có ý thức và trách nhiệm làm cuộc cách mạng ngay chính trong lòng mỗi đảng viên VNQDĐ quang vinh. Làm sao xứng đáng với tên tuổi của lãnh tụ NTH. Làm sao những đảng viên trung kiên của VNQDĐ muôn người như một, để cùng nhau tay trong tay kết đoàn, phục hồi và xây dựng VNQDĐ, xứng đáng là con chim đầu đàn đi tiên phong, sát cánh cùng các tổ chức dân chủ trong và ngoài nước trong phong trào đấu tranh với chế độ độc tài CSVN, mau chóng góp phần đem lại nền tự do dân chủ cho tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Xin hãy xứng đáng với VNQDĐ quang vinh và những anh hùng liệt sĩ của đảng năm xưa!

Xin hãy xứng đáng và nối tiếp sự nghiệp còn dang dở người anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học!

Bài học về cuộc khởi nghĩa Yên Bái, về tổ chức chính trị VNQDD luôn là bài học có giá trị cho các tổ chức cach mạng Việt Nam hiện nay noi theo và rút ra những kinh nghiệm quí báu trong công cuộc dân chủ hoá đất nước của ngày hôm nay!

Bạch Hạc 25/12/2007 – 17/06/2008
Trác Tuân

Phụ Lục:
Liệt nữ Cô Giang

Thế ru? Đời thế ru mà?
Đời mà ai biết? Người mà ai hay?

Đó là hai câu thơ cuối của người liệt nữ cách mạng Nguyễn Thị Giang (cô Giang), người vợ, người đồng chí của người anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học làm ra trước khi tuẫn tiết, để đi vào cõi bất tử.

Có đau đớn nào hơn khi thân thế và sự nghiệp của bà đã gần 80 năm qua đi chỉ được nhắc đến trong một mục ngắn ngủi của website Việt Quốc.
Thân không giúp ích cho đời!
Thù không trả được cho người tình chung!
Dẫu rằng đương độ trẻ trung,
Quyết vì dân chúng thề lòng hy sinh.
Con đường tiến bộ mông mênh,
Éo le hoàn cảnh buộc mình biết sao!
Bây giờ hết kiếp thơ đào
Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây!
Dẫu rằng chút phận thơ ngây,
Sổ đồng chí đã có ngày ghi tên!
Chết đi dạ những buồn phiền,
Nhưng mà hoàn cảnh truân chuyên buộc mình!
Quốc kỳ phất phới trên thành,
Tủi thân không được chết vinh dưới cờ.
Cực lòng nhỡ bước sa cơ!
Chết sầu, chết thảm, có thừa xót xa!
Thế ru? Đời thế ru mà?
Đời mà ai biết? Người mà ai hay?”
Nguyễn Thị Giang


Sự nghiệp cách mạng, quyết lòng hy sinh vì dân vì nước! Nỗi niềm canh cánh vẫn chưa trả được nợ nước thù nhà của người liệt nữ.... đã để lại cho đời sau một sự xót xa... vô cùng đau đớn!









Cô Giang

Nhưng, thói đời bạc bẽo, lòng người ti tiện nhỏ nhen! Sự xót thương cho cái chết vì đời của bà của người đời sao mà tàn nhẫn thế! Bà đã vì dân, nhưng dân không vì bà! Bà vì mọi người... nhưng mọi người không vì bà! Bà vì đời... nhưng Đời cũng không vì bà... Các đồng chí của bà cũng không tâm huyết với bà, họ chỉ làm chiếu lệ!

Kẻ ác đã vì sự ích kỷ đê tiện mà đang tâm xoá nhoà huyền tích của người nữ anh hùng bất khuất, về sự tiết tháo kiên trinh của bà.

Tất cả hậu thế chúng ta đã mắc tội với bà.
Thế ru? Đời thế ru mà?
Đời mà ai biết? Người mà ai hay?”

Gần 80 năm qua đi, nhưng trang tình sử cũng như thân thế sự nghiệp và cái chết tiết tháo đầy bi ai của bà đã bị kẻ ác và người đời cho vào quên lãng....! Không một dòng trong trang sử, không một lời kể lại, không một lời nói về dấu tích đau thương năm xưa nơi bà tuẫn tiết. Với mong muốn để lịch sử sẽ quên công ơn đối với người nữ anh hùng cách mạng, kẻ thù hèn hạ đã ra lệnh chôn sâu bà dưới ba tầng đất, kẻ ác đồng loã cũng hèn hạ không dám nhắc đến công lao của bà !

Thế đấy! Chỉ vì muốn độc chiếm công lao, danh vọng, kẻ ác đang trị vì trên chiếc ghế quyền lực, chỉ với vài dòng lịch sử qua loa, đã dùng thủ đoạn bôi nhọ, để che giấu sự nghiệp cách mạng đầy chính nghĩa của Nguyễn Thái Học và tổ chức VNQDĐ của ông, cũng như không muốn nêu gương sáng của người nữ cách mạng Nguyễn Thị Giang, của những đồng chí của bà vì động cơ đê hèn ích kỷ, chúng đã mắc tội với tiền nhân, những người đã vì tổ quốc, không phân biệt tổ chức đảng phái miễn là có cùng mục đích đánh đuổi thực dân, đã cùng nhau sát cánh với tổ chức tiền thân của họ là Thanh niên cách mệnh đồng chí hội.

Họ đã mắc tội với nhân dân về việc cố tình che giấu lịch sử, xoá nhoà lịch sử, bỏ quên người trung hiếu, vì nước vì dân.

Những kẻ vong ân bội nghĩa, đã mắc tội với vong linh người đã khuất, những người bạn cùng trang lứa, cùng thời đại, cùng chiến đấu với kẻ thù chung là bè lũ thực dân!Thật là đê tiện và tiểu nhân.

Nhưng những người được mệnh danh là dấn thân vì dân vì nước, không cảm thấy cắn dứt lương tâm, không thấy trăn trở vì đã vội quên ơn bậc tiền bối, những anh hùng hào kiệt đã làm lên trang sử bất khuất về cuộc khởi nghĩa Yên Bái anh dũng năm xưa hay sao? Không thấy ai nhắc đến, không một lời thương tiếc... Không một dòng ca tụng... tiền nhân? Những kẻ mang danh kế nghiệp Việt Nam quốc dân đảng của người anh hùng Nguyễn Thái Học cũng vậy! Họ đã không làm tròn bổn phận với lời dặn dò trăn trối sau cùng của tìên nhân:
- Chúng tôi chắc đi chết đây! Các anh sống ở lại, cứ công nào việc ấy nhé! Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu! Hoa tự do phải tưới bằng máu! Tổ quốc cũn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa! Nhiều nữa! Rồi thế nào cách mệnh cũng có ngày thành công!

Thậm chí ngay đến cả việc vinh danh, nêu gương tên tuổi những đồng chí của đảng, những anh hùng dân tộc, sự nghiệp cao cả và anh dũng của họ vì dân vì nước để cho thiên hạ cho nhân dân và cho thế hệ trẻ hiện nay biết về một thuở hào hùng của một Việt Nam quốc dân đảng năm xưa, biết về những tấm gương hy sinh bất khuất của người anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học và những đồng chí của ông. Để đời sau biết về một mối tình chung thuỷ, một trang tình sử bi thương, một tấm lòng kiên trung tiết tháo về người Liệt nữ Nguyễn Thị Giang! Vậy mà họ cũng không làm tròn trách nhiệm.

Xin trích lại đây đoạn tiểu sử cũng như quãng thời gian cuối cùng của bà trước khi tuẫn tiết theo chồng, sự trả thù hèn mạt của kẻ thù và những hình ảnh đau thương sau khi bà tuần tiết.... để chúng ta cùng suy ngẫm:

“…Cô Giang, người ở tỉnh Bắc Giang, nên cả ba chị em cô, có tên là Bắc, Giang và Tỉnh. Cô Tỉnh khi ấy còn nhỏ. Còn hai chị thì đều vào Đảng cách mệnh của anh Song Khê. Việt Nam Quốc Dân Đảng nguyên không thu đàn bà làm đảng viên. Các chị em đồng chí chỉ tổ chức vào Phụ Nữ Đoàn. Vậy mà riêng tỉnh bộ Bắc Giang có mấy nữ đảng viên.

Là vì đó nguyên là đảng của anh Song Khê. Sau khi Đảng ấy hợp với VNQDĐ rồi, đành lẽ cứ để cho như cũ vậy… Đó là một điều ngoại lệ, dành riêng cho mấy chị ở Bắc Giang. Song chị Giang và các chị ở đó thực đã xứng đáng với cái đặc điểm ấy. Làm giao thông, làm tuyên truyền, chị tỏ ra một người đồng chí có tài và đắc lực. Nhưng quý hơn hết là sự tận trung với Đảng: trừ việc Đảng, chị không còn thì giờ để làm cái gì cho đời sống riêng mình. Sau hồi 1929, chị làm việc giao thụng cho Tổng Bộ với các nơi, luôn luôn phải gặp gỡ và cùng đi với anh Học.
“Lạ chi thanh, khi lẽ hằng,
Một dây, một buộc ai giằng cho ra”

Sự thương yêu nhau của một đôi đồng chí tài sắc ngang nhau, trạc tuổi gần nhau, đâu phải là chuyện khiến chúng ta khó hiểu. Rồi, một buổi sớm tốt lành kia, nhân đi gần đền Hùng Vương, hai người đó đem nhau vào đền mà thề nguyền. Trong buổi định tỡnh ấy, chị cố xin Anh giao cho một khẩu súng sáu, và hứa: “nếu Học chẳng may chết vì nước, thì Giang cũng xin lấy khí giới này mà chết theo chồng!”

Từ khi anh Học bị bắt, nhớ đến lời thề sơn hải, tinh thần chị gặp một khủng hoảng to! Bỗng dưng cười, bỗng dưng khóc, chị trở nên gần như một kẻ mất trí khôn! Và anh em phải tốn rất nhiều công bảo vệ cho chị có thể ở yên tại Hà Nội, mà gián tiếp thăm anh Học. Chiều hôm ấy, nghe tin anh Học bị giải lên Yên Báy, chị cũng đáp xe lửa đi theo hút! Chị mang theo một khẩu súng, một quả bom, định vào phá pháp trường.

Nhưng bọn lính canh đó ngăn không cho chị tới gần. Đứng đàng xa, với một sức tự trị phi thường, chị đã đem nụ cười mà đáp lại nụ cười của anh Học khi sắp bước lên máy chém. Nấp trong đám người đứng xem, chị đã không lộ mảy may nỗi đau xót cho người ngoài biết. Xem chém xong, chị quay về nhà trọ và viết hai bức thư tuyệt mạng. Hai bức thư ấy viết trên ba trang giấy khổ hẹp, bằng nét bút chữ xanh. Rồi ra chợ, chị mua mấy vuông vải trắng, làm khăn để tang chồng. Buổi chiều, chị đi xe lửa sang Vĩnh Yên. Và sớm hôm sau, chị về địa hạt Đồng Vệ, cạnh làng Thổ Tang, vào thăm lại cái quán giữa đồng mà đôi vợ chồng son đã có lần cùng ngồi trò chuyện. Nghĩ đến chồng, nghĩ đến Đảng, nghĩ đến Nước, cái thiên tính muốn sống với cái ý định phải chết đó giao tranh kịch liệt! Sự giao tranh ấy đó làm cho chị bơ phờ mỏi mệt. Cái quyết tâm đến với cái mỏi mệt ấy, bước ra ngoài quán, chị cầm súng tự bắn vào thái dương bên phải một phát, rồi ngã vật xuống, súng quăng ra một bên.

Khi ấy chị đó có mang mấy tháng. Tên tri phủ Vĩnh Tường trình tỉnh khám qua, rồi báo về Hà Nội cho mật thám đem thầy thuốc lên khám lại. Do cái tên ký “Nguyễn Thái Học phu nhân”, chúng biết là chị. Vì bởi biết là chị, nên chúng tìm cách trả thù ở cái xác chết: sau khi lột quần ỏo ra khám rồi, chúng khụng hề mặc trả lại. Và còn để thi hài bộc lộ dưới ánh nắng, dưới nước mưa, dưới sự bâu hút của ruồi, nhặng, đến hai, ba hôm, rồi mới cho mai táng!
Hai bức thư của chị như sau này:

Bức thư thứ nhất:
“ Ngày 17 tháng 6, 1930
Thưa Thầy Mẹ,
Con chết là vì hoàn cảnh đã bó buộc con: không báo thù được cho nhà, rửa được nhục cho nước! Sau khi đã đem tấm lòng trinh bạch dâng cho chồng con ở đền Hùng, giờ con tìm về chỗ quê cha, đất tổ, mượn phát súng này mà kết liễu đời con!
Đứa con dâu thất hiếu kính lạy.”

Bức thư thứ hai.
“Anh đã là người yêu nước!

Không làm tròn được nghĩa vụ cứu nước, Anh giữ lấy tấm linh hồn cao cả để về mà chiêu binh, rèn lính ở dưới suối vàng!

Phải chịu đựng nhục nhã, mới có ngày mong được vẻ vang! Các bạn đồng chí phải sống lại sau Anh, để đánh đổ cường quyền, mà cứu lấy đồng bào đau khổ!

Thơ:

Thân không giúp ích cho đời!
Thù không trả được cho người tình chung!
Dẫu rằng đương độ trẻ trung,
Quyết vì dân chúng thề lòng hy sinh.
Con đường tiến bộ mông mênh,
Éo le hoàn cảnh buộc mình biết sao!
Bây giờ hết kiếp thơ đào
Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây!
Dẫu rằng chút phận thơ ngây,
Sổ đồng chí đã có ngày ghi tên!
Chết đi dạ những buồn phiền,
Nhưng mà hoàn cảnh truân chuyên buộc mình!
Quốc kỳ phất phới trên thành,
Tủi thân không được chết vinh dưới cờ.
Cực lòng nhỡ bước sa cơ!
Chết sầu, chết thảm, có thừa xót xa!
Thế ru? Đời thế ru mà?
Đời mà ai biết? Người mà ai hay?”
Nguyễn Thị Giang

Đọc bức thư thứ hai, đủ rõ tâm trạng chị Giang khi ấy như thế nào: Chết theo nước? Chết theo chồng? Ở trong cái trí nghĩ mê man vì đau đớn bấy giờ, các sự vật có lẽ đều biến chuyển, mê ly, không còn có giới hạn rõ ràng nữa. Do vậy, cho đến phút cuối cùng, lòng bà vẫn không nhãng quên cái bổn phận làm dân đối với đồng bào, làm con đối với cha, mẹ! Và vẫn kỳ vọng ở các đồng chí chết sau vì bà mà trả hộ thù nhà, rửa xong nhục nước! Tấm lòng trách nhiệm ấy là một đặc sắc chung của người phương Đông chúng ta, bất cứ ở địa vị nào.

 Trác Tuân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn