BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73316)
(Xem: 62231)
(Xem: 39419)
(Xem: 31165)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Xin lỗi, rất tiếc

30 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 1405)
Xin lỗi, rất tiếc
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
12Vote
34
Đang đêm, ông bạn Luật sư gọi điện thoại đổ dồn:

 - Này, ông biết gì chưa, có mục xin lỗi rồi đấy?

 - Xin lỗi cái gì? Ở đâu?

 - Truyền hình Việt Nam, truyền hình đã xin lỗi khán giả rồi đấy, họ nói: “Chúng tôi rất tiếc phải công bố với khán giả về sự cố của chương trình Mối tình đầu của Lượm được phát sóng ngày 25-1 năm 2011 trong chuyên mục người xây tổ ấm”. Như vậy là cuối cùng thì nhà đài cũng nhận sai và xin lỗi. Đấy, ông thấy chưa? Lu…ật pháp là phải nghiêm minh như thế.

 - Thì sai phải xin lỗi là bình thường chứ có gì đâu mà ông nhặng lên thế.

 - Nhưng, đây là Đài Truyền hình quốc gia, ông hiểu chưa. Đài Truyền hình quốc gia mà xin lỗi là chuyện khó khăn lắm đấy chứ ông tưởng à.

 - Đài nào mà sai chẳng phải xin lỗi, ông cứ làm như chuyện xin lỗi là cái gì ghê gớm lắm. Liên hiệp quốc mà sai còn phải xin lỗi nữa là cái nhà đài.

 - Ông chẳng hiểu gì cái luật pháp Việt Nam, ở Việt Nam nó khác ông ơi.

 - Khác chỗ nào?

 - Thì thường là… không xin lỗi.

 - Vậy luật Việt Nam không có quy định khi sai phải xin lỗi và đền bù thiệt hại à?

 - Có chứ, luật pháp là phải nghiêm minh, nên nhà đài sai thì phải xin lỗi là phải rồi, bây giờ nhà đài sai, thì xin lỗi là xong. Thế cho nên tối nay mới có chuyện xin lỗi đấy. Chứng tỏ rằng Đài Truyền hình quốc gia cũng biết tiếp thu nhận ra khuyết điểm đấy chứ. Cần phải nghiêm túc như thế mới đúng là Đài quốc gia chứ ông nhỉ.

 - Ông cứ đùa giai, quốc gia với quốc… thịt. Trường hợp này, báo chí nó ầm lên như thế, ép như thế mà không xin lỗi có mà mang cái mặt mo à. Nhưng chỉ trường hợp này thôi, đầy lỗi của Truyền hình Việt Nam có bao giờ biết xin lỗi ai khi nào đâu.

 - Sao ông cứ mặc cảm thế nhỉ, sai là chuyện ngoài ý muốn, từ xưa đến nay mới có cái sai này nên mới xin lỗi, chứ nói như ông luật sư Phạm Hồng Hải thì “người có lỗi thì phải xin lỗi, còn người không có lỗi thì liệu có phải xin lỗi không?. Đấy, không có lỗi sao phải xin. Chẳng lẽ không sai cũng cứ lên truyền hình rồi: “xin lỗi quý vị khán giả là chúng tôi đã… không sai”?

 - Ông nghĩ là Đài Truyền hình Quốc gia giờ mới có sai à, có mà đầy.

 - Thật sao? Làm gì có cái đài Quốc gia nào làm ăn luộm thuộm, nhố nhăng để sai nhiều thế được, ông nói thế nào ấy chứ làm gì có.

 - Ông có biết vụ Thái Hà không?

 - Có chứ sao không, ở Hà Nội và có lẽ cả Việt Nam, ai chẳng biết vụ đấy.

 - Trong vụ đó, Đài THVN lấy cái quyết định của nhà nước giao đất cho thảm len, một tờ giấy nhàu nhĩ, giả vờ quay một đoạn rồi bảo đây là giấy của linh mục Bích đã giao cho nhà nước, trong khi ngài đã chết từ lâu rồi chiếu lên cho cả nước xem, ông có biết chi tiết đó không?

 - À cái đó thì tôi biết, hồi đó tôi theo dõi kỹ lắm, cái đó thì rõ ràng là Đài Truyền hình Việt Nam bịa rồi. Mà cái nhà đài này cũng vô lương tâm, ai lại bịa chuyện vu cáo cho người đã chết, ông nhỉ.

 - Còn cái vụ đưa ông Linh mục trong Đắc Lắc lên truyền hình, phản đối Thái Hà, nhưng ông linh mục này cho biết là Đài truyền hình đến không nói gì chuyện Thái Hà, chỉ hỏi việc có hai nhà tranh chấp đất đai đưa tượng ảnh bỏ nơi bẩn thỉu, ông bảo không được, rồi họ quay, rồi họ cắt xén đưa lên cho cả nước xem… rằng thì là ông linh mục cũng phản đối.

 - Cái đó thì tôi cũng biết rồi, đúng là cái Đài Truyền hình hồi đó bịa đặt vụ này nhiều thật, nhưng báo chí công giáo đã phản ứng lại và họ không dám nhắc lại nữa.

 - Còn cái vụ cắt xén câu nói của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đấy, ông thấy có sai không?

 - Thì cái đó hẳn nhiên là sai lè ra rồi, nhưng… đấy là họ nói không đủ cả câu nói của ông Kiệt thôi, cắt đi hơn một nửa thôi.

 - Cắt một nửa có sai không?

 - Thì sai quá đi chứ lỵ, cả câu nói mà cắt đi một nửa thì còn gì là đúng, chẳng hạn như câu nói của ông Hồ Chí Minh là “Không có gì quý hơn độc lập tự do” cắt đi còn “không có gì” thì ông bảo có còn là câu nói của ông ý nữa không mà chẳng sai. Đã cắt xén là gian dối rồi.

 - Vậy thì Đài Truyền hình có sai ở những vụ đó không?

 - Hẳn nhiên là sai rồi, gian dối rồi, chẳng cần nói ai cũng biết.

 - Sao không xin lỗi?

 - À, là vì… cái vụ này Đài Truyền hình VN không bị báo chí gây áp lực như vụ cô Lượm giả này ông ạ. Vụ này báo chí nó cũng vào hùa với nhau cùng cắt xén và bôi nhọ nên nó không gây áp lực được với nhà đài.

 - Sao phải gây áp lực mới chịu xin lỗi?

 - Thì chẳng nhẽ tự nhiên mình chạy đi xin lỗi, sai thì im đi cho nó đỡ nhục chứ. Thậm chí các báo bị giáo dân kiện như tờ Hà Nội mới, còn không dám đối mặt với sự thật, cứ loanh quanh… rồi cũng ỉm đi nữa là.

 - Luật pháp nghiêm minh, sao lại có chuyện sai lại im đi, mà cả dàn báo chí nhà nước nữa cùng cùng hùa nhau trong vụ này thì có đúng không?

 - Hẳn nhiên là sai rồi ông ạ, nhưng báo chí Việt Nam ta đâu có như báo chí tự do ở các nước tư bản lạc hậu khác đâu. Đấy là đặc thù của báo chí Xã hội chủ nghĩa ông ạ tất cả đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của đảng.

 – Chịu sự lãnh đạo thống nhất thì bịa đặt, cắt xén và vu cáo được à?

 - Ừ nhỉ, hèn chi Đài truyền hình nói như thế tôi cũng thấy lạ ông ạ, nhưng giờ thì hiểu rồi.

 - Nói gì vậy ông?

 - Thì là: “Chúng tôi rất tiếc phải công bố với khán giả…” tức là dù không muốn cũng phải công bố với khán giả đó mà.

 Song Hà

Theo Nữ Vương Công Lý
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn