BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73313)
(Xem: 62231)
(Xem: 39417)
(Xem: 31164)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đức thầy Huỳnh Phú Sổ và món nợ chưa trả của Việt Minh

06 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 1328)
Đức thầy Huỳnh Phú Sổ và món nợ chưa trả của Việt Minh
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Nay sắp sửa đến ngày lễ giỗ đức thầy Huỳnh Phú Sổ của Phật giáo Hòa Hảo. Người viết bài này muốn tháo gỡ một phần bức màn bí mật bao trùm chung quanh cái chết ấy của vị lãnh đạo Phật giáo cách đây hơn 60 năm-1920-1947- bị Việt Minh bắt ngày 16-4-1947. [năm sinh và ngày mất đều không được chính xác]

Trước tiên nên biết như một niềm hãnh diện và tự hào rằng Phật giáo Hòa Hảo cũng như đạo Cao Đài mang tính chất bản địa đặc sản của vùng đất mới trong công cuộc Nam tiến do những nhu cầu địa phương đẻ ra. Nó cùng một mô thức hình thành như Bửu Sơn Kỳ Hương hay Ông Đạo Dừa.

Về đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài là sản phẩm pha trộn giữa những yếu tố văn hóa, xã hội, tôn giáo, chính trị và quân sự.

Đạo Cao Đài xuất hiện ở Sài gòn năm 1926 là biểu trượng cho sự tổng hợp đạo Khổng, đạo Lão và Phật giáo cộng với Ky tô giáo. Nó là một hiện tượng thuần túy Nam Kỳ đáp lại những nhu cầu tinh thần bản địa về địa lý-chính trị.

Chính cái tinh thần bản địa là điểm tựa cho sự lớn lên và kiên trì tồn tại của hai tôn giáo này khi phải đương đầu với các thế lực chính trị như người Pháp và nhất là Việt Minh. Louis Marty, trùm mật thám đã viết: Le Cao Dai, volume 6, 1926-1934, contribution à l’histoire des mouvements politiques de L’Indochine, Louis Mary, direction des affaires politiques et de la sureté générale.

Nội dung cuốn sách của Louis Marty, ông coi đạo Cao Đài cũng như Hòa Hảo là một phong trào chính trị hơn là một tôn giáo.

Đó là tính chất đặc thù nhất của hai đạo này.

Về Hòa Hảo

Phật giáo Hòa Hảo xuất phát từ làng Hòa Hảo, thuộc tỉnh Châu Đốc, một tỉnh Biên giới Việt Miên vì thế lấy địa danh đó đặt tên cho đạo.

Căn bản là đạo Phật, nhưng là Phật giáo cải biên và thoát xác từ làng Hòa Hảo mang tính chất cá biệt bản địa.

Chính từ nơi hẻo lánh, xa xôi này dựng lên ngọn cờ tôn giáo.- một tôn giáo đã được canh tân, rũ bỏ được tính cách nghi thức phiền đa không thích hợp với dân tình, canh tân trong việc đơn giản hóa, phù hợp với thực tiễn địa phượng.

Và nhờ đó thu phục được khoảng 2 triệu tín đồ vào thời điểm đó.- một thành công kinh ngạc, ngoài sức tưởng tượng-.

Hai triệu tín đồ đó chẳng những là một sức mạnh tinh thần mà còn là sức mạnh võ trang bảo vệ an ninh cho người dân vùng lục châu học chạy dài tản mát trên một số tỉnh miền Tây.

Xin trích dẫn một đoạn trong Ban Biên Tập truyền thống Tây Nam Bộ viết về đức thầy Huỳnh Phú Sổ và đạo hữu theo cách diễn giải của Việt Minh trong những ngày lịch sử đen tối của Châu Đốc đưới gọng kìm Việt Minh cộng sản như sau:

“Ngày 5-9-1945, bộ tham mưu của Huỳnh Phú Sổ vạch kế hoạch cướp chính quyền ở thị xã Cần Thơ… huy động tín đồ mang theo cây roi, gậy gộc “đi rước đức Thầy,” nhưng thực chất dùng lực lượng đông đảo tín đồ để cướp chính quyền tỉnh dự định vào ngày 9-9-1945. Các lực lượng vũ trang của chúng ở các tỉnh phía Bắc sông Hậu, tập trung tại Tổng Hành dinh Cái Vồn. Số tín đồ phía Nam sông Hậu thì tập trung sớm ở thị xã Cần Thơ ..

Ngày 7-9-1945, Tỉnh ủy Cần Thơ đã nắm được kế hoạch này. Ta chủ trương kiên quyết trấn áp bọn phản động đầu sỏ, còn đối với tín đồ thì giáo dục, thuyết phục, làm chọ thấy được âm mưu và hành động của bọn cầm đầu phản động. Chúng đã dự định huy động 15.000 tín đồ tiến vào thị xã Cần Thơ ngày 9-9, nhưng chúng thất bại. Lực lượng vũ trang của chúng ở Cái Vồn đã bị ta đánh tan khi chúng dự định vượt sông Hậu sang thị xã Cần Thơ.

Ta bắt Nguyễn Xuân Tiếp [bút hiệu Việt Châu], người chuyên thảo kịch sấm cho Huỳnh Phú Sổ,Trần Văn Hoành [con của Năm Lửa], Huỳnh Phú Mậu [em của Huỳnh Phú Sổ].

[…]Cuộc bạo động ở Phụng Hiệp, Ô Môn cũng bị dẹp tan. Qua những ngày điều tra, thành lập tòa án nhân dân[nhiều thành phần]. Tòa tuyên án tử hình: Huỳnh Phú Mậu, Trần Văn Hoành, Nguyễn “văn” Thiệp. Chưa kể 3 người chết và 27 người bị thương, không ai bị vết đạn nào, toàn là gươm giáo đâm lẫn nhau và chết đuối“

Trích Lớn lên với đất nước, Vy Thanh, trang 417

Đã bao nhiêu con số người Phật giáo Hòa Hảo đã bị thảm sát dưới tay Việt Minh?

Thật sự không có con số chính thức, chỉ là dự đoán có thể lên đến 10 ngàn người trải dài trong suốt hai cuộc chiến!

Người Pháp tuy có lo sợ uy tín của Huỳnh Phú Sổ cũng đưa ông giam ở Cần Thơ, rồi sợ dân chúng thăm hỏi, họ đưa ông đi an trí ở nhà thương Chợ Quán là cùng.

Nhưng dưới tay Việt Minh thì họ tìm cách thủ tiêu các lãnh đạo giáo phái và lãnh tụ Quốc gia. Lần lượt họ bị ám sát, không mấy người thoát khỏi.

Những cha ông của người dân vùng đất mới thuộc giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã bị coi là những tên phản động và đã bị giết bởi người cộng sản cách đây hơn nửa thế kỷ.

 Và ngày hôm nay, có điều gì khác biệt với trước đây? Hay cảnh cũ lại đang tái diễn? Xin giới trẻ suy nghĩ để phòng thân.

Trích dẫn đoạn tài liệu này có mục đích để kính gửi đến cụ Lê Quang Liêm. 92 tuổi, thuộc Giáo Hội Trung ương Phật giáo thuần túy qua lời Hiệu triệu số 75/TB/TƯvà đến 7 triệu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong nước cũng như ngoài nước.

7 triệu người nếu đồng một lòng thì đó là sức mạnh bão táp lấy gì cản nổi? Và nếu nhân lên 10 lần thì đó là một cuộc cách mạng nhân dân- không lãnh tụ- không bạo lực- chỉ có vũ khí là lòng yêu nước!

Và đặc biệt phần trích dẫn như một lời cảnh báo nỗi hiểm nguy cộng sản vẫn tồn tại đến gửi đến “phong trào tuổi trẻ yêu nước”.

 Mong mỏi rằng các em bảo trọng.

Đồng thời gửi đến Tổng đoàn trưởng và các đoàn trưởng tỉnh An Giang, đoàn trưởng tỉnh Đồng Tháp, đoàn trưởng tỉnh Hậu Giang và TP Cần Thơ, đoàn trưởng tỉnh Vĩnh Long, đoàn trưởng tỉnh Kiên Giang, đoàn trưởng tỉnh Sóc Trăng

Cách đây 45 năm, người viết đã có dịp diện kiến những cô thôn nữ, mặc quần áo chẽn bà ba, vai đeo súng của Phật giáo Hòa Hảo để ... giữ an ninh làng xóm thời đệ nhị cộng hòa.

Hình ảnh ấy gợi đến hình ảnh các thanh thiếu nữ thuộc giáo hội Phật giáo Hòa Hảo bây giờ giữ được truyền thống cha ông mình.

 Chỉ có một điều khác biệt là các thanh thiếu nữ bây giờ vai không đeo súng mà chỉ có một nguyện vọng duy nhất: đòi hỏi được yêu nước ..

Vận số đức thầy Huỳnh Phú Sổ

Sự khác biệt giữa Phật giáo và Phật giáo Hòa Hảo có thể là khác biệt về lối sống đạo, lối dấn thân vào đời, lối tranh đấu, nghiêng về chính trị và quân sự.

 Họ vừa là Phật tử vừa là một chiến sĩ. Hãy ghi nhớ điều này.

Đức thầy Huỳnh Phú Sổ khi vừa 19 tuổi, vào năm 1939 đã chính thức khai sinh ra đạo bằng những phương thức kệ giảng có tính cách tiên tri về thời cuộc đồng thời thực hành cứu đời như chữa bệnh bằng phương thức riêng đậm nét siêu phàm.

Cái cách rao giảng ấy, cách hành xử ấy thích hợp cho một thời kỳ nhất định.

Đức thầy Huỳnh Phú Sổ nằm trong danh sách Mặt trận Quốc Gia Liên hiệp, nhóm họp ngày 20-4-1946, tại Bà Quẹo, dưới quyền chủ tọa của ông Phạm Thiều.

Đứng đầu danh sách là:

- Huỳnh Phú Sổ, chuởng giáo Phật giáo Hòa Hảo

- Trần Văn Lắm, Quốc dân đảng

- Lê Văn Tý, đại diện Cao Đài

- Lâm Văn Hậu, chủ tịch Tịnh Độ cư sĩ, Mai Thọ Trấn, thay mặt Hà Huy Giáp, đại diện kỳ bộ Việt Minh

- Phạm Đình Công, thay mặt Nguyễn Bình, khu trưởng khu 7

- Tướng Huỳnh Văn Trí, đại diện Bình Xuyên, Phạm Huy Đức, chỉ huy Vệ quốc đoàn

- Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Bảo Toàn, lãnh tụ VN Quốc gia độc lập

- Nguyễn Văn Nhân, đại diện Huỳnh Long đảng

- Linh mục Nguyễn Bá Sang, đại diện công giáo

Mặt trận này đặt trụ sở ở đường Léon Combes và mỗi đêm đều có nhóm họp. Sau đó Việt Minh đã cài Nguyễn Bình và chính tướng Nguyễn Bình đã thủ tiêu Mặt trận!!! Khi Phan Văn Hùm [nhóm Tranh đấu] có ý định đi liên lạc với Việt Minh để tiếp xúc làm việc chung.

Huỳnh Phú Sổ thản nhiên cười và nói nửa chơi nửa thiệt:

“.. thì Việt Minh có đâu đây, chớ cần gì đi kiếm . Té ra có Trần Văn Giàu, đứng trong hàng ngũ đảng Quốc Gia độc lập mà không ai ngờ Giàu là đại biểu Việt Minh ở Nam Bộ.

Và mọi người đều biết rõ dĩ vãng của Trần Văn Giàu. Mặc dù Giàu tuyên bố ”tôi bỏ hàng ngũ cộng sản để về với Quốc gia”

Và cũng chính giáo chủ Huỳnh Phủ Sổ đã trực tiếp tố cáo Trần Văn Giàu trong các phiên nhóm. Huỳnh Phú Sổ tố cáo:

- Tôi có đủ tài liệu chứng minh rằng. Trần Văn Giàu đã thông đồng với Pháp. Cho nên trong nhiều phiên nhóm, Huỳnh Phú Sổ thường gay gắt hỏi:

- Ai Việt Minh thiệt? Ai Việt Minh giả? Và ai là Việt gian?

Trần Văn Giàu, chủ tịch Lâm Ủy hành chánh rơi mặt nạ trong những phiên nhóm này, nên về sau, Huỳnh Phú Sổ bị thủ tiêu, không ai lấy làm lạ nữa!!

Trích Hồi ký 1925-1945, Nguyễn Kỳ Nam, từ 27-29

Cộng sản !! Họ đổi chiến lược, họ thay tên đổi họ.. họ gài người và gạt gẫm đồng bào cả nước tùy mỗi giai đoạn.

Xin hãy cảnh giác. Thật sự cảnh giác để khỏi rơi vào bãy họ giăng ra ..

 Cũng xin ghi lại cuộc nói chuyện giữa ký giả Nam Đình và Tạ Thu Thâu nói về Huỳnh Phú Sổ trước khi Tạ Thu Thâu lên đường ra Bắc, lúc về lại có ghé Quảng Ngãi và bị Việt Minh ám sát ở đó. Tạ Thu Thâu cũng ghi lại một vài kỷ niệm về con người Huỳnh Phú Sổ như sau do Nguyễn Kỳ Nam, tức Nam Đình ghi lại:

- Anh có nghe nói Phật giáo Hòa Hảo chớ?

- Trước khi lên đường, tôi có ghé lại biệt thự ở đường Miche thăm ông Huỳnh Phú Sổ.

Thâu gật đầu nói:

- Ông Huỳnh Phú Sổ còn nhỏ mà rất thông minh.

- Phải. Tôi có nghe ông đọc qua rất nhiều bài thơ có giá trị lắm.

[độc giả có thể vào Web Phật giáo Hòa Hảo để đọc những bài thơ này].

- Anh có nghe ông kể chuyện về mái tóc của ông không.

- Có

- Đó là tóc của Huỳnh Phú Sổ . Trước kia ông để tóc dài . Không biết ông “xuống” tóc hồi nào mà khi tôi hân hạnh được ông tiếp, ông lấy ra cho tôi coi một gói tóc, ngoài bọc giấy mỏng. Ông nói:

- Đây không biết tại sao mà gói tóc tôi cuộn lại, thành một con rồng .

Tôi nhìn kỹ..

Quả thật hình một con rồng có đầu, có đuôi trông rất đẹp. Đó là tự nhiên. Vì không bao giờ tay người ta có thể sắp mớ tóc thành hình con rồng được ..

Thâu cũng nói :

- Đó là một việc lạ.

 Tôi thừa dịp hỏi Thâu:

- Về Phật giáo Hòa Hảo, anh có ý kiến gì không?

-Thâu đáp:

- Một lực lượng đáng kể. Để coi .. .

- Tôi không biết Thâu nói vậy là có ý gì. Nhưng lúc bấy giờ, đầu óc tôi đang nghĩ về việc ra Huế, nên nói sang chuyện khác ..

Trích Hồi ký 1925-1964, Ký giả Nguyễn Kỳ Nam, trang 39

Nói về cái chết của Đức thầy Huỳnh Phú Sổ thì Việt Minh cộng sản đều đổ cho trách nhiệm sai lầm địa phương . Đó là luận điệu của Trần Văn Giàu trong các vụ án Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm cũng như vụ giết giáo chủ Huỳnh Phú Sổ.

Serei Blagov, giáo sư người Nga chuyên khảo cứu về Á Châu, tác giả các cuốn sách: Honest mistakes: The life and death of Trinh Minh The, 1922-1955, South VietNam‘s alternative và Hoa Hao Buddhism in the course of Viet Nam History đã có dịp phỏng vấn Trần Văn Giàu, ông Giàu đổ cho là trách nhiệm địa phương.

Chỉ có một điều chắc chắn là giáo chủ Huỳnh Phú Sổ bị bắt ở kênh Đốc Vàng Hạ, Kiến Phong . Ông Đã bị Việt Minh bắt và kể từ đấy, không ai được biết số phận ông ra sao? Chắc là bị thủ tiêu rồi mất tích?

Nay là lúc yêu cầu cộng sản Hà Nội trả lời về vụ mất tích này và hàng ngàn vụ khác. Kể cũng chưa lấy gì làm muộn.

Nguyễn Văn Lục
Ý kiến bạn đọc
13 Tháng Mười 20117:00 SA
Khách
GIáo chủ Hoà Hảo như trễ con. ăn cơm còn ít hơn người ta ăn muối. theo như chúng tôi tìm hiểu . cái Đạo này chăng có gì đăc biệt. Đạo lý toàn là của phật giáo. Kinh sách Phật Giáo Ông ta sủa và chế lại của Phật Giáo. mà truyền cho tín đồ. nếu đúng như Ngọc Hoàng Phật Thích Ca Mâu Ni cử Ônh xuống trần giang cứu nhân độ thế. ma chẵng thấy cứu đâu. ma đi làm chính trị là để tử Phật đâu có ai làm chính trị bao giớ. mà lại phạn bội Phật. lạp Đạo hoà Hảo tự xưng là Giáo chủ
15 Tháng Mười 20117:00 SA
Khách
GIáo chủ Hoà Hảo như trễ con. ăn cơm còn ít hơn người ta ăn muối. theo như chúng tôi tìm hiểu . cái Đạo này chăng có gì đăc biệt. Đạo lý toàn là của phật giáo. Kinh sách Phật Giáo Ông ta sủa và chế lại của Phật Giáo. mà truyền cho tín đồ. nếu đúng như Ngọc Hoàng Phật Thích Ca Mâu Ni cử Ông xuống trần giang cứu nhân độ thế. mà chẵng thấy cứu đâu. mà lại phạn bội Phật. lập Đạo hoà Hảo tự xưng là Giáo chủ..rồi lại lập Đảng. làm chính trị. là để tử Phật. đâu có ai làm chính trị bao giờ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn