BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73330)
(Xem: 62237)
(Xem: 39424)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Mầm Thiện. Luật Pháp … bị Chà Đạp

05 Tháng Sáu 200812:00 SA(Xem: 849)
Mầm Thiện. Luật Pháp … bị Chà Đạp
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
-Ghi chép-

Quá trưa ngày 8/5/2008 . Tôi có mặt tại xã Hoà Lộc, huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh hoá. Đây là địa phương có các ngư dân bị tàu hải quân Trung quốc giết hại ngoài biển đông trong vùng lãnh hải của quốc gia ta.

Mục đích chuyến đi này của tôi là đem đến hỗ trợ cho các thân nhân những người bị hại một số tiền mà chúng tôi vận động , quyên góp được. Thể hiện sự chia sẻ với nỗi mất mát, oan khiên đau xót mà đồng bào ta phải gánh chịu bởi sự ém nhẹm bưng bít của hai nhà cầm quyền Việt nam và Trung quốc từ đó đến nay.

Tôi vào chợ nhờ điện thoại của một chị bán hàng gọi cho chú Quyền. Chú Quyền là một trong những người ngư dân ra Hà nội tham gia cuộc biểu tình đòi nhà cầm quyền Tung quốc phải có trách nhiệm bồi thường cho các ngư dân Thanh hoá bị giết hại. Tôi cũng được tham gia cuộc biểu tình ấy vào ngày 29/4/2008. Khi được tin ngọn đuốc Olympic Bắc kinh diêm dúa màu sắc chính trị rước qua Việt nam. Chú Quyền đã cho tôi điện thoại để tiện liên lạc. Và hôm nay tôi sử dụng đến.

- Alô! Chú Quyền đấy à ? Anh là Thạch nhà thơ đây. Chú ra chợ Hoà lộc gặp anh có việc cần đấy.
- Vâng ! Em sẽ đến ngay.

Năm phút sau, chú Quyền đạp xe ra gặp tôi. Tôi trao đổi nhanh :
- Hôm nay anh mang tiền về hỗ trợ cho bà con. Gia đình có người bị giết được hỗ trợ 1 triệu, gia đình có người bị thương được hỗ trợ 700 ngàn. Những người bị bắt mỗi người được 400 ngàn. Danh sách đây. Chú xem có gì sai sót không? Nếu không có gì sửa chữa bổ sung thì chú tìm cách giúp anh tin cho bà con tập trung tại một địa điểm nào đó. Anh sẽ phát tiền và có đôi lời với bà con nhé!

Tôi vừa dứt lời thì có bốn năm người mặt mày bặm trợn ập đến. Một gã to béo hất hàm hỏi :
- Anh là Thạch phải không ?
- Vâng! Tôi là Thạch đây.
- Anh về đây làm gì? Có phải định rủ rê lôi kéo công dân của địa phương chúng tôi ra Hà nội biểu tình nữa không ? Tôi chưa kịp mở miệng thì mọt gã khác quát :
- Đưa nó về trụ sở, thu chìa khoá xe máy của nó đi.

Tôi nhẹ nhàng :
- Tôi về đây để làm từ thiện. Các ông sao vậy ? Tôi có làm gì sai trái đâu ?.
- Không lôi thôi dài dòng gì hết. Kéo cổ nó tới trụ sở công an. Lôi luôn cả cha Quyền này nữa.

Thế là họ xúm lại áp giải chúng tôi tới trụ sở công an xã như những kẻ tội đồ. Là người đã sống dưới chế độ cộng sản xã hội chủ nghĩa hàng chục năm nay. Tôi không lạ gì thái độ hung hăng hách dịch vô lối cảu cái đám đầu trâu , mặt ngựa này. Nói điều hay lẽ phải với chúng chẳng khác nào múc nước đổ đầu vịt. Không cẩn thận bị chúng thượng cẳng chân hạ cẳng tay như chơi. Thôi thì " Tránh voi chả xấu mặt nào". Tìm cách đấu dịu để được việc là hơn.

Trên đường về trụ sở công an xã Hoà lộc tôi cứ băn khoăn " Sao chúng biết mình đến đây nhanh thế?" Có thể điện thoại của Quyền bị chúng nghe trộm .Hoặc chú Quyền đã bị khủng bố tinh thần sau chuyến đi Hà nội về nên đã báo với chúng nó. Thây kệ! Mình có làm gì sai trái với lương tâm đâu.Kể cả pháp luật nữa. Để xem chúng nó làm gì mình nào? Tôi đã nhanh chóng trấn tĩnh trứơc tình huống xấu xảy ra quá bất ngờ. Sẵn sàng chấp nhận mội sự nguy hiểm có thể ập đến…

Trụ sở công an xã Hoà lộc là một gian phòng có hai chiếc bàn được kê hình chữ đinh (I-). Đám người áp giải chúng tôi mỗi lúc mỗi đông. CHúng rối rít , lăng xăng chạy đi chạy lại, bắng nhắng như lũ tiểu yêu trong động ma vương sắp được ăn thịt Đường Tam Tạng trong chuyện Tây du ký.

Tôi ngồi vào bàn, có hai người luôn giám sát tôi. Chú Quyền họ đưa sang phòng khác. Một người đàn ông tuổi trạc hơn bốn mươi bước vào. Ông ta tự giới thiệu là bí thư đảng uỷ xã. Quan sát tôi một lúc, ông ta cất giọng :

- Làm gì cũng phải đúng với chủ trương đường lối của đảng. Anh làm từ thiện đã xin phép ai chưa ? Anh đại diện cho tổ chức nào ? Tại sao anh không báo với chính quyền địa phương chúng tôi.
- Tôi chẳng đại diện cho tổ chức nào cả. Tôi đi làm từ thiện theo lương tâm , tình cảm của tôi. Thưa ông ! chẳng lẽ muốn làm một điều tốt cũng phải xin phép.
- Đúng! Làm gì cũng phải có tổ chức.Phải có sự giám sát của cấp trên. Không có cái kiểu ai muốn làm gì thì làm cũng được.
- Thưa ông ! Nhưng tôi đang đi làm từ thiên. Chia sẻ sự khó khăn mất mát với đồng bào mình thì cần gì phải nhiêu khê thế ?
- Nhưng đây là nguyên tắc. Các đồng chí công an sẽ làm việc cụ thể với anh. Anh phải thành khẩn khai báo đấy. Ông ta nói như ra lệnh rồi bật dậy ra khỏi phòng.

Bốn năm vị công an bắt đâù quây lấy tôi. Ai cũng ra giọng hăm doạ như những tiếng thét của loài rắn độc hổ mang. Trong các vị này còn có hai vị mang quân hàm màu xanh, biểu trưng của công an vũ trang. Với lũ võ biền cộc lốc này tôi chỉ biết ngồi im lặng. Chờ đợi sự việc diễn tiến. Thoả sức cho chúng muốn diễn trò gì cũng được.

Công an trưởng xã Hoà lộc tên là Đào có dáng người thấp đậm, da ngăm đen ra lệnh :
- Kiểm tra hành chính.

Họ thu điện thoại, trước đó họ không cho tôi được liên lạc với ai. Họ lục lọi tư trang, kiểm tra soi mói từng ly từng tý. Cả những mẩu giấy vụn trong ví đựng tiền của tôi cũng được soi qua ánh mặt trời như muốn tìm bí mật đang ẩn náu trong đó. Họ còn cất công lập ra một biên bản dài dằng dặc liệt kê những thứ lấy trong tư trang hành lý của tôi. Tưởng như kỹ càng đấy, nhưng đây là cách làm việc của những công an sặc mùi xã hội đen. Tiếp đến họ phân công một phó công an xã, một công an vũ trang bắt đầu thẩm vấn tôi. Nói đúng ra là hỏi cung tôi. Phía ngoài cửa còn có một gã tuổi hơn năm mươi cầm máy điện thoại di động liên tục gọi đi đâu đó. Thi thoảng gã lại vào phòng khích kháy tôi vài câu. Có lúc tôi đã nổi xung, độp lại gã khi gã nói :

- Đảng và nhà nước ta cùng vơí bạn đã quan tâm đưa xác về tận nhà còn đòi hỏi gì nữa. Chuyện quốc gia đại sự có đảng và nhà nước lo, đâu đến phận sự các anh.

- Ông nói thế mà nghe được à. Ngư dân ra biển làm ăn trên vùng biển nước mình. Hải quân Trung quốc xâm phạm lãnh hải, bắn giết họ. Đưa xác họ về cho gia đình rồi phủi tay mà ông cho là quan tâm ư? Còn chuyện quốc gia đại sự. Đảng là đầy tớ của dân, ông chủ không lo thì đầy tớ làm sao lo nổi.

Gã cứng lưỡi lủi thủi bước ra. Gã không giới thiệu danh tính nhưng tôi đoan chắc gã là công an huyện Hậu lộc vừa được điều xuống để chỉ đạo bọn công an xã Hoà lộc làm việc với tôi.

Biên bản hỏi cung được lập từ 14h ngày 8/5/2008. Thôi thì họ hỏi tôi đủ thứ bà rằng. Từ đầu chí cuối tôi chỉ một mực về đây làm từ thiện. Ban đầu họ tập trung quy kết tôi cầm đầu tổ chức bà con thân nhân các ngư dân ở Thanh hoá bị hải quân Trung quốc bắn giết ra Hà nội biểu tình. Hơn nữa do cách trả lời của tôi dưới đây nên buộc họ phải thôi.

- Tôi về đây làm từ thiện. Mới đến được năm bảy phút thì các ông đã bắt giải tôi về đây. Tôi có thời gian đâu để báo với chính quyền. Nhân đây tôi cũng xin nói thẳng. Tôi hoàn toàn không có ý định báo vơí chính quyền. Tâm lý của các nhà từ thiện chúng tôi hiện nay đều muốn đưa sự hỗ trợ đến tận tay nạn nhân. Việc thông báo với chính quyền nhiêu khê lắm. Các ông cũng biết đây. Chính quyền nhiều nơi chả giúp được gì, thậm chí còn bớt xén, ăn chặn của bà con bị nạn rất trắng trợn. Các ông nhìn này, tiền đây , danh sách đây. Chúng tôi làm việc rất chu đáo. Người bị giết được hỗ trợ thế nào, người bị thương, bị bắt dược hỗ trợ ra sao. Công việc của tôi là thiện ý rất rõ ràng. Nếu các ông không lưu tâm việc này mà cứ quy kết tôi cái tội cầm đầu bà con ngư dân Thanh hoá bị gây hại ra Hà nội biểu tình chống nhà cầm quền Trung quốc đòi lại sự công bằng và toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quốc ta thì tôi lấy làm vinh dự lắm. Rất tiếc là tôi không được vinh dự ấy. Tôi đồng cảm với bà con đi đấu tranh. Hôm đó tôi chỉ giúp được cho bà con chút ít tiền tàu xe ăn uống ra tới Hà nội. Vì cảm phục và muốn chia sẻ với bà con nên hôm nay tôi mới đến đây để hỗ trợ tiếp. Trên tinh thần "lá rách ít đùm lá rách nhiều". Đồng tiền tuy ít ỏi nhưng nó biểu hiện tình cảm đồn bào ruột thịt với nhau…

Đám công an nghe tôi trình bày càng lúc càng đuối lý. Họ nêu ra những câu hỏi mang tính áp đặt chủ quan của thứ người ít chữ và giảng dạy những luật lệ nguyên tắc gì đấy mà lũ trẻ con cũng hiểu được đang đi ngược lại luật pháp hiện hành.

Thực chất sự việc là tôi bị bắt giữ để hỏi cung. Hẳn họ nghi ngờ tôi là người của các thế lực thù địch mà mấy ông lớn to mồm cảnh báo. Tôi bấm bụng cười thầm về cách lập bản cung của cánh công an xã. Nó chẳng khác gì một mớ dây lang lộn tùng phèo với đám dây cà dây muống. Thiên tài điều tra sở Sherlock Holm cũng phải bó tay khi đọc bản cung này. Trước khi ký , tôi yêu cầu tay công an xã đọc lại lần nữa. Tôi vừa ký vừa hỏi :

- Xin các ông cho biết tôi đang bị bắt giữ, tạm giữ hay thế nào đây?
- Không , chúng tôi mời ông làm việc.
- Làm việc gì kiểu này, tôi đang đói vã mồ hôi ra đây này. Bây giờ đã hơn bảy giờ tối rồi.
- Ký biên bản xét hỏi xong. Ông còn phải làm một bản tự tường trình nữa.

Và họ bắt tôi tiếp tục viết bản tường trình. Viết được mấy dòng, tôi quẳng bút ra bàn.

* Nếu tôi tường trình cũng giống như lời khai thôi. Viết nhanh cũng phải hai tiếng đồng hồ nữa mới xong. Chi bằng chúng ta tạm nghỉ ăn cơm.Các ông cũng đói lắm rồi chứ? Sau đó ta sẽ làm việc tiếp. Thú thật là bây giờ tôi không đủ sức viết nữa. Các ông xem đề nghị của tôi có hợp lý không ? Nhân thể tôi mời các ông dùng cơm luôn. Trước lạ sau quen. Là con người với nhau cả. Tạm gác công việc sang một bên đã.

Cánh công an đưa mắt nhìn nhau. Nghe tôi nói năng chân thành nên nét mặt các vị dịu dần xuống. Cuối cùng họ đồng ý với tôi là nghỉ việc đi ăn cơm. Tôi đề nghị được thanh toán tiền bữa ăn. Trong bữa, tôi tranh thủ nói chuyện với họ theo kiểu dân văn nghệ. Nào hát, đọc thơ, lại còn kể chuyện tiếu lâm hiện đại nữa chứ. Cả bọn cười vui vẻ. Tôi chợt nhớ ra lúc này họ mới đúng là con người chân thực, chân chất đáng mếm và đáng thương. Khi làm nhiệm vụ của một công an trong chế độ này hầu như họ không còn là người nữa. Họ phải nói khác những điều trong đầu họ nghĩ. Để làm vừa lòng cấp trên và chủ yếu là giữ cái nồi cơm. Than ôi ! Họ cũng chỉ là nạn nhân thôi. Oái oăm thay là họ không nhận ra được điều đó. Họ cứ phải sống theo kiểu nghĩ một đằng làm một nẻo cho đến hết đời. Thật tội nghiệp.

Mãi hơn 10 giờ đêm họ mới trả đồ và thả tôi ra. Tôi nhờ họ :

- Dẫu sao tôi cũng mang tiền đến đây. Các anh là chính quyền. Đại diện cho người dân địa phương. Các anh có thể nhận giúp tôi số tiền này đưa đến tận tay các gia đình bị hại được không ?
- Không được! lần này thì không được,lần khác anh đến phải có giấy giới thiệu của chính quyền địa phương nơi anh cư trú. Chúng tôi sẽ giúp anh nếu anh báo cáo với chính quyền. Còn lần này dứt khoát là không được !.

Tôi cố nài họ ba bốn lần nữa mà chỉ nhận được thái độ cứng nhắc dửng dưng như thế. Họ còn ra lệnh cho tôi ngay lập tức phải rời xã Hoà lộc.

Tôi thất vọng buồn bã nổ máy lao xe ra đường. Tôi chạy như điên giữa đêm khuya khoắt. Không hỏi thăm được ai nên tôi phải quẩn quanh khắp huyện Hậu lộc suốt hai tiếng đồng hồ mới ra đến đường quốc lộ số 1. Trong đầu tôi luôn bị ám ảnh bởi cách làm việc của công an xã Hoà lộc. Một thứ chính quyền quái đản như thế thì dân còn cơ cực biết đến bao giờ???. Hách dịch, ngu xuẩn và vô cảm là đặc trưng chung của chính quyền các cấp ở Việt nam ngày nay. Nhiều nơi chúng còn tham lam và tàn bạo nữa. Bọn họ ngang nhiên chà đạp lên hiến pháp và pháp luật thì còn mơ gì đến nhân quyền- tự do – dân chủ nữa hỡi người?.

Đối diện với cánh công an Hậu lộc lần này, tôi đã khéo léo hạ được nhiệt của họ. Nhưng nhìn cung cách làm việc của họ. Xem họ là đám cai tù là rõ rệt chính xác. Tôi cứ lan man liên tưởng từ địa phương đến trung ương. Ở đâu cũng vậy cả thôi. Những kẻ bạo quyền với chiêu bài xây dựng xã hội chủ nghĩa đã biến tổ quốc ta thành một trại giam khổng lồ, gông cùm toàn dân tộc…

Tôi đi làm từ thiện chỉ là một việc nhỏ. Mầm thiện lành mới nhú ra đã bị cái thứ chính quyền " do dân, vì dân…" vùi dập tan nát không gớm tay. Chao ôi ! Muốn làm một người chính đáng trong chế độ cộng sản ở Việt nam mới khó làm sao ???.

Hà nội tháng 6 Mùa Hạ 2008.
Trần Đức Thạch.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn