BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73229)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

LS Lê Thị Công Nhân được đề cử giải thưởng quốc tế Gruber về Luật

03 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 1016)
LS Lê Thị Công Nhân được đề cử giải thưởng quốc tế Gruber về Luật
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
PARIS 3-3 (NV) - Nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân được Nghiệp Đoàn Luật Sư Quốc Tế đề cử giải thưởng nhân quyền về nghề luật cho giải thưởng quốc tế Gruber International Prize Program.

“Luật Sư Lê Thị Công Nhân được Nghiệp Đoàn Luật Sư Quốc Tế (UIA) đề nghị cho giải thưởng về nghề luật của tổ chức Peter and Patricia Gruber Foundation”. Điện thư gửi tới cho báo Người Việt từ nhóm thân hữu của Luật Sư Công Nhân báo tin này ngày hôm qua.

Đây là một giải thưởng có giá trị tiền bạc khá lớn và một số người được trao giải thưởng này sau đó đã được trao giải thưởng Nobel.

“Đính kèm theo thư này là đơn đề cử của UIA. Nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân hiện đang bị cầm tù... Cũng đính kèm theo thư này là các tài liệu liệt kê thành tích của cô Lê Thị Công Nhân trong lãnh vực luật pháp bảo vệ nhân quyền khi cô hành nghề luật sư tại Việt Nam”. Bức thư của bà Julie Goffin, đồng phối trí viên bộ phận Nhân Quyền và Sự Bênh Vực Quyền Bào Chữa (Human Rights & Defence of The Defence Co-Ordinator) của tổ chức UIA, viết như vậy cho bà Sarah Hreha, phó chủ tịch điều hành Gruber Foundation.

Gruber Foundation đặt theo tên của vợ chồng ông Peter và bà Patricia Gruber. Ông Peter Gruber, sinh năm 1929, là di dân từ Hung Gia Lợi. Ông đã theo cha mẹ trốn được sang Ấn Độ với cha mẹ năm 1939 trước Thế Chiến Thứ Hai có hai tháng. Ông được gửi đi học ở một trường Dòng Tên ở Himalayas, nơi ông có cơ hội tìm hiểu ý nghĩa cũng như mục đích của đời người.

Thế Chiến II chấm dứt, ông trở nên chú ý nhiều đến cả khoa học, tôn giáo và triết học khi du học ở Úc. Ông cũng nghiên cứu về đạo Phật một thời gian và di cư đến New York Hoa Kỳ mà nơi đây ông thành lập Hội Nghiên Cứu Đông Phương, bảo trợ các công trình phiên dịch và xuất bản sang Anh ngữ các tài liệu bằng chữ Tây Tạng.

Có một thời gian ngắn, ông phục vụ trong ngành tài chính của quân đội Hoa Kỳ rồi sau đó hoạt động ở thị trường chứng khoán New York.

Ông đã tạo lập được một tài sản lớn lao nhờ kinh doanh quản trị tài sản. Từ đó vợ chồng ông đã quyết định thành lập Gruber Foundation từ năm 1993 để hàng năm trao giải thưởng cho các nhân vật quốc tế đáng ca ngợi trong các lãnh vực về thần kinh học, thiên văn học, di truyền học, nữ quyền và luật pháp. Tiền cho mỗi giải thưởng hàng năm là $500,000 đô la.

“Tôi có được thông báo về chuyện này. Đây là một vinh dự cho con gái tôi khi được đề cử dự tranh một giải thưởng quốc tế cao quí. Có nhiều người cũng được đề cử để tùy Hội Đồng Cứu Xét tuyển chọn.” Bà Trần Thị Lệ, mẹ nữ luật sư Lê Thị Công Nhân nói như vậy với báo Người Việt sáng 3 Tháng Ba 2009.

Bà mới đi thăm con gái cách đây hơn một tuần lễ. Cô vẫn bị giam chung với những người khác gồm 60 tất cả trong một căn phòng chật hẹp hơn 40m2. Mỗi người chỉ được chia cho bề ngang có 80cm nên hè nóng cũng như Mùa Đông phải nằm cài vào nhau trên sàn xi măng. Không đủ chỗ cho từng đó người nên phải xây thêm một cái “gác lửng” bằng xi măng thành 2 tầng trong một căn phòng giam.

Vì chế độ ăn uống dành cho tù nhân chỉ gồm ít cơm hẩm và rau luộc, bà Lệ phải tiếp tế đồ ăn khô cho con gái. Đây cũng là trường hợp của Luật Sư Nguyễn Văn Đài, (cùng vụ án với Luật Sư Lê Thị Công Nhân) và bao nhiêu tù nhân khác. Gia đình phải tiếp tế lương thực, quần áo, chăn màn cho thân nhân ở trong tù.

Bà Lê cho hay khoảng 4 tháng trước, bà có nhờ Tòa Đại Sứ Mỹ chuyển qua đường ngoại giao vào nhà tù cho con gái 2 quyển tự điển lớn, một số sách thuật ngữ luật. Đồng thời, Tòa Đại Sứ Mỹ cũng gửi thêm vào cho Lê Thị Công Nhân một số sách. Cho đến nay, những thứ sách đó vẫn không được trao cho cô dù không phải là các loại sách bị cấm đọc trong tù.

Nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân, 30 tuổi, và Luật Sư Nguyễn Văn Đài, 40 tuổi, bị CSVN vu cho tội “tuyên truyền chống nhà nước” và bị kết án tù ngày 11 Tháng Năm 2007. Phiên tòa phúc thẩm ngày 27 Tháng Mười Một 2007 chỉ giảm án từ 4 năm còn 3 năm cho Luật Sư Lê Thị Công Nhân và từ 5 năm xuống còn 4 năm cho Luật Sư Nguyễn Văn Đài dù các luật sư biện hộ đã chứng minh rất thuyết phục cho thấy không những hai người này không hề vi phạm điều luật nào của chế độ, hệ thống tòa án CSVN đã sai trái trong thủ tục tố tụng hình sự.

Dù vậy, họ vẫn bị nhốt vào tù. Nhiều chính phủ Tây phương và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã kịch liệt đả kích chế độ Hà Nội đã bóp nghẹt quyền làm người của Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân cũng như của những người tham gia đấu tranh đòi tự do dân chủ ở trong nước.

Mới đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền thế giới đã nói rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn tồi tệ.

NguoiViet - Tuesday, March 03, 2009
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn