BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73312)
(Xem: 62231)
(Xem: 39417)
(Xem: 31164)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Diễn Đàn Nguyễn Nam Phong phỏng vấn thân mẫu Ls Lê thị Công Nhân

17 Tháng Giêng 200812:00 SA(Xem: 891)
Diễn Đàn Nguyễn Nam Phong phỏng vấn thân mẫu Ls Lê thị Công Nhân
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
NNP: Kính chào bà Trần Thị Lệ từ trên đường dây với Nguyễn Nam Phong. Từ Hà Nội, Việt Nam xin thay mặt cho “Diễn đàn thảo luận về hiện tình đầt nước VN về tự do dân chủ” xin kính chào bà Trần Thị Lệ. Xin mời bà gởi lời chào đến tất cả quý vị thính giả đang lắng nghe.

Bà Trần Thị Lệ: Tôi xin gởi lời chào thân ái đến tất cả quý vị trên diễn đàn.

NNP: Thưa cô, cháu hôm nay nghe được tin rằng hôm nay cô đã đi ra Thanh Hóa để gặp luật sư Lê Thị Công Nhân. Xin cô cho biết rằng từ Hà Nội đi ra Thanh Hóa thì cô phải đi bao lâu mới tới được trại giam ạ?

Bà Trần Thị Lệ: Tài xế có nói với tôi rằng vào khoảng gần 200 km. Đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa, từ Thanh Hóa thì rẽ tay phải đi về phía vùng sâu về phía Tây.

NNP: Có phải trại giam này là trại Nam Hà không ạ?

Bà Trần Thị Lệ: Không, trại giam này gọi là trại giam số 5 của tỉnh Thanh Hóa.

NNP: Vậy là luật sư Lê Thị Công Nhân có bị giam chung với cha Lý không, thưa cô?

Bà Trần Thị Lệ: Không, cha Lý và Đài thì bị giam ở trại giam 3 Sao, Nam Hà.

NNP: Hôm nay thì mấy tiếng đồng hồ cô mới từ Hà Nội tới trại giam ở Thanh Hóa?

Bà Trần Thị Lệ: Chúng tôi đi lúc 5 giờ sáng đến trại giam vào khoảng 9 giờ mấy. Chúng tôi làm thủ tục vào trại để thăm Công Nhân và đến 11 giờ kém 15 thì mới được gặp Công Nhân.

NNP: Xin cô cho biết tình hình của luật sự Lê Thị Công Nhân như thế nào ạ?

Bà Trần Thị Lệ: Khi tôi ngồi trong phòng tiếp khách thì tôi cũng dõi mắt nhìn ra hướng mà Công Nhân sẽ ra. Có thể nói là tôi muốn chảy nứơc mắt bởi vì khi tôi thấy Công Nhân đi ra thì Công Nhân đi từng bước một rất chậm chạp. Tôi từ trong phòng tiếp khách chạy ra ngoài để gặp Công Nhân, tôi nói sao con lại đi như thế? Công Nhân nói con mệt lắm. Công Nhân nói tiếp là Công Nhân tuyệt thực từ ngày 27/12/2007, như vậy cho đến hôm nay là Công Nhân đã tuyệt thực 10 hôm rồi.

NNP: Công Nhân có cho biết lý do tại sao lại tuyệt thực không ạ?

Bà Trần Thị Lệ: Sau câu chuyện thì tôi thấy Công Nhân có những lý do để tuyệt thực: Ngày 27/12, tức là ngày thứ năm đó khi vào trại giam cũ thì tôi có đi tiếp tế thức ăn cho Công Nhân. Bửa đó là Công Nhân không ăn chỉ uống sửa và nước thôi. Lý do là vì ở trong đó có một số phạm nhân bị tiêu chảy, Công Nhân không muốn ăn thức ăn nữa. Cũng muốn qua đó để đấu tranh cho thức ăn ở trong đó được tốt hơn.

NNP: Thưa cô, từ lúc nào mà Công Nhân đã được chuyển qua trại giam mới ở Thanh Hóa ạ?

Bà Trần Thị Lệ: Công Nhân được chuyển sang trại giam mới ở Thanh Hóa từ ngày 3/1/2008, đến nay 7/1 là đựơc mấy ngày.

Tôi muốn nói thêm lý do thứ hai nữa Công Nhân tuyệt thực, đó là vì từ sau phiên tòa phúc thẩm xử ngày 27/11/2007 thì cũng có những điều xảy ra như những phạm nhân cùng phòng thì cũng được mời ra ngoài để làm việc gì đó và khi trở lại thì có những thái độ khủng bố tinh thần Công Nhân, họ chửi rủa đủ thứ rất nhiều. Tôi cũng có thư gởi cho trại giam cũng như bộ trưởng, thứ trưởng công an về việc này. Thế nhưng thư của cô có lẽ cũng không có tác dụng gì, cho nên việc đó vẫn xảy ra liên tục cho đến ngày cuối cùng Công Nhân còn ở trại tam giam cũ. Chính vì có những sự việc xảy ra như vậy, Công Nhân cũng phản đối bằng cách tuyệt thực. Bởi vì quý vị cũng biết là để phản đối việc gì đó mà Công Nhân thì chỉ có một thân một mình, không có gì trong tay ngoài mạng sống của mình cho nên Công Nhân có quyết định tuyệt thực, không ăn, chỉ uống sửa và nứơc thôi. Để cho họ có suy nghĩ hay thay đổi gì không. Ngày cuối cùng ở trại là thứ Tư, đến sáng thứ Năm thì họ đã dựng Công Nhân dậy vào khoảng 3 giờ sáng, đến 4 giờ thì họ chỡ Công Nhân đi đến trại mới rồi. Đó là vấn đề làm cho Công Nhân bức xúc.

Khi đến trại giam số 5 vẫn cứ tiếp tục tuyệt thực. Vì lý do nữa là khi đến trại giam số 5 thì ban giám thị trại đã giữ quyển kinh Thánh mà Ủy ban Tự do Tôn Giáo Quốc tế Hoa kỳ khi đến thăm Công Nhân tại trại giam cũ đã tặng cho Công Nhân trước sự đồng ý của thứ trưởng bộ công an là ông Nguyễn Văn Hưởng.

NNP: Lý do tại sao mà họ lại không cho Công Nhân giữ quyển kinh Thánh, thưa cô? Họ có đưa ra lý do nào không ạ?

Bà Trần Thị Lệ: Tôi có hỏi ông công an phụ trách vấn đề cho tôi thăm Công Nhân hôm nay thì ông bảo rằng vì trại giam không cho giữ như vậy, không có tiền lệ như vậy, cho nên họ giữ lại và họ xin ý kiến cấp trên để coi có giao lại đựơc cho Công Nhân hay không. Họ nói như vậy với tôi ngày hôm nay. Tôi cũng sẽ theo dõi xem ý kiến cấp trên thế nào. Nếu họ vẫn không trả lại Công Nhân thì có lẽ tôi sẽ có một cái đơn để kiến nghị với các cấp trên, đặc biệt là với ông Nguyễn Văn Hưởng để ổng xem tại sao quyển kinh Thánh không phải thuộc diện những văn hóa phẩm không lành mạnh. Cái này đã được ghi trong quy định trại giam là những văn hóa phẩm đó không được gởi vào cho phạm nhân. Trong khi đó, quý vị biết quyển kinh Thánh là một thuyết pháp vô cùng có ý nghĩa của nhân loại được cả loài người kính trọng. Không chỉ những người theo đạo Công giáo, Thiên Chúa giáo hay Tin Lành. Đây là một tác phẩm được bao nhiêu con người đã từng tôn trọng và lấy làm kim chỉ nam cho cuộc sống của mình. Thế mà họ cư xử như các loại văn hóa phẩm không lành mạnh như vậy. Đây là sự tôi thấy rất xúc phạm đến tôn giáo. Chính vì thế nếu lần gặp sau mà tôi còn thấy rằng họ vẫn không trả lại cho Công Nhân thì tôi sẽ làm đơn để kiến nghị về việc này.

NNP: Thưa quí vị, Nguyền N. Phong cũng xin nói thêm chút xíu là cô Lê thị Công Nhân là tín đồ của giáo hội Tin Lành, cũng là 1 ki tô hữu và thưa tất cả quí vị, khi cô Lê thị Công Nhân bị bắt thì không được mang kinh thánh vào trong tù cho đến khi phái đoàn ủy ban tự do tôn giáo của Hoa Kỳ đến Việt Nam thì mới được đưa cho quyển kinh thánh này và không ngờ sau đó thì họ rút lại không cho cô Công Nhân có được kinh thánh nữa

Thưa tất cả quí vị, trong diễn đàn chúng ta có Linh Mục Đinh Xuân Ninh từ Đức, chắc có lẽ LM Đinh Xuân Ninh cũng có lời chia sẻ với bà Trần thị Lệ từ Hà Nội, Việt Nam. Kính mời Cha có câu hỏi hoặc lời chia sẻ với 1 tín đồ Tin Lành đang ở trong tù . Con xin mời Cha Ninh

LM Đinh Xuân Ninh: Tôi xin kính chào cô Trần thị Lệ, thưa anh Nguyễn Phong, bà Trần thị Lệ đối với tôi không xa lạ gì nhất là cô Lê thị Công Nhân khi bị tù thì chúng tôi cũng liên lạc và nói chuyện với nhau và tôi cũng có dịp nói chuyện với cô Minh Tâm là em ruột của cô Lê thị Công Nhân.

Nhân đây tôi kính chúc bà Trần thị Lệ được mọi sự tốt đẹp, nhiều sức khỏe và có dịp xin bà chuyển lời của tôi tới cô LTCN rất nhiều và xin bà nói cùng với cô LTCN rằng chúng tôi tại hải ngoại cũng đang vận động quốc tế để can thiệp cho cô LTCN. Trong thời gian qua chúng tôi cũng có qua Mỹ và quốc hội nhờ Mỹ can thiệp, tuy nhiên nói ra đây không phải kể công nhưng mà việc ủy ban tôn giáo và nhân quyền về Việt Nam thì đương nhiên nó cũng có việc tác động do người Việt tại hải ngoại vận động và sau đó bên Âu Châu chúng tôi cũng vận động rất là nhiều, xin được nói như vậy để xin bà Lệ an tâm, xin chuyển lời của chúng tôi tới cô LTCN để cho cô biết rằng chúng tôi không quên cô, luôn tìm mọi cách để vận động, hỗ trợ cho cô bởi vì chúng tôi thấy rằng cô đã hăng say đứng lên dấn thân cho dân tộc, cho quê hương và quyền lợi con người, đó là công việc rất là cao cả vì thế chúng tôi luôn hỗ trợ cho cô vì thế xin bà Lệ chuyển lời chúng tôi đến cho cô LTCN

Xin Chúa ban phép lành đến cho bà cũng như cô LTCN và em Minh Tâm và tất cả những người quen biết của bà . Kính chào bà

Bà Trần Thị Lệ: Tôi cũng kính lời cám ơn sự quan tâm chia sẻ của quí vị Linh Mục cũng như đồng bào của mình ở nước ngoài đã hết sức cố gắng ủng hộ và lên tiếng hỗ trợ cho LTCN và những người đấu tranh tại Việt Nam

Tôi rất chân thành cám ơn

NNP: Thưa cô, hôm nay cô gặp được Công Nhân trong vòng bao lâu ?

Bà Trần Thị Lệ: Đây là lần đầu tiên nên họ linh động cho gặp lâu hơn so với qui định của trại là 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi gặp khoãng 1 tiếng 10 phút

Có 1 điều tôi muốn chia sẻ với quí vị về thông tin mà tôi có được nghe là nhiều người gọi điện cho tôi buổi sáng thứ bảy ở Việt Nam hỏi thăm tôi là nghe Công Nhân đã bị chết ở trại tạm giam số 5. Hôm nay gặp được Công Nhân thì tôi mới biết thông tin đó đúng được một phần (xin lỗi quí vị tôi dùng từ đúng một phần vì bây giờ Công Nhân vẫn còn sống) vì Công Nhân bị dựng dậy rất là sớm và 4 giờ họ đã chuyển bánh chở Công Nhân về trại tạm giam số 5 rồi, đi cùng trên xe ngoài người tài xế và trong số người đi theo có một bác sĩ hay y tá gì đó để đi theo chăm sóc sức khỏe Công Nhân vì Công Nhân tuyệt thực như vậy rất là yếu nhưng mà Công Nhân ở thùng xe phía sau còn vị bác sĩ hay y sĩ này không phải phạm nhân nên ở cabinet phía trên nên có lẽ họ cũng không hay biết về tình hình sức khỏe của Công Nhân đâu, thì theo Công Nhân nói lại hôm nay khi đi được một lúc thì Công Nhân bị khó chịu trong người và nôn thốc, nôn tháo và nôn ngay cả ra mũi nữa, nôn không còn gì trong người và Công Nhân mệt lã rồi ngất đi đến lúc tỉnh dậy thì thấy mình đã ở trong phòng y tế của trại giam số 5 rồi

Quí vị cũng biết Công Nhân kể lại như vậy thì tôi hình dung ra khi người bác sĩ đó phát hiện Công Nhân bất tỉnh nằm phía sau, khi đến trại giam số 5 phải dùng băng ca đưa Công Nhân vào phòng y tế và Công Nhân quá yến nên nằm bất động và có lẽ những người trong trại nhìn thấy thì nghĩ là Công Nhân chết rồi

Chính vì thế với thông tin rất là nhạy như hiện nay thì họ nghĩ là Công Nhân chết nên đưa ra thế giới hay thôi, tôi cho là như vậy và họ chuyền nhau rất là nhanh trong khi đó tôi ở Hà Nội thì chưa biết gì vì hôm đó tôi đi công việc

Quí vị cũng biết băng ca chở người phạm nhân nằm yên thiêm thiếp như vậy nên mọi người lo sốt vó vì người phạm nhân như vậy mà chết thì trách nhiệm của họ rất là lớn nên tôi cho rằng họ cũng rất là ...... , nên trong cảnh như vậy người ta nghĩ là Công Nhân chết cũng là dễ hiểu thôi

NNP: Thưa cô, khi cô gặp Công Nhân trong tình trạng tuyệt thực như vậy cô có khuyên Công Nhân đừng có tuyệt thực như vậy nữa không ? Vì nó có hại cho sức khỏe rất nhiều

Bà Trần Thị Lệ: Tất nhiên một người mẹ thấy con như vậy cũng rất là đau xót và tôi cũng có nói con đường đấu tranh của Công Nhân rất là kiên cường, điều đó là công việc của Nhân tôi không nói đến vì Công Nhân đã là một người lớn, tôi chỉ nói làm điều gì cũng thế thôi, sức khỏe là quan trọng nhất, cho nên tôi khuyên Công Nhân ăn cơm lại và giữ gìn sức khỏe cho mình, và điều đó bảo đảm cho sức khỏe và cũng bảo đảm cho con đường đấu tranh lâu dài về sau này. Tôi cũng nói là Công Nhân cũng phải vì má nữa vì nếu có ốm đau hay việc gì thì quí vị cũng biết tôi là người đau buồn nhất ở đây

Nhân cũng nói là bây giờ đã ăn lại rồi, tôi thấy 2 vị công an ở đó có lẽ được đặc trách theo dõi Công Nhân ở đó

NNP: Lúc cô nói chuyện với Công Nhân thì 2 người công an vẫn đứng ở đó hay sao ạ?

Bà Trần Thị Lệ: Luôn luôn họ ở đó, họ đi ra có việc gì rồi họ lại vào

NNP: Kỳ này cô gặp Công Nhân có nhìn được tận mặt Nhân không hay là qua đường kính ? Cô có được ôm Công Nhân hay là nắm tay Công Nhân không ạ ?

Bà Trần Thị Lệ: Lần này rất là may mắn ở trại giam số 5 không phải qua kính mà ngồi trực tiếp gần nhau, nói chung mẹ con cũng gần gũi và tôi cũng có hôn Công Nhân một cái thì thấy Công Nhân cũng thơm chớ không bị gọi là không tắm được như người ta nói đùa với nhau nếu vô trong ấy tất cả trở thành hôi rình hết . Cũng may như vậy

Công Nhân có nói là ở sân trại Công Nhân đang ở rất đông nữ phạm nhân mà không có phòng tắm đâu, có 1 cái giếng mà nước rất là sâu (hơn 40 mét), do đó mà ai kéo lên được bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu, không có nước máy và không có phòng tắm

NNP: Vậy cái giếng này ở ngoài trời hay sao ?

Bà Trần Thị Lệ: Ở ngoài trời

NNP: Vậy khi mình tắm thì tắm ở ngoài trời hay sao ?

Bà Trần Thị Lệ: Tất nhiên tắm ngoài trời cùng với cây cỏ, lá hoa . Cho nên khi tôi nghe nói như vậy thì bản thân tôi cũng như Công Nhân đều có ý kiến với 2 ông công an hồi nãy . Tôi nói rằng tôi biết ở đây là trại giam và những người ở đây theo nhà nước là có tội và thi hành án ở đây nhưng dẫu sao đây cũng là những người phụ nữ nếu mà không có nhà tắm mà tắm ngoài trời thì đối với nữ phạm nhân không hay chút nào ! Thứ hai nữa trời lúc này rất là rét mà tắm ở ngoài trời rét dễ bị bịnh, bị chết lắm chớ không phải là đùa

Tôi nói với họ để bảo vệ sức khỏe cho nữ phạm nhân thì tôi đề nghị trại giam có thể xây cho nữ phạm nhân tuy không đủ điều kiện như thành phố có những bồn tắm hay vòi tắm bông sen này nọ, nhưng mà ít nhất phải có tường bao quanh cho kín đáo . Tôi và Công Nhân có đề nghị như vậy và tôi cũng rất mừng khi họ lập biên bản thăm gặp của tôi với Công Nhân thì họ cũng có nêu lên vấn đề này .

Điều mà quí vị thấy nữ phạm nhân cũng có vấn đề vệ sinh của phụ nữ rất là tế nhị mà lại không có phòng tắm thật quả là không thể chấp nhận được trong thời buổi mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đi đâu cũng nói là kinh tế Việt Nam bây giờ khá, cuộc sống người dân có đi lên thì tôi nghĩ người phạm nhân cũng là con người, vấn đề giữ gìn sức khỏe thì nhà tắm rất là cần thiết

NNP: Xin được hỏi là nhà tù này giam toàn là nữ phạm nhân không hay là có nam phạm nhân nữa ?

Bà Trần Thị Lệ: Khi vào tới trong thì tôi mới biết ở đó có cả nam phạm nhân nữa, lúc đầu khi tôi nghe người ta nói tôi tưởng chỉ có nữ thôi

NNP: Nhưng mà cái giếng đó thì cả hai bên phía nam và nữ cùng xài chung để tắm hay là mỗi bên có mỗi giếng khác ?

Bà Trần Thị Lệ: Nam thì ở phân trại khác, chỗ Nhân ở là phân trại 4 nghĩa là trại giam số 5 có rất nhiều phân trại nhỏ nhỏ thì phân trại của Nhân nghe nói có cả ngàn người (Không rõ lắm), chỉ có hơn 1 tiếng đồng hồ mà có quá nhiều việc nên tôi cũng không hỏi hết tất cả mọi chuyện chỉ biết là phòng của Nhân có 60 chục phạm nhân mà Công Nhân nằm được 80cm bề ngang và bề dài là 2.2m.

NNP: Có giường không hay là nằm chiếu ?

Bà Trần Thị Lệ: Không có giường đâu, chỉ là bục dài và chỉ trải chiếu nằm thôi . Nhân có nói đùa là: "Má ơi! Đối diện với con là bà "Lã thị Kim Oanh", tức là một người bị xét xử về tội tham ô gì đấy.

NNP: Thưa cô, có phải Lê Thị Công Nhân bị giam chung với thành phần xì-ke và thành phần xấu phải không ạ?

Bà Trần Thị Lệ: Công Nhân có nói là có đủ thứ tội cả, thế nhưng cũng có nghe nói rằng riêng phòng đấy là người phạm tội lần đầu, chứ không phải là những người phạm tội nhiều lần. Thành phần này theo như họ bảo là đơn giản hơn, không phải phạm vi của thành phần liên tục lúc nào cũng vi phạm luật pháp. Cũng có nhiều loại tội, Công Nhân cũng có nói có một bà là Lã Thị Kim Oanh, chắc quý vị cũng có nghe nói trong vụ án lớn ở Việt Nam. Công Nhân cũng có nói là trong 60 người như vậy mà phòng giam cũng rất nhỏ, cho nên Công Nhân bảo lúc nào cũng như cái chợ vỡ… rất là ồn ào. Phòng Công Nhân sau này cũng khá, người ta cũng bố trí cho một cái tivi 14” nhưng bị hỏng phần màu. Công Nhân bảo mình có thể mang tivi vào được hay không thì người giám thị có nói là ở đây cũng có cho phép gia đình ai có điều kiện hoặc những ngừơi không phải phạm nhân ở đó xin tài trợ. Còn gia đình như cô thì mình có thể làm đơn xin tài trợ một cái tivi cho phòng của Nhân. Họ đồng ý rồi thì mình mua mang vào với điều kiện họ đồng ý, ráp vào phòng đấy để cho mọi người cùng xem… có lẽ là tôi cũng vận động anh chị em của Nhân mỗi người góp một chút thì mua cho cái tivi tốt hơn…

NNP: Qua phiên tòa xử vừa rồi, trong tương lại chị và Lê Thị Công Nhân có khiếu nại để có phiên tòa sau phúc thẩm hay không?

Bà Trần Thị Lệ: Sau phiên tòa phúc thẩm, thật ra thì tôi không ở trứơc phiên tòa, tôi thấy cũng có rất nhiều cái rất bất bình. Nó thì bất công rồi, tôi rất bất bình việc đấy. Bởi vì thứ nhất là người nhân chứng có lợi cho Công Nhân trong việc này đã bị cản trở không được đến phiên tòa. Sau đó tôi còn được biết là còn bị đánh, bị bắt vào phường công an. Sau đó khoảng hơn 10 giờ thì họ còn nói lừa là thôi bây giờ cho anh vào phiên tòa để làm chứng, họ đưa ra xe và chở về nhà anh luôn. Nó có những vi phạm. Cho nên tôi thấy phiên tòa này nó không độc lập tí nào mà luôn luôn có một sự kết hợp giữa phiên tòa với an ninh bên ngòai để gây khó cho những người bị cáo đang bị xử trong phiên tòa. Sự kiện xảy ra như vậy, luật sư Lê Công Định cũng đã đưa lên ngay đầu của cuộc xét xử để yêu cầu ông chủ tọa đọc thư của anh Trội viết về việc bị cản trở như thế. Chủ tọa cũng không hề đọc. Và các luận cứ của tất cả các luật sư đưa ra, đặc biệt là các luật sư miền Nam khi nói về tính vi hiến của điều luật 88 cũng như vi phạm công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia đã bao chục năm rồi vẫn chưa được thực hiện… luận cứ hùng hồn và rất là đúng đắn như vậy nhưng họ không bao giờ đề cập đến. Cho đến bây giờ bản án đưa ra vẫn không hề được đề cập đến, họ cứ nói là không có cái gì mới, và họ giảm 1 năm vì họ bảo rằng thấy việc làm của Công Nhân và Đài vì nhờ họ ngăn cản kịp thời cho nên không có đi đến hậu quả nghiêm trọng thế thôi. Những cái đó bản thân tôi cũng rất muốn có một cuộc xét xử Giám đốc thẩm nữa. Các luật sư bây giờ cũng đang tiến hành việc đó. Riêng Công Nhân thì tôi thấy rằng, quý vị cũng biết một mình ở trong trại giam hơn 10 tháng nay rồi, xung quanh là những người bị tội hình sự, những hiểu biết về chính trị này nọ thì họ không có, thậm chí nghe đến từ ‘chính quyền’ họ cũng sợ. Cho nên trong đó có lẽ Công Nhân chỉ có một mình, cho nên nhiều cái Công Nhân suy nghĩ cũng theo chiều hướng một mình như vậy. Công Nhân thấy rằng chán quá, không còn tin tưởng vào hệ thống tòa án cũng như hiến pháp của Việt Nam. Công Nhân cũng có nói với tôi là Công Nhân có những lý do riêng là Công Nhân không muốn làm Giám đốc thẫm. Nghĩa là không tự kháng cáo nhưng Công Nhân cũng ủng hộ kháng cáo của những luật sư cũng như ủng hộ kháng cáo của Đài. Vì thế mà Công Nhân bảo rằng là Công Nhân cũng hy vọng là nếu có Giám đốc thẩm thì sẽ có những kết quả tốt hơn.

NNP: Vậy là bây giờ mình sẽ xúc tiến việc Giám đốc thẩm phải không, thưa cô?

Bà Trần Thị Lệ: Xúc tiến nhưng ở phía những luật sư, chứ còn Công Nhân thì không làm đơn

NNP: Sao cô không nói với Công Nhân là mình phải tiếp tục kháng án chứ, phải không ạ?

Bà Trần Thị Lệ: Công Nhân cũng ủng hộ việc đấy nhưng không làm đơn…

NNP: Khi cô tới trại giam thăm Công Nhân thì chính sách tiếp tế, thăm nuôi ở trại giam này nó như thế nào?

Bà Trần Thị Lệ: Ở trại giam số 5 thì người đi thăm nuôi được một tháng 1 lần thôi. Khi đi gặp thì mình có đem thức ăn này nọ thì họ cũng cho phép chớ không phải như ở trại tạm giam số 1 là không được đem gì ở ngòai, chỉ có thể mua sửa tại canteen thôi. Đồ đạc đem vào chỉ được 5 cân thôi. Mỗi một tháng 1 lần ngừơi nhà có thể gởi nhu phẩm vào cho phạm nhân, cũng chỉ được 5 cân thôi. Tôi cũng định sẽ tận dụng những lần thăm gặp cũng như gởi nhu phẩm để tiếp tế vào cho Công Nhân để cho cuộc sống đỡ vất vả hơn. Khi thăm gặp thì không phải qua kính như ở trạm giam số một nữa mà chúng tôi đựơc ngồi ở bàn và cũng có thể ôm nhau, cái đó nó cũng thỏai mái hơn. Nhưng có điều có lẽ là với tội phạm mà họ cho là ‘chính trị’ như vậy họ cũng sợ có những thông tin lạ hay sao đó cho nên họ luôn luôn có người ngồi để theo dõi cuộc gặp gỡ của gia đình.

Hỏi: Tôi xin góp ý với chị về vấn đề Giám đốc thẩm. Thưa chị, mỗi lần có phiên tòa xử Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài cũng như cha Lý thì tất cả mọi người ở trên thế giới và các nước họ cũng quan tâm tới. Tôi có một lời góp ý với chị là nên nói Lê Thị Công Nhân tạo điều kiện cho đảng cộng sản thả cô ra. Bởi vì theo như vừa rồi có giảm một năm và nếu có làm tiếp tục nữa thì tôi nghĩ rằng bản án có thể là sẽ tha hoặc giảm đi từ 2 năm trở lên. Nếu Lê Thị Công Nhân mà không làm như vậy thì tôi nghĩ là luật sư họ cũng không có thể tự động làm. Cái gì cũng phải ở trong một người gọi là ‘tù nhân’ họ làm kháng cáo thì mới có thể đưa ra đựơc. Một lần nữa, xin cám ơn chị rất nhiều đã đến với diễn đàn và cho chúng tôi gởi những lời thăm hỏi đến Lê Thị Công Nhân. Còn chuyện Giám đốc thẩm thì theo ý của tôi thì nên làm, bởi vì mỗi lần làm như vậy, là nhất là quốc hội Hoa Kỳ đã ủng hộ và các nước người ta cũng ủng hộ, nhất là những người Việt ở khắp mọi nơi trên thế giới cũng viết thư, gởi email để yêu cầu chính quyền của họ can thiệp vào vụ Lê Thị Công Nhân và luật sư Nguyễn Văn Đài. Đó là nhận định của tôi và xin cám ơn chị rất nhiều.

Bà Trần Thị Lệ: Cám ơn ý kiến của anh và tôi cũng suy nghĩ như vậy. Chính vì thế mà tôi cũng có khuyên Công Nhân nhưng Công Nhân có suy nghĩ riêng của mình. Công Nhân cũng có nói với tôi rằng Công Nhân cũng có lý do riêng. Vì thế mà tôi cũng không biết nói thế nào, tôi cũng khuyên Công Nhân nhiều rồi. Nhưng mỗi lần gặp cũng chỉ được 30 phút không nói đựơc nhiều. Lần này được 1 tiếng nhưng là lần đầu tiên có nhiều việc để hỏi nên cũng không được nói nhiều. Nhưng Công Nhân cũng có suy nghĩ như vậy rồi… đại khái Công Nhân cũng có nói rất ủng hộ việc này từ các phía như luật sư Nguyễn Văn Đài hoặc các luật sư ở miền Nam tham gia vào cuộc kháng cáo Giám đốc thẩmthẩm thì rất ủng hộ.

Nhưng quý vị cũng biết theo luật tố tụng hình sự là những người kháng cáo Giám đốc thẩm không chỉ từ phía của người bị cáo, của người phạm nhân mà cả phía các luật sư khi các luật sư thấy không đồng quan điểm với chánh án. Người chủ tọa phiên tòa đã kết án như vậy thì họ có thể làm được. Tôi cũng hy vọng rằng từ những phía đó thì cũng sẽ có một kết quả là bên viện kiểm sát cũng như bên tòa án nhân dân tối cao người ta sẽ mở ra Giám đốc thẩm về việc này. Tôi cũng hy vọng như thế. Công Nhân cũng có cách riêng của mình. Việc Giám đốc thẩm thì cũng có thể sẽ có những bản án giảm nhiều hơn hoặc có thể đựơc tha. Tôi cũng rất hy vọng điều này.



Đi thì cũng mệt nhưng gặp đựơc Công Nhân và biết là Công Nhân tuy rằng có yếu nhưng cũng làm cho tôi vững tâm hơn là có thông tin rằng Công Nhân bị chết gì đó là không đúng. Đó cũng là điều mừng, mừng nhất là Công Nhân cũng rất vui khi gặp gia đình. Công Nhân cũng đồng ý là ăn uống lại bình thường. Điều đó tôi cũng rất mừng.

Tôi cũng xin gởi lời chúc sức khỏe đến tòan thể quý vị đang trên diễn đàn. Xin kính chào quý vị.

01-2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn