BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73353)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhận định của Luật sư biện hộ về phiên tòa

29 Tháng Mười Một 200712:00 SA(Xem: 902)
Nhận định của Luật sư biện hộ về phiên tòa
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

Phiên xử phúc thẩm hai luật sư bầt đồng chính kiến, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, đã kết thúc vào ngày thứ Ba vừa qua. Thế nhưng hiện có nhiều ý kiến cho rằng có nhiều khuất tất sau phiên xử đó.

Luật sư Đặng Dũng, là 1 trong 5 luật sư tham gia biện hộ cho hai bị cáo tại phiên phúc thẩm vừa qua. Trong câu chuyện với biên tập viên Gia Minh sau đây, luật sư Đặng Dũng cho biết một số những khó khăn mà các luật sư biện hộ gặp phải và những việc họ sẽ làm tiếp sau phiên xử hôm 27-11.

Tải xuống để nghe


Phiên tòa bị chấm dứt đột ngột


Luật Sư Đặng Dũng: Chúng tôi đã có thời gian nghiên cứu hồ sơ này cùng với các luật sư Sài Gòn và các luật sư Hà Nội thì tất cả một trăm phần trăm chúng tôi không còn hồ nghi gì nữa là phải bào chữa theo hướng là hai vị luật sư đó (Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân) là vô tội. Có những cơ sở pháp lý rất là rõ nét anh ạ. Thật sự là bài vở trước của chúng tôi còn dang dở và cuộc bào chữa vẫn còn dang dở.

Điều này tôi sẽ viết và chuyển lên mạng. Rồi hai phần quan trọng nhất thì họ không cho tôi nói. Tôi đã khiếu nại, yêu cầu xem xét ngay lập tức và phải ghi điều đó trong bút lục hồ sơ vụ án. Tôi đã viết ngay tại phiên toà và gửi cho Hội Đồng Xét Xử rồi.

Cách thức làm của tôi cũng vẫn chưa xong và khi họ tuyên kết quả và chấm dứt cuộc tranh luận là một điều hết sức đột ngột.

Gia Minh: Hai điều quan trọng nhất mà ông muốn đưa ra tại toà, đó là những điều gì ạ?

Luật Sư Đặng Dũng: Hai vấn đề đó, thư nhất là tôi muốn nói điều 88, tức là tập trung nói rất rõ về điều 88, nội hàm của điều 88 là tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa và đồng thời những yếu tố cấu thành tội phạm đó, là không có cơ sở đứng theo góc độ của cáo trạng của bản án sơ thẩm.

Phần này chúng tôi dự kiến là trình bày trong 4 trang, thì cái phần này họ không cho chúng tôi nói một tí tị tì ti nào cả và còn phần chúng tôi phân tích về cái gọi là yếu tố cấu thành tội tuyên truyền đó.

Cái thứ hai cũng rất là quan trọng (tôi để ở phần cuối cùng) tức là sau khi ở phần trên chúng tôi phân tách rằng điều 88 này có khả năng vi hiến. Do đó, ở các nước khác, nếu điều luật nào có khả năng vi hiến thì yêu cầu toà hiến pháp hoặc một cơ quan hiến pháp nào đó để xem xét lại điều đó.

Nhưng ở Việt Nam, trong cái luật ban hành các văn bản vi phạm pháp luật có phần quốc hội và uỷ ban thường vụ quốc hội sẽ có nhiệm vụ theo yêu cầu của các cơ quan như là toà án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu giải thích luật. Đó là một.

Tôi cũng yêu cầu là xem xem cái điều 88 này nó có mâu thuẫn, nó có xung đột với lại những công ước mà Việt Nam gia nhập hay không, để yêu cầu quốc hội và uỷ ban thường vụ quốc hội trả lời. Và tôi yêu cầu ngưng việc xét xử này lại để đề nghị uỷ ban thuờng vụ quốc hội xem xét hai điều : Nó có vi phạm những điều trong hiến pháp hay không. Bởi vì khi mà nó có những sự khác biệt thì toà án nhân dân có nhiệm vụ yêu cầu quốc hội giải thích.

Điều này chưa có tiền lệ ở Việt Nam, nhưng trong luật có cho phép. Và quan trọng nhất là điều ước mình ký kết này nó mâu thuẫn, căn cứ trên điều 6 của luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thì điều 88 này cũng mâu thuẫn với những công ước quốc tế, vậy theo điều 6 đó thì điều 88 này phải không được áp dụng. Và họ không cho chúng tôi nói.

Gia Minh: Xin phép được ngắt ngang lời ông. Thưa ông, các luật sư thấy được điều đó, nhưng mà trong thời gian quốc hội họp tại sao các luật sư không có cách gì nếu ra với quốc hội hay sao mà phải chờ đến toà mới có thể đưa ra?

Luật Sư Đặng Dũng: Thứ nhất, đây là vấn đề thuộc về toà án. Nếu mình đưa vấn đề này ra thì quốc hội bảo đây thuộc vấn đề toà án, chưa có yêu cầu của viện kiểm sát thì quốc hội không lên tiếng. Mình phải đi theo đúng lộ trình, cũng như là nơi nào người ta có thẩm quyền giải quyết, anh ạ.

Ngăn chận luật sư bào chữa


Gia Minh: Tại toà thì toà lại không cho các luật sư đưa ra điều này, vậy thì có khả năng nào quốc hội nghe để điều chỉnh những điều mà các luật sư đã cho rằng diều 88 đó đi ngược lại với hiến pháp?

Luật Sư Đặng Dũng: Sau khi có quyết định của phúc thẩm thì tất cả anh em chúng tôi rất là buồn. Và sau khi chúng tôi cân nhắc thì chúng tôi thấy rằng khả năng để giám đốc thẩm, yêu cầu Toà Án Nhân Dân Tối Cao xem xét lại, đó là một điều rất là cần thiết.

Rõ ràng như vậy là trong phiên toà phúc thẩm này, quyền bào chữa của luật sư chúng tôi thì gần như luật sư nào cũng bị nhắc nhở. Ngoài chuyện nhắc nhở họ còn ngăn chận chúng tôi nói nữa.

Chuyện nhắc nhở là chuyện thuộc quyền của người chủ toạ và của thẩm phán thì điều đó cũng được, nhưng điều mà họ ngăn chận chúng tôi, không cho chúng tôi nói những phần quan trọng nhất, là không được.

Tôi nói lại với hội đồng xét xử như thế này, chúng tôi nắm rất rõ về mặt luật và cần thiết phải để cho chúng tôi nói. Quý vị ngăn chận chúng tôi, quý vị chưa hiểu chúng tôi nói gì cả, mà dự kiến phiên toà là 2 ngày mà mới một buổi sáng thôi mà đã làm như thế này thì đâu có hợp lý. Như vậy rõ rang là không có cho luật sư được quyền biện hộ một cách trọn vẹn.

Gia Minh: Các ý kiến của các luật sư được nghe ngóng đến đâu rồi và các ông đánh giá là khả năng sẽ đi dến giám độc thẩm là ra sao?

Luật Sư Đặng Dũng: Việc chuẩn bị hồ sơ cho việc giám đốc thẩm bản án thì các anh em chúng tôi và gia đình của hai luật sư, việc đầu tiên chúng tôi nói là phải có được bản án trước đã. Lấy được bản án này là một vấn đề khó. Theo luật Việt Nam rất là buồn cười như vậy. Tức là ngay cả luật sư ở trong luật hình sự thì các luật sư cũng không có bản án đó nữa.

Căn cứ theo luật, chúng tôi phải tìm nhiều cách, và cuối cùng trong luật hình sự tố tụng chỉ có cách là làm đơn yêu cầu bên toà là chúng tôi cần bản án đó để chúng tôi làm giám đốc thẩm. Điều này trong luật hình sự tố tụng có quy định.

Thành ra sau khi xử như thế này, luật sư cũng không có bản án được, chỉ có mỗi hai bị cáo mớí có khả năng có bản án thôi. Đó là kinh nghiệm chúng tôi làm với vụ Lê Nguyên Sang và các vụ xử khác. Ngay bây giờ bảo luật sư mở ra luật hình sự tố tụng có điều nào nói luật sư được chúng tôi cung cấp bản án đâu. Không có.

Sẽ tiếp tục tranh đấu cho 2 Luật sư Đài, Nhân


Gia Minh: Qua phiên phúc thẩm vừa rồi ông cảm thấy rằng các luật sư cũng bị hạn chế quyền bào chữa của mình rất là nhiều, vậy thì sắp đến đây các luật sư hẳn nhiên là cũng phải lên tiếng để đòi hỏi những quyền lợi của mình trong việc bào chữa ra sao ạ?

Luật Sư Đặng Dũng: Chúng tôi có nói rằng đầu tiên chúng tôi sẽ phải có bức thư dưới hình thức là thư khiếu nại hoặc thư phản đối. Và thứ hai là chúng tôi sẽ cung cấp cho toà toàn bộ bài bào chữa của tôi để thấy rằng toà đã ngăn chận chúng tôi, không cho chúng tôi trình bày những vấn đề rất là tập trung, rất là quan trọng, rất là cần thiết để Hội Đồng Xét Xử xem xét bản án một cách hết sức cẩn trọng, ví nó liên quan đến vấn đề chính trị, đến uy tín của ngành tư pháp, đến uy tín của đất nước chúng ta.

Nhưng một điểu rất tiếc là Hội Đồng Xét Xử đã quá vội vàng trên việc tranh luận của chúng tôi và ngăn chận việc bào chữa của chúng tôi trước phiên toà.

Chúng tôi nghĩ rằng với cách mà chúng tôi vừa mới trình bày, ví dụ chúng tôi gửi thư khiếu nại hay phản đối gửi cho Toà Án Nhân Dân Tối Cao, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao để nói rõ điều chúng tôi vừa mới trình bày với toà.

Thứ hai là sau khi có bản án chúng tôi sẽ giúp hoàn chỉnh hồ sơ để yêu cầu Toà Án Nhân Dân Tối Cao xem xét bản án theo trình tự giám đốc thẩm.

Gia Minh: Cảm ơn Luật sư Đặng Dũng đã dành cho chúng tôi cuộc nói chuyện vừa rồi.

Gia Minh, phóng viên đài RFA
29/11/2007
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn