BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73353)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31176)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Mặc dù được giảm án, hai luật sư Đài và Nhân vẫn cương quyết không nhận "tội"

27 Tháng Mười Một 200712:00 SA(Xem: 949)
Mặc dù được giảm án, hai luật sư Đài và Nhân vẫn cương quyết không nhận "tội"
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
HANOI (AFP)__ Một buổi kháng án của 2 nhà bất đồng chính kiến Việt Nam đã biến thành một phiên tòa có tính cách chính trị vào hôm Thứ Ba 27/11/07, khi các luật sư biện hộ thúc giục nhà nước cộng sản Việt Nam hãy tôn trọng nghĩa vụ quốc tế của họ về tự do ngôn luận.

Những lời phát biểu, có tính chất cởi mở một cách bất thường, trong buổi kháng án được đưa ra bởi anh Nguyễn Văn Đài, 38 tuổi, người đã bị tuyên án 5 năm tù vào hồi Tháng Năm, và người đồng sự của anh Đài là luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân, 28 tuổi, người đã bị phạt 4 năm tù.

Cả hai nhà tranh đấu dân chủ đã bị bỏ tù dưới điều 88 của bộ luật hình sự, mà điều 88 này cấm đoán việc “tuyên truyền” chống lại nhà nước, qua những bài viết của họ được phổ biến trên Internet, trả lời phỏng vấn các cơ quan truyền thông nước ngoài và hội luận với các sinh viên đại học. Họ đã bị bắt giữ trong một chiến dịch đàn áp quy mô hồi Tháng Ba vừa qua.

Hai nhà tranh đấu đã bác bỏ những cáo buộc tại Toà án nhân dân tối cao Hà Nội, trong một phiên xử phúc thẩm, với các nhà báo và giới ngoại giao nước ngoài được phép theo dõi qua màn ảnh truyền hình riêng, trong một phòng cách biệt.

Luật sư Đài nói trước toà, “Tôi không chống đảng, nhưng tôi có những quan điểm chính trị khác với những quan điểm của đảng”.

Luật sư Đài nói thêm, “Không có vấn đề tuyên truyền chứa đựng trong việc khuyến khích sự thiết lập một hệ thống đa đảng và dân chủ tại Việt Nam. Đó không phải là nói xấu đảng hay bôi lọ chế độ”.

"Tôi bác bỏ cả hai phiên toà vì nó không đem lại một bản án đúng đắn và công bình cho cá nhân tôi. Lý do mà tôi tranh đấu là vì Việt Nam thiếu dân chủ và nhân quyền." Anh Đài, bị hai viên công an đứng kèm hai bên đã phát biểu như vậy.

Cô Nhân cũng thẳng thắn đặt vấn đề với tòa, cô bình tĩnh nói với các quan tòa rằng "họ vẫn xét xử theo cái lối sai lạc". Cô Nhân nói: "Ngay cả nếu tôi được trả tự do hôm nay, thì cũng giống như là được đưa từ một nhà tù nhỏ sang một nhà tù lớn hơn.... Tôi sẽ tiếp tục bày tỏ ý kiến của tôi."

Cô Nhân công nhận cô là một thành viên của một đảng chính trị bị cấm đoán, nhưng cô nói rằng cô chỉ ủng hộ cho việc thay đổi chính trị bằng phương pháp bất bạo động. Cô cũng nói với tòa rằng, “tiêu chuẩn nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam còn rất thấp.”

Không giống như các phiên tòa xét xử trước đây, trong phiên tòa này các luật sư đã dùng lối biện hộ có tính cách chính trị, khiến các quan tòa phải liên tục ngắt lời họ.

Một trong những luật sư biện hộ là ông Đặng Trọng Dũng, nói rằng cả hai bị cáo chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ, như đã được bảo đảm bởi hiến pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế.

“Theo các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoăc là một thành viên, và đã được Quốc hội thông qua, thì công dân được quyền bày tỏ những quan điểm của họ một cách tự do và độc lập.”

“Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO (Tổ chức Mậu dịch Quốc tế) và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (kể từ tháng 8/2008). Do đó, nhà nước Việt Nam nên tôn trọng các công ước quốc tế đã ký kết.”

Luật sư Dũng nói, “viêc cần thiết là phải xem xét lại điều 88. Và cần thiết phải định nghĩa lại cái cách nhìn như thế nào là tuyên truyền.”

Một luật sư biện hộ khác là ông Đàm Văn Hiếu nói: “Những phát biểu của anh Đài về dân chủ và đa nguyên là những quan điểm của riêng cá nhân anh ta... Không có một luật pháp nào trên thế giới lại đi áp đặt hình phạt lên trên những quan điểm cá nhân được đưa ra một cách ôn hòa.”

Ông Dũng còn nói thêm rằng cô Nhân là “một người can đảm, dám nhận lãnh mọi trách nhiệm do những gì cô ta đã làm. Nhưng đây chỉ là những quan điểm cá nhân của riêng cô”.

“Trong một xã hội dân chủ, người công dân có quyền phê bình chỉ trích hoặc đóng góp ý kiến của họ cho nhà nước. Vì lẽ đó, những điều cô Lê Thị Công Nhân đã làm phải được coi là bình thường.”

Việt Nam, là một nước độc đảng, nói rằng họ không trừng phạt bất cứ ai về những quan điểm chính trị, và chỉ đưa các tội phạm ra tòa vì vi phạm luật pháp.

Một luật sư biện hộ khác là ông Trần Lâm thì nói rằng: “Các nhà lãnh đạo Việt Nam khi đi công du ra nước ngoài thường hay nói là Việt Nam không có toà án chính trị. Nhưng ngay ở đây, khi chúng ta nói về dân chủ nhân quyền tức là chúng ta đang ở trong một phiên toà chính trị”

“Khi chúng ta giải thích điều 88 bằng một lối vô trách nhiệm như thế, thì nhiều người có thể bị tù. Cái điều nghịch lý hiện thời là nếu bất cứ ai phát biểu về điều gì mà đảng chưa nói ra, thì người ấy coi chừng gặp vấn đề”

Luật sư của anh Đài, là ông Bùi Quang Nghiêm nói điều 88 mâu thuẫn với hiến pháp và bây giờ có thể bị nhà cầm quyền áp đặt một cách tuỳ tiện.

Luật sư Nghiêm nói trước toà, “Phê bình chỉ trích đảng và các cấp lãnh đạo và về vấn đề nhân quyền có thể bị coi như là tuyên truyền chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa”.

“Nếu một điều luật trái ngược với thực tế và các công ước quốc tế, thì cần khuyến khích để thay đổi hoặc sửa chữa lại. Anh Đài và cô Nhân không có tội gì cả, và tôi yêu cầu tòa trả tự do cho họ”

Nhưng cuối cùng sau buổi kháng án kéo dài 6 giờ đồng hồ, toà vẫn giữ nguyên tội trạng.
Các chánh án chấp nhận lời đề nghị của công tố viên giảm án 1 năm tù cho mỗi bị cáo, nêu ra việc họ không có quá trình phạm tội, và mặt khác, các hành động của họ đã bị phát giác trước khi họ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho nhà nước.

Anh Đài còn bị thêm 4 năm quản chế và cô Nhân bị 3 năm sau khi mãn hạn tù.

Bên ngoài toà án do công an canh gác nghiêm ngặt, mẹ cô Nhân nói với hãng thông tấn AFP: “Tôi không đồng ý với bản án của phiên toà này. Con gái tôi là một người yêu nước. Nó đã làm tất cả mọi sự để cho đất nước được tốt đẹp hơn.”

 



AFP, Khánh Đăng lược dịch
27/11/2007
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn